Những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thâm nhập
vào tất các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số, năng lực (NL)
CNTT trở thành một NL cơ bản, cần thiết. Đối với giáo viên, năng lực CNTT
là một thành phần cơ bản trong NL nghề nghiệp, cần được hình thành, phát
triển (PT) ở trường đại học (ĐH) và tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy trong
suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
Lý luận dạy học (DH) đại học hiện đại đã và đang tập trung nghiên cứu quá
trình đào tạo định hướng phát triển năng lực người học trong bối cảnh phát triển
công nghệ số và Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, khung lý luận cơ bản
về phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP chưa được hoàn thiện và
cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để giúp các
trường đại học có cơ sở xây dựng biện pháp phát triển năng lực CNTT trong
dạy học cho SVSP.
Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT là phương tiện dạy học hiện
đại góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói
chung, giáo dục đại học Việt Nam nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 8 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các trường ĐH đã
tăng cường ứng dụng CNTT trong toàn bộ quy trình ĐT và đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển năng lực CNTT cho SVSP
chưa được quan tâm đúng mức. Những năng lực CNTT gì cần PT và làm thế
nào để PT những NL này cho SVSP đang là một vấn đề mà các trường ĐH cần
quan tâm nghiên cứu sâu sắc hơn.
Trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu về PT năng lực CNTT trong
dạy học cho SVSP một cách toàn diện. Ở Việt Nam, việc xem năng lực CNTT
là một trong những NL nghề nghiệp và PT năng lực CNTT trong dạy học cho
SVSP theo quan điểm ĐT định hướng phát triển NL cũng chưa được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực
công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học”
là cấp thiết và hữu ích, nhằm góp phần nâng cao chất lượng ĐT giáo viên, đáp
ứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 737 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ KIM LOAN
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 9 14 01 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI – 2019
Công trình được hoàn thành tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Tình
2. PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Huy
Phản biện 1: PGS.TS. Trần Hữu Hoan
Học viện Quản lý Giáo dục
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Viết Lưu
Ban Tuyên giáo Trung ương
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hồng
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội
hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) đã và đang thâm nhập
vào tất các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong thời đại kỹ thuật số, năng lực (NL)
CNTT trở thành một NL cơ bản, cần thiết. Đối với giáo viên, năng lực CNTT
là một thành phần cơ bản trong NL nghề nghiệp, cần được hình thành, phát
triển (PT) ở trường đại học (ĐH) và tiếp tục được bồi dưỡng, phát huy trong
suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
Lý luận dạy học (DH) đại học hiện đại đã và đang tập trung nghiên cứu quá
trình đào tạo định hướng phát triển năng lực người học trong bối cảnh phát triển
công nghệ số và Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, khung lý luận cơ bản
về phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP chưa được hoàn thiện và
cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này để giúp các
trường đại học có cơ sở xây dựng biện pháp phát triển năng lực CNTT trong
dạy học cho SVSP.
Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT là phương tiện dạy học hiện
đại góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nói
chung, giáo dục đại học Việt Nam nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 8 khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các trường ĐH đã
tăng cường ứng dụng CNTT trong toàn bộ quy trình ĐT và đạt được những
thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển năng lực CNTT cho SVSP
chưa được quan tâm đúng mức. Những năng lực CNTT gì cần PT và làm thế
nào để PT những NL này cho SVSP đang là một vấn đề mà các trường ĐH cần
quan tâm nghiên cứu sâu sắc hơn.
Trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu về PT năng lực CNTT trong
dạy học cho SVSP một cách toàn diện. Ở Việt Nam, việc xem năng lực CNTT
là một trong những NL nghề nghiệp và PT năng lực CNTT trong dạy học cho
SVSP theo quan điểm ĐT định hướng phát triển NL cũng chưa được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng lực
công nghệ thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học”
là cấp thiết và hữu ích, nhằm góp phần nâng cao chất lượng ĐT giáo viên, đáp
ứng yêu cầu đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng PT năng lực CNTT trong dạy học
cho SVSP, luận án đề xuất các biện pháp PT năng lực CNTT trong dạy học cho
SVSP ở trường ĐH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu chuẩn
nghề nghiệp giáo viên phổ thông, góp phần đổi mới giáo dục ĐH Việt Nam.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phát triển năng lực dạy học cho SV thuộc các chương trình ĐT
ngành sư phạm ở trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học
4. Giả thuyết khoa học
Các trường đại học Việt Nam đã và đang thực hiện ứng dụng CNTT trong
đào tạo giáo viên nhưng phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP
chưa hiệu quả. Nếu xây dựng khung năng lực CNTT trong dạy học và thực hiện
quy trình dạy học định hướng phát triển năng lực của SVSP theo khung năng
lực này thì sẽ phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường ĐH đáp ứng yêu cầu
chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho
SVSP ở trường đại học
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển năng lực CNTT trong
dạy học cho SVSP ở trường đại học
5.3. Đề xuất, khảo nghiệm và thực nghiệm hệ thống biện pháp phát triển năng
lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển năng lực CNTT trong dạy học
cho SVSP trình độ đại học, hệ chính quy thuộc chương trình đào tạo giáo viên
các ngành khác ngành Sư phạm Tin học ở các trường đại học công lập của
Việt Nam.
3
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu tại 5 trường có ĐT giáo viên trình độ ĐH thuộc
khu vực miền Trung: Trường ĐH Sư phạm – Đại học Huế, Trường ĐH Sư
phạm – Đại học Đà Nẵng, Trường ĐH Quy Nhơn, Trường ĐH Phạm Văn
Đồng (tỉnh Quảng Ngãi) và Trường ĐH Phú Yên.
Đề tài tiến hành thực nghiệm tại Trường ĐH Phú Yên.
6.3. Về khách thể khảo sát
Đề tài khảo sát 3300 đối tượng thuộc 5 trường đại học thuộc địa bàn
nghiên cứu, bao gồm 170 cán bộ quản lý, 530 giảng viên và 2600 SV hệ
chính quy, trình độ đại học các ngành SP Địa lý, SP Ngữ văn, SP Tiếng Anh,
SP Toán học và SP Vật lý.
6.4. Về thời gian nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu từ năm 2015 đến 2018.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
Tiếp cận hoạt động; Tiếp cận hệ thống - cấu trúc; Tiếp cận năng lực; Tiếp
cận phát triển; Tiếp cận liên ngành.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân loại và
hệ thống hóa lý thuyết.
7.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát;
Phương pháp chuyên gia; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm; Phương pháp
phân tích và tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp thực nghiệm SP
7.4. Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin được xử lý bằng toán học thống kê, đồ thị và biểu đồ.
8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Đóng góp về mặt lý luận
Đề tài bổ sung và làm phong phú cơ sở lý luận về phát triển năng lực
CNTT trong dạy học cho SVSP. Đồng thời, đề tài góp phần hoàn thiện lý luận
dạy học hiện đại ở trường đại học hiện nay.
4
8.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Làm rõ thực trạng PT năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường
ĐH Việt Nam đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chương trình giáo dục phổ
thông mới và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông.
- Đề xuất hệ thống các biện pháp PT năng lực CNTT trong dạy học cho
SVSP nhằm nâng cao chất lượng ĐT giáo viên ở trường đại học.
- Vận dụng trong ĐT giáo viên ở các trường đại học; đồng thời có thể là tài
liệu tham khảo cho giáo viên ở các trường phổ thông.
9. Những luận điểm cần bảo vệ
9.1. Năng lực CNTT trong dạy học là năng lực cơ bản, cần thiết trong hệ thống
năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Phát triển năng lực CNTT trong dạy học
góp phần nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp của SVSP, một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo giáo viên của trường đại học.
9.2. Sinh viên sư phạm chưa chuẩn bị đầy đủ năng lực CNTT trong dạy học để
thực hiện hiệu quả nhiệm vụ dạy học theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên
ở trường phổ thông.
9.3. Xác định các biện pháp thích hợp, trong đó xây dựng khung năng lực
CNTT trong dạy học và thực hiện quy trình dạy học theo định hướng phát triển
năng lực của SVSP theo khung năng lực này là điều kiện cần để thực hiện hiệu
quả phát triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học, góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên
cơ sở giáo dục phổ thông.
10. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình
nghiên cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin trong
dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học.
Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học.
Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học.
