Tóm tắt Luận án Phân tích phản ứng cung tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long

Nghiên cứu phản ứng cung và độ co giãn là lĩnh vực khoa học thu hút các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách. Vì, kết quả nghiên cứu lượng hóa các tác động của thay đổi trong chương trình chính phủ chính sách về giá, chính sách thương mại và phản ứng của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất hiếm nghiên cứu định lượng liên quan đến cung về nông sản hay thủy sản ở cấp độ vĩ mô hay vi mô. Trên thế giới, các nghiên cứu về phản ứng cung của các mặt hàng nông sản bắt đầu phát triển tương đối sớm. Đặc biệt, phản ứng cung của các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm đã được phát triển bởi một số học giả như Nerlove (1958), Askari & Cummings (1977). Nerlove (1958) phát triển hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần phù hợp với lý thuyết cung. Từ đó, dạng hàm phản ứng cung của Nerlove được nhiều nhà khoa học quan tâm và áp dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về cây lương thực và cây phi thực phẩm ở các nước như Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Chile (Holt và Johnson, 1988), cung gà ở Hoa Kỳ (Chavas, 1982) và ngành công nghiệp cá da trơn ở Mỹ (Nguyễn Văn Giáp, 2010). Đặc trưng hàm cung dạng Nerlove (1958) là mô hình phản ứng cung động kết hợp với giá kỳ vọng được thiết lập theo dạng mô hình tự hồi quy. Cung có thể là một hàm số của giá trễ và các yếu tố khác (Tomek & Robinson, 1981). Ngoài ra, tính khả thi của nghiên cứu thực nghiệm hàm phản cung dạng Nerlove phụ thuộc vào cấu trúc của số liệu và việc lựa chọn phương pháp ước lượng (Baum & Christopher, 2006). Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần xác định mô hình giá kỳ vọng và cấu trúc số liệu để xác định dạng hàm thích hợp. Do vậy, khung lý thuyết để giúp nhà nghiên cứu có cơ sở khoa học trong việc lựa chọn cách tiếp cận để tiến hành các phân tích thực nghiệm về phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL là rất cần thiết.

pdf28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 466 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích phản ứng cung tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ NHỊ BẢO NGỌC PHÂN TÍCH PHẢN ỨNG CUNG TÔM SÚ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 62 62 01 15 2019 ii Công trình hoàn thành tại Trường Đại học Cần Thơ Người hướng dẫn khoa học chính: TS. Lê Quang Thông Người hướng dẫn khoa học phụ: TS. Thái Anh Hòa Phản biện 1: .......................................................................................................... Phản biện 2: .......................................................................................................... Phản biện 3: .......................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng bảo vệ luận án cấp Trường tại: .............................................................................................................................. Vào lúc:.. giờ ngày. tháng..năm. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Trung tâm học liệu – Trường Đại học Cần Thơ - Thư viện Quốc Gia Việt Nam iii DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông, Thái Anh Hòa (2018). Mô hình dự báo giá bán tôm sú tại cổng trại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2, trang 19-24. 2. Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông, Thái Anh Hòa (2018). Sự truyền dẫn giá bán của tôm sú trong thị trường, Tạp chí khoa học Trường đại học Mở, số 59(2), trang 113-124. 3. Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông, Thái Anh Hòa (2018). Mô hình dự báo giá tôm sú xuất khẩu Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(6D): 188-195. 