Cụm từ Merge and Acquisition (viết tắt là M&A) có nghĩa là sáp nhập
và mua lại (hoặc mua bán) doanh nghiệp, đó là hoạt động giành quyền
kiểm soát, chi phối một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
M&A đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà khoa học
trong lĩnh vực kinh tế và pháp lý bởi tính phổ biến và các tác động khác
nhau tới toàn cảnh nền kinh tế thế giới. M&A được xem xét dưới hai góc
độ chủ yếu là góc độ kinh tế như một vấn đề của quản trị chiến lược công
ty, tài chính doanh nghiệp và góc độ pháp lý như đối tượng của khung khổ
pháp lý để thực hiện giao dịch M&A. Tác giả luận án lựa chọn một trong hai
hoạt động của M&A là hoạt động mua lại hoặc mua bán doanh nghiệp làm
đề tài nghiên cứu luận án Luật học xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Một là, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu M&A dưới góc độ kinh
tế, rất ít có các công trình khoa học pháp lý về M&A nói chung và mua
bán doanh nghiệp nói riêng. Ở Việt Nam, các quy định pháp lý về sáp
nhập doanh nghiệp tương đối rõ ràng, trong khi đó các quy định pháp luật
về mua bán doanh nghiệp chưa thống nhất, thiếu tính toàn diện. Hầu hết
các công trình nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp dưới góc độ hẹp như
mua bán công ty (không nghiên cứu mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp
tác xã) hoặc nghiên cứu về hợp đồng mua bán doanh nghiệp trong các bài
viết hội thảo chưa đánh giá được tổng thể pháp luật về mua bán doanh
nghiệp. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải có các công trình khoa học pháp lý
chuyên sâu hơn nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu
pháp luật về mua bán doanh nghiệp là một đề tài gợi mở ý tưởng cho nghiên
cứu sinh lựa chọn để triển khai thành công trình luận án tiến s ĩ luật học.
Hai là, ở góc độ cạnh tranh, mua bán doanh nghiệp được hiểu là hành
vi tập trung kinh tế gắn với quá trình mà số lượng các doanh nghiệp độc
lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập,
hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, liên doanh và các hành vi tập trung kinh
tế khác. Các Mác đã phát hiện ra quy luật đầy tính nghịch lý: Cạnh tranh
làm phát sinh tập trung kinh tế nhưng tập trung kinh tế đến một mức độ
nhất định lại tiêu diệt cạnh tranh và bắt buộc Nhà nước phải điều chỉnh
4
pháp luật đối với tập trung kinh tế. Đó cũng là một lý do cần phải có công
trình nghiên cứu luật học đánh giá pháp luật và tình hình thực thi pháp luật
cạnh tranh để kiểm soát các thương vụ mua bán doanh nghiệp nhằm bảo vệ
cạnh tranh trên thị trường và phúc lợi chung của xã hội.
Với những lý do đó tôi lựa chọn "Pháp luật về mua bán doanh nghiệp
ở Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2360 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN THỊ BẢO ÁNH
PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 62 38 01 07
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
2
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Viết Tý
2. TS Phan Chí Hiếu
Phản biện 1: GS.TS Lê Hồng Hạnh
Phản biện 2: PGS. TS Dương Đăng Huệ
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Minh Mẫn
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường,
họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, vào hồi ngày tháng năm 2014.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1) Thư viện Quốc gia;
2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội.
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cụm từ Merge and Acquisition (viết tắt là M&A) có nghĩa là sáp nhập
và mua lại (hoặc mua bán) doanh nghiệp, đó là hoạt động giành quyền
kiểm soát, chi phối một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
M&A đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà khoa học
trong lĩnh vực kinh tế và pháp lý bởi tính phổ biến và các tác động khác
nhau tới toàn cảnh nền kinh tế thế giới. M&A được xem xét dưới hai góc
độ chủ yếu là góc độ kinh tế như một vấn đề của quản trị chiến lược công
ty, tài chính doanh nghiệp và góc độ pháp lý như đối tượng của khung khổ
pháp lý để thực hiện giao dịch M&A. Tác giả luận án lựa chọn một trong hai
hoạt động của M&A là hoạt động mua lại hoặc mua bán doanh nghiệp làm
đề tài nghiên cứu luận án Luật học xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Một là, các nhà khoa học chủ yếu nghiên cứu M&A dưới góc độ kinh
tế, rất ít có các công trình khoa học pháp lý về M&A nói chung và mua
bán doanh nghiệp nói riêng. Ở Việt Nam, các quy định pháp lý về sáp
nhập doanh nghiệp tương đối rõ ràng, trong khi đó các quy định pháp luật
về mua bán doanh nghiệp chưa thống nhất, thiếu tính toàn diện. Hầu hết
các công trình nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp dưới góc độ hẹp như
mua bán công ty (không nghiên cứu mua bán doanh nghiệp tư nhân, hợp
tác xã) hoặc nghiên cứu về hợp đồng mua bán doanh nghiệp trong các bài
viết hội thảo chưa đánh giá được tổng thể pháp luật về mua bán doanh
nghiệp. Từ đó đặt ra yêu cầu cần phải có các công trình khoa học pháp lý
chuyên sâu hơn nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu
pháp luật về mua bán doanh nghiệp là một đề tài gợi mở ý tưởng cho nghiên
cứu sinh lựa chọn để triển khai thành công trình luận án tiến sĩ luật học.
