Tóm tắt luận án Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam

Cải cách TTHC là một trong số giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN ở Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tiến trình cải cách TTHC đó không thể tách rời với sự hoàn thiện PLDN, vì quy định PLDN đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cải cách TTHC và tác động đến doanh nghiệp từ quá trình thành lập cho đến tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Những năm qua, thứ hạng MTKD của Việt Nam trên trường quốc tế thường bị đánh giá thấp trong các bảng xếp hạng của WB, WEF, OECD. Điều đó phản ánh thực trạng pháp luật đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, bất cập ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hoàn thiện MTKD để đưa ra các giải pháp hoàn thiện PLDN đóng góp tích cực vào cải cách TTHC ở Việt Nam và hoàn thiện Luật DN 2005 là đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC ở Việt Nam, cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam” để làm Luận án tiến sĩ luật học cho mình.

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1747 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp ĐKDN : Đăng ký doanh nghiệp ĐKKD : Đăng ký kinh doanh Giấy CNĐKDN : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp GPKD : Giấy phép kinh doanh HĐND : Hội đồng nhân dân MTKD : Môi trường kinh doanh NĐT : Nhà đầu tưECD : Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế PLDN : Pháp luật doanh nghiệp QLNN : Quản lý nhà nước TNHH : Tráchệm hữu hạc hành chính VAT : Thuế giá trị gia tăng VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa WB : Ngân hàng thế giới WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN HUỲNH THANH NGHỊ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TP. Hồ Chí Minh - 2014 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp ĐKDN : Đăng ký doanh nghiệp ĐKKD : Đăng ký kinh doanh Giấy CNĐKDN : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp GPKD : Giấy phép kinh doanh HĐND : Hội đồng nhân dân MTKD : Môi trường kinh doanh NĐT : Nhà đầu tư OECD : Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế PLDN : Pháp luật doanh nghiệp QLNN : Quản lý nhà nước TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTHC : Thủ tục hành chính VAT : Thuế giá trị gia tăng VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa WB : Ngân hàng thế giới WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cải cách TTHC là một trong số giải pháp cơ bản nhất để hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN ở Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tiến trình cải cách TTHC đó không thể tách rời với sự hoàn thiện PLDN, vì quy định PLDN đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cải cách TTHC và tác động đến doanh nghiệp từ quá trình thành lập cho đến tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Những năm qua, thứ hạng MTKD của Việt Nam trên trường quốc tế thường bị đánh giá thấp trong các bảng xếp hạng của WB, WEF, OECD. Điều đó phản ánh thực trạng pháp luật đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc, bất cập ảnh hưởng tiêu cực đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, phù hợp với yêu cầu đổi mới và hoàn thiện MTKD để đưa ra các giải pháp hoàn thiện PLDN đóng góp tích cực vào cải cách TTHC ở Việt Nam và hoàn thiện Luật DN 2005 là đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nước. Nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa PLDN và cải cách TTHC ở Việt Nam, cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam” để làm Luận án tiến sĩ luật học cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau : - Thứ nhất, hệ thống lại các vấn đề lý luận về PLDN và TTHC như nội dung PLDN về TTHC, các nguyên tắc quy định PLDN về TTHC, các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC để bổ sung vào kho tàng lý luận nghiên cứu PLDN và TTHC ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án sẽ làm rõ mối quan hệ giữa PLDN về TTHC với cải cách TTHC ở Việt Nam. Đồng thời khẳng định cải cách TTHC đối với doanh nghiệp là giải pháp cơ bản để hoàn thiện MTKD, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tăng cường hiệu lực QLNN trong điều kiện hội nhập. - Thứ hai, đánh giá toàn diện thực trạng PLDN về TTHC, phát hiện được những thành công và hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đang tác động tích cực và tiêu cực đến cải cách TTHC ở Việt Nam. 2 - Thứ ba, nêu lên các yêu cầu, định hướng khoa học cho việc hoàn thiện PLDN thúc đẩy cải cách TTHC và các giải pháp hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp, góp phần mang lại sự hiệu quả hơn cho cải cách TTHC ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam với nội dung nghiên cứu được giới hạn ở quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Luận án không nghiên cứu quy định PLDN điều chỉnh tổ chức quản trị và hoạt động của doanh