Theo cách tiếp cận hệ thống của chuyên ngành Phân bố lực
lượng sản xuất và phân vùng kinh tế, luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát
triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông
Hồng” tập trung vào nghiên cứu những vấn đề quan trọng sau đây:
+ Tổng hợp những vấn đề lý thuyết để tiến hành nghiên cứu
luận án, bao gồm nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu
kinh tế ven biển (KKTVB), các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền
vững KKTVB, đánh giá phát triển bền vững đối với KKTVB.
+ Đánh giá thực trạng phát triển các KKTVB vùng đồng bằng
sông Hồng (ĐBSH) trên quan điểm phát triển bền vững; Thử nghiệm
đánh giá đánh giá các tiêu chí bền vững đối với các KKTVB vùng ĐBSH.
14 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng Sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐOÀN HẢI YẾN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
(Phân bố lực lượng sản xuất và phân vùng kinh tế)
Mã số: 62340410
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2016
2
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Bùi Tất Thắng
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà
PHẢN BIỆN:
1. TS. Đỗ Nam Thắng
2. TS. Phí Vĩnh Tường
3. TS. Ngô Thúy Quỳnh
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Vào hồi: ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại học Kinh tế quốc dân
3
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Theo cách tiếp cận hệ thống của chuyên ngành Phân bố lực
lượng sản xuất và phân vùng kinh tế, luận án Tiến sĩ kinh tế “Phát
triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng sông
Hồng” tập trung vào nghiên cứu những vấn đề quan trọng sau đây:
+ Tổng hợp những vấn đề lý thuyết để tiến hành nghiên cứu
luận án, bao gồm nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu
kinh tế ven biển (KKTVB), các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền
vững KKTVB, đánh giá phát triển bền vững đối với KKTVB.
+ Đánh giá thực trạng phát triển các KKTVB vùng đồng bằng
sông Hồng (ĐBSH) trên quan điểm phát triển bền vững; Thử nghiệm
đánh giá đánh giá các tiêu chí bền vững đối với các KKTVB vùng
ĐBSH.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các
KKTVB vùng ĐBSH trong những năm tới.
Luận án có 180 trang, trong đó nội dung chính có 150 trang, 11
bảng và biểu đồ, 16 hình, 8 phụ lục. Ngoài phần mở đầu, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được
trình bày trong 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài (22 trang).
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững
các khu kinh tế ven biển (48 trang).
Chương 3. Thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển vùng
đồng bằng sông Hồng theo quan điểm bền vững (58 trang).
Chương 4. Định hướng và giải pháp phát triển các khu kinh tế
ven biển vùng Đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững đến năm
2020 và những năm tiếp theo (22 trang).
4
Các kết quả chính mà luận án đã đạt được:
Luận án đã làm rõ các khái niệm về khu kinh tế, khu kinh tế
ven biển; đồng thời căn cứ trên khung lý thuyết phát triển bền vững
(PTBV) và tiêu chí đánh giá PTBV, Luận án đã luận giải nội hàm của
PTBV các khu kinh tế ven biển từ góc độ chuyên ngành Phân bố lực
lượng sản xuất và phân vùng kinh tế theo hướng tiếp cận hiện đại;
làm rõ nội dung, bản chất của phát triển bền vững khu kinh tế ven
biển; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững khu kinh tế ven
biển; đánh giá phát triển bền vững đối với khu kinh tế ven biển; đề
xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế
ven biển.
Trên cơ sở hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các
khu kinh tế ven biển đã đề xuất, Luận án đánh giá thực trạng phát
triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng
sông Hồng nói riêng; thử nghiệm đánh giá các yếu tố bền vững –
không/ chưa bền vững của các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng
sông Hồng; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
đồng thời đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các
khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm
tới.
2. Lý do chọn đề tài
Việc phát triển các KKTVB đang còn là vấn đề mới mẻ ở Việt
Nam, do vậy những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này còn rất ít.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu luận cứ khoa học đối với sự phát triển
bền vững các KKTVB vùng ĐBSH là vừa có tính lý luận vừa có tính
thực tiễn cao. NCS hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ góp một phần
nhỏ bé thảo luận khoa học về các giải pháp huy động được tốt hơn
nguồn lực để phát triển bền vững các KKTVB trong thời gian tới.
