Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (HTX) nói chung, Hợp tác xã nông
nghiệp nói riêng (thành phần kinh tế tập thể), là hình thức tổ chức thích
hợp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Góp phần
phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân
dân, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, đưa tinh thần hợp tác thành
văn hóa trong xã hội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế; kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Trong số các
thành phần kinh tế, kinh tế tập thể có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khuyến khích phát triển kinh
tế tập thể là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.
Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/5/2002 Hội nghị lần thứ 5 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” đã chỉ rõ mục tiêu phát triển kinh
tế tập thể: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa
dạng, trong đó, hợp tác xã là nòng cốt”, “Kinh tế Nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân”. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
IX), tại phiên họp ngày 20/12/2012 Bộ Chính trị (khóa XI) đã đưa ra Kết
luận số 56-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
Khóa IX “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
tập thể”, trong đó yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt
các quan điểm, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết; tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đưa kinh tế tập thể thực sự là
thành phần kinh tế quan trọng, góp phần cùng với kinh tế Nhà nước
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, bảo
đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và đóng góp vào phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước
34 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
PHẠM LƢỢNG
PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP,
QUA THỰC TIỄN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2019
Công trình được hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY PHƢƠNG
Phản biện 1: ........................................:..........................
Phản biện 2: ...................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ họp
tại: Trường Đại học Luật
Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn .................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 4
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................... 4
6. Những đóng góp mới của luận văn ...................................................... 5
7. Ý nghĩa của luận văn ............................................................................ 5
8. Kết cấu luận văn ................................................................................... 5
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT
ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP ........................... 6
1.1. Khái niệm, đặc trưng của hợp tác xã ................................................. 6
1.1.1. Khái niệm hợp tác xã ...................................................................... 6
1.1.2. Đặc trưng của Hợp tác xã ............................................................... 7
1.2. Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển HTX trong nông
nghiệp ...................................................................................................... 10
1.2.1. Vai trò Hợp tác xã trong nông nghiệp .......................................... 10
1.2.1.1. Vai trò kinh tế.. ...................................................................... 10
1.2.1.2. Vai trò xã hội – văn hoá. ....................................................... 10
1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến HTX trong nông nghiệp .................... 10
1.2.2.1. Yếu tố pháp lý: . .................................................................... 10
1.2.2.2. Yếu tố kinh tế: . ..................................................................... 10
1.2.2.3. Yếu tố khoa học, công nghệ: . ............................................... 10
1.2.2.4. Yếu tố văn hoá: ..................................................................... 10
1.2.2.5. Yếu tố tâm lý - xã hội: .......................................................... 10
1.2.2.6. Yếu tố chính trị: . ................................................................... 10
1.2.2.7. Yếu tố môi trường quốc tế: ................................................... 10
1.2.2.8. Yếu tố môi trường sinh thái: ................................................ 10
1.2.2.9. Yếu tố năng lực nội tại của HTX nông nghiệp và mô hình HTX
nông nghiệp: ...................................................................................... 10
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................. 10
Chƣơng 2. PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỢP TÁC XÃ, THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP, TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....................................... 11
2.1. Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã .................... 11
2.1.1. Những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của hợp tác xã . 11
2.1.1.1. Quy định về hợp tác xã .............................................................. 11
2.1.1.2. Quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã ................................................ 11
2.1.1.3. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã, liên hợp tác xã ..... 11
2.1.1.4. Thủ tục đăng ký kinh doanh ....................................................... 11
2.1.1.5. Thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã ................................... 11
2.1.1.6. Kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát hợp tác xã ............... 11
2.1.1.7. Những người sau đây không được là thành viên hội đồng quản
trị, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc giám đốc (tổng giám
đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: ..................................................... 11
2.1.2. Cơ cấu, tổ chức hợp tác xã: ........................................................... 11
2.1.3. Quy trình thành lập, giải thể hợp tác xã ........................................ 11
2.1.3.1. Về thành lập Hợp tác xã ............................................................. 11
2.1.4. Những ưu điểm,hạn chế của pháp luật về tổ chức và hoạt động của
hợp tác xã ................................................................................................ 11
2.1.4.2. Hạn chế ....................................................................................... 12
2.1.5. Nguyên nhân của những khó khăn ................................................ 15
2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ khi có luật hợp tác xã 1996 đến nay . 15
2.2.1. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm .................................... 15
2.2.1.1. Về số lượng hợp tác xã............................................................... 15