4. Lê Nhị Bảo Ngọc, Lê Quang Thông, Phạm Lê Thông, Thái Anh Hòa (2019) “Hàm phản ứng cung tôm sú tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 2(489), trang 67-75. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết Nghiên cứu phản ứng cung và độ co giãn là lĩnh vực khoa học thu hút các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách. Vì, kết quả nghiên cứu lượng hóa các tác động của thay đổi trong chương trình chính phủ chính sách về giá, chính sách thương mại và phản ứng của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất hiếm nghiên cứu định lượng liên quan đến cung về nông sản hay thủy sản ở cấp độ vĩ mô hay vi mô. Trên thế giới, các nghiên cứu về phản ứng cung của các mặt hàng nông sản bắt đầu phát triển tương đối sớm. Đặc biệt, phản ứng cung của các sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thực phẩm đã được phát triển bởi một số học giả như Nerlove (1958), Askari & Cummings (1977). Nerlove (1958) phát triển hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần phù hợp với lý thuyết cung. Từ đó, dạng hàm phản ứng cung của Nerlove được nhiều nhà khoa học quan tâm và áp dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về cây lương thực và cây phi thực phẩm ở các nước như Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan và Chile (Holt và Johnson, 1988), cung gà ở Hoa Kỳ (Chavas, 1982) và ngành công nghiệp cá da trơn ở Mỹ (Nguyễn Văn Giáp, 2010). Đặc trưng hàm cung dạng Nerlove (1958) là mô hình phản ứng cung động kết hợp với giá kỳ vọng được thiết lập theo dạng mô hình tự hồi quy. Cung có thể là một hàm số của giá trễ và các yếu tố khác (Tomek & Robinson, 1981). Ngoài ra, tính khả thi của nghiên cứu thực nghiệm hàm phản cung dạng Nerlove phụ thuộc vào cấu trúc của số liệu và việc lựa chọn phương pháp ước lượng (Baum & Christopher, 2006). Vì vậy, các nhà nghiên cứu cần xác định mô hình giá kỳ vọng và cấu trúc số liệu để xác định dạng hàm thích hợp. Do vậy, khung lý thuyết để giúp nhà nghiên cứu có cơ sở khoa học trong việc lựa chọn cách tiếp cận để tiến hành các phân tích thực nghiệm về phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL là rất cần thiết. 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Nghiên cứu phản ứng cung nông sản, cũng như thủy sản chủ lực của vùng là một vấn đề quan trọng cho mục đích hoạch định chính sách đối với sản xuất vùng hay quốc gia. Trọng tâm của phân tích phản ứng cung là xác định mô hình giá kỳ vọng và giả thuyết kỳ vọng của nông hộ. Bởi vì, việc hiểu được mối liên hệ giữa giá cả, quyết định của người nông dân và các yếu tố có liên quan đến cung cụ thể là rất hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách. Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT và các ngành chức năng, tôm nước lợ là đối tượng nuôi trồng thủy sản chủ lực. Năm 2017 diện tích nuôi là 705 nghìn ha và chiếm trên 64% diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước (Tổng Cục thủy sản, 2017). Trong 2 giai đoạn 2010-2017, giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước tăng từ 2,1 tỷ USD lên đến 3,8 tỷ USD, chiếm 46,0% giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản (Agromonitor, 2018 và VASEP, 2018). Do vậy, tôm nước lợ được xác định là sản phẩm chủ lực, đầy tiềm năng và có nhiều lợi thế trong phát triển (Bộ NN & PTNT, 2015, 2017). ĐBSCL là vùng có lợi thế trong lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu (CBXK) tôm nước lợ. Diện tích và sản lượng tôm sú của vùng chiếm trên 90% và trên 80% so với cả nước. ĐBSCL có thế mạnh về lĩnh vực CBXK số nhà máy chiếm trên 60% so với cả nước. Tổng công