Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân là một chủ trương lớn đã được ghi nhận trong các nghị quyết của
Đảng và được Nhà nước thể chế hóa trong các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn
thiện. Chính vì vậy, ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-
NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch .”.
Cùng với việc đề ra mục tiêu, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị “về
chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020” đã đặt ra: Phải tích cực đẩy
mạnh hơn nữa công tác hệ thống hóa pháp luật mà vấn đề then chốt là chuyển
trọng tâm sang hoạt động pháp điển hóa nhằm tạo ra nhiều bộ luật, đạo luật đảm
bảo vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước.
Thực tế cho thấy, công tác hệ thống hóa pháp luật đặc biệt là pháp điển hóa
pháp luật đã bước đầu phát triển, có một số văn bản quy phạm pháp luật được
thống kê và lên danh mục, một số văn bản quy phạm pháp luật khác được pháp
điển hóa. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung và
được Quốc hội thông qua ngày càng nhiều. Thậm chí, trong một số lĩnh vực pháp
luật, số lượng văn bản được ban hành được đánh giá ở mức độ “lạm phát”, vượt quá
nhu cầu điều chỉnh và áp dụng pháp luật đã làm cho hệ thống văn bản trở nên cồng
kềnh. Điều này đã ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp điển hóa - Nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân là một chủ trương lớn đã được ghi nhận trong các nghị quyết của
Đảng và được Nhà nước thể chế hóa trong các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn
thiện. Chính vì vậy, ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-
NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch ...”.
Cùng với việc đề ra mục tiêu, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị “về
chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020” đã đặt ra: Phải tích cực đẩy
mạnh hơn nữa công tác hệ thống hóa pháp luật mà vấn đề then chốt là chuyển
trọng tâm sang hoạt động pháp điển hóa nhằm tạo ra nhiều bộ luật, đạo luật đảm
bảo vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước.
Thực tế cho thấy, công tác hệ thống hóa pháp luật đặc biệt là pháp điển hóa
pháp luật đã bước đầu phát triển, có một số văn bản quy phạm pháp luật được
thống kê và lên danh mục, một số văn bản quy phạm pháp luật khác được pháp
điển hóa. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung và
được Quốc hội thông qua ngày càng nhiều. Thậm chí, trong một số lĩnh vực pháp
luật, số lượng văn bản được ban hành được đánh giá ở mức độ “lạm phát”, vượt quá
nhu cầu điều chỉnh và áp dụng pháp luật đã làm cho hệ thống văn bản trở nên cồng
kềnh. Điều này đã ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.
Để khắc phục thực trạng trên đồng thời cũng nhằm thực hiện các nội dung
mà Nghị quyết số 48 đặt ra, ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông
qua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (Pháp lệnh Pháp điển). Pháp
lệnh Pháp điển được ban hành và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2013 với những
quy định khái quát về khái niệm, thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự và thủ
tục tiến hành pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay. Kế tiếp đó, ngày 27/6/2013
2
Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh Pháp điển và đến ngày 29/4/2014 Bộ Tư pháp tiếp tục ban hành Thông tư số
13/2014/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Pháp điển. Như vậy, việc ban
hành Pháp lệnh Pháp điển cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện có ý nghĩa quan
trọng, bước đầu tạo lập cơ sở pháp lý, tạo tiền đề cho việc tiến hành pháp điển hóa
ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó càng khẳng định nhu cầu thực sự cần
thiết và cấp bách của việc nghiên cứu pháp điển ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay là một
nhiệm vụ trọng tâm, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động pháp điển hoá ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Từ thực tế
này khẳng định, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Pháp điển hóa - nghiên cứu
lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và
kiến nghị đối với Việt Nam” sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống lý
luận về vấn đề pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa; việc tổ chức, thực hiện
mô hình pháp điển hóa của các quốc gia điển hình trên thế giới và những kinh
nghiệm đối với thực tiễn pháp điển hóa ở nước ta hiện nay; nghiên cứu thực trạng
và giải pháp hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Kế thừa các vấn đề lý luận về pháp điển hóa mà các công trình của các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu và các học giả đã giải quyết (như vấn đề khái niệm,
đặc điểm, kết quả của pháp điển hóa).