2.2.1.2. Về thành viên, lao động, trình độ cán bộ quản lý liên hiệp hợp
tác xã ........................................................................................................ 15
2.2.1.3. Tình hình hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ............... 15
2.2.2. Hạn chế, vướng mắc ...................................................................... 16
2.3. Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp trong nước và nước
ngoài, bài học cho tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................. 16
2.3.1. Kinh nghiệm của một số HTX nông nghiệp nước ngoài .............. 16
2.3.1.1. Mô hình hợp tác xã ở Nhật Bản ................................................. 16
2.3.1.2. Mô hình hợp tác xã ở Ấn Độ ..................................................... 16
2.3.1.3. Mô hình Hợp tác xã ở Thái Lan ................................................. 16
2.3.1.4. Mô hình Hợp tác xã ở Malaixia ................................................. 16
2.3.2. Kinh nghiệm của một số HTX nông nghiệp ở trong nước ........... 16
2.3.3. Bài học cho tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................. 17
1.3.3.1.Về phát triển hợp tác xã .............................................................. 17
1.3.3.2. Về phát triển nền nông nghiệp hiện đại ..................................... 17
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................... 17
Chƣơng 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP . 19
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về tổ chức và
hoạt động hợp tác xã ............................................................................... 19
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt
động của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế ............................................................................................... 19
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động hợp tác xã ........... 19
3.2.1.1. Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi
hành Luật Hợp tác xã năm 2012 ............................................................. 19
3.2.1.2. Về đề nghị sửa đổi bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012 ........... 20
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả về tổ chức và hoạt động hợp tác xã 21
3.2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, học tập nâng cao nhận thức
về kinh tế tập thể và HTX kiểu mới ....................................................... 21
3.2.2.2. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng các cấp, trách nhiệm của
các cơ quan quản lý nhà nước, của Liên minh HTX tỉnh và Ban chỉ đạo
phát triển kinh tế tập thể ......................................................................... 21
3.2.2.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển
Hợp tác xã ............................................................................................... 21
3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, xây dựng và nhân
rộng mô hình HTX kiểu mới .................................................................. 21
3.2.2.5. Phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể ............................. 21
Tiểu kết Chương 3 .................................................................................. 22
KẾT LUẬN ............................................................................................ 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 26
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã (HTX) nói chung, Hợp tác xã nông
nghiệp nói riêng (thành phần kinh tế tập thể), là hình thức tổ chức thích
hợp để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Góp phần
phát triển kinh tế- xã hội, cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân
dân, xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, đưa tinh thần hợp tác thành
văn hóa trong xã hội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế; kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Trong số các
thành phần kinh tế, kinh tế tập thể có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Khuyến khích phát triển kinh
tế tập thể là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.
Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 18/5/2002 Hội nghị lần thứ 5 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” đã chỉ rõ mục tiêu phát triển kinh
tế tập thể: “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa
dạng, trong đó, hợp tác xã là nòng cốt”, “Kinh tế Nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân”. Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa
IX), tại phiên họp ngày 20/12/2012 Bộ Chính trị (khóa XI) đã đưa ra Kết
luận số 56-KL/TW về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
Khóa IX “Về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
tập thể”, trong đó yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện tốt
các quan điểm, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết; tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đưa kinh tế tập thể thực sự là
thành phần kinh tế quan trọng, góp phần cùng với kinh tế Nhà nước
ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, bảo
đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và đóng góp vào phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm giai đoạn
2011- 2020, trên cơ sở nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của
hợp tác xã kiểu mới, tại kì họp thứ 4 Quốc hội khoá XIII đã thông qua
luật Hợp tác xã sửa đổi (ngày 20-11-2012), có hiệu lực thi hành từ ngày
01-7-2013. Trong 05 năm qua, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
2
hội 5 năm năm giai đoạn 2016 – 2020, Luật HTX năm 2012 và các văn
bản hướng dẫn thi hành luật HTX, chủ trương của Đảng về phát triển
kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một trong những chủ trương,
biện pháp quan trọng để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Đến nay, hầu hết các địa phương trong cả nước đều đã tập
trung chỉ đạo chuyển đổi HTX kiểu cũ sang HTX kiểu mới cho phù hợp
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc điểm của
hộ kinh tế cá thể dựa trên quyền tự chủ sản xuất kinh doanh.
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương, sự vận
dụng sáng tạo đường lối đổi mới HTX của cấp uỷ Đảng, chính quyền
các cấp, việc chuyển đổi các HTX đã diễn ra hết sức đa dạng và phong
phú. Đáng chú ý là đã xuất hiện nhiều mô hình HTX trong nông nghiệp
kiểu mới làm ăn có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của các hộ
thành viên, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, hữu cơ và thực hiện tác cơ cấu ngành nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới. Do vậy, việc nghiên cứu Luật hợp tác xã nói
chung, thực tiễn tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực
nông nghiệp sau đại hội chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 vẫn
là vấn đề cấp bách cả về lí luận và thực tiễn.
