Phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới, là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đang quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là chủ đề được đem ra trao đổi bàn luận ở nhiều cuộc hội thảo, là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Công trình “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng” được tác giả quan tâm nghiên cứu, ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy, đây là vấn đề có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
24 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2405 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực hướng tới, là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đang quyết tâm thực hiện. Chính vì vậy, phát triển bền vững và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là chủ đề được đem ra trao đổi bàn luận ở nhiều cuộc hội thảo, là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Công trình “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng” được tác giả quan tâm nghiên cứu, ấp ủ trong suốt quá trình học tập, công tác và tham gia giảng dạy, đây là vấn đề có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Công trình tập trung nghiên cứu ở vùng ĐBSH, một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả luận giải rõ hơn những vấn đề cơ bản về PTNN theo hướng bền vững, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
Công trình được trình bày gồm phần mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu với ba chương (chín tiết). Nội dung nhằm giải quyết các vấn đề lý luận cơ bản về PTNN theo hướng bền vững ở một vùng lãnh thổ; kinh nghiệm PTNN theo hướng bền vững ở các nước; thực trạng và những giải pháp PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH. Những vấn đề được luận giải trong công trình, một mặt là sự kế thừa có chọn lọc một số quan điểm của các học giả, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, mặt khác chính là sự nỗ lực của tác giả dưới sự định hướng của PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh và sự tư vấn của nhiều nhà khoa học trong nước.
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào giải quyết một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay ở vùng ĐBSH, nơi mà tác giả đã có nhiều năm sinh sống và tìm hiểu.
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Phát triển bền vững đã trở thành đòi hỏi tất yếu khách quan với tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, một trong năm quan điểm phát triển được Đại hội XI xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020 là “phát triển nhanh gắn với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”. Điều đó cho thấy, PTBV trở thành yêu cầu, đồng thời là mục tiêu phát triển của mọi ngành, mọi lĩnh vực ở nước ta hiện nay, vùng ĐBSH cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.
Trong những năm qua, đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, các địa phương vùng ĐBSH đã có nhiều chủ trương, biện pháp phát triển nhanh các ngành kinh tế, trong đó có PTNN theo hướng bền vững. Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp đang dần tăng cao liên tục trong nhiều năm. Phát triển nông nghiệp đã đi liền với việc khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội như việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nông nghiệp vùng ĐBSH phát triển chưa thực sự vững chắc, chưa có chiến lược lâu dài. Các tiêu chí PTNN theo hướng bền vững còn chưa đạt được như: chất lượng tăng trưởng còn thấp; khai thác tài nguyên phục vụ cho PTNN ở nhiều địa phương chưa có hiệu quả, thậm chí làm ảnh hưởng đến môi trường; phát triển nông nghiệp không thực sự gắn với giải quyết các vấn đề xã hội. Từ thực trạng PTNN ở vùng ĐBSH cho thấy, còn nhiều vấn đề bất cập cần phải giải quyết. Làm thế nào để PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH, là những “trăn trở” đang cần có lời giải ?
Vì vậy, nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề: “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng” có tính cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Luận án được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho những giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam.
* Nhiệm vụ:
- Khái quát lý luận chung về nông nghiệp, PTNN và phát triển bền vững. Phân tích làm rõ lý luận PTNN theo hướng bền vững; xây dựng khái niệm trung tâm của đề tài và các tiêu chí đánh giá PTNN theo hướng bền vững.
- Nghiên cứu kinh nghiệm PTBV và PTNN theo hướng bền vững của một số nước trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học đối với vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH, Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH.
- Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH, Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển của nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: luận án tiếp cận nghiên cứu sự phát triển của nông nghiệp theo hướng bền vững dưới góc nhìn của Kinh tế Chính trị.
Về không gian: luận án nghiên cứu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trên một địa bàn cụ thể là vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam với 11 tỉnh, thành phố.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu giai đoạn từ năm 2004 đến nay (các số liệu đưa ra tập trung vào giai đoạn từ 2008 - 2014). Đề xuất các giải pháp nhằm PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nhiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các lý thuyết kinh tế hiện đại về PTNN và PTBV để phân tích, luận giải PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH.