Hai là, ở góc độ cạnh tranh, mua bán doanh nghiệp được hiểu là hành
vi tập trung kinh tế gắn với quá trình mà số lượng các doanh nghiệp độc
lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập,
hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, liên doanh và các hành vi tập trung kinh
tế khác. Các Mác đã phát hiện ra quy luật đầy tính nghịch lý: Cạnh tranh
làm phát sinh tập trung kinh tế nhưng tập trung kinh tế đến một mức độ
nhất định lại tiêu diệt cạnh tranh và bắt buộc Nhà nước phải điều chỉnh
4
pháp luật đối với tập trung kinh tế. Đó cũng là một lý do cần phải có công
trình nghiên cứu luật học đánh giá pháp luật và tình hình thực thi pháp luật
cạnh tranh để kiểm soát các thương vụ mua bán doanh nghiệp nhằm bảo vệ
cạnh tranh trên thị trường và phúc lợi chung của xã hội.
Với những lý do đó tôi lựa chọn "Pháp luật về mua bán doanh nghiệp
ở Việt Nam" làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động mua bán doanh nghiệp
ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Với tính chất là luận án tiến sĩ Luật
học, luận án đặt trọng tâm nghiên cứu mua bán doanh nghiệp dưới góc độ
khoa học pháp lý. Luận án tập trung phân tích nghiên cứu về mua bán
doanh nghiệp mà không nghiên cứu các hoạt động sáp nhập, hợp nhất
doanh nghiệp.
Dưới góc độ pháp lý, mua bán doanh nghiệp là một hoạt động đầu tư
phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau như pháp luật về hợp
đồng, pháp luật về chứng khoán, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật cạnh
tranh, pháp luật lao động, pháp luật đất đai, pháp luật về môi trường, pháp
luật về tài chính, pháp luật về sở hữu trí tuệ… Luận án không phân tích tất
cả các nội dung pháp luật liên quan đến mua bán doanh nghiệp; không
nghiên cứu chuyên sâu về các thủ tục sau thương vụ mua bán doanh
nghiệp như: thủ tục về thuế, thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp; không phân
tích quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp (dưới khía
cạnh của pháp luật cạnh tranh, pháp luật chứng khoán) và các quy định
pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động mua bán doanh
nghiệp.
Mua bán doanh nghiệp là đề tài nghiên cứu có nội dung rất rộng, khá phức
tạp nhưng trong giới hạn của luận án tiến sĩ, đề tài tập trung nghiên cứu với
phạm vi sau đây:
Luận án tập trung nghiên cứu mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam với
tính chất là những hoạt động đầu tư nhằm giành quyền sở hữu và quyền
kiểm soát doanh nghiệp với các nội dung cụ thể, gồm: chủ thể thực hiện
mua bán doanh nghiệp, đối tượng mua bán là một phần hoặc toàn bộ
doanh nghiệp, các hình thức mua bán doanh nghiệp; thủ tục mua bán
5
doanh nghiệp; kiểm soát mua bán doanh nghiệp dưới góc độ của pháp luật
cạnh tranh. Trong thực tiễn, mua bán doanh nghiệp được thể hiện qua
nhiều hình thức đa dạng khác nhau, trong giới hạn luận án tiến sĩ luật học,
mua bán doanh nghiệp được nghiên cứu dưới hình thức chủ sở hữu doanh
nghiệp chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp chi phối cho bên
mua. Vì vậy, các hình thức doanh nghiệp tăng vốn điều lệ và bên góp vốn
vào vốn điều lệ nhằm mục đích chi phối, kiểm soát hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án:
Mục đích của luận án là nghiên cứu hoạt động mua bán doanh nghiệp
dưới góc độ pháp lý và xây dựng một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về
mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận của hoạt động mua bán doanh nghiệp
bằng việc làm rõ quan niệm về mua bán doanh nghiệp ở một số quốc gia
và quan niệm mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam; làm rõ đặc điểm mua
bán doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với một số quan hệ pháp luật
khác; phân tích các nội dung cơ bàn của pháp luật về mua bán doanh nghiệp.