Thừa Thiên Huế là tỉnh nông nghiệp ở vùng đồng bằng duyên hải
Bắc Trung bộ, có nhiều điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho việc
phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, hữu cơ, ứng dụng
công nghệ cao. Từ khi luật HTX năm 2102 đi vào thực tiễn, cùng với cả
nước, các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát
triển đáng ghi nhận, đáp ứng được một phần nhu cầu của những người
lao động, hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp
quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy
nhiên, trong quá trình tổ chức và hoạt động các HTX nông nghiệp ở
Thừa Thiên Huế còn bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Thực tế, qua qua
hơn 5 năm triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 việc chuyển
đổi của nhiều HTX nông nghiệp còn mang nặng tính phục vụ (bình mới,
rượu cũ), phát triển chậm chạp, doanh thu và lợi nhuận thấp; khó khăn
trong việc huy động vốn và vận động tích tụ ruộng đất để thực hiện xây
dựng cánh đồng lớn, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; vai trò bà đỡ
cho người nông dân của HTX chưa thực sự được phát huy đã dẫn đến
ngay trong HTX một thực tế phổ biến đó là: tổ chức và hoạt động theo
Luật HTX năm 2012 sau khi thực hiện chuyển đổi còn lúng túng, khó
khăn trong huy động vốn, chưa thu hút được nguồn nhân lực trẻ có trình
3
độ vào làm việc; tình trạng “Được mùa - Mất giá và Được giá - Mất
mùa”, “Đầu vào thì có nhiều người mua - Đầu ra thì có nhiều người
bán” vẫn còn diễn ra phổ biến trong các HTX nông nghiệp; lợi ích đem
lại cho các thành viên chưa nhiều, số người lao động thực sự tham gia
còn ít Có nhiều nguyên nhân để lí giải cho thực trạng đó của HTX
nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế và khắc phục được những khó khăn này
sẽ giúp HTX nông nghiệp phát triển có hiệu quả, phát huy vai trò hỗ trợ
đắc lực cho kinh tế hộ và kinh tế tập thể gắn với quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Với lí do đó, tôi chọn đề
tài:“Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông
nghiệp,qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ Luật,
chuyên ngành Luật Kinh tế, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề
đang đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu
Đây là mảng đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong quá
trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
ở Việt Nam. Trên cơ sở quán triệt nghị quyết của Đảng về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, thi hành Luật Hợp
tác xã và thực tế triển khai mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp, thời
gian vừa qua vấn đề HTX nói chung đã trở thành chủ đề được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau.
Tiêu biểu là những công trình đã được công bố như:
- Bùi Thống Nhất (2010). Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và đề
xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã
nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao
học ngành Kinh tế. Trường Đại học Cần Thơ.
- Dương Ngọc Thành, Nguyễn Công Toàn, Nguyễn Quang Tuyến,
Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Lê Cảnh Dũng và Lâm Huôn (2016).
Nghiên cứu năng lực, hiệu quả sản xuất và xu hướng phát triển HTX
nông nghiệp trong bối cảnh thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long. Đề tài cấp Bộ. Trường Đại học Cần Thơ.
- Hà Thị Thu Hà (2017). Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
hợp tác xã nông nghiệp tỉnh An Giang. Luận văn cao học. Trường Đại
học Cần Thơ.
- Huỳnh Kim Nhân (2017). Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Trà Vinh. Luận văn cao học. Trường
Đại học Trà Vinh.
- Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường (2018) “Xây dựng HTX kiểu mới
gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp” .
4
Cùng một số luận văn, luận án bàn về kinh tế tập thể nói chung,
HTX nói riêng. Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu, đề cập
đến nhiều khía cạnh của HTX, song chưa có đề tài, công trình nào
nghiên cứu cụ thể đối với lĩnh vực pháp luật về tổ chức và hoạt động của
các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, thực tiễn tại tỉnh Thừa Thiên
Huế một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống theo Luật HTX năm
2012.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về HTX,
nghiên cứu thực tiễn tổ chức và hoạt động của HTX ở tỉnh Thừa Thiên
Huế qua đó đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả việc tổ chức và hoạt động của HTX nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo Luật HTX năm 2012.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, Luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về mô hình HTX kiểu
mới;
- Đánh giá thực trạng pháp luật, cũng như thực trạng tổ chức và hoạt
động HTX trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ khi có Luật HTX năm
2012 đến nay;
- Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luật HTX năm 2012;
- Thực trạng tổ chức và hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh TTH từ
khi có Luật HTX năm 2012 đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luật HTX năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành, thực tiễn tổ
chức và hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế từ khi có luật HTX năm 2012 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng,
chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về HTX
và phát triển HTX trong nông nghiệp.
5
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chú trọng sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn, phân
tích, so sánh, điều tra khảo sát (từ nguồn số liệu từ Sở Nông nghiệp –
PTNT và Liên minh HTX tỉnh Thừa Thiên Huế); trao đổi với một số cán
bộ lãnh đạo của tỉnh, cán bộ quản lý HTX; kinh nghiệm các HTX nông
nghiệp trong và ngoài tỉnh,cụ thể:
+ Đối với phương pháp tổng kết thực tiễn: chủ yếu sử dụng cho
chương 2, chương 3 của luận văn.
+ Đối với phương pháp phân tích: sử dung cho cả 3 chương của
luận văn.
+ Đối với phương pháp so sánh: chủ yếu sử dụng cho chương 1,
chương 2 của luận văn.
+ Đối với phương pháp điều tra khảo sát: chủ yếu sử dung cho
chương 2 của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận vă