Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã đề ra mục tiêu cụ
thể trong giáo dục đại học là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức. Nghị quyết
nhấn mạnh đến vấn đề năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên.
Trường đại học sư phạm kỹ thuật có sứ mệnh trọng đại, thực hiện đào tạo
đa ngành, đa trình độ theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, là máy cái, cung
ứng giáo viên dạy nghề cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp để phát triển đội ngũ
lao động kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THẾ DÂN
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 01 14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, năm 2016
Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: - PGS.TS. Nguyễn Công Giáp
- GS.TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Phản biện 1:PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức
Phản biện 2: PGS.TS. Thái Văn Thành
Phản biện 3: GS.TSKH Nguyễn Minh Đường
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Vào hồi giờ. Ngày.. tháng. năm 2016
Có thể tìm luận án tại:
-Thư viện Quốc gia Việt Nam, số 31-Tràng Thi-Hoàn Kiếm-Hà Nội
-Trung tâm Thông tin -Thư viện-Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Trần Trung-Nguyễn Thế Dân (2012), “Năng lực thực hiện - vấn đề cần
đặc biệt quan tâm trong đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục”, Tạp chí Giáo
dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 294, trang 4-5, 27.
2. Nguyễn Thế Dân (2012), “Hiệu quả liên kết đào tạo giữa trường đại học
sư phạm kỹ thuật và doanh nghiệp”, Tạp chí Quản lý giáo dục, Học viện Quản lý
Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 43, trang 27-30.
3. Nguyễn Thế Dân (2014), “Quy hoạch cán bộ quản lý ở các trường đại
học sư phạm kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Quản lý giáo dục, Học
Viện Quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 58, trang 27-29, 64.
4. Nguyễn Thế Dân (2015), “Tạo khâu đột phá trong công tác tuyển dụng
giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 96, trang
56-58.
5. Nguyễn Thế Dân(2016), “Đề xuất xây dựng khung năng lực nghề nghiệp
giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật”, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, Số
127, trang 15-18.
6. Nguyễn Thế Dân(2016), “Khung lý luận về năng lực nghề nghiệp giảng
viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, số 107,
trang 33-35.
7. Hồ Ngọc Vinh, Nguyễn Thế Dân, Nguyễn Thị Liễu(2016), “Phát triển
kỹ năng dạy học cho sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật trong trường đại học sư
phạm kỹ thuật”, Tạp chí Khoa học Dạy nghề, số 30, trang 12-18.
8. Nguyễn Thế Dân(2016),“Một số đặc điểm đội ngũ giảng viên các trường
đại học sư phạm kỹ thuật”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 127, trang 35-36.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã đề ra mục tiêu cụ
thể trong giáo dục đại học là tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức. Nghị quyết
nhấn mạnh đến vấn đề năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên.
Trường đại học sư phạm kỹ thuật có sứ mệnh trọng đại, thực hiện đào tạo
đa ngành, đa trình độ theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng, là máy cái, cung
ứng giáo viên dạy nghề cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp để phát triển đội ngũ
lao động kỹ thuật phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật hiện nay còn nhiều
bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát
triển đội ngũ giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật.
Với những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển đội ngũ
giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực”
làm đề tài nghiên cứu cho Luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận án đề xuất giải pháp phát
triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo tiếp cận năng
lực nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên hướng đến mục
tiêu “chuẩn hóa, hiện đại hóa” đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ
thuật đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm kỹ thuật.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo tiếp
cận năng lực.