Trong quá trình phân tích, hoạt động mua bán doanh nghiệp được xem xét
dưới góc độ so sánh với quy định của một số nước trên thế giới làm phong
phú hơn cũng như toàn diện và hệ thống hơn về hoạt động này.
Thứ hai, nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động
mua bán doanh nghiệp, chỉ ra những tồn tại bất cập của hệ thống pháp luật
về mua bán doanh nghiệp và phân tích, bình luận những kinh nghiệm điều
chỉnh pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở một số quốc gia; Phân tích,
đánh giá thực tiễn hoạt động mua bán doanh nghiệp làm nền tảng để đề ra
giải pháp phù hợp.
Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh
nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án được hình thành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước
về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế.
6
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Để giải quyết những vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đặt ra,
luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như
phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh luật học.
5. Điểm mới và ý nghĩa của luận án
Luận án đạt được những kết quả nghiên cứu mới sau:
- Luận án đã phân tích quan niệm về mua bán doanh nghiệp ở trên thế
giới, từ đó xây dựng một quan niệm về mua bán doanh nghiệp tại Việt
Nam; chỉ ra những đặc trưng pháp lý cơ bản của mua bán doanh nghiệp so
với mua bán tài sản, cho thuê doanh nghiệp, tặng cho doanh nghiệp, sáp
nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
- Luận án đã xây dựng hệ thống lý luận khoa học pháp luật về mua
bán doanh nghiệp ở Việt Nam, thể hiện qua việc xác định rõ nội dung của
pháp luật về mua bán doanh nghiệp bao gồm các quy phạm về hình thức
mua bán doanh nghiệp, chủ thể mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua
bán doanh nghiệp, thủ tục mua bán doanh nghiệp và kiểm soát mua bán
doanh nghiệp dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh.
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên đánh giá một
cách tương đối toàn diện và có hệ thống thực trạng pháp luật về mua bán
doanh nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành về
mua bán doanh nghiệp. Đồng thời, luận án đã phân tích, đánh giá những
kinh nghiệm quốc tế trong việc điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động
mua bán doanh nghiệp. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tham
khảo trong quá trình hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp.
- Luận án đã đề ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về
mua bán doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển các hoạt động mua bán
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời nói đầu, Phần tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận
án, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 3 chương, cụ
thể như sau:
7
Chương 1: Những vấn đề lý luận về mua bán doanh nghiệp và pháp
luật về mua bán doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chương 3: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán
doanh nghiệp ở Việt Nam.
PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Có khá nhiều công trình khoa học từ giáo trình luật học, sách tham
khảo, luận án, luận văn, các bài báo đến bài tham luận tại các hội thảo đã
nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp. Có thể kể điển hình như:
M&A- Mua lại và sáp nhập căn bản, các bước quan trọng trong quá
trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư của tác giả Michael E.S. Frankel,
Nxb Tri thức, Hà Nội (2009) và Mua lại và sáp nhập từ A đến Z của
Andrew J.Sherman, Milledge A. Hart, Nxb Tri thức, Hà Nội (2009); Cuốn
sách M&A- Mua lại và sáp nhập thông minh, kim chỉ nam trên trận đồ sáp
nhập và mua lại của tác giả Scott Moeller & Chris Brady, Nxb Tri thức,
Hà Nội (2009); Bài viết: Các vấn đề cần lưu ý khi tham gia giao dịch
M&A tại Việt Nam của Luật sư nước ngoài Gregoty Crovo (Công ty
Kelvin ChiaPartnership); Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam- Hiện
trạng và dự báo (2012), Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương, Hà Nội;
Nghiên cứu khoa học: Cẩm nang Mua bán và sáp nhập tại Việt Nam của
Mạng Mua bán và sáp nhập Việt Nam, (2009); Đề tài khoa học cấp Bộ:
Hoạt động sáp nhập và mua lại- Cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và
kiến nghị chính sách cho Việt Nam (2009) của Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Pháp luật điều
chỉnh sáp nhập, mua lại ở Việt Nam- kỷ yếu hội thảo khoa học Pháp luật
về sáp nhập, mua lại: Những vấn đề lý luận và thực tiễn do Trường Đại
học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2010) tổ chức và chủ trì; Sách chuyên
khảo: Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư- Những vấn đề
pháp lý cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội do TS Nguyễn Thị Dung
chủ biên năm 2009…
8
Ở những khía cạnh khác nhau, việc nghiên cứu về hoạt động mua bán
doanh nghiệp đã được các tác giả trên đây đề cập đến nhưng mới chỉ dừng
lại ở từng nội dung cụ thể mà không có điều kiện để giải quyết toàn diện
và sâu sắc về mọi khía cạnh của hoạt động mua bán doanh nghiệp. Vì vậy,
nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn, đầy đủ, toàn diện và có hệ thống hơn
về hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
là thực sự cần thiết.