5
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
Các tổ chức EU, UNESCO, OECD đã dành nhiều dự án nghiên cứu về
NL CNTT: Khung NL điện tử Châu Âu [72], dự án e-Skill and ICT
professionalism - Fostering the ICT Profession in Europe [87], Khung NL
CNTT-TT đối với giáo viên [101]. NL CNTT liên quan đến học vấn máy tính
và thường được hiểu là những kiến thức, kỹ năng cần thiết để sử dụng có hiệu
quả phần cứng và phần mềm [90]. Romani (2009) [92]và Ferrari (2012) [73]
cho rằng NL CNTT liên quan đến học vấn số và NL kỹ thuật số. Điểm chung
của các nghiên cứu trên là NL CNTT gắn liền với kỹ năng sử dụng máy tính
để khai thác, xử lý và chia sẻ thông tin.
Các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định NL tích hợp CNTT trong DH
của giáo viên là một yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả ứng dụng CNTT
trong DH. Khi CNTT xuất hiện trong lớp học, giáo viên trở thành điều phối
viên tài nguyên học tập [96]. Chỉ có giáo viên đã được ĐT về sử dụng CNTT
mới có khả năng giám sát và tư vấn cho học sinh một cách hiệu quả [66]. Để
sử dụng CNTT trong lớp học, giáo viên cần có: năng lực CNTT cơ bản, NL
công nghệ, NL phương pháp, NL tích hợp CNTT vào các chủ đề DH, đạo đức
sử dụng CNTT, [93].
Nhiều luận án tiến sĩ của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nghiên cứu về:
Ứng dụng CNTT trong DH bộ môn; Đổi mới phương pháp DH với sự hỗ trợ
của CNTT; Sử dụng CNTT để tích cực hóa học tập của HS; Thiết kế bài
giảng có sự hỗ trợ của CNTT; Ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá.
1.1.2. Nghiên cứu về phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên sư phạm
- Phân tích chương trình ĐT giáo viên: UNESCO (2013) đã giới thiệu nghiên
cứu của các tác giả về dạy học CNTT trong chương trình ĐT giáo viên [102],
bao gồm: Cher Ping LIM tại Đại học Edith Cowan; Jianhua Zhao tại ĐH SP
6
Nam Trung Quốc; Hyeonjin Kim tại ĐH giáo dục Quốc gia Hàn Quốc; Rhea và
Amelia tại Đại học Mindanao - Philippines; Philip Wong và Shanti Divaharan tại
Viện Giáo dục Quốc gia Singapore; Prawit Simmatun tại ĐH Rajabhat
Mahasarakham, Thái Lan; Nguyễn Văn Hiền tại Trường ĐH SP Hà Nội.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực CNTT cho SVSP: Các
nghiên cứu của Ruth Xiaoqing Guo (2006), Lin và Md.Yunus (2012),
Mahmud và Ismail (2010), Xiong và Lim (2015), Tomte (2015), Aslan và
Zhu (2015, 2016) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NL CNTT của giáo
viên và SV [61], [62], [83], [85], [98], [105]. Đó là: Chương trình ĐT, nhận
thức của GV và SV, độ tuổi và giới tính.
- Đánh giá năng lực CNTT trong DH: Các tác giả Torok, Manakana và
Department of Education and Training (Western Australia) nghiên cứu xây
dựng bộ công cụ đánh giá năng lực CNTT trong dạy học của GV và SVSP.
- Đề xuất biện pháp nâng cao năng lực CNTT cho SVSP: UNESCO thực
hiện hỗ trợ "Đổi mới ĐT giáo viên theo NL" [103]; Kirschner (2003) đề xuất
sáu tiêu chuẩn cho chương trình ĐT giáo viên [78]; Fredrik Mork Rokenes và
Rune Johan KrumSVik đã công bố bài báo "Phát triển NL số cho SVSP trong
ĐT giáo viên" giới thiệu các nghiên cứu thực nghiệm về đào tạo CNTT cho
SVSP [91]. Các nhà nghiên cứu ở Canada cho thấy có thể thu hẹp khoảng cách
số bằng cách ĐT giáo viên theo hướng tập trung vào việc hình thành và PT
năng lực CNTT [69]. Hai trong số rất ít các nghiên cứu về chuẩn CNTT cho
SVSP là Correos (2014) [67], Thái Hoài Minh và Trịnh Văn Biều (2016) [40].
1.1.3. Nhận xét chung về những vấn đề đã được nghiên cứu và xác định
những vấn đề luận án cần giải quyết
1.1.3.1. Nhận xét về những vấn đề đã được nghiên cứu: Đã có nhiều nghiên cứu
liên quan đến PT năng lực CNTT trong dạy học nhưng chủ yếu tập trung nghiên
cứu về chính sách, nhận thức, các yếu tố ảnh hưởng. Đặc biệt, rất khó tìm thấy
nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về PT năng lực CNTT trong DH cho SVSP.