4. Giả thuyết khoa học
Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật đã đạt
được kết quả nhất định, song còn nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá và thực hiện chính sách đãi ngộ đối
với giảng viên. Nếu đề xuất và áp dụng các giải pháp phát triển đội ngũ giảng
viên theo tiếp cận năng lực một cách đồng bộ, hệ thống, đảm bảo tính cần thiết
và tính khả thi, từ việc xây dựng khung năng lực nghề nghiệp giảng viên
ĐHSPKT đến việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên
theo năng lực; thực hiện tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên đúng vị trí theo
chuẩn năng lực và nhiệm vụ; tăng cường đánh giá, xếp loại giảng viên theo năng
2
lực; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên; hoàn
thiện chế độ chính sách để tạo động lực phát triển đội ngũ giảng viên thì sẽ khắc
phục được những hạn chế, bất cập và nâng cao được năng lực đội ngũ giảng viên
đại học sư phạm kỹ thuật.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên đại học theo
tiếp cận năng lực.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên, thực trạng
phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật.
5.3. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư
phạm kỹ thuật theo tiếp cận năng lực. Đồng thời, tiến hành khảo nghiệm, thử
nghiệm nhằm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp đã đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương
pháp luận; Phương pháp nghiên cứu cụ thể; Các phương pháp bổ trợ.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Giới hạn khách thể điều tra
Điều tra cán cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên các trường đại học sư
phạm kỹ thuật;
7.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Việt Nam có 5 trường đại học sư phạm kỹ thuật và được khảo sát cả 5
trường
8. Các luận điểm bảo vệ
8.1. Đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật có vai trò quyết
định trong việc đảm bảo chất lượng đội ngũ nhân lực chuyên ngành sư phạm kỹ thuật
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
8.2. Đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật còn hạn chế về
năng lực nghề nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện
nay.
8.3. Tiếp cận năng lực là sự tích hợp, kế thừa các thành tựu về khoa học quản
lý nhân lực, nhân sự, khai thác tiềm năng con người, tối ưu hóa năng suất đội ngũ.
Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo tiếp cận năng
lực sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ giảng viên, giúp họ thực hiện tốt vai trò,
chức trách, nhiệm vụ theo yêu cầu đổi mới giáo dục.
8.4. Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo
tiếp cận năng lực sẽ có hiệu quả khi các chủ thể quản lý thực hiện tốt các mối quan
hệ giữa các chức năng và thành phần chính của công tác phát triển đội ngũ giảng viên.
Để thực hiện các mối quan hệ này, điều tiên quyết là phải có “một hệ thống tiêu chuẩn
năng lực của người giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật” và hệ thống tiêu chuẩn này
phải được chuyển hóa vào toàn bộ nội dung, quy trình hoạt động phát triển đội ngũ
3
giảng viên làm căn cứ đề xuất các yêu cầu, tiêu chuẩn trong mọi hoạt động, tạo thành
quy trình chuẩn hóa từng khâu: quy hoạch - tuyển dụng - bố trí, sử dụng - đánh giá -
đào tạo, bồi dưỡng cho đến xây dựng môi trường cho đội ngũ phát triển.
9. Những đóng góp mới của luận án
9.1. Xây dựng được khung lý thuyết về phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học sư phạm kỹ thuật theo tiếp cận năng lực, hướng đến mục tiêu “chuẩn
hóa” đáp ứng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục đại học.
9.2. Đánh giá được thực trạng năng lực đội ngũ giảng viên và thực trạng
phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật, chỉ ra được
những hạn chế bất cập của đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
trong giai đoạn hiện nay. Luận án đã chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến phát
triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật như: Nhận thức của
các cấp lãnh đạo ở nội bộ các trường về xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên;
điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ phát triển đội ngũ giảng viên còn
hạn chế; bản thân cá nhân giảng viên có nhận thức khác nhau, sự vận động và
phát triển của giảng viên thiếu đồng bộ; cơ chế chính sách của nhà nước đối với
đội ngũ giảng viên; tiến bộ khoa học công nghệ; môi trường; cơ chế tổ chức quản
lý.
9.3. Đưa ra được các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại
học sư phạm kỹ thuật theo tiếp cận năng lực đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao của các trường đại học sư phạm kỹ thuật, trong đó giải pháp
“Đề xuất xây dựng khung năng lực nghề nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật các
trường đại học sư phạm kỹ thuật” có ý nghĩa quan trọng mang tính đột phá, căn cứ
vào khung năng lực này đề xuất các giải pháp về quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng,
đánh giá và đào tạo, bồi dưỡng đại học sư phạm kỹ thuật nhằm phát triển năng lực
nghề nghiệp cho mỗi giảng viên.
10. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên đại học theo
hướng tiếp cận năng lực
Chương 2.Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư
phạm kỹ thuật
Chương 3. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư
phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC
1.1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên
4
Những nghiên cứu của các tác giả ngoài nước và trong nước đã chỉ ra được
cách tiếp cận trong quản lý, phát triển đội ngũ giảng viên, những giải pháp phát
triển đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục
đại học.
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực
Các công trình nghiên cứu ngoài nước và trong nước về đội ngũ giảng viên,
phát triển đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực về vị trí, vai trò, chất lượng
đội ngũ giảng viên và mô hình năng lực của đội ngũ giảng viên đều khẳng định
tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên, đề xuất được một số giải pháp bồi dưỡng
năng lực sư phạm kỹ thuật cho đội ngũ giảng viên.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Giảng viên
Điều 70, Luật giáo dục 2005 quy định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo
dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên”
Giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật là những nhà giáo giảng dạy ở các
khoa, bộ môn và trung tâm của các trường đại học sư phạm kỹ thuật, có chức
năng giảng dạy, giáo dục, nghiên cứu và phổ biến khoa học, tổ chức các hoạt
động sư phạm và tự bồi dưỡng để góp phần đào tạo sinh viên sư phạm ở các
chuyên ngành.
1.2.2. Đội ngũ giảng viên
Theo Virgil K.Rowland’: đội ngũ giảng viên là những chuyên gia trong ngành
giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả
năng cống hiến toàn bộ tài năng và sức lực của họ cho giáo dục.
đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật là tập hợp những
nhà giáo, nhà quản lý, nhà khoa học tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học và
chuyên giao công nghệ trong các khoa của trường đại học sư phạm kỹ thuật.
1.2.3. Phát triển đội ngũ giảng viên
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ
ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp.
Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật là quá
trình xây dựng, hoàn thiện hoặc thay đổi thực trạng của đội ngũ giảng viên các
trường đại học sư phạm kỹ thuật, giúp đội ngũ giảng viên lớn mạnh về mọi mặt:
đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao
để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
1.2.4. Năng lực
Có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khái niệm về năng lực như: Năng lực
là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ và hứng
thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong
phú của cuộc sống.
5
Năng lực là một tập hợp thống nhất các kiến thức, kỹ năng và thái độ cho
phép thực hiện thành công một hoạt động hay một tập hợp hoạt động như một
nhiệm vụ hay một công việc
1.3. Đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
1.3.1. Đặc điểm đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật
Hệ thống các trường đại học sư phạm kỹ thuật đều phát triển đi lên từ
trường trung cấp hoặc công nhân kỹ thuật, thực hiện nhiệm vụ đào tạo giáo viên
dạy nghề, đào tạo đa ngành đa trình độ.
Giảng viên được tuyển từ nhiều nguồn khác nhau, giảng viên tốt nghiệp
các trường sư phạm được tuyển sẽ bố trí giảng dạy thuộc khối kiến thức sư phạm
và khối kiến thức đại cương, giảng viên dạy khối kiến thức về kỹ thuật thì một
số tốt nghiệp ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật. Giảng viên dạy thực hành
đều được đào tạo tại các trường đại học sư phạm kỹ thuật và được giữ lại những
sinh viên tốt nghiệp xuất sắc có trình độ tay nghề cao để làm giảng viên dạy thực
hành.
Các trường đại học sư phạm kỹ thuật phát triển theo định hướng nghề
nghiệp ứng dụng với chức năng nhiệm vụ được Nhà nước giao là đào tạo giáo
viên kỹ thuật và dạy nghề ở trình độ đại học, do vậy, sản phẩm đào tạo của các
trường là sinh viên tốt nghiệp đại học phải có kiến thức và kỹ năng sư phạm, kiến
thức chuyên môn kỹ thuật và tay nghề thực hành đạt trình độ theo chuẩn đầu ra.
Việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo trong lĩnh vực sư phạm kỹ thuật diễn ra
trên giảng đường, xưởng trường, nơi sản xuất. Người giảng viên phải nắm vững
kiến thức chuyên môn, phải có kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, thực hiện thao tác
mẫu thuần thục, có năng lực tư duy kỹ thuật.
Đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật là một nhà giáo,
nhà sư phạm, có trình độ và khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học và
giáo dục.
Đặc điểm nổi bật của giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật là vừa mang tính
lao động trí óc và lao động chân tay, có nhiệm vụ đào tạo cho người học có năng
lực sư phạm kỹ thuật, có các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn nghề nghiệp
ở trình độ nhất định để có thể làm việc sau khi tốt nghiệp.
1.3.2. Nhiệm vụ của giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật
Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, sản xuất dịch vụ; nghiên cứu khoa học, học
tập và tự bồi dưỡng và thực hiện nhiệm vụ xã hội.
1.3.3. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên các trường đại học sư phạm
kỹ thuật
6
Sơ đồ 1.1.Khung lý thuyết về năng lực nghề nghiệp giảng viên ĐHSPKT
1.4. Một số lý thuyết phát triển nguồn nhân lực vận dụng vào phát
triển đội ngũ giảng viên các trường đại học SPKT theo tiếp cận năng lực
1.4.1. Mô hình của Leonard Nadler
Cơ sở phương pháp luận phát triển nguồn nhân lực do tác giả người Mỹ -
Leonard Nadler. Vận dụng sơ đồ 1.2. Quản lý nguồn nhân lực dựa trên năng lực
của Leonard Nadler vào phát triển đội ngũ giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật
theo phát triển nguồn nhân lực
1.4.2. Mô hình của R.Wayne Mondy và Rober M.Noe
Sơ đồ 1.3. Mô tả quy trình phân tích công việc. Phát triển ĐNGV phụ thuộc
vào hai yếu tố: (-) phân tích công việc; (-) chuyển hóa tiêu chuẩn năng lực. Vận
dụng mô hình này vào phát triển ĐNGV ĐHSPKT, phải tiến hành đồng bộ ở tất
cả các chức năng quản lý và phải theo một tiến trình, thứ tự công việc.
1.4.3. Mô hình của Hiệp hội Quản lý nguồn nhân lực Hoa Kỳ (SHRM)
Khung năng lực giảng viên trường đại học sư phạm kỹ thuật
Năng lực
phát triển
nghề
nghiệp
- Tự đánh
giá và lập
kế hoạch
phát triển
nghề
nghiệp
- Tự học, tự
bồi dưỡng
- Sử dụng
thành thạo
ngoại ngữ ,
CNTT phục
vụ hoạt
động phát
triển nghề
nghiệp.
- Tư vấn,
hỗ trợ đồng
nghiệp phát
triển NN.