- Tiếp tục làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về pháp điển hóa như về
nguyên tắc, điều kiện – tiền đề, các yếu tố ảnh hưởng của pháp điển hóa.
- Luận án sẽ bổ sung thêm những vấn đề lý luận khác liên quan đến pháp
điển hóa như lý thuyết mô hình pháp điển hóa, phác họa cấu trúc cũng như các yếu
tố ảnh hưởng đến việc thiết lập mô hình pháp điển hóa của một quốc gia.
- Nghiên cứu lý thuyết mô hình pháp điển hóa, phác họa cấu trúc cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập mô hình pháp điển hóa của một quốc gia.
3
- Luận án đi sâu phân tích mô hình pháp điển hóa của Pháp, Đức, Hoa Kỳ,
Canada, Trung Quốc và Singapore trong sự đối chiếu, so sánh để tìm ra tính ưu
việt trong mỗi mô hình cụ thể, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng
vào Việt Nam.
- Luận án tìm hiểu, phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp
điển hóa ở Việt Nam hiện nay; đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện mô hình pháp
điển hóa ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về pháp điển hóa của một số quốc gia trên thế giới và ở
Việt Nam dưới góc độ pháp điển hóa đối với văn bản quy phạm pháp luật, không
nghiên cứu pháp điển hóa đối với các loại nguồn của pháp luật khác như tập quán
pháp, tiền lệ pháp hay án lệ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về các mô hình pháp
điển hóa của một số nước như Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc,
Singapore và Việt Nam.
- Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu về hoạt động pháp điển hóa của các
quốc gia trong đời sống pháp lý thực tế hiện nay. Tại Việt Nam, luận án tập trung
nghiên cứu chủ yếu từ năm 1992 đến năm 2017.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp chính
như: phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để lý giải những vấn đề lý luận
cơ bản, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động pháp điển hóa ở
Việt Nam hiện nay.
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt trong luận án.
Các vấn đề thuộc nội dung của luận án được nghiên cứu với mối quan hệ tác động
4
qua lại lẫn nhau trong một tổng thể và đặt trong điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu
và mục đích quản lý nhà nước.
Phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét, đánh giá cụ thể, sâu sắc
các vấn đề lý luận về pháp điển hóa với các khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó,
phương pháp này còn được sử dụng để so sánh các mô hình pháp điển hóa trên thế
giới; đánh giá thực trạng pháp điển hóa ở Việt Nam và đưa ra những định hướng,
giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động này.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa, rút ra những nhận
xét, kết luận về từng nội dung của luận án. Xem xét về vấn đề pháp điển hóa trong
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật được nhìn nhận không xuất phát từ biểu hiện
đơn lẻ mà mang tính phổ biến, điển hình. Đồng thời, khi nghiên cứu về hoạt động
pháp điển hóa những nhận định rút ra luôn được đặt trong tổng thể với các hoạt
động hoàn thiện pháp luật khác như rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp mô tả trong một vài trường hợp
để làm rõ về hiện trạng mô hình pháp điển hóa của một số quốc gia trên thế giới từ
đó có những đánh giá, phân tích một cách thỏa đáng.
Các phương pháp nghiên cứu trên đây luôn được sử dụng kết hợp với nhau
nhằm mục đích bảo đảm cho nội dung nghiên cứu của luận án vừa có tính khái
quát vừa có tính cụ thể cần thiết để xem xét, đánh giá một cách toàn diện về pháp
điển hóa, đưa ra các giải pháp phù hợp với Việt Nam hiện nay.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện
dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật về pháp điển hóa để khai thác các mô
hình tổ chức, thực hiện pháp điển hóa điển hình ở các quốc gia thuộc những hệ
thống pháp luật lớn trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn mô hình tổ chức, thực hiện
pháp điển hóa của các quốc gia và Việt Nam góp phần nhận diện, đánh giá tổng
quan, hiểu sâu sắc hơn về vai trò, giá trị của pháp điển hóa.