nghiệp không liên quan đến TTHC đối với doanh nghiệp. Luận án không nghiên cứu toàn bộ TTHC đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, lao động, nhà ở,.....quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Ngoài ra, việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá doanh nghiệp ở góc độ kinh tế, không liên quan đến pháp luật điều chỉnh doanh nghiệp cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của Luận án. Luận án không nghiên cứu các quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật đầu tư điều chỉnh việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, tổ chức lại và giải thể theo quy định tại Luật DN 2005 mới là đối tượng được nghiên cứu trong nội dung Luận án. Việc thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý, tiền tệ – ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, y tế, giáo dục…chịu sự điều chỉnh của các Luật chuyên ngành cũng không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án. Luận án chỉ nghiên cứu quy định PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể đối với doanh nghiệp bao gồm công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, không nghiên cứu thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với HTX và hộ kinh doanh. 4. Điểm mới của Luận án Luận án nghiên cứu đề tài Pháp luật doanh nghiệp trong mối quan hệ với cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam là sự kế thừa và bổ sung cho các công trình nghiên cứu trên với mục đích phục vụ cho việc hoàn thiện MTKD và nâng cao hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. So với các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trước đó, nội dung của Luận án có một số điểm mới cơ bản sau : Thứ nhất, Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa quy định PLDN với cải cách TTHC ở Việt Nam. Luận án phân tích các nguyên tắc của quy định PLDN về TTHC, nội dung PLDN về TTHC, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của PLDN về TTHC, nêu lên sự cần thiết để Việt Nam tiến hành cải cách TTHC đối với doanh nghiệp và các mục tiêu đạt được từ cải cách TTHC đó. Đây là những nội dung quan trọng được Luận án nghiên cứu và chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước trước đó. Thứ hai, Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn diện những thành công và hạn chế của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ảnh hưởng đến cải cách 3 TTHC ở Việt Nam. Đây là vấn đề chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học đi trước, nhất là sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO từ cuối năm 2006 đến nay. Thứ ba, Luận án là công trình khoa học đầu tiên đánh giá thực trạng pháp luật đăng ký doanh nghiệp Việt Nam sau 4 năm thực thi Nghị định 43/2010/NĐ-CP với những thành công và hạn chế nhất định. Luận án nêu bật các vướng mắc pháp lý về đối tượng ĐKDN, tên doanh nghiệp, sự mâu thuẫn giữa thủ tục ĐKDN và thủ tục đầu tư tại Luật Đầu tư 2005 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cải cách TTHC ở Việt Nam. Đây là những nội dung Luận án nghiên cứu mà chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu trước đó. Thứ tư, Luận án nghiên cứu pháp luật về giấy phép kinh doanh ảnh hưởng đến việc thành lập, hoạt động của doanh nghiệp, cải cách TTHC ở Việt Nam. Từ đó, nêu lên giải pháp hoàn thiện pháp luật về giấy phép kinh doanh nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu cải cách TTHC ở Việt Nam mà chưa được giải quyết ở các công trình nghiên cứu đi trước. Thứ năm, Luận án nêu ra các giải pháp hoàn thiện PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách TTHC, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp ở Việt Nam. Các giải pháp khoa học trên được hình thành sau quá trình đúc kết thực tiễn thi hành PLDN quy định về TTHC đối với doanh nghiệp mà chưa được giải quyết ở nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trước đó. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ở Việt Nam, đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về mối quan hệ giữa PLDN với cải cách TTHC. Nghiên cứu đề tài này, Luận án sẽ cung cấp một dung lượng đáng kể thông tin có giá trị về cơ sở lý luận của quy định PLDN về TTHC, trở thành tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Luật Kinh tế, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp và Luật Hành chính ở Việt Nam. Ngoài ra, việc đánh giá toàn diện thực trạng PLDN với những tiến bộ và hạn chế tác động đến công cuộc cải cách TTHC, trên cơ sở đó nêu ra các giải pháp hoàn thiện quy định PLDN về TTHC có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam tham khảo để đưa ra các quyết sách hoàn thiện PLDN phục vụ cho cải cách TTHC và nâng cao hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Trước và sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đã có nhiều công trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng MTKD, thực trạng PLDN và QLNN liên quan đến thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở VN và nước ngoài. Tuy nhiên, dù có những sự khác biệt nhất định về kinh tế, chính trị, quan điểm pháp lý ở các quốc gia, song việc nghiên cứu đề tài có nội dung luận bàn về PLDN và vấn đề cải cách TTHC đối với doanh nghiệp đã được các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ có uy tín cao khảo sát, đánh giá một cách nghiêm túc và có giá trị khoa học cao. Các công trình nghiên cứu đều có điểm thống nhất chung ở chỗ : thừa nhận vai trò của các quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư, kinh doanh, đến hiệu quả của chính sách thu hút đầu tư của một quốc gia, cải cách TTHC và quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Các chương trình cải cách TTHC đối với doanh nghiệp dù có khác nhau về cách thức tiến hành nhưng đều hướng đến đảm bảo cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp ngày càng thuận lợi và ít tốn kém hơn - Hầu hết công trình nghiên cứu đều xác định các quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp luôn có mặt tích cực và hạn chế tác động đến MTKD, quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện MTKD, hoạt động QLNN đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp ở mỗi công trình nghiên cứu đều có cách nhìn nhận khác nhau, chưa thống nhất phụ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế cụ thể của từng quốc gia và góc nhìn của các tác giả cũng có sự khác biệt khá lớn. - Việc hoàn thiện quy định pháp luật về TTHC đối với doanh nghiệp được các tác giả nêu ra theo hai xu hướng : Dưới góc độ QLNN, hoàn thiện quy định về TTHC nhằm đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN và chức năng điều tiết của nhà nước đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, sau sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người ta lại cần sự can thiệp mạnh mẽ hơn của nhà nước để hạn chế các khuyết tật thị trường phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp. Dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, các tác giả đề xuất hoàn thiện quy định về TTHC nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyên tắc “được kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Cần tiếp tục rà soát, loại bỏ các GPKD và điều kiện kinh doanh không còn phù hợp, đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong thực hiện TTHC là nội dung được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu. Thế nhưng, các giải pháp để hoàn thiện quy định PLDN về TTHC chưa được hệ thống hóa đầy đủ và còn mang tính chung chung. 5 - Các công trình nghiên cứu về cải cách TTHC ở Việt Nam chủ yếu nghiên cứu quy định pháp luật về TTHC trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa đi sâu nghiên cứu quy định PLDN về TTHC đối với doanh nghiệp. Hơn nữa, thời gian nghiên cứu khá lâu không còn phù hợp với bối cảnh tình hình thực tế hiện nay. Đặc biệt, từ giữa năm 2010, sự ra đời của Nghị định 43/2010/NĐ-CP, Nghị định 102/2010/NĐ-CP và các nghị quyết của Chính phủ về phê duyệt phương án đơn giản hóa TTHC trên các lĩnh vực QLNN thì nhiều đề xuất hoàn thiện, phân tích thực trạng TTHC đối với doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật trước đây đã trở nên lạc hậu - Chưa có công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án tiến sĩ về mối quan hệ giữa quy định PLDN và vấn đề cải cách TTHC ở Việt Nam. Việc đề cập đến quy định về TTHC đối với doanh nghiệp thường được các tác giả sử dụng để đánh giá MTKD tại một quốc gia, hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp và chính sách của nhà nước về đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường. Việc đi sâu, phân tích, đánh giá và hệ thống hóa một cách đầy đủ những tiến bộ và hạn chế của PLDN về TTHC ảnh hưởng đến công cuộc cải cách TTHC ở Việt Nam chưa được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu trong nước lẫn ngoài nước thời gian qua. Những vấn đề còn bỏ ngõ trong các công trình nghiên cứu nêu trên : - Chưa hệ thống hóa một cách đầy đủ các quy định PLDN về TTHC ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác trên thế giới. - Chưa phân tích đầy đủ những ảnh hưởng trực tiếp của quy định PLDN về TTHC đến cải cách TTHC ở Việt Nam thời gian qua. - Chưa đánh giá toàn diện thực trạng quy định PLDN về TTHC ở Việt Nam để thấy được mức độ hiệu quả của PLDN về thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp. - Chưa đánh giá thực trạng pháp luật về GPKD với những mặt tích cực và hạn chế của chúng ảnh hưởng đến cải cách TTHC ở Việt Nam. - Chưa làm rõ thực trạng quy định pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục ĐKDN, cấp phép kinh doanh, giải thể doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa cơ quan ĐKKD với cơ quan cấp phép kinh doanh, cơ quan thuế vẫn còn bỏ ngỏ 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật doanh nghiệp Hiểu theo nghĩa rộng, PLDN bao gồm tất cả QPPL được quy định trong các văn