1.1.3.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết: Luận án tập trung giải quyết
những vấn đề trọng tâm sau đây: (1) Chuẩn hóa định nghĩa và xác định khung
năng lực CNTT; (2) Xây dựng khung năng lực CNTT trong DH đối với SVSP;
(3) Khảo sát thực trạng PT năng lực CNTT trong DH cho SVSP ở một số
7
trường ĐH; (4) Xây dựng hệ thống các biện pháp PT năng lực CNTT trong DH
cho SVSP; (5) Thực nghiệm một số biện pháp chính để kiểm nghiệm tính khả
dụng của hệ thống các biện pháp PT năng lực CNTT trong DH cho SVSP.
1.2. Những vấn đề lý luận về năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
của sinh viên sư phạm
1.2.1. Năng lực công nghệ thông tin
1.2.1.1. Năng lực
* Khái niệm năng lực: Năng lực là cấu trúc phức hợp bao gồm kiến
thức, kỹ năng và thái độ đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hoặc công
việc trong những tình huống xác định.
* Cấu trúc của NL: Mô hình theo Benjamin Bloom được luận án sử dụng
là mô hình cấu trúc NL gồm 3 thành tố: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.2.1.2. Công nghệ thông tin
Khái niệm công nghệ thông tin: Là tập hợp các phương pháp khoa học,
công nghệ, công cụ và phương tiện hiện đại để sản xuất, truyền tải, thu
thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.
1.2.1.3. Năng lực công nghệ thông tin
* Khái niệm năng lực công nghệ thông tin:
Là cấu trúc phức hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ tích hợp
CNTT của một cá nhân để thực hiện hiệu quả một nhiệm vụ hoặc công việc
trong những tình huống xác định.
* Hệ thống năng lực CNTT
Trên cơ sở tiếp cận khái niệm NL và năng lực CNTT trong bối cảnh thế
kỷ 21, luận án đề xuất hệ thống năng lực CNTT tổng quát gồm các NL thành
phần được liệt kê trong luận án toàn
văn, Bảng 1.1.
* Khung năng lực CNTT tổng quát:
Tác giả luận án đề xuất khung năng
lực CNTT là một hệ trục tọa độ 3 chiều
bao gồm: Hệ thống năng lực thành phần,
Mức độ và Cấu trúc năng lực CNTT
8
1.2.2. Năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của SVSP
1.2.2.1. Sinh viên sư phạm: Là người đang theo học chương trình đào tạo
giáo viên trình độ cao đẳng, chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại
học tại các trường cao đẳng, đại học.
1.2.2.2. Khái niệm năng lực công nghệ thông tin trong dạy học của sinh viên
sư phạm: là cấu trúc phức hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ tích
hợp CNTT của SVSP để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ DH.
1.2.3. Khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy học đối với sinh
viên sư phạm
1.2.3.1. Cơ sở xây dựng khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
đối với sinh viên sư phạm: (1) Chuẩn đầu ra của CTĐT giáo viên; (2) Chuẩn
năng lực công nghệ thông tin; và (3) Phân tích nghề giáo viên.
1.2.3.2. Khung năng lực công nghệ thông tin trong dạy học đối với sinh viên
sư phạm
* Xác định hệ thống năng lực ICT thành phần: Đối với SVSP các ngành
không chuyên tin học, không sử dụng NL5 (NL quản lý) và NL6 (NL chuyên
gia). Các NL2 (NL công cụ) và NL3 (NL tài nguyên) được tách ra thành các
năng lực thành phần tương ứng với các công việc liên quan đến nhiệm vụ DH
và ứng dụng CNTT trong phân tích nghề giáo viên
* Xác định cấu trúc cho mỗi năng lực thành phần: Luận án mô tả chi tiết
kiến thức và kỹ năng. Riêng thái độ sẽ được mô tả trong các trường hợp quan
tâm đến thành tố này.
* Xác định mức độ cho mỗi năng lực thành phần: 1-Không có, 2- Cơ bản,
3-Trung bình; 4- Cao; 5 – Rất cao.
