Tóm tắt Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam

Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển. Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước CN theo hướng hiện đại. Tuy vậy, tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất CN lại đang có dấu hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương (2013), năm 1995 VA/GO toàn ngành công nghiệp là 42,5%; đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%; năm 2007 đạt 26,3%; năm 2010 đạt 23,4%; năm 2013 đạt 21,7%. Một trong những lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT. Đến năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” do Chính phủ đưa ra, đã được sử dụng rộng rãi ở VN. Đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các DN sản xuất VN. Cấp độ khoa học công nghệ và tốc độ phát triển của các ngành đã tăng nhanh. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các DN, sự trợ giúp của Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trình độ phát triển CNHT của VN còn thấp xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Việc tìm ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển hợp lý CNHT vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản để công nghiệp VN phát triển. Trước những bối cảnh đó, phát triển CNHT, nhất là những ngành đòi hỏi phải sử dụng khoa học và công nghệ cao đang là thách thức lớn đặt ra cho VN. Nhằm cụ thể và thực tiễn hóa các nội dung nghiên cứu, đề tài được giới hạn vào CNHT ngành XDDD, như là một trường hợp nghiên cứu điển hình. XDDD là ngành có tính đại diện cao cho một quốc gia đang phát triển có dân số đông, nhu cầu nhà ở là hết sức cần thiết. Cùng với việc nâng cao trình độ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển bền vững.nền CNHT phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài một cách bền vững. Trước thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận án tiến sĩ của mình

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam đang trên đà đổi mới và phát triển. Sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước CN theo hướng hiện đại. Tuy vậy, tỷ lệ gia tăng trong giá trị sản xuất CN lại đang có dấu hiệu đi xuống. Theo Bộ Công Thương (2013), năm 1995 VA/GO toàn ngành công nghiệp là 42,5%; đến năm 2000 tỷ lệ này chỉ còn 38,45%; năm 2005 còn 29,63%; năm 2007 đạt 26,3%; năm 2010 đạt 23,4%; năm 2013 đạt 21,7%. Một trong những lý do quan trọng của tình trạng này, là sự yếu kém của các ngành CNHT. Đến năm 2011 ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” do Chính phủ đưa ra, đã được sử dụng rộng rãi ở VN. Đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong nhận thức cũng như trong hoạt động của các DN sản xuất VN. Cấp độ khoa học công nghệ và tốc độ phát triển của các ngành đã tăng nhanh. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực từ phía các DN, sự trợ giúp của Chính phủ, các cơ quan chức năng có liên quan, nhưng trình độ phát triển CNHT của VN còn thấp xa so với kỳ vọng và so với yêu cầu. Việc tìm ra nguyên nhân đích thực của tình trạng này, từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển hợp lý CNHT vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa là nhiệm vụ cơ bản để công nghiệp VN phát triển. Trước những bối cảnh đó, phát triển CNHT, nhất là những ngành đòi hỏi phải sử dụng khoa học và công nghệ cao đang là thách thức 2 lớn đặt ra cho VN. Nhằm cụ thể và thực tiễn hóa các nội dung nghiên cứu, đề tài được giới hạn vào CNHT ngành XDDD, như là một trường hợp nghiên cứu điển hình. XDDD là ngành có tính đại diện cao cho một quốc gia đang phát triển có dân số đông, nhu cầu nhà ở là hết sức cần thiết. Cùng với việc nâng cao trình độ khoa học và công nghệ vào sản xuất, phát triển bền vững...nền CNHT phát triển sẽ là yếu tố mạnh nhất để thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài một cách bền vững. Trước thực tế đó, đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu làm luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận án là trên cơ sở khoa học và hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành XDDD Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Lý luận những vấn đề cơ bản về CNHT, trên cơ sở đó vận dụng, làm rõ được các khía cạnh về phát triển CNHT ngành XDDD ở VN. (2) Nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài về phát triển CNHT XD DD để áp dụng thực tiễn ở VN. (3) Nghiên cứu mô hình và xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD ở VN. (4) Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD VN. (5) Đề xuất những giải pháp để phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đến năm 2020. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những vấn đề về phát triển CNHT ngành XDDD VN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu là các DN CNHT trên địa bàn cả nước. - Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp: thu thập trong giai đoạn 2000-2013; Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu từ việc điều tra khảo sát 300 DN CNHT và phỏng vấn sâu 20 cán bộ lãnh đạo ngành XDDD trên cả nước trong giai đoạn 2010 -2012. - Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD; Một số giải pháp cơ bản giúp phát triển CNHT ngành XDDD ở VN. 4. Câu hỏi nghiên cứu (1) Dựa trên những tổng quan nghiên cứu nào để tìm (khoảng trống) hướng nghiên cứu của tác giả? (2) Dựa trên cơ sở lý thuyết nào để xây dựng cơ sở lý luận về phát triển CNHT ngành XDDD? (3) Lựa chọn mô hình/ khung phân tích nào để đánh giá sự phát triển bền vững CNHT ngành XDDD? (4) Áp dụng những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT XDDD vào điều kiện thực tế ở VN? (5) Đánh giá thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD VN qua mô hình nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu như thế nào? (6) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững CNHT ngành XDDD ? 4 (7) Qua thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đã có những thuận lợi, gặp những khó khăn gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng? (8) Cần có những giải pháp gì để phát triển CNHT ngành XDDD ở VN đến năm 2020? 5. Đóng góp mới của luận án Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về công nghiệp hỗ trợ (CNHT), từ đó tác giả phân tích về CNHT ngành xây dựng dân dụng (XDDD) trên các khía cạnh như: Khái niệm CNHT ngành XDDD; Phát triển CNHT ngành XDDD; Vai trò phát triển CNHT ngành XDDD; Các nhân tố tác động đến phát triển CNHT ngành XDDD. Thứ hai: Tác giả đưa ra hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD đó là: phát triển theo chiều rộng (Cấp độ phát triển của các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD; Tốc độ phát triển doanh nghiệp CNHT ngành XDDD trong một thời gian nhất định) và phát triển theo chiều sâu (Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP); Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng; Phát triển bền vững CNHT ngành XDDD; Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD). Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Thứ nhất: Việc phân tích, đánh giá chỉ ra rằng TFP ngành xây dựng: giai đoạn 2001-2005 là 4,33%, giai đoạn 2006 -2008 chiếm 3,73%; giai đoạn 2008 -2010 chiếm 3,74%; giai đoạn 2010-2013 chiếm 4,47%. Kết quả này cho thấy mức độ tác động của các yếu tố lao động, vốn đầu tư trong xây dựng có xu hướng giảm dần. 5 Thứ hai: Kết quả điều tra, khảo sát về cấp độ phát triển khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp CNHT ngành XDDD: doanh nghiệp đánh giá các cấp độ tăng lên, chủ yếu ở cấp độ 3,4,5 ( bao gồm công đoạn gia công + lắp ráp+ chế tạo + thiết kế) và cán bộ lãnh đạo ngành XDDD đánh giá các cấp độ chủ yếu ở cấp độ 1,2,3 (bao gồm gia công thô + gia công chính + lắp ráp một phần). Thứ ba: Luận án xây dựng hàm hồi quy biểu diễn tác động của các nhân tố phát triển bền vững CNHT ngành XDDD: PTBV CNHT ngành XDDD= 0.372*Vốn+ 0.371*KHCN+ 0.352* Thị trường+ 0.318* Chính sách phát triển+0.308* Nguồn nhân lực+ 0.304* Cơ sở hạ tầng+ 0.241* Chính trị văn hóa+ 0.208* Điều kiện tự nhiên+ 0.201* Quan hệ liên kết Phát triển bền vững CNHT ngành XDDD chịu tác động lớn của mức vốn đầu tư, khoa học và công nghệ. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, quan hệ liên kết có tác động nhỏ nhất. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1.Các công trình nghiên cứu trong nước - Hoàng Văn Châu “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam”. CNHT được xem là giải pháp thiết thực để thực hiện theo hướng chủ động của hoạt động kinh tế tránh nhập siêu, CNHT phát triển sẽ giúp DN lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Bên cạnh đó phát triển CNHT còn tạo cơ hội cho DN nhỏ và vừa phát triển mạnh mẽ tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng khắp. Đây chính là nền tảng để phát triển một nền CN tự chủ, hiện đại. Song tác giả chỉ nêu ra những chính sách phát triển CNHT cho VN một cách khái quát, chưa đi vào phân tích cụ thể các chính sách phát triển CNHT ngành XDDD ở VN. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài - Mirian Picinini Méxas , Osvaldo Luiz Gonçalves Quelhas, Helder Gomes Costa, “Prioritization of enterprise resource planning systems criteria: Focusing on construction industry”. Nhóm tác giả sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning). Đầu tiên, dựa trên việc xem xét các tài liệu liên quan đến việc thực hiện và áp dụng các mô hình đa tiêu chuẩn đánh giá của các hệ thống ERP, tập hợp các tiêu chí lựa chọn được đề xuất cho các ứng dụng ERP cho các công ty trong ngành XDDD ở Brazil, nơi có sự thiếu hụt của loại hệ thống này. Sau khi xác nhận của các tiêu chí này bởi một nhóm các công nghệ thông tin, các chuyên gia, 79 người trả lời chủ yếu từ 7 ngành CNXD và công nghệ thông tin tham gia vào một nghiên cứu thực địa để kiểm tra nhận thức về tầm quan trọng của tiêu chí này. 1.1.3. Khoảng trống các nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả: Thực tiễn cho thấy, CNHT nói chung và CNHT ngành XDDD nói riêng ở VN hiện nay còn yếu kém, tồn tại nhiều bất cập, làm giảm cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và giảm cạnh tranh của các sản phẩm CN trong nước. Sự non yếu của CNHT đã trở thành lực cản rất rõ ràng đối với sự phát triển các ngành CN nói chung cũng như các ngành CN mũi nhọn nói riêng. Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta chưa nhìn nhận đúng đắn về ngành CNHT, kể cả Chính phủ lẫn các DN. CNHT chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng của các cấp, các ngành. Vì vậy tác giả cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ một số vấn đề CNHT nói chung và CNHT ngành XDDD nói riêng để thúc đẩy các ngành này phát triển. Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về CNHT ngành XDDD ở VN. Do đó đề tài nghiên cứu không trùng lắp với những công trình nào đã được công bố trước đây. 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 1.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về sự phát triển CNHT ngành XDDD ở VN dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, bài báo, trang web, số liệu tổng cục thống kê, Bộ XD, Vụ VLXD, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo tài chính của các DN CNHT như Kính XD, Xi măng, Vật liệu xây, Vật liệu lợp, Vật liệu ốp lát 8 1.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp Để đánh giá khả năng phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh VLXD trong thời gian tới, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển này, tác giả đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá của các cán bộ lãnh đạo tại 350 DN sản xuất, kinh doanh VLXD, tư vấn –thiết kế-giám sát XD trên thị trường hiện nay, nhằm thu thập ý kiến của đội ngũ này cho các vấn đề trên. Công việc khảo sát được thực hiện tại ba khu vực: Miền Bắc từ Ninh Bình trở ra, số lượng DN khảo sát là 140, miền Nam từ Bình Thuận trở vào, số lượng DN khảo sát là 120, miền Trung là khu vực còn lại, số lượng DN khảo sát là 90. Kết quả thu về, số phiếu khảo sát là 350, tuy nhiên số phiếu hợp lệ là 300 phiếu. Dữ liệu thu được từ 300 phiếu gồm có 115 phiếu của khu vực phía Bắc, 112 phiếu của khu vực phía Nam và 73 phiếu của khu vực miền Trung. 1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu 1.2.2.1.Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp Tác giả thu thập dưới dạng các báo cáo tổng hợp được Bộ XD, Vụ Vật liệu xây dựng, Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và đầu tư, báo cáo tài chính của các DN CNHT. Trong đó có các nội dung về vốn đầu tư, GDP, lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuậncủa các DN CNHT ngành XDDD. 1.