Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có đường bờ biển
dài 134 km và có các đảo ven bờ. Ngoài diện tích đất liền vùng ven
biển, Bình Định còn có khoảng 1.440 km2 vùng nội thủy, 2.500 km2
diện tích lãnh hải và 40.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế. Cùng với
những tiềm năng to lớn nằm trong lòng biển, vùng đất liền ven biển,
Bình Định nổi lên là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển mạnh về
biển và kinh tế biển.
Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, kinh tế
biển càng tỏ rõ sức mạnh của mình trong sự phát triển chung của tỉnh
nhà. Những năm qua, kinh tế biển của tỉnh Bình Định có nhiều bước
phát triển. Tuy nhiên, kinh tế biển ở tỉnh Bình Định bên cạnh những
thành tựu vẫn còn nhiều hạn chế. Trong tình hình dó, nhưng tổng
quan nghiên cứu vẫn cho thấy những khoảng trống khá lớn liên quan
đến phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Định.
Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên, tôi chọn đề
tài: “Phát triển kinh tế biển: nghiên cứu trường hợp của tỉnh Bình
Định” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đây
là sự mong mỏi cũng như tâm huyết của bản thân nghiên cứu sinh,
muốn đóng góp vào sự phát triển chung của quê hương mình
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển kinh tế biển: nghiên cứu trường hợp của tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNHPI
NỘI ĐỊA Ở ĐỒ
NG B
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62.31.01.02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2017
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Xuân Bá
2. TS. Lê Kim Chung
Phản biện 1: GS.TS. Ngô Thắng Lợi
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Trọng Xuân
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Long
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học
viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà
Nội
Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Trung tâm Thông tin – Tư liệu - Thư viện, Học viện
Khoa học xã hội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có đường bờ biển
dài 134 km và có các đảo ven bờ. Ngoài diện tích đất liền vùng ven
biển, Bình Định còn có khoảng 1.440 km2 vùng nội thủy, 2.500 km2
diện tích lãnh hải và 40.000 km2 vùng đặc quyền kinh tế. Cùng với
những tiềm năng to lớn nằm trong lòng biển, vùng đất liền ven biển,
Bình Định nổi lên là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển mạnh về
biển và kinh tế biển.
Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, kinh tế
biển càng tỏ rõ sức mạnh của mình trong sự phát triển chung của tỉnh
nhà. Những năm qua, kinh tế biển của tỉnh Bình Định có nhiều bước
phát triển. Tuy nhiên, kinh tế biển ở tỉnh Bình Định bên cạnh những
thành tựu vẫn còn nhiều hạn chế. Trong tình hình dó, nhưng tổng
quan nghiên cứu vẫn cho thấy những khoảng trống khá lớn liên quan
đến phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Định.
Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên, tôi chọn đề
tài: “Phát triển kinh tế biển: nghiên cứu trường hợp của tỉnh Bình
Định” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đây
là sự mong mỏi cũng như tâm huyết của bản thân nghiên cứu sinh,
muốn đóng góp vào sự phát triển chung của quê hương mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển kinh tế biển, thực trạng phát triển kinh tế biển của tỉnh
Bình Định, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy kinh
tế biển của tỉnh Bình Định phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời
gian tới.
2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về kinh tế biển, phát triển
kinh tế biển, từ đó làm rõ được ý nghĩa của sự phát triểnkinh tế biển
đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
- Tìm hiểu và hệ thống hóa một số vấn đề về thực tiễn và kinh
nghiệm phát triển kinh tế biển của một số quốc gia trong khu vực và
một số địa phương trong nước có những điều kiện tương đồng với
tỉnh Bình Định để rút ra những bài học kinh nghiệm trong phát triển
kinh tế biển ở tỉnh Bình Định.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh
Bình Định từ năm 2005 đến năm 2016, tìm ra và tổng kết những
điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sự phát triển kinh tế biển.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-Về không gian: là tỉnh Bình Định.
- Về thời gian: đề tài nghiên cứu mốc thời gian từ năm 2005
đến năm 2016.
- Về nội dung: nghiên cứu sự phát triển kinh tế biển của tỉnh
Bình Định với các nội dung: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch và kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế biển; phát triển các
ngành kinh tế biển; các thành phần kinh tế trong kinh tế biển; lợi ích
của cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế biển.
3
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả dựa trên
cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các
chiến lược phát triển kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam và của tỉnh Bình Định. Ngoài ra, tác giả còn tham
khảo, tiếp thu có chọn lọc những tri thức từ các công trình nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
-Phân tích, tổng hợp
- Phương pháp lôgic và lịch sử
- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu
- Phương pháp khảo sát thực tế và điều tra xã hội học ở địa
phương
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Tổng quan, khái quát, làm rõ hơn khái niệm về kinh tế biển,
những bộ phận cấu thành của kinh tế biển, vai trò của kinh tế biển,
nội dung phát triển kinh tế biển và những nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển kinh tế biển.