5
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến phát triển các KKT, luận án có đóng góp về
mặt lý luận và học thuật, trong đó đề xuất mới về nội dung, bản chất
của phát triển bền vững KKTVB, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
bền vững KKTVB, đánh giá phát triển bền vững đối với KKTVB.
Bên cạnh đó, luận án cũng đã có đóng góp về mặt thực tiễn, trong đó
đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững các KKTVB
vùng ĐBSH trong những năm tới.
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những
nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển các
KKTVB theo hướng phát triển bền vững.
- Đề xuất hệ thống tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các
KKTVB theo hai nhóm: (i) Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội
tại; (ii) Tiêu chí đánh giá tác động lan toả.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn của một số quốc gia đã thành
công trong việc phát triển các KKT (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn
Độ), từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam về phát triển các KKT
theo hướng bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển các KKT ở
nước ta nói chung và các KKTVB vùng ĐBSH trong thời gian qua,
bao gồm những kết quả đạt được, những bất cập trong việc phát triển
các KKTVB. Thử nghiệm đánh giá đánh giá các tiêu chí bền vững
đối với các KKTVB vùng ĐBSH trên cơ sở hệ thống tiêu chí phát
triển bền vững các KKTVB đã đề xuất.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KKTVB vùng
ĐBSH theo hướng bền vững để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến
lược Biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
6
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển bền vững
các KKTVB vùng ĐBSH, trong đó tập trung nghiên cứu vào hai
KKTVB là Vân Đồn (Quảng Ninh) và Đình Vũ - Cát Hải (Hải
Phòng). Trên cơ sở phân tích những lợi thế, chức năng đặc thù và khả
năng phát triển của các KKT này, tác giả đề xuất hệ thống những tiêu
chí cơ bản để đánh giá sự phát triển bền vững các KKTVB vùng
ĐBSH tới năm 2020 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, luận án nghiên cứu phát triển bền vững vùng
ĐBSH, trong đó có 2 tỉnh, thành phố: Hải Phòng và Quảng Ninh là
nơi có KKTVB. Về thời gian, luận án nghiên cứu sự phát triển của
các KKTVB vùng ĐBSH từ khi được thành lập đến nay, chủ yếu là
từ năm 2010 đến 2015, ngoài ra, trong một số phần của luận án sẽ sử
dụng kết quả dự báo đến năm 2020 của các cơ quan dự báo công bố
gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
► Câu hỏi nghiên cứu:
• Luận giải việc xây dựng các KKTVB vùng ĐBSH dựa trên
những căn cứ lý thuyết và thực tiễn nào? Cần có những điều kiện gì
để tiến hành xây dựng các KKTVB?
• Tiêu chí xác định vấn đề phát triển các KKTVB nhằm đảm
bảo mục tiêu phát triển bền vững là gì? Những kết quả đã đạt được,
những tồn tại trong phát triển các KKTVB vùng ĐBSH và nguyên
nhân?
• Định hướng và giải pháp thực hiện phát triển các KKTVB
vùng ĐBSH theo hướng bền vững như thế nào?
►Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các phương pháp sau
đây: Phương pháp nghiên cứu tại bàn (chương 1); phương pháp đánh
giá tổng hợp (chương 3); phương pháp SWOT (chương 3); phương
pháp quy nạp (chương 2); phương pháp chuyên gia (chương 3+4);
7
phương pháp phân tích chính sách (chương 2+3) và một số phương
pháp khác như thống kê mô tả và so sánh, dự báo xu thế phát triển,...
►Nguồn số liệu: Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu
là số liệu thứ cấp, bao gồm: Số liệu thống kê; Số liệu khảo sát của các
cơ quan nghiên cứu; Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các
cuộc hội thảo, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển bền vững
Trên thế giới, có một số nghiên cứu điển hình về phát triển bền
vững như Mayer (2008) [101], O’Connor (2006) [102] và Atkinson
(1999) [85] đề xuất đánh giá phát triển bền vững theo 4 chiều hoặc 6
hệ thống chỉ tiêu.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều nghiên cứu điển hình liên quan đến
PTBV như: Lê Xuân Bá (2010) [4], Bùi Tất Thắng (2006) [63]. Các
nghiên cứu này đã chỉ ra rằng: để thực hiện phát triển bền vững về
mặt kinh tế thì tốc độ tăng trưởng phải cao và quan trọng là phải có
sự thay đổi về cơ cấu kinh tế cùng với việc nâng cao đời sống của
dân chúng và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên. Liên
quan đến các tiêu chí đánh giá PTBV, Lê Hà Thanh và cộng sự
(2014) [60] đã đề xuất hai nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
khu cụm công nghiệp gồm: (i) các tiêu chí đánh giá phát triển bền
vững nội tại; và (ii) các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa. Trong đó:
nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại xem xét các yếu tố
chủ quan của cụm ngành công nghiệp; nhóm tiêu chí đánh giá tác
động lan tỏa xem xét các tác động ở ba lĩnh vực phát triển bền vững
là kinh tế, xã hội và môi trường.
Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu quốc tế và trong nước,
một số công trình nghiên cứu đồng thuận khi nhận định rằng ngoài ba
tiêu chí về PTBV đối với một quốc gia (kinh tế, xã hội và môi
trường), đối với chủ thể của nền kinh tế (như KCN, KKT, đặc KKT)
8
thì để PTBV cần phải đáp ứng thêm những tiêu chí về thể chế hay cụ
thể hóa thành những tiêu chí như cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng tiến bộ,...
1.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển khu kinh
tế và khu kinh tế ven biển
Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề phát triển KKT
nói chung và KKTVB nói riêng, trong đó điển hình là: Farole, T. và
G. Akinci (2011) [99] đề cập đến ba vấn đề hết sức quan trọng đối
với các nhà hoạch định chính sách, đó là: Làm thế nào để làm cho
KKT thành công trong việc thu hút các doanh nghiệp để tạo công ăn
việc làm; Làm thế nào để đảm bảo rằng các KKT bền vững về mặt
kinh tế và mang lại tác động tích cực, trong đó có việc tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu và cải cách
kinh tế; Làm thế nào để đảm bảo rằng các KKT bền vững về thể chế,
xã hội và môi trường. Trong khi đó, nghiên cứu của FIAS (2008)
[98] lại phân tích những xu thế phát triển chủ yếu liên quan đến loại
hình KKT giúp cho các nhà hoạch định chính sách có thể thiết kế và
tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các KKT nhằm tối đa hóa lợi
ích cho toàn nền kinh tế.
Ở Việt Nam, phát triển các KKTVB là chủ trương mới của
Đảng, do vậy các tài liệu chuyên sâu về vấn đề này còn rất ít, đặc biệt
là những nghiên cứu về phát triển KKTVB vùng ĐBSH. Hầu hết các
thông tin được phổ biến công khai chỉ chủ yếu là các báo cáo của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và một số đề tài khoa học của Viện Khoa học xã
hội Việt Nam; còn các nghiên cứu khác thì mới chỉ ở dạng các bài
viết hoặc bài tham luận tại các cuộc hội thảo, hoặc có liên quan được
đề cập rất ngắn trong các nghiên cứu về quy hoạch vùng ĐBSH hay
kế hoạch phát triển KTXH của đất nước.
Đã có các nghiên cứu điển hình của Nguyễn Quang Thái
(2010) [58], Võ Đại Lược (2010) [35], Bùi Tất Thắng (2010) [62],
v.v Các tác giả cho rằng có thể nghiên cứu lựa chọn một vài khu
xây dựng thành các KKT tự do ven biển, nhằm tạo ra sự đột phá đủ
9
lớn, mở ra một thời kỳ phát triển kinh tế biển với mục tiêu “trở thành
quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”. Thêm vào đó, cần nghiên
cứu sâu hơn các lĩnh vực thế mạnh đặc thù để hướng sự phát triển
của mỗi khu vào một số lĩnh vực được chuyên môn hóa.