Tác giả luận án sẽ đánh giá pháp luật về mua bán doanh nghiệp theo
hai góc nhìn: (i) mua bán doanh nghiệp là quyền tự do kinh doanh, theo đó
luận án chỉ rõ khung khổ pháp lý để thực hiện thủ tục mua bán doanh
nghiệp; (ii) mua bán doanh nghiệp dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật
cạnh tranh, những nội dung của Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm
2012 sẽ được tác giả tham khảo để đưa ra những nhận định riêng của cá
nhân nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam.
Luận án sẽ phân tích để nhận diện quan hệ mua bán doanh nghiệp trên cơ
sở đánh giá các nội dung nghiên cứu về M&A kết hợp với việc phân tích
quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp, quy định về M&A của một
số nước. Đây là nội dung tiếp cận mua bán doanh nghiệp của luận án khác
với nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp của các công trình khoa học của
các tác giả trong và ngoài nước.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP VÀ
PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về mua bán doanh nghiệp
1.1.1. Quan niệm về mua bán doanh nghiệp
Trên cơ sở phân tích cách hiểu và về mua bán doanh nghiệp ở một số
quốc gia, quy định của Luật Cạnh tranh (2004), Luật Doanh nghiệp
(2005), luận án đã đưa ra quan niệm về mua bán doanh nghiệp như sau:
Mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển
nhượng toàn bộ vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối
cho bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu
9
toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp và kiểm soát được hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp được mua lại.
1.1.2. Đặc điểm của mua bán doanh nghiệp
Một là, đối tượng của quan hệ mua bán là doanh nghiệp với tính chất
là “hàng hóa” đặc biệt trong quan hệ mua bán doanh nghiệp.
Hai là, hệ quả của mua bán doanh nghiệp là bên mua phải kiểm soát
được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu.
Ba là, chủ thể có quyền bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh
nghiệp, chủ thể mua doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua
doanh nghiệp và có quyền mua doanh nghiệp.
Bốn là, hình thức pháp lý ghi nhận các quan hệ mua bán doanh nghiệp
là hợp đồng, có thể là hợp đồng mua bán doanh nghiệp; hợp đồng chuyển
nhượng cổ phần, phần vốn góp chi phối (gọi chung là hợp đồng mua bán
doanh nghiệp).
Bốn là, mua bán doanh nghiệp phải được sự cho phép hoặc thừa nhận,
kiểm soát của các cơ quan nhà nước theo những thủ tục pháp lý nhất định.
Phân biệt mua bán doanh nghiệp với một số quan hệ pháp luật
Phân biệt mua bán doanh nghiệp và cho thuê, tặng cho doanh nghiệp,
quan hệ mua nợ của doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp khác với cho thuê doanh nghiệp. Trong quan
hệ cho thuê doanh nghiệp, bên cho thuê doanh nghiệp không chuyển
quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên thuê. Bên thuê doanh nghiệp chỉ có
quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng
thuê doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan. Mua bán
doanh nghiệp khác với tặng cho doanh nghiệp. Quan hệ mua bán doanh
nghiệp là việc bên bán chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua,
bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán (có đền bù). Đối với quan hệ
tặng cho doanh nghiệp, bên tặng cho doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu
doanh nghiệp cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù; bên được
tặng cho đồng ý nhận doanh nghiệp mà không phải thanh toán. Mua bán
doanh nghiệp khác với mua nợ của doanh nghiệp vì mua bán doanh nghiệp
là việc chuyển quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua nhưng quan hệ
mua nợ chỉ làm thay đổi chủ nợ mà không làm thay đổi chủ sở hữu của
doanh nghiệp. Ngoại lệ từ mua nợ trở thành mua doanh nghiệp là trường
10
hợp chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp thực hiện việc chuyển khoản nợ
thành vốn chủ sở hữu.