5
Luận án đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị góp phần tổ chức,
thực hiện hoạt động pháp điển hệ thống qui phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay,
bảo đảm sự hoàn thiện, hài hòa pháp luật phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung, hoàn thiện và làm sâu sắc thêm
những vấn đề lý luận về pháp điển hóa. Đồng thời, góp phần tiếp tục phát triển,
hoàn thiện những tri thức lý luận về pháp điển hóa trong hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Luận án cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong hoạt động
nghiên cứu và giảng dạy đối với chuyên ngành Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật cũng như các nhà hoạt động thực tiễn.
Các giải pháp mà luận án đưa ra cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
hoàn thiện chính sách, pháp luật về pháp điển hóa. Đồng thời, nó cũng có giá trị
tham khảo đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xây
dựng, tổ chức và thực hiện pháp luật.
8. Kết cấu của luận án
Cơ cấu của luận án bao gồm: danh mục từ viết tắt, mục lục, lời nói đầu, nội
dung luận án, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, danh mục các công
trình khoa học đã công bố. Nội dung cơ bản của luận án gồm có: 4 chương và 16 mục.
6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI.
Ở chương này, luận án đã tập hợp và hệ thống các công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài và sắp xếp thành các mục:
1.1. Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lí luận về pháp điển hóa
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn về pháp điển hóa
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lí luận về pháp điển hóa
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn về pháp điển hóa
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Từ thực tế các công trình nghiên cứu về pháp điển hóa nêu trên, với đề tài
luận án “Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình
pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam”, cần phải
tiếp tục một số công việc sau:
Một là: Tiếp tục kế thừa một số vấn đề lý luận về pháp điển hóa mà các công
trình nghiên cứu về pháp điển hóa của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các
học giả đã giải quyết ở từng khía cạnh đơn lẻ. Chẳng hạn như những nội dung về
khái niệm, đặc điểm của pháp điển hóa; vai trò của pháp điển hóa; nguyên tắc tiến
hành pháp điển hóa.
Hai là: Với quan điểm tiếp nhận có chọn lọc và so sánh, luận án sẽ tiếp tục
kiến giải những khía cạnh về phương diện lí luận, pháp lí và thực tiễn để nhận thức
thấu đáo hơn về các mô hình pháp điển hóa. Đó là các vấn đề về khái niệm mô
hình pháp điển hóa; chủ thể và quy trình pháp điển hóa; các yếu tố ảnh hưởng và
những điều kiện bảo đảm của pháp điển hóa.
Ba là: Bên cạnh các vấn đề lí luận, luận án tập trung nghiên cứu mô hình
pháp điển hóa của một số nước như Hoa Kì, Pháp, Đức, Canada, Trung Quốc,
Singapore. Từ việc phân tích mô hình của một số nước nêu trên, luận án rút ra
7
những điểm tương đồng, khác biệt giữa các mô hình và đưa ra một số kinh nghiệm
thực tiễn về pháp điển hóa áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là: Việc tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng hoạt động pháp điển hóa ở
Việt Nam hiện nay cũng là một công việc quan trọng của luận án. Chính tính đặc
thù của Việt Nam sẽ đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết trong việc tiếp nhận,
hình thành mô hình pháp điển hóa một cách thích ứng và hiệu quả.
Năm là: Trên cơ sở phân tích, so sánh mô hình pháp điển hóa của một số
nước trên thế giới, nghiên cứu vào hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay,
luận án sẽ đưa ra một số quan điểm, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện mô hình pháp
điển hóa ở Việt Nam hiện nay.
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
1.4.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác
giả xác định có bốn câu hỏi nghiên cứu chính cần giải đáp, tương ứng với bốn
chương của luận án:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Những lý thuyết, quan điểm khoa học nào là nền tảng
cho việc nghiên cứu pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa?
Câu hỏi nghiên cứu 2: Bản chất và những nội dung cơ bản của pháp điển
hóa và mô hình pháp điển hóa. Dựa vào đâu để xác định các mô hình pháp điển
hóa điển hình trên thế giới?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực tiễn mô hình pháp điển hóa của một số nước
(điển hình) trên thế giới như thế nào và đem lại những kinh nghiệm gì đối với thực
tiễn pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực trạng mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện
nay ra sao và cần thực hiện các giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện mô hình pháp
điển hóa ở nước ta hiện nay?