1.3. Một số nghiên cứu liên quan đến chủ đề Phát triển KTXH
vùng ĐBSH
Những nghiên cứu riêng về phát triển kinh tế - xã hội vùng
ĐBSH không nhiều, chủ yếu chỉ là các báo cáo tình hình phát triển
địa phương thuộc vùng ĐBSH do các Viện nghiên cứu hoặc các Vụ
chuyên ngành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện; thêm vào đó, có
một số đề tài khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Ngoài
ra, có một số nghiên cứu khác như luận án tiến sĩ hoặc thạc sĩ về một
lĩnh vực chuyên ngành hẹp trong vùng ĐBSH, một số bài viết ở dạng
tham luận hội thảo, hoặc phân tích ngắn liên quan đến các vùng,
trong đó có so sánh với vùng ĐBSH. Có thể kể đến một số nghiên
cứu sau đây:
Một báo cáo nghiên cứu năm 2005 [40] của Nhóm Hành động
chống đói nghèo dựa trên kết quả bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia
đình tập trung đánh giá thực trạng nghèo ở vùng ĐBSH. Bùi Trinh
(2012) [89] đã sử dụng mô hình I/O liên vùng với số liệu thống kê
năm 2001 để phân tích tác động của chính sách đối với 7 vùng và 10
nhóm ngành tổng hợp, trong đó có vùng ĐBSH. Trần Thị Huyền
Trang, Phạm Thị Phương Nga (2014) [69] đã chỉ ra một số lợi thế so
sánh nổi trội của vùng ĐBSH v.v... Về lâu dài, cần phát triển các
ngành kinh tế theo hướng chuyển dần từ lợi thế tĩnh sang lợi thế động
để thực hiện thành công quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
vùng ĐBSH. Vũ Thị Hoài Thu (2013) [66] lấy Nam Định làm địa bàn
đã tập trung nghiên cứu vấn đề sinh kế bền vững ở vùng ven biển
ĐBSH trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
1.4. Những vấn đề đặt ra đối với nghiên cứu phát triển bền vững
KKTVB
10
Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả xác định
những vấn đề đặt ra mà luận án cần tập trung giải quyết như sau: Một
là, hệ thống hóa, luận giải và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển KKT và KKTVB. Hai là, phân tích và đánh
giá thực trạng tình hình phát triển các KKTVB vùng ĐBSH. Thử
nghiệm đánh giá các tiêu chí bền vững đối với các KKTVB vùng
ĐBSH. Ba là, đề xuất định hướng phát triển, mô hình và phương thức
quản lý và giải pháp phát triển KKTVB vùng ĐBSH theo hướng bền
vững đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
♣ Kết luận chương 1:
Trong chương 1, qua quá trình làm tổng quan tình hình nghiên
cứu, tác giả nhận thấy đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về
chủ đề PTBV và phát triển các KKTVB, nhưng vẫn chưa có nhiều
những công trình trực tiếp nghiên cứu về phát triển bền vững các
KKTVB ở khu vực ĐBSH. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay khi
yêu cầu phát triển đặt ra là cần tập trung nguồn lực để đẩy nhanh lộ
trình CNH, HĐH phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, mở ra
một tư duy phát triển kinh tế biển Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng
có thể lựa chọn nghiên cứu vấn đề phát triển các KKTVB vùng
ĐBSH, trong đó tập trung nghiên cứu vào hai KKTVB là Vân Đồn
và Đình Vũ - Cát Hải để đánh giá những lợi thế và bất lợi, những cơ
hội và thách thức đối với yêu cầu phát triển, nghiên cứu sâu hơn
những thế mạnh đặc thù để hướng sự phát triển của mỗi KKT vào
một số lĩnh vực được chuyên môn hóa, từ đó phân tích và đánh giá
những ảnh hưởng/tác động lan tỏa của các KKT này đối với sự phát
triển của cả vùng ĐBSH nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU KINH TẾ VEN BIỂN
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các khu kinh tế
2.1.1. Về vấn đề phát triển bền vững
11
● Khái niệm: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp
ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến
những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." (Báo
cáo Brundtland)
● Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững
+ Bền vững về kinh tế:
+ Bền vững về xã hội:
+ Bền vững về môi trường:
● Một số bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV phổ biến trên thế giới và ở
Việt Nam: Bộ tiêu chí Phát triển bền vững Dow Jones (Phụ lục 1); Bộ
tiêu chí của Tổ chức Sáng kiến toàn cầu (Phụ lục 2); Bộ tiêu chí của
Liên Hợp Quốc (Phụ lục 3); Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá PTBV địa
phương giai đoạn 2013-2020 của Việt Nam (Phụ lục 4).
2.1.2. Về vấn đề phát triển các khu kinh tế
● Khái niệm về khu kinh tế
Theo nghĩa rộng, KKT là một khu vực có ranh giới địa lý xác
định, có không gian kinh tế riêng biệt, được áp dụng những chính
sách đặc biệt để thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài với
những chế độ ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất.... KKT là một đơn vị
hành chính riêng thực hiện quản lý toàn diện về kinh tế, xã hội, môi
trường
Ở Việt Nam, KKT là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt
với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà
đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện,
trình tự và thủ tục quy định.