suất trên 1 triệu tấn sản phẩm/năm (Bộ NN & PTNT, 2015). Diện tích và sản lượng tôm nước lợ ở ĐBSCL trong giai đoạn từ năm 2015-2017 được trình bày tại Bảng 1.1, cho thấy diện tích và sản lượng của tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TCT) luôn biến động. Mặc dù diện tích và sản lượng tôm TCT trong thời gian qua có xu hướng tăng nhanh hơn so với tôm sú nhưng tôm sú vẫn luôn là đối tượng nuôi chủ lực. Tại ĐBSCL, tôm sú được nuôi ở 8 tỉnh ven biển, gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau (VASEP, 2016; Agromonitor, 2017). Bảng 1.1. Diễn biến tôm nước lợ ở ĐBSCL 2015-2017 Chỉ tiêu/ Năm Số lượng Tỉ lệ % so với cả nước 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Diện tích tôm sú (ha) 559.222 569.500 578.819 90,6 89,8 88,4 Diện tích tôm TCT (ha) 57.781 64.440 75.994 9,4 10,2 11,6 Sản lượng tôm sú (tấn) 245.873 253.528 253.738 52,9 50,0 45,3 Sản lượng tôm TCT (tấn) 218.930 253.100 305.775 47,1 50,0 54,7 Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2015, 2017 Diện tích và sản lượng sản xuất của vùng biến động liên tục cùng với sự biến động của giá trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Khi giá tôm sú xuất khẩu tăng, các doanh nghiệp CBXK tăng sản lượng xuất khẩu và kích thích nhiều doanh nghiệp tham gia ngành. Giá xuất khẩu tăng cũng, đồng thời, tác động đến giá bán tại cổng trại nông dân nuôi tôm, tạo ra động cơ tăng sản lượng và mở rộng sản xuất của nông hộ. Khi giá xuất khẩu giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu giảm mức độ sản xuất hoặc có thể đóng cửa nhà máy. Hệ quả là giá cổng trại giảm dẫn đến việc nông hộ giảm sản lượng hay chuyển sang đối tượng nuôi khác như tôm TCT, cua biển và ngược lại (VASEP, 2014, 2015 và 2017). Trong năm 2015, khi giá tôm TCT giảm mạnh1; nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm sú là đối tượng truyền thống có giá trị cao2. Một số tỉnh có diện tích lớn và sản lượng tôm sú tăng mạnh cụ thể là tỉnh Kiên Giang tăng 11,2% về diện tích và 15,7% về sản 1Giá tôm thẻ chân trắng tuần đầu tháng 6 tăng thêm từ 10.000- 15.000 đồng/kg; tuần thứ 2 tiếp tục tăng thêm 3.000-5.000 đồng/kg 2Đồng thời, áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác như cua, cá rô mang lại hiệu quả tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh. 3 lượng, Sóc Trăng tăng 2,8% về diện tích và 48,1% về sản lượng. Điều này dẫn đến, diện tích và sản lượng tôm sú vùng ĐBSCL tăng 4,0% so năm 2014 (VASEP, 2015). Cuối tháng 6/2016, tại tỉnh Cà Mau, giá tôm sú giảm mạnh do nguồn cung tôm sú trong tỉnh dồi dào nhưng doanh nghiệp CBXK thủy sản trong tỉnh giảm sản lượng thu mua tôm chế biến. Trong khi đó, tại tỉnh Bạc Liêu sản lượng tôm thu hoạch đạt thấp nhưng doanh nghiệp CBXK thủy sản trong tỉnh ổn định sản lượng dẫn đến thiếu nguyên liệu. Do đó, giá tôm sú nguyên liệu tăng mạnh từ 50.000 - 60.000 đồng/kg; với tôm sú loại 30 con/kg dao động từ 180.000 - 210.000 đồng/kg, loại 40 con/kg từ 140.000-155.000 đồng/kg (VASEP, 2017 và SCAP, 2017). Khi giá biến động, nông dân sẽ điều chỉnh sản lượng cung ứng trong các vụ sản xuất tiếp theo. Xuất phát từ tính cấp thiết lý thuyết và thực tiễn nêu trên, việc chọn luận án “Phân tích phản ứng cung tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long” thực hiện để phân tích sự phụ thuộc của cung tôm sú vào giá của chính nó, giá của yếu tố đầu vào, giá sản phẩm cạnh tranh và các yếu tố phi giá ảnh hưởng đến cung tại các tỉnh ở ĐBSCL trong bối cảnh có sự tương tác giữa giá ở các khúc thị trường trong kênh marketing và giữa giá cả liên thời gian trên thị trường là thật sự cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL, với các mục tiêu cụ thể như sau (1) Đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ và phân tích mối quan hệ giá bán tôm sú giữa các thị trường nhằm xác định yếu tố thương mại và xác định phương pháp ước lượng phù hợp với bộ số liệu hiện có của nghiên cứu; (2) Ước lượng mô hình giá kỳ vọng của nông hộ để làm cơ sở chọn biến giá kỳ vọng cho hàm cung tôm sú ở ĐBSCL và tính hệ số co giãn cung tôm sú trong ngắn hạn và dài hạn; (3) Xác định xu hướng sản xuất của tôm sú ở ĐBSCL trong tương lai và đề xuất gợi ý giải pháp từ kết quả nghiên cứu. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hàm phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL dựa trên số liệu bảng của các tỉnh trong vùng trong giai đoạn quý 1/2014 đến quý 4/2017. Quy trình thực hiện nghiên cứu này trải qua các bước như sau. Trước tiên, phân tích giá của tôm sú được thực hiện để xác định mối quan hệ giá giữa các thị trường tiêu thụ đến giá cổng trại nhằm lựa chọn phương pháp ước lượng. Tiếp theo, mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm được ước lượng để xác định sự hình thành của biến giá kỳ vọng được dùng cho ước lượng hàm phản ứng cung tôm sú. Từ đó, tác giả xác định hiệu ứng cận biên của các yếu tố đến điều chỉnh sản xuất. Trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả đề xuất gợi ý giải pháp cho ngành tôm sú trong thời gian tới. 4 1.3.2 Phạm vi không gian Hai tiêu chí diện tích và sản lượng được dùng làm cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê và Bộ NN & PTNT trong giai đoạn 2014- 2017, Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng là các tỉnh có diện tích và sản lượng tôm sú nhiều nhất vùng ĐBSCL, bình quân chung chiếm, lần lượt, trên 90,0% và 75,0% so với diện tích và sản lượng của toàn ĐBSCL. Do đó, bốn tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng được chọn làm đại diện cho địa bàn nghiên cứu vùng ĐBSCL. 1.3.3 Phạm vi thời gian Các bộ số liệu thứ cấp và sơ cấp khác nhau được tác giả sử dụng để phân tích cho các mục tiêu của luận án. Số liệu chuỗi thời gian từ tháng 9/2011 đến tháng 4/2017 (5 năm 8 tháng) với 68 quan sát được sử dụng cho phân tích mối quan hệ giữa giá bán tôm sú trong các thị trường trung gian trong kênh phân phối. Số liệu phỏng vấn trực tiếp 97 nông hộ được dùng để ước lượng mô hình giá kỳ vọng của nông hộ nuôi tôm Cà Mau. Số liệu bảng từ quý 1/2014 đến quý 4/2017 (T=16 kỳ) tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang ở ĐBSCL (n=4); với 64 quan sát, được sử dụng cho phân tích phản ứng cung tôm sú ở ĐBSCL. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này trình bày cách tiếp cận về sự truyền dẫn giá bán giữa các tác nhân và mô hình giá kỳ vọng của nông hộ; cơ sở lý thuyết của phân tích phản ứng cung điều chỉnh từng phần; đề xuất khung phân tích, mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích tương ứng cho từng mục tiêu của luận án. 2.1 Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu 2.1.1 Các phương pháp tiếp cận truyền dẫn giá trong thị trường Mối quan hệ giữa giá thế giới và giá trong nước được bàn đến đầu tiên bởi Mundlak & Larson (1992) trong nghiên cứu về giá nông sản. Theo Fackler &Goodwin (2001), giá sản phẩm i của thị trường 1 khác với giá sản phẩm i ở thị trường 2 là do chi phí phát sinh trong phân phối là c, mối quan hệ giữa giá hàng hóa i giữa 2 thị trường riêng biệt là P1i = P2i + c (Enke, 1951) (2.1) Nghiên cứu phân tích sự chênh lệch giá giữa các giai đoạn khác nhau trong kênh phân phối do ảnh hưởng bởi sức mạnh thị trường. Người có sức mạnh thị trường chính là người định giá sản phẩm và khoản chênh lệch giá giữa hai thị trường (McCorriston & cộng sự, 2000). Ngoài ra, các yếu tố chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch, lợi nhuận tăng thêm theo quy mô sản xuất, và tính khác biệt của sản phẩm, làm phát sinh thêm chi phí và có liên quan đến giá giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị (Thompson & cộng sự, 2002). 