bản QPPL do nhà nước ban hành điều chỉnh doanh nghiệp. Hiểu theo nghĩa này, PLDN có nội hàm rất rộng, bao gồm các QPPL được quy định tại Luật DN, văn bản dưới luật thi hành Luật DN và tại các văn bản QPPL khác như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Luật sư, Luật Khám chữa bệnh, Luật Xuất bản.... quy định việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của doanh nghiệp, được gọi chung là PLDN. Ngược lại, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, PLDN chỉ bao gồm các QPPL được quy định tại Luật DN và văn bản dưới luật thi hành Luật DN điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế. Từ định nghĩa PLDN nêu trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của PLDN như sau : Thứ nhất, PLDN là một bộ phận cấu thành của pháp luật kinh tế, là một chế định pháp luật quan trọng của ngành luật kinh tế, do đó mức độ hoàn thiện của PLDN có ảnh hưởng đến mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. Thứ hai, nội dung PLDN có chứa đựng các QPPL quy định về TTHC đối doanh nghiệp, đó là thủ tục thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp, phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện quyền tự do kinh doanh của họ trong khuôn khổ luật định. Thứ ba, PLDN chỉ hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế thị trường khi có sự thừa nhận của nhà nước về quyền tự do kinh doanh cho nhà đầu tư. Vì vậy, PLDN phản ánh chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế của nhà nước Việt Nam. PLDN là một đảm bảo pháp lý quan trọng cho nhà đầu tư thực hiện quyền tự do thành lập doanh nghiệp, tự do kinh doanh ở Việt Nam. Thứ tư, PLDN có mối quan hệ chặt chẽ với pháp luật chuyên ngành, pháp luật đầu tư. Thứ năm, PLDN là một thành tố của thượng tầng kiến trúc nên chịu sự chi phối quyết định của kinh tế. Khi các điều kiện kinh tế thay đổi thì đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện PLDN về thành lập, tổ chức quản trị và hoạt động đối với doanh nghiệp cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế đó. Thứ sáu, nguồn của PLDN bao gồm các QPPL được quy định tại Luật DN và các văn bản dưới luật thi hành Luật DN. 7 2.1.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam Dù phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng nội dung PLDN quy định những vấn đề sau: - Một là, PLDN quy định việc thành lập doanh nghiệp. Trong nội dung này, PLDN quy định hai vấn đề cơ bản cho sự gia nhập thị trường của NĐT là điều kiện thành lập và thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nhìn chung, phần lớn quy định PLDN về thành lập doanh nghiệp có liên quan đến TTHC như cách thức, trình tự ĐKDN, hồ sơ ĐKDN, điều kiện cấp ĐKDN. - Hai là, PLDN quy định về tổ chức quản lý đối với doanh nghiệp. Trong nội dung này, PLDN quy định cơ cấu tổ chức quản trị của từng loại hình doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ quyết định quan hệ nội bộ của doanh nghiệp. Nhìn chung, nội dung PLDN về tổ chức quản lý doanh nghiệp ít chứa đựng quy định liên quan đến TTHC như ở nội dung PLDN về thành lập doanh nghiệp. - Ba là, PLDN quy định về hoạt động của doanh nghiệp. Trong nội dung này, PLDN có nhiều QPPL quy định về thủ tục tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp ở Việt Nam. 2.2. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp 2.2.1 Khái niệm thủ tục hành chính và thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 06 năm 2010 về kiểm soát thủ tục hành chính thì TTHC được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Còn TTHC đối với doanh nghiệp được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện phát sinh trong quá trình thành lập, tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp được quy định tại PLDN. 2.2.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp Từ định nghĩa trên, có thế rút ra những đặc điểm của TTHC đối với doanh nghiệp sau : - Thứ nhất, TTHC đối với doanh nghiệp được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Thứ hai, TTHC đối với doanh nghiệp là những thủ tục được quy định tại Luật DN 2005 và các văn bản dưới luật thi hành Luật DN 2005. - Thứ ba, TTHC đối với doanh nghiệp là cách thức, trình tự, hồ sơ, yêu cầu và điều kiện nhà nước quy định, thể hiện tính quyền lực của nhà nước đối với doanh nghiệp. - Thứ tư, đối tượng áp dụng của TTHC tại PLDN là các doanh nghiệp. 2.2.3. Nội dung của thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp Nội dung của TTHC đối với doanh nghiệp là các bộ phận cấu thành TTHC do nhà nước quy định áp dụng cho doanh nghiệp khi thành lập, tổ chức lại và giải thể, bao gồm các bộ phận sau: - Tên TTHC - Đối tượng áp dụng của TTHC 8 - Trình tự thực hiện - Cách thức thực hiện - Hồ sơ - Thời hạn giải quyết TTHC - Kết quả thực hiện TTHC - Cơ quan thực hiện TTHC 2.3. Quy định pháp luật doanh nghiệp về thủ tục hành chính PLDN về TTHC được phân thành 3 nhóm cơ bản sau : 2.3.1 Quy định pháp l
Luận văn liên quan