- Phân tích rõ thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình
Định trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2016; chỉ rõ các ưu điểm,
khuyết điểm và nguyên nhân của những khuyết điểm.
- Đề xuất thực hiện nhiều giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định đến năm 2025, góp phần làm giảm
thiểu mâu thuẫn lợi ích trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển,
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu về kinh tế biển của tỉnh Bình Định góp
phần làm rõ hơn nhiều nội dung về mặt lý luận, sẽ là nguồn tài liệu
4
tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu về kinh tế biển của nhiều địa
phương và của Việt Nam.
- Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ quan
hoạch định chính sách về phát triển kinh tế biển ở các Bộ, ngành và
tỉnh Bình Định; có thể làm tài liệu tham khảo bổ ích cho việc nghiên
cứu, giảng dạy về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền cũng
như mở rộng hợp tác quốc tế về biển.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
phần phụ lục, phần tóm tắt bằng tiếng Anh, phần nội dung gồm 4
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế biển
Chương 3: Thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Bình Định đến năm 2025
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu về biển, kinh tế biển được viết bởi các
nhà khoa học nước ngoài
Cuốn sách “Sổ tay đánh giá tiến độ và kết quả của công tác
quản lý tổng hợp biển và vùng bờ biển”(2008) có sự hợp tác của
nhiều tổ chức quốc tế và nhiều tác giả nước ngoài, được Sherry
Heileman biên tập, Nguyễn Công Minh, Nguyễn Đức Tú biên dịch từ
nguyên bản tiếng Anh: “A Handbook for Measuring the Progress
and Outcomes of Integrated Coastal and Ocean management”.
5
Cuốn “Chiến lược khai thác biển của Trung Quốc” (1990)
của nhóm tác giả Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân, Hoàng Minh
Lỗ.
Cuốn “Khai thác đại dương” (1983) của Michael Béquery, do
Nguyễn Dương và Bùi Ngô Song dịch.
Nhóm tác giả Nazery Khalid, Armi Suzana Zamil và Farida
Farid với công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển
của một số nước Châu Á và bài học cho Malaysia – The Asian
experience in developing the marintime sector: Some case studies
and lessons for Malaysia” (2007).
Tác giả Costas Th.Grammennos với cuốn “The handbook of
marine economics and business” (Sổ tay kinh tế biển) (2010) của nhà
xuất bản Lloyd,s List.
Tác giả Alfred Thayer Mahan với cuốn “Ảnh hưởng của sức
mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660 – 1783”, nhà xuất bản Trí thức,
do Phạm Nguyên Trường dịch, đã viết về lịch sử từ năm 1660 đến
năm 1783 của các quốc gia ven bờ Bắc Đại Tây Dương.
1.2. Tình hìnhnghiên cứu về biển, kinh tế biển được viết bởi các
nhà khoa học trong nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về biển với nội dung phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước và của các địa phương ven biển và hải đảo
Cuốn “ Biển và cảng thế giới” (2002) do Phạm Văn Giáp (chủ
biên), Phan Bạch Châu, Nguyễn Ngọc Huệ, Nxb Xây Dựng, Hà Nội.
Cuốn “Chính sách ngành thủy sản Việt Nam” (2007) của Viện kinh tế
và Quy hoạch thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
6
Cuốn“Kinh tế biển Việt Nam, tiềm năng, cơ hội và thách thức”
(2008) của Tạp chí Tổ chức nhà nước- Trung tâm thông tin Focotech,
Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội.
Cuốn “Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam” (2009) của
Thế Đạt, Nxb Lao động, Hà Nội.
Cuốn “Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển”(1999) của
T.S. Lê Cao Đoàn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Không chỉ được viết dưới dạng sách, kinh tế biển cũng là đề tài
được nhiều nghiên cứu sinh thuộc nhiều chuyên ngành lựa chọn,
nghiên cứu, nhưng được khai thác ở nhiều góc độ khác nhau.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về biển, kinh tế biển với nội dung
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
Bài viết “Tiềm năng và vấn đề đặt ra của kinh tế biển Việt
Nam” của TS. Phạm Đức Ngoan in trong cuốn “Một số vấn đề trong
chiến lược biển Việt Nam”(2011), Nxb Thanh niên.
Cuốn sách “Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp”
(2004), của PGS. TS. Nguyễn Hồng Thao, Nxb, Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
Cuốn “Cơ sở tài nguyên và môi trường biển” (2005) của tác giả
Nguyễn Chu Hồi, Nxb Đại học Quốc gia...