1.4.2. Giả thuyết khoa học
Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã xác định giả thuyết khoa học của luận án là:
8
Trong những năm qua, hoạt động pháp điển hóa của Việt Nam còn chưa được quan
tâm đúng mức. Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống
pháp luật đòi hỏi cần thiết phải có sự nghiên cứu đúng đắn về pháp điển hóa, xây
dựng và hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở nước ta hiện nay. Cho đến nay, nhiều
vấn đề lý luận về pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa chưa được làm rõ nên
còn nhiều cách nhận thức, tiếp cận khác nhau. Do vậy, vần đề đầu tiên và cấp bách
là cần có một công trình nghiên cứu toàn diện, tổng thể về vấn đề này.
Bên cạnh đó, vấn đề mô hình pháp điển hóa và việc hoàn thiện mô hình pháp
điển hóa ở Việt Nam hiện nay còn nhiều lúng túng; các qui định của pháp luật về
vấn đề này đã có nhưng còn nhiều bất cập, lỗ hổng pháp lý và chưa mang tính dự
báo. Việc xây dựng và thực hiện các yếu tố của mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam
còn nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa cao. Thực tế Việt Nam hiện nay, cần có
những quan điểm và phương hướng phù hợp để xây dựng, hoàn thiện mô hình
pháp điển hóa.
9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP ĐIỂN HÓA VÀ MÔ HÌNH
PHÁP ĐIỂN HÓA
Chương này chủ yếu tập trung xây dựng các vấn đề lý luận về pháp điển hóa và
mô hình pháp điển hóa. Nội dung cơ bản của chương thể hiện ở các mục sau:
2.1. Cơ sở lý luận về pháp điển hóa
2.1.1. Khái niệm pháp điển hóa
Nghiên cứu có tính kế thừa các quan điểm về pháp điển hóa, có thể thấy
pháp điển hóa là một hình thức của hệ thống hóa pháp luật, có mối quan hệ chặt
chẽ với tập hợp hóa, hợp nhất văn bản pháp luật, chỉnh lý văn bản pháp luật và xây
dựng pháp luật. Theo đó: Pháp điển hóa là hoạt động cấu trúc, trật tự hóa về nội
dung, hình thức đối với hệ thống pháp luật thực định được thực hiện bởi các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục, hình thức luật định. Theo đó,
nội dung của hoạt động này là phát hiện, loại bỏ các qui định không còn phù hợp;
đồng thời thay thế, bổ sung, cập nhật, sắp xếp các qui định pháp luật mới để tạo ra
Bộ luật hoặc Bộ pháp điển bảo đảm cho quá trình tổ chức, thực hiện pháp luật
được thuận lợi và đạt hiệu quả trên thực tế.
Như vậy, từ cách hiểu về pháp điển hóa nêu trên, có thể rút ra một số đặc
điểm cơ bản sau:
- Pháp điển hóa là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện.
- Đối tượng của pháp điển hoá phải là các văn bản qui phạm pháp luật, qui
phạm pháp luật đang còn hiệu lực pháp lý.
- Pháp điển hóa phải được tiến hành theo quy trình, thủ tục, hình thức do
pháp luật qui định chặt chẽ.
- Kết quả của pháp điển hóa là việc tạo ra các văn bản pháp điển, có tên gọi
là Bộ luật hoặc Bộ pháp điển.
- Pháp điển hóa là hoạt động mang tính khách quan, đáp ứng nhu cầu tất yếu
của đời sống pháp lý, xã hội. Giá trị thực tế mà nó đem lại là bảo đảm việc tổ chức,
thực hiện pháp luật được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
10
Như vậy, việc nghiên cứu về khái niệm pháp điển hóa cũng như tìm ra các
đặc điểm của hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận diện pháp
điển hóa. Trên thực tế, cần có sự phân biệt giữa pháp điển hóa với các hoạt động
khác như hợp nhất pháp luật, tập hợp hóa pháp luật, xây dựng pháp luật, chỉnh lý
pháp luật.
2.1.2. Vai trò của pháp điển hóa
Tìm hiểu về vai trò của pháp điển hóa trong quá trình xây dựng và tổ chức
thực hiện pháp luật, nhìn chung pháp điển hóa có một số vai trò cơ bản sau:
- Pháp điển hoá góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống
pháp luật.
- Pháp điển hoá góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực và giá trị điều chỉnh
của pháp luật, bảo đảm tính phù hợp và khả thi của hệ thống pháp luật.