Phân biệt mua bán doanh nghiệp và mua bán tài sản doanh nghiệp
Một là: Đối tượng của quan hệ mua bán doanh nghiệp và đối tượng
của quan hệ mua bán tài sản khác nhau. Đối tượng của quan hệ mua bán
tài sản là tài sản của doanh nghiệp mục tiêu. Mua bán tài sản của doanh
nghiệp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu phần tài sản nào đó của từ bên bán
sang bên mua tài sản. Đối tượng của quan hệ mua bán doanh nghiệp là
doanh nghiệp.
Hai là: Chủ thể bán tài sản và chủ thể có quyền bán doanh nghiệp
khác nhau
Doanh nghiệp chỉ là đối tượng của quan hệ mua bán doanh nghiệp,
doanh nghiệp không thể tự bán mình được. Vì vậy, chủ thể có quyền
bán doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Khác với mua bán
doanh nghiệp, theo lý thuyết chung về quyền của chủ sở hữu tài sản đối
với tài sản thì chủ thể có quyền bán tài sản của doanh nghiệp chính là
doanh nghiệp.
Phân biệt mua bán doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp
Đối tượng của mua bán và sáp nhập doanh nghiệp khác nhau: Mua
bán doanh nghiệp là việc chuyển quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần
doanh nghiệp mục tiêu cho bên mua. Sáp nhập doanh nghiệp là việc
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh
nghiệp bị sáp nhập sang doanh nghiệp nhận sáp nhập.
Hệ quả pháp lý sau khi sáp nhập và mua bán doanh nghiệp khác nhau:
Doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại sau khi thực hiện sáp nhập.
Khác với sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp là đối tượng trong thương
vụ mua bán vẫn tồn tại trước và trong và sau quá trình mua bán.
Phân biệt mua bán doanh nghiệp và các hình thức đầu tư tài chính
thông qua chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông
của công ty.
Chỉ được coi là mua bán doanh nghiệp khi việc chuyển nhượng phần
vốn góp dẫn đến hệ quả bên nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp
kiểm soát, chi phối được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu.
11
1.1.3. Tác động của mua bán doanh nghiệp đối với bên bán, bên
mua doanh nghiệp và nền kinh tế- xã hội
Luận án đã đánh giá các tác động khác nhau của mua bán doanh
nghiệp đến nền kinh tế- xã hội, gồm những tác động tích cực đến việc gia
tăng lợi ích kinh tế thu được từ việc thực hiện các thương vụ mua bán
doanh nghiệp. Đồng thời, luận án cũng xem xét ở khía cạnh cạnh tranh thì
mua bán doanh nghiệp là một hành vi tập trung kinh tế, là “cửa ngõ” dẫn
đến việc hình thành các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và có thể
ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường.
1.2. Pháp luật về mua bán doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm pháp luật về mua bán doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp có tính phức tạp, bao trùm tất cả những vấn đề
về tài sản, nguồn vốn, thị trường, thương hiệu, cấu trúc quản lý, nhân sự,
văn hóa… Mua bán doanh nghiệp được nghiên cứu ở góc độ kinh tế, tài
chính, pháp lý và nội dung nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp khác nhau
do tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Pháp luật mua bán doanh nghiệp có thể
được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
* Theo nghĩa rộng: Pháp luật mua bán doanh nghiệp là tổng hợp các
quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các bên tiến hành hoạt động
mua bán doanh nghiệp.
* Theo nghĩa hẹp: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp là hệ thống
các quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh
giữa bên mua, bên bán doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng mua bán
doanh nghiệp và quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
với doanh nghiêp trong việc đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp
hoặc thực hiện kiểm soát Nhà nước về tập trung kinh tế.
Pháp luật về mua bán doanh nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các quy
định cụ thể điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa các bên tham gia thương
vụ mua bán doanh nghiệp. Cụ thể, pháp luật về mua bán doanh nghiệp
theo nghĩa hẹp với nội hàm: quy định về các hình thức mua bán doanh
nghiệp; quy định về chủ thể với vai trò là bên bán, bên mua doanh nghiệp;
quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp; quy định về thủ tục mua bán
12
doanh nghiệp; quy định về kiểm soát doanh nghiệp dưới góc độ của pháp
luật cạnh tranh
1.2.2.