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về biển với nội dung bảo vệ chủ quyền
quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển
Nghị quyết 03/NQ - TW ngày 06 – 5 – 1993, Đảng và Nhà
nước ta đã sớm quan tâm đến các vùng biển đảo và khẳng định phấn
đấu “Trở thành một nước mạnh về biển là một mục tiêu chiến lược
xuất phát từ các yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam”. Sau đó, nhiều chương trình về
Biển Đông – Hải đảo, các chủ trương của Bộ Chính trị về phát triển
7
kinh tế biển, đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển
được đưa ra. Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, IX, X, XI đều bàn đến vấn đề này.
Bài viết “Phát triển kinh tế biển, đảo gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh”của PGS.TS. Vũ Văn Phúc in trong cuốn “Một số
vấn đề trong chiến lược biển Việt Nam” (2011), Nxb. Thanh Niên.
Bài viết “Huyện đảo Trường Sa gắn phát triển kinh tế - xã hội
với bảo đảm quốc phòng – an ninh” của Nguyễn Đức Thắng, đăng
trên Tạp chí Cộng sản, chuyên đề cơ sở, số 55, tháng 7/2011...
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về biển và phát triển kinh tế biển ở
tỉnh Bình Định
Tác giả Hồ Ngọc Hùng với bài viết “Thực trạng và giải pháp
quản lý, khai thác các tiềm năng, lợi thế về biển, đảo tỉnh Bình Định
vì mục tiêu phát triển bền vững” in trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia
“Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự phát triển bền vững của Quảng
Ngãi và miền Trung”(2011.
Cũng trong cuốn Kỷ yếu trên, với bài viết “Hiệu quả của mô
hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản (nghiên cứu trong
trường hợp xã Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định)” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuyên.
Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển của Nguyễn
Cao Phát “Phát triển vận tải biển tại tỉnh Bình Định” (2012). Luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thủy Lanh: “Kinh tế biển trên địa bàn
thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (1986 – 2015) (2016)...
1.3. Những vấn đề được tập trung nghiên cứu và những khoảng
trống liên quan đến đề tài luận án
8
1.3.1. Những vấn đề được tập trung nghiên cứu liên quan đến đề
tài luận án
Thứ nhất, đa số các công trình nghiên cứu đều đề cập đến khái
niệm biển, kinh tế biển và đều xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh tế
biển ở các địa phương trong cả nước và các quốc gia khác.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về biển, kinh tế biển đều
nêu bật vai trò đặc biệt quan trọng của biển và kinh tế biển đối với
phát triển kinh tế xã hội của địa phương và quốc gia thông qua những
đóng góp cụ thể cho sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và quốc
gia nghiên cứu.
Thứ ba, đa số các luận văn, luận án, các bài báo trên đi sâu vào
nghiên cứu một số lĩnh vực cụ thể của kinh tế biển.
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập
trung giải quyết
Thứ nhất, mối quan hệ về phát triển kinh tế biển và quản lý
kinh tế biển vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng với tầm quan
trọng của nó.
Thứ hai, các công trình này đã chưa đề cập đến một cách toàn
diện về phát triển kinh tế biển bền vững với các nội dung phát triển
kinh tế - xã hội, môi trường và bảo vệ chủ quyền quốc gia, trật tự an
toàn trên biển.
Thứ ba, các bài viết trên chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu
thực trạng khai thác các nguồn lực từ biển, hiệu quả của việc huy
động và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế biển mà chưa đi
sâu phân tích các nguồn lực khai thác được phân phối như thế nào.
Thứ tư, chưa có công trình khoa học nào đề cập đến nội dung
phát triển kinh tế biển tại tỉnh Bình Định dưới góc độ khoa học kinh
tế chính trị với các nội dung: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
9
hoạch và kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế biển; phát triển các
ngành kinh tế biển; các thành phần kinh tế trong kinh tế biển; lợi ích
của cộng đồng dân cư trong phát triển kinh tế biển.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN
2.1. Một số vấn đề lý luận về kinh tế biển
2.1.1. Kinh tế biển và những bộ phận cấu thành kinh tế biển
Khi nói đến kinh tế biển là đề cập đến các hoạt động sau:
-Nuôi trồng và khai thác các loại sinh vật sống ở biển .
- Hoạt động khai thác các tiềm năng và lợi thế của vùng biển
- Dịch vụ kinh tế biển bao gồm tất cả các hoạt động nhằm
phục vụ quá trình sản xuất của các ngành kinh tế biển.
- Du lịch biển
Các hoạt động trên có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và
đều có vai trò quan trọng, hợp thành một cơ cấu vùng kinh tế biển.
2.1.2. Vai trò của kinh tế biển
Thứ nhất,kinh tế biển đối với phát triển kinh tế nói chung.
Thứ hai, phát triển kinh tế biển góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và đào tạo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn;
phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ ba, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, giữ vững
độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia trên biển và mở rộng hội nhập
kinh tế quốc tế.