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) - Phân tích hồi quy 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG 2.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hỗ trợ 2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hỗ trợ Khái niệm này được đưa ra trong quyết định số 12/2011/QĐ- TTg ban hành ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính Phủ, cụ thể như sau: CNHT là các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành CN sản xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh từ tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. 2.1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp hỗ trợ Thứ nhất: Sự phát triển của CNHT là tất yếu của quá trình phân công lao động xã hội. Thứ hai: CNHT là ngành phức tạp và rộng lớn. Thứ ba: CNHT góp phần tạo nên“ chuỗi giá trị” khi một ngành CN sản xuất hay lắp ráp một sản phẩm nhất định phát triển, cần có một hệ thống các ngành CNHT để cung cấp các chi tiết sản phẩm đó Thứ tư: CNHT không phải là ngành “công nghiệp phụ”. Thứ năm: Thu hút số lượng lớn DN, nhất là các DNNVV 2.1.3. Phân loại công nghiệp hỗ trợ Phân loại CNHT có thể được phân thành các tiêu thức sau: Thứ nhất: Phân loại theo ngành nghề sản xuất ra sản phẩm cuối cùng Thứ hai: Phân loại theo ngành/ công nghệ sản xuất linh kiện 2.1.4.Vai trò của công nghiệp hỗ trợ 2.1.4.1. CNHT là nền tảng cho nền kinh tế: 10 Bảo đảm tính chủ động cho nền kinh tế; Hạn chế nhập siêu; Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính; Phát triển hệ thống DNNVV 2.1.4.2. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp: Một quốc gia có thể tạo ra giá trị gia tăng của các sản phẩm CN khi khu vực thượng nguồn với nguyên phụ liệu, cụm linh kiện được cung ứng ngay trong nội địa. Phát triển CNHT góp phần hiệu quả trong việc khai thác các nguồn lực trong nước, giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên và các sản phẩm chế biến thô. 2.1.4.3. Mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đối với các quốc gia CN trẻ, CNHT thường được hình thành đồng thời với việc tổ chức lắp ráp, sản xuất các sản phẩm CN cuối cùng. Còn đối với các nước đang phát triển, do thiếu vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ, thông thường CN lắp ráp phát triển trước, CNHT hình thành theo sau với tiến trình nội địa hoá các sản phẩm. Quá trình này được các tập đoàn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ của nước sở tại. 2.2. Nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD 2.2.1. Nội dung phát triển CNHT ngành xây dựng dân dụng 2.2.1.1. Nhận dạng CNHT ngành XDDD Theo quan điểm của tác giả: CNHT ngành XDDD bao gồm các ngành tư vấn-thiết kế-giám sát và sản xuất VLXD cơ bản để cấu thành nên sản phẩm nhà ở như:Sắt; thép; xi măng; cát; đá xây dựng; gạch xây dựng và các vật liệu hoàn thiện, trang trí: Kính xây dựng; thạch cao; vật liệu ốp tường; ốp sàn; ốp trần; mái lợp; các loại cửa; 11 sơn chống thấm; gốm sứ; điện các loại; hệ thống dẫn và thoát nước; hệ thống điều khiển và thông tin liên lạc 2.2.1.2. Quan điểm phát triển CNHT ngành XDDD Trong phạm vi của luận án, tác giả đưa ra quan điểm phát triển CNHT ngành XDDD trên hai khía cạnh đó là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD 2.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều rộng a) Cấp độ phát triển của các DN CNHT ngành XDDD Trong phát triển các DN CNHT ngành XDDD, bao gồm các cấp độ như sau: Cấp độ 5 Thiết kế + Sản xuất + Lắp ráp, chế tạo Cấp độ 4 Thiết kế + Sản xuất (1 phần) + Lắp ráp, chế tạo Cấp độ 3 Gia công + Lắp ráp (chế tạo một phần) Cấp độ 2 Gia công chính Cấp độ 1 Gia công thô Hình 2.1: Các cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD b) Tốc độ tăng trưởng DN CNHT ngành XDDD trong một thời gian nhất định Đối với DN CNHT ngành XDDD, tốc độ tăng trưởng DN CNHT ngành XDDD được xác định bằng tỷ lệ phần trăm tăng thêm (hoặc giảm đi) giữa giá trị tổng sản phẩm của các DN CNHT ngành XDDD tạo ra trong năm (theo giá so sánh) so với giá trị tổng sản phẩm của các DN CNHT ngành XDDD của năm trước đó. Tốc độ Giá trị tổng sản phẩm