● Các loại hình khu kinh tế
Có nhiều loại hình KKT trên thế giới như: KKT đặc biệt, KKT
tự do, KKT mở, KKT cửa khẩu, KKTVB Trong đó, KKTVB
thường được xây dựng ở những vị trí đắc địa ven bờ biển gắn với các
cảng biển tốt, được hỗ trợ bằng các chính sách và biện pháp ưu đãi
đặc biệt với kỳ vọng có thể thu hút đầu tư cao, tạo đột phá phát triển
mạnh và có sức lan tỏa nhanh.
12
● Đặc điểm và vai trò của các khu kinh tế
Đặc điểm: Về không gian, KKT được thành lập trên cơ sở diện
tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý kinh tế thuận lợi. Về quy hoạch tổng thể: KKT được chia thành
khu phi thuế quan và khu thuế quan.
Đặc trưng cơ bản: Tính kết nối, lan tỏa; Tính đồng bộ, nội tại;
Tính tiên phong, định hướng.
Vai trò: Là những cửa mở lớn thu hút các nguồn lực bên ngoài
và tạo ra những điểm tăng trưởng nổi bật có sức lan tỏa mạnh mẽ; là
hạt nhân và là động lực phát triển KTXH ở quy mô vùng trong chiến
lược phát triển quốc gia.
● Tiêu chí lựa chọn ban đầu để đề xuất hình thành KKT
- Về vị trí xây dựng KKT: Vị trí địa chiến lược; cơ sở hạ tầng
thuận lợi; nguồn nhân lực dồi dào; hạ tầng xã hội hấp dẫn; chi phí
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp và có thể được các địa
phương hỗ trợ tạo điều kiện.
- Về quy mô KKT: Có không gian phát triển đủ lớn (trên
10.000 ha đến trên 20.000 ha);
Ngoài ra, KKTVB còn được thiết kế phát triển dựa trên những
lợi thế và chức năng đặc thù.
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển bền vững các KKTVB
2.2.1. Quan điểm và định hướng PTBV của Việt Nam
Quan điểm chung cho giai đoạn 2011-2020 là phát triển hài
hòa ba trụ cột của phát triển bền vững (về kinh tế, xã hội và môi
trường) phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
2.2.2. Về nội hàm PTBV các khu kinh tế ven biển
Hiện tại, chưa có tổ chức nào hoặc nghiên cứu nào đưa ra khái
niệm riêng về phát triển bền vững các KKTVB. Tuy nhiên, trên cơ sở
khái niệm và tiêu chí chung đánh giá phát triển bền vững, tác giả cho
rằng có thể luận giải một cách cơ bản nhất về nội dung phát triển bền
vững các KKTVB. Đó là:
13
Phát triển bền vững các KKTVB là sự phát triển đảm bảo sự
kết hợp chặt chẽ giữa bền vững về kinh tế với bền vững về xã hội và
bền vững về môi trường trong nội tại các KKTVB và có tác động lan
tỏa tích cực đến sự phát triển bền vững của địa phương, của vùng và
của quốc gia.
Quá trình phát triển bền vững các KKT cũng dựa trên thành
quả của bốn thành tố căn bản: bền vững kinh tế, bền vững xã hội, bền
vững môi trường, bền vững thể chế.
2.2.3. Một số tiêu chí để xác định các KKTVB có tiềm năng và lợi
thế vượt trội ở Việt Nam
Một số tiêu chí cơ bản đối với các KKT có điều kiện về tiềm
năng và lợi thế vượt trội ở Việt Nam: (i) Là KKTVB hoặc một phần
của KKTVB; (ii) Thuộc khu vực có không gian tương đối độc lập;
(iii) Có quy mô diện tích từ 40.000 ha trở lên; (iv) Nằm trong phạm
vi một đơn vị hành chính cấp huyện; (v) Nằm trên các trục hành lang
kinh tế liên khu vực và quốc tế; (vi) Nằm trong các vùng kinh tế
trọng điểm của quốc gia; (vii) Có mục tiêu và định hướng phát triển
rõ ràng, khả năng phát triển đa ngành, đa lĩnh vực; (viii) Có khả năng
phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược; (ix) Có khả năng
phát triển thành trung tâm trung chuyển hàng hóa, hành khách quốc
tế; (x) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư mang tính động
lực.
2.2.4. Đề xuất một số t