2.2. Nội dung phát triển kinh tế biển và những nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế biển
2.2.1. Nội dung phát triển kinh tế biển
Phát triển kinh tế biển sẽ bao gồm các nội đung sau:
10
Thứ nhất,xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế biển và kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế biển
Thứ hai, phát triển các ngành kinh tế biển
Thứ ba, phát triển các thành phần kinh tế trong kinh tế biển
Thứ tư, đảm bảo lợi ích của cộng đồng dân cư
Với những nội dung cơ bản trên, tiêu chí để đánh giá sự phát
triển kinh tế biển như sau:
Thứ nhất, phải có thể chế kinh tế biển hiện đại, gắn với mở
cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực biển có trình độ chuyên
môn cao, làm chủ các công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao trong kinh tế biển.
Thứ ba, phát triển công nghệ mới, tiên tiến để có thể đẩy
mạnh hơn nữa các hoạt động khai thác biển.
Thứ tư, các lĩnh vực kinh tế trong cơ cấu kinh tế biển có sự
phát triển, tăng đều hàng năm cả về quy mô, diện tích, năng suất, sản
lượng.
Thứ năm, sự hài lòng của cộng đồng dân cư về lợi ích từ hoạt
động kinh tế biển.
2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế biển
- Thể chế chính trị và sự quản lý của Nhà nước
- Nguồn nhân lực
- Vốn
- Khoa học công nghệ
- Tình hình chính trị, quân sự trong khu vực và thế giới
11
2.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển kinh tế biển
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số nước trên thế
giới
- Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Kinh nghiệm của Singapore
- Kinh nghiệm của Malaysia
2.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển ở một số tỉnh, thành của
Việt Nam
- Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng
- Kinh nghiệm của tỉnh Kiên Giang
2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bình Định
Một là, địa phương có biển,muốn phát triển kinh tế biển phải
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có cơ sở hạ tầng tốt.
Hai là,coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân
lực biển.
Ba là, bên cạnh việc phát triển toàn diện các ngành kinh tế
biển thì cần ưu tiên phát triển một số ngành nghề có thế mạnh để tăng
tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Bốn là, xây dựng các khu kinh tế mở hiện đại vùng ven biển,
đóng vai trò là đầu tàu, lôi kéo các địa phương khác cùng phát triển.
Giải quyết tốt vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong phát triển kinh
tế biển với những chính sách đặc thù.
Năm là, Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong khai thác và
phát triển kinh tế biển.
12
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN Ở
TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển
kinh tế biển ở tỉnh Bình Định
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Định
a. Điều kiện tự nhiên
Nhìn chung, những điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn của
Bình Định tương đối thuận lợi cho sự phát triển kinh tế biển, đặc biệt
là nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong hơn 10 năm qua (tính từ năm 2005), trong điều kiện
đứng trước những thời cơ thuận lợi và khó khăn, sự điều hành của ủy
ban nhân dân tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các
tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định ngày
càng khởi sắc và đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống
nhân dân ổn định và từng bước được nâng cao, quốc phòng, an ninh
được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
3.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Định
- Tiềm năng phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy
sản
- Tiềm năng phát triển dịch vụ kinh tế biển
- Tềm năng phát triển du lịch biển
- Tiềm năng phát triển các ngành khác trong kinh tế biển
3.2. Thực trạng phát triển kinh tế biển ở tỉnh Bình Địnhtrong
giai đoạn 2005 đến năm 2016
13
3.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
biển và kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế biển ở tỉnh Bình
Định
a. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế biển; các văn bản
pháp luật của Trung ương và Chính phủ; các thông tư, quyết định của
các Bộ liên quan; với tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển, tỉnh
Bình Định đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm định
hướng, huy động và tập trung nguồn lực để phát triển các lĩnh vực
kinh tế biển.
Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác quy hoạch được thực
hiện, làm cơ sở cho việc triển khai các chương trình, đề án, dự án về
phát triển kinh tế biển.
Căn cứ vào các chương trình hành động, chương trình mục
tiêu quốc gia, các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp theo từng
giai đoạn phát triển của địa phương.
b. Kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế biển
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế biển ở tỉnh
Bình Định luôn dược chú trọng và thực hiện thường xuyên, nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế biển để đạt mục tiêu đã đề ra.
Việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế biển là vô cùng
quan trọng đối với các địa phương có biển nói chung, tỉnh Bình Định
nói riêng. Tuy nhiên, đối với tỉnh Bình Định, công tác thanh tra, kiểm
tra và xử lý vi phạm chưa toàn diện, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe,
việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, cứng
14
nhắc, thiếu linh hoạt, đôi khi còn ảnh hưởng đến hoạt động của các
doanh nghiệp.
3.2.2.