- Pháp điển hoá hỗ trợ việc nhận thức, tiếp cận nghiên cứu và tìm hiểu các
quy định của pháp luật được thuận lợi.
2.1.3. Các tiền đề và những điều kiện đảm bảo đối với pháp điển hóa
Nghiên cứu các tiền đề cơ bản của pháp điển hóa bao gồm nội dung về các
vấn đề như chính sách pháp luật; triết lí pháp luật; sự thống nhất trong thừa nhận,
sử dụng hình thức, nguồn pháp luật; phương pháp, kinh nghiệm và kĩ thuật pháp lí.
Cùng với các tiền đề cơ bản, đó là những điều kiện đảm bảo đối với pháp điển hóa.
Cụ thể là điều kiện về tổ chức, về cơ sở pháp lý, về tài chính và về vật chất kĩ
thuật. Có thể thấy, các tiền đề cũng như điều kiện đảm bảo đối với pháp điển hóa
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiến hành hoạt động này, quyết định hiệu quả
của hoạt động pháp điển hóa.
2.2. Cơ sở lý luận về mô hình pháp điển hóa
2.2.1. Khái niệm mô hình pháp điển hóa
Có thể thấy, mô hình pháp điển hóa là một thuật ngữ pháp lý được nhận diện
một cách tổng quan về pháp điển hóa của từng quốc gia trên thế giới. Thực tế,
không có một mô hình pháp điển hóa cụ thể mà nó chỉ tồn tại ở các dạng thức của
11
hoạt động, qui trình, nguyên tắc, chủ thể, nội dung để tạo nên tính đặc thù về
pháp điển hóa của một quốc gia.
Từ cách tiếp cận đó, thuật ngữ mô hình pháp điển hóa sẽ được xem như là
cách thức mang tính khuôn mẫu, chuẩn mực pháp điển hóa được đúc kết từ thực
tiễn pháp lý của các quốc gia. Theo đó: Mô hình pháp điển hóa là thuật ngữ pháp
lý có nội dung bao gồm các thiết chế thực hiện pháp điển hóa (hay chủ thể) và mối
quan hệ giữa các thiết chế đó; các định chế pháp lý về nội dung, qui trình, thủ tục,
hình thức, nguyên tắc, kết quả và giá trị của kết quả pháp điển hóa. Do vậy,
nghiên cứu mô hình pháp điển hóa thực chất là xem xét các yếu tố cơ bản tạo thành
mô hình.
Thực tế mô hình pháp điển hóa của mỗi quốc gia đều mang những đặc thù
chung có tính nguyên tắc mà một hệ thống pháp luật cũng như từng lĩnh vực pháp
luật cụ thể đều phải tuân thủ. Nhìn chung, mô hình pháp điển hóa mang một số đặc
điểm cơ bản sau:
- Mô hình pháp điển hóa được nhận diện gồm nhiều yếu tố hợp thành và
giữa các yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại nhau.
- Mô hình pháp điển hóa của mỗi quốc gia vừa có những đặc tính chung vừa
có tính đặc thù riêng biệt.
- Mô hình pháp điển hóa có tính ổn định tương đối.
2.2.2. Các yếu tố của mô hình pháp điển hóa
- Cơ sở pháp lý: Đó là toàn bộ các quy định pháp luật có liên quan như phạm
vi, chủ thể, cấp độ, quy trình, giá trị pháp lý do Nhà nước đặt ra để tạo nền tảng
cho việc tiến hành pháp điển hóa. Thông thường, cơ sở pháp lý của pháp điển hóa
ở các quốc gia cũng có sự khác biệt.
- Chủ thể pháp điển hóa: là tất cả các cá nhân và tổ chức đáp ứng các yêu
cầu, nội dung, chuyên môn, nghiệp vụ tham gia vào quá trình pháp điển hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật trên thực tế. Truyền thống pháp điển hóa của một số
12
quốc gia trên thế giới cho thấy, có hai loại chủ thể chính, đó là chủ thể tiến hành và
chủ thể tham gia pháp điển hóa.
- Nội dung pháp điển hóa: Đó chính là việc cấu trúc một hệ thống qui phạm
pháp luật được thể hiện trong các văn