5 Các chuỗi số liệu giá được cho là truyền dẫn khi những thay đổi về giá trong một thị trường được chuyển sang thị trường kia tại mọi thời điểm. Trong thực tế, truyền dẫn giá không phải lúc nào cũng có tác động tức thời hoặc sau khoảng thời gian mà còn xảy ra trong dài hạn (Balcombe & Morisson, 2002). Thông thường, tồn tại mối quan hệ của các chuỗi số liệu giá với độ trễ của chuỗi số liệu trong quá khứ và giá sản phẩm tại các thị trường. Do các chuỗi số liệu theo thời gian không đảm bảo thuộc tính dừng, nên phương pháp ước lượng OLS (Ordinary Least Squares) về mối quan hệ giữa giá trên các giai đoạn thị trường không cho kết quả đáng tin cậy do hiện tượng hồi quy giả (Granger & Newbold, 1974). Lý thuyết đồng liên kết được phát triển bởi Granger (1981) và hoàn thiện bởi Engle & Granger (1987) được sử dụng để khắc phục chuỗi không dừng. Khi đó, phương pháp ước lượng phù hợp là vector hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Mechanism) đối với chuỗi số liệu dài và hiệu chỉnh sai số ECM (Error Correction Mechanism) đối với chuỗi số liệu ngắn (Barrett, 1996). 2.1.2 Các phương pháp tiếp cận giá kỳ vọng trong sản xuất nông nghiệp Nerlove (1956) là người đầu tiên đưa kỳ vọng vào phân tích biến động cung. Tiếp đến, Muth (1961) đưa kỳ vọng vào phân tích biến động giá cả và sau đó, nhà kinh tế như Lucas & Sargent (1981) là những người tiên phong đưa kỳ vọng vào hệ thống lý thuyết kinh tế. Theo các nhà kinh tế, có hai loại giả thuyết kỳ vọng. Đó là giả thuyết kỳ vọng thích ứng AE (Adaptive Expectations hypothesis) và giả thuyết kỳ vọng hợp lý RE (Rational Expectations hypothesis). Giả thuyết AE ngụ ý là người ta nghĩ về ngày mai dựa vào những gì xảy hôm nay, hôm qua và học hỏi thêm từ thực tế để điều chỉnh kỳ vọng (Phillips, 1958). Đến năm 1961, giả thuyết RE của Muth cho rằng người ta kỳ vọng hiệu quả khi thông tin sẵn có vào thời điểm kỳ vọng hình thành, có kiến thức sâu, hiểu được cơ chế thị trường, các chính sách vĩ mô (chính sách giá, quy hoạch sản xuất, ...). Giá kỳ vọng được xem là cơ sở của lý thuyết phân tích phản ứng cung. Cách tiếp cận này dựa trên các giả thuyết về mô hình giá với lý thuyết kỳ vọng và chuỗi số liệu thời gian. Mô hình giá Cobweb với kỳ vọng thích ứng đã lý giải được sự biến động của giá bán kỳ trước cùng với điều chỉnh sai lầm trong quá khứ dẫn đến quyết định điều chỉnh của nông dân (Nerlove, 1956). Mô hình giá Cobweb với kỳ vọng thích ứng được Nerlove (1958) nghiên cứu thực nghiệm phân tích cung bằng số liệu thời gian. Fisher & Tanner (1978) cho rằng giá kỳ vọng nên được ước lượng bằng số liệu khảo sát. Để từ đó, hiểu được cách thức nông hộ kỳ vọng giá bán trong tương lai, năng lực cá nhân và sự điều chỉnh kỳ vọng của họ. Các học giả đã khẳng định mô hình giá Cobweb với kỳ vọng thích ứng là phù hợp trong điều kiện thị trường không chắc chắn, năng lực dự báo của nông dân bị hạn chế. 2.1.3 Các phương pháp tiếp cận trong phản ứng cung 2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận phản ứng cung động với giá đầu ra Theo Shephard (1953), việc giải bài toán tối đa hóa lợi nhuận ứng với các điều kiện ràng buộc về chi phí và hàm sản xuất sẽ cho thấy lượng đầu vào và sản lượng đầu 6 ra tối ưu là các hàm số của giá đầu vào và đầu ra. Từ đó, ta có thể xây dựng được hàm số cung của các nhà sản xuất. Mục tiêu của nhà sản xuất là lợi nhuận cao nhất thông qua điều chỉnh sản lượng của người