1.3. Những vấn đề lý luận về phát triển năng lực công nghệ thông tin
trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
1.3.1. Khái niệm phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
cho sinh viên sư phạm
- Khái niệm phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP
Phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP là quá trình hình thành
và nâng cao hệ thống năng lực CNTT trong DH của SVSP để thực hiện hoạt
động giảng dạy một cách hiệu quả theo mục tiêu đã xác định.
9
- Đặc trưng của phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP
Quá trình này có những đặc trưng sau đây: (1) Phát triển năng lực CNTT
trong DH cho SVSP thực hiện ĐT định hướng phát triển NL; (2) Phát triển
năng lực CNTT trong DH cho SVSP thực hiện thông qua chương trình ĐT
ngành SP; (3) Phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP bao gồm hai hoạt
động PT và tự PT; (4) Phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP thực hiện
trong môi trường ứng dụng; (5) Phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP
chịu sự tác động của môi trường xã hội.
1.3.2. Sự cần thiết phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
cho sinh viên sư phạm
Phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP là rất cần thiết bởi các lý
do sau đây: (1) Năng lực CNTT là năng lực cơ bản, cần thiết trong thế kỷ 21;
(2) Năng lực CNTT là NL thành phần trong hệ thống năng lực SP; (3)Định
hướng đổi mới giáo dục Việt Nam; (4) Thực tiễn phát triển năng lực CNTT
trong DH cho SVSP ở các trường đại học của Việt Nam.
1.3.3. Mục đích phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
cho sinh viên sư phạm
Phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP nhằm mục đích nâng cao
năng lực CNTT của SVSP để họ hoàn thành nhiệm vụ hiệu quả hơn, góp
phần nâng cao chất lượng ĐT ngành SP trong các trường đại học ở Việt Nam
đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông.
1.3.4. Nguyên tắc phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
cho sinh viên sư phạm
(1) Đảm bảo mục tiêu của chương trình ĐT và đáp ứng chuẩn đầu ra của
ngành SP; (2) Được thực hiện thông qua quá trình DH; (3) Tính chủ động của
SV quyết định hiệu quả phát triển năng lực CNTT trong DH cho SVSP; (4)
Phải phù hợp với tâm sinh lý của SVSP; kế thừa thành tựu phát triển năng lực
CNTT của SVSP ở trường phổ thông; (5) Đảm bảo mục tiêu hình thành và PT
nhân cách, phẩm chất, NL nghề nghiệp giáo viên.
1.3.5. Nội dung phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy học
cho sinh viên sư phạm
Bao gồm các nội dung (ND) phát triển 10 NL thành phần cho SVSP: ND1-
Nâng cao năng lực hiểu biết về CNTT trong DH; ND2 - Hình thành và nâng
10
cao năng lực sử dụng CNTT trong phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa;
ND3- Hình thành và nâng cao năng lực phương pháp; ND4 - Nâng cao năng
lực sử dụng thiết bị và phần mềm CNTT trong DH; ND5 - Hình thành và nâng
cao năng lực xây dựng kế hoạch bài học với CNTT; ND6 - Hình thành và nâng
cao năng lực thực hiện kế hoạch bài học có sử dụng CNTT; ND7- Hình thành
năng lực sử dụng CNTT trong tổ chức và quản lý lớp học; ND8 - Hình thành
và nâng cao NL sử dụng CNTT trong đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của
HS; ND9 – Hình thành năng lực sử dụng CNTT trong xây dựng, quản lý và
khai thác hồ sơ DH; ND10 - Nâng cao năng lực bồi dưỡng chuyên môn và
nghiệp vụ SP.
1.3.6. Các con đường phát triển năng lực công nghệ thông tin trong dạy
học cho sinh viên sư phạm
Các con đường chính: (1) Hoạt động DH; (2) Tự học, tự nghiên cứu của
SV; (3) Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm; (4) Hoạt động ngoại khóa.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển năng lực công nghệ
thông tin trong dạy học cho sinh viên sư phạm ở trường đại học
1.4.1. Các yếu tố chủ quan
1.4.2. Các yếu tố khách quan
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận án đã hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về phát
triển năng lực CNTT trong dạy học cho SVSP ở trường đại học.
Trên cơ sở tổng quan vấn đề nghiên cứu, kế thừa thành công của những
nghiên cứu trước đó và xác định những vấn đề cần giải quyết, luận án đã hoàn
thiện các khái niệm liên quan đế