của DN CNHT năm n Phát triển = --------------------------------------------------------x 100 CNHT XDDD Giá trị tổng sản phẩm của DN CNHT năm n-1 12 2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển CNHT ngành XDDD theo chiều sâu a) Tăng năng suất các yếu tố tổng hợp(TFP) Trên phương diện tính toán, TFP chỉ phần trăm tăng GDP sau khi trừ đi phần đóng góp của tăng số lượng lao động và vốn. Xét ở góc độ các yếu tố đầu vào, một nền kinh tế đạt được tăng trưởng dựa chủ yếu vào 3 nhân tố chính: Vốn (K), Lao động (L) và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Với cách tiếp cận này, hàm sản xuất có dạng: Y= F (K, L, TFP) Trong đó Y là thu nhập của nền kinh tế (GDP) b) Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất công nghiệp VLXD. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong CN VLXD được xác định bằng công thức: Tỷ trọng giá trị Giá trị sản phẩm công nghệ cao Sản phẩm = ----------------------------------------- x 100 công nghệ cao Tổng giá trị CN VLXD c) Phát triển bền vững trong CNHT ngành XDDD Trên những cơ sở lý thuyết trên, tác giả phân tích phát triển bền vững trong CNHT ngành XDDD dựa trên 3 trụ cột chính: Về mặt kinh tế; về mặt xã hội; về mặt môi trường. d) Phát triển hệ thống tài chính lành mạnh trong các DN CNHT ngành XDDD Để đánh giá sự phát triển của một DN CNHT ngành XDDD, thì phát triển hệ thống tài chính lành mạnh là một chỉ tiêu quan trọng để các nhà đầu tư biết được chính xác về tình hình tài chính của DN để yên tâm hơn trong đầu tư. Do đó, để biết được tình hình tài chính DN có lành mạnh hay không, ngoài việc phân tích các thông số tài 13 chính DN được công bố, so sánh với các DN khác trong cùng lĩnh vực, phần còn lại phải có sự tìm hiểu (một cách chủ động) các bản giải trình báo cáo kiểm toán 2.2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển CNHT ngành XDDD 2.2.3.1. Các nhân tố trực tiếp Thị trường; Vốn; Khoa học kỹ thuật và công nghệ; Nguồn nhân lực; Điều kiện tự nhiên; Chính trị, văn hóa, xã hội; 2.2.3.2. Các nhân tố gián tiếp Các chính sách của Nhà Nước với phát triển CNHT ngành XDDD; Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu; Cơ sở hạ tầng; Năng lực mỗi quốc gia trong phát triển CNHT; Sự phát triển của tập đoàn đa quốc gia; Vai trò của Chính phủ 2.3. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNHT ngành XDDD trên thế giới và bài học cho Việt Nam - Kinh nghiệm của Nhật Bản; Kinh nghiệm của Trung Quốc - Bài học cho VN: XD một quan điểm và cách hiểu phù hợp về CNHT; Xác định đúng vai trò CNHT trong hệ thống CN quốc gia hiện đại; Chủ động, tích cực tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh; Thu hút và giữ chân các doanh nghiệp FDI; Phát triển khu vực DN nhỏ và vừa; Tăng cường mối liên kết giữa các DN CNHT ngành XDDD; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong DN CNHT ngành XDDD; Phát triển cấu trúc ngành phù hợp; Phát triển CNHT ngành XDDD phải đảm bảo PTBV. 14 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM 3.1. Bối cảnh phát triển CNHT ngành XDDD ở VN giai đoạn 2009 -2013 Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cao; Quy mô, năng lực của các DN tham gia phát triển nhà ở ngày càng tăng; Lợi thế của nguồn nhân lực VN; Khoa học công nghệ ngày càng phát triển; Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế; Liên kết và hội nhập quốc tế; Sức ép về phát triển bền vững; Nguồn nhân lực sản xuất trong các DN còn thiếu kinh nghiệm. 3.2.Thực trạng ngành XDDD và một số DN CNHT ngành XDDD 3.2.1. Thực trạng ngành XDDD ở Việt Nam Giai đoạn trước năm 1990; Giai đoạn từ năm 1990 -2000; Giai đoạn từ năm 2000 – đến nay (2013). 3.2.2. Thực trạng một số DN CNHT ngành XDDD giai đoạn 2009 -2013 Xi măng; Kính xây dựng; Vật liệu xây; Vật liệu lợp; Vật liệu ốp lát; Tư vấn - Thiết kế - Giám sát XD. 3.3.Thực trạng phát triển CNHT ngành XDDD VN 3.3.1. Cấp độ phát triển CNHT ngành XDDD Qua số liệu khảo sát thực tế của 300 DN cho thấy, cấp độ công nghệ trong các DN CNHT như sau: DN sản xuất xi măng và vật liệu xây có cấp độ 1 chiếm tỷ lệ lớn nhất, xi măng (15%), vật liệu xây (20%), ngành tư vấn và thiết kế 0%. Ở cấp độ 2 ngành vật liệu xây ch
Luận văn liên quan