Năng lực
chuyên
môn nghề
- Kiến thức
chuyên
môn
- Năng lực
Thực hành
nghề
- Năng lực
tổ chức,
quản lý, sản
xuất
Năng lực
dạy học
- Năng lực
chuẩn bị
- Năng lực
thực hiện:
+ Sử dụng
thành thạo,
hiệu quả
các phương
pháp dạy
học
+ Sử dụng
thiết bị,
phương
tiện dạy
học
+ Sử dụng
ngôn ngữ,
giao tiếp
- Năng lực
đánh giá
Năng lực
NCKH
- NL phát
hiện vấn đề
- NL xây
dựng đề
cương NC
- NL tổ
chức, triển
khai NC
- NL xử lý
tư liệu, số
liệu
- NL công
bố, ứng
dụng
- NL hướng
dẫn SV
NCKH
- NL đánh
giá kết quả
NCKH của
SV
Năng lực
phát triển
chương
trình đào
tạo SPKT
- Hiểu biết
về quy
trình, PP
phát triển
CTĐT
- Xác định
nhu cầu
đào tạo
- Xây dựng,
điều chỉnh
CTĐT
- Đánh giá
CTĐT
-Thực hiện
CTĐT
Năng lực
quan hệ
với doanh
nghiệp
- Am hiểu
về doanh
nghiệp
- Tìm kiếm,
xây dựng
các mối
quan hệ với
DN
- Duy trì
mối quan
hệ, hợp tác
- Tổ chức
thực hiện,
hoặc tham
gia các hoạt
động hợp
tác giữa
nhà trường
và doanh
nghiệp
7
Sơ đồ 1.4. Qui trình quản trị nhân lực dựa trên năng lực. Quan điểm chung
của các tác giả theo Mô hình này là cần đưa hệ thống năng lực vào quản trị nguồn
nhân lực
1.5. Phát triển đội ngũ giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng
tiếp cận năng lực
Sơ đồ 1.5. Phát triển đội ngũ giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật
theo tiếp cận năng lực
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giảng viên các
trường đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận năng lực
1.6.1. Các yếu tố thuộc về đội ngũ giảng viên
1.6.2. Yếu tố thuộc về sự lãnh đạo, chỉ đạo.
1.6.3. Yếu tố văn hóa, khoa học - công nghệ
1.6.4. Yếu tố thuộc về môi trường, cơ chế tổ chức, quản lý của các trường
đại học sư phạm kỹ thuật.
Tiểu kết chương 1
QUY
HOẠCH,
LẬPKẾ
HOẠCH
PHÁT
TRIỂN
ĐNGV
THEO
NĂNG LỰC
(Tường minh
tiêu chuẩn
năng lực
nghề nghiệp
ĐNGV)
TUYỂN
DỤNG, SỬ
DỤNG
ĐNGV
THEO
NĂNG LỰC
(Theo yêu
cầu mô tả
của Khung
năng lực)
ĐÁNH GIÁ
ĐNGV
THEO
NĂNG LỰC
(- Theo
khung năng
lực
- Thông tin
đánh giá dựa
trên minh
chứng)
ĐÀO TẠO,
BỒI
DƯỠNG
PHÁT
TRIỂN
ĐNGV
THEO
NĂNG LỰC
(Đáp ứng
năng lực còn
thiếu so với
chuẩn năng
lực nghề
nghiệp, tập
trung vào
nhiệm vụ
hiện tại và
tương lai
gần)
XÂY DỰNG
MÔI
TRƯỜNG
PHÁT
TRIỂN
ĐNGV
(Dựa trên kết
hợp hài hòa
3 yếu tố: Sự
kỳ vọng, lợi
ích, giá trị;
thay đổi động
lực; Chú
trọng cơ chế
hợp tác, phân
cấp của các
chủ thể quản
lý)
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM KỸ THUẬT THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
8
Giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật là những nhà giáo giảng dạy ở các
khoa, bộ môn trong trường đại học sư phạm kỹ thuật, có chức năng giảng dạy,
giáo dục, nghiên cứu và phổ biến khoa học, tổ chức các hoạt động sư phạm và tự
bồi dưỡng
Năng lực đội ngũ giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật là sự hòa trộn của
hệ thống các năng lực chuyên môn, năng lực dạy học, năng lực nghiên cứu khoa
học, năng lực phát triển và thực hiện chương trình đào tạo, năng lực quan hệ với
doanh nghiệp.
Phát triển đội ngũ giảng viên đại học sư phạm kỹ thuật theo hướng tiếp cận
năng lực được hiểu là quá trình xây dựng, hoàn thiện đội ngũ giảng viên ở các
trường đại học sư phạm kỹ thuật đáp ứng các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp.
Để phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật theo
tiếp cận năng lực, cần có bộ tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng
viên đại học sư phạm kỹ thuật; phải chuyển hóa tiêu chuẩn năng lực giản