sản xuất thứ i, hàm sản lượng có dạng như là ),,( kipfQ Zc  (2.1) Trong đó Q là sản lượng tối ưu (tấn); p là giá sản phẩm (ngàn đồng); ic là vec- tơ giá các yếu tố đầu vào; kZ là vec-tơ các đầu vào cố định. Trong sản xuất nông nghiệp, do đặc tính sinh học của cây trồng, vật nuôi, cung không thể phản ứng tức thì với sự thay đổi giá. Nhà sản xuất thường dựa vào giá trong quá khứ để hình thành nên giá kỳ vọng cho vụ sản xuất hiện hành và từ đó, đưa ra quyết định về sản xuất. Do vậy, cung có thể là một hàm số của giá trễ và các yếu tố khác (Tomek & Robinson, 1981). Mô hình phản ứng cung động kết hợp với giá kỳ vọng được thiết lập theo dạng mô hình tự hồi quy của Nerlove (1958), được trình bày theo hệ phương trình sau đây Hàm cung: tttt uTZPQ  32 * 10 *  (2.2) Giá kỳ vọng: )( *11 * 1 *   tttt PPPP  (2.3) Điều chỉnh sản xuất: )( 1 * 1   tttt QQQQ  (2.4) Trong đó Qt * là sản lượng kỳ vọng (tấn); Pt * là giá kỳ vọng của sản phẩm kỳ t (ngàn đồng); *1tP là giá kỳ vọng của sản phẩm kỳ t-1 (ngàn đồng); Pt là giá của sản phẩm kỳ t (ngàn đồng); Qt – Qt-1 là thay đổi thực tế (tấn); Qt * - Qt-1 là thay đổi kỳ vọng (tấn); Qt là sản lượng kỳ t (tấn); Qt-1 là sản lượng kỳ t-1 (tấn); Zt là các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng của sản phẩm kỳ t; T là biến phản ánh tác động thời gian; ut là phần nhiễu ngẫu nhiên; i là hệ số tự do và hệ số gốc;  là hệ số điều chỉnh giá kỳ vọng;  là hệ số điều chỉnh sản xuất; Với 0 < ≤ 1 là hệ số điều chỉnh. Phương trình (2.2) là hàm phản ứng cung điều chỉnh từng phần theo giá kỳ vọng. Các biến độc lập trong mô hình là giá yếu tố đầu vào, giá sản phẩm cạnh tranh (tôm TCT, cua biển) và biến xu hướng được sử dụng để giải thích cho tiến bộ công nghệ trong sản xuất hay là yếu tố tiềm ẩn thay đổi theo thời gian. 2.1.3.2 Phương pháp tiếp cận điều chỉnh sản xuất theo diện tích Theo Askari & Cummings (1977) ở các nước phát triển, nơi dòng vốn đầu tư chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất phần lớn phụ thuộc vào tự nhiên (đất đai, nước). Việc mở rộng hay thu hẹp diện tích sản xuất càng thể hiện rõ hành vi điều chỉnh cung của nông dân. Vì vậy, mô hình phản ứng cung điều chỉnh sản xuất được xem xét thông qua điều chỉnh sản lượng (Qt) và diện tích canh tác (At). Khi đó, biến phụ thuộc trong hai mô hình phản ứng cung khác nhau, nhưng các biến độc lập trong 2 mô hình giống nhau. Để nội dung được cô động, tác giả tập trung trình bày chi tiết nội dung có liên quan đến điều chỉnh theo sản lượng, và điều chỉnh theo diện tích tương tự. 7 2.1.3.3 Phương pháp tiếp cận giá kỳ vọng thích ứng trong sản xuất Đặc trưng của ngành nông nghiệp là sự không chắc chắn như là thông tin về giá không hoàn hảo và nông dân bị giới hạn về kiến thức và tầm nhìn. Theo Nerlove (1958), giá kỳ vọng là mô hình giá Cobweb với kỳ vọng thích ứng (Adaptive Expectation– AE), được viết lại bằng mô hình giá có độ trễ (Braulke, 1982). Mối quan hệ giữa giá kỳ vọng với giá các kỳ trước theo giả thuyết kỳ vọng thích ứng được trình bày trong phương trình (2.3). Phương trình này chỉ ra quá trình thay đổi mong muốn của người nông dân. Nó phản ánh nông dân sẽ thích ứng kỳ vọng của họ theo kinh nghiệm của quá khứ. Mô hình chỉ ra rằng thay đổi thực tế của giá tôm sú trong giai đoạn t là một phần β của thay đổi mong ước cho giai đoạn. Trong đó, 0 <β<1, đại diện cho sai số giữa giá thực tế và giá kỳ vọng của nó. Phương trình (2.3) được viết thành ...)1()1( 2 2 21 *   tttt PPPP  (2.5) Khi đó hàm cung theo sản lượng được viết là: ttttttt vTZZQQPQ   61542312110  (2.6) Trong đó 0= 0; 1 = 1; 2 = [(1- ) + (1- )]; 3 = - (1- )(1- ); 4= 2; 5= - 2(1- ); 6= 3; vt = (ut - (1- )ut-1).
Luận văn liên quan