- Cơ sở thực tiễn:
Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn PTNN theo hướng bền vững của một số nước trên thế giới và ĐBSH để nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp chung là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia... Kết hợp giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng để làm cơ sở so sánh đối chứng, chỉ ra bản chất vấn đề mang tính thuyết phục cao. Vận dụng các phương pháp này giúp nghiên cứu sinh có cách tiếp cận, nghiên cứu và phân tích các vấn đề trong mối liên hệ chung và sự tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển bảo đảm được cơ sở khoa học, khách quan của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp đặc thù là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, làm cơ sở trong việc triển khai nghiên cứu theo chuyên ngành Kinh tế chính trị. Phương pháp này giúp nghiên cứu sinh gạt bỏ được những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra những vấn đề chung nhất, tập trung đi sâu vào các mối liên hệ bản chất, bền vững để nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ, bổ sung một số vấn đề về lý luận và quan niệm mới, các nhân tố và tiêu chí đánh giá PTNN theo hướng bền vững.
- Khái quát bài học PTNN theo hướng bền vững cho vùng ĐBSH Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
- Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung những lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập một số nội dung các môn học khối ngành kinh tế, môi trường và một số môn học khác liên quan. Đồng thời là những gợi ý khoa học để giúp các nhà quản lý xây dựng chủ trương chính sách và thực hiện hiệu quả các giải pháp PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH Việt nam.
8. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, ba chương, 9 tiết, kết luận, danh mục công trình khoa học liên quan đến luận án của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài
* Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến phát triển bền vững
Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: John Blewitt trong cuốn “Tìm hiểu về phát triển bền vững”. Báo cáo Brundtland năm 1987, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất 1992 tại Rio de Janiero, năm 1997 (Rio + 5), Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd đồng tác giả trong cuốn “Giới thiệu về phát triển bền vững”. Simon Bell và Stephen Morse trong cuốn “Định tính các chỉ số phát triển bền vững”. Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của phát triển bền vững”. Cuốn sách “Thế giới bền vững định nghĩa và chỉ tiêu phát triển bền vững” của tác giả Thaddeus C. Trzyna. Dalal - Clayton và Stephen Bass là đồng tác giả trong cuốn sách “chiến lược phát triển bền vững”.
* Các công trình liên quan đến các khía cạnh phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Mohamed Behnassi, Shabbir A. Shahid, trong cuốn “Phát triển nông nghiệp bền vững”. Dinesh Kumar, MVK Sivamohan, Nitin Bassi đồng tác giả trong cuốn “Quản lý nước, an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững trong các nền kinh tế đang phát triển”. Các tác giả Bellon, Stephane, Penvern, Servane viết cuốn sách “Canh tác hữu cơ, mô hình cho nông nghiệp bền vững”. Malik Abdul, Grohmann, Elisabeth là tác giả cuốn sách “Chiến lược bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững”. Tập thể tác giả Bouman, Jansen, Schipper, H. Hengsdijk, A. Nieuwenhuyse viết cuốn sách “Phương pháp tiếp cận hệ thống để phát triển nông nghiệp bền vững”. Tác giả Koyu Furusawa viết cuốn sách “Hướng tới một nền văn minh và xã hội bền vững: Quan điểm văn minh sinh thái từ xã hội Nhật Bản”.
2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
* Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến vùng đồng bằng sông Hồng
Hà Huy Thành chủ nhiệm đề tài “Một số biện pháp chủ yếu nâng cao nhận thức về môi trường của nông dân nhằm phát triển bền vững nền nông nghiệp sinh thái ở vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn 2011-2020”. Nguyễn Trọng Xuân chủ nhiệm đề tài “Luận cứ khoa học góp phần thực hiện điều chỉnh định hướng chiến lược phát triển vùng đồng bằng sông Hồng theo nguyên lý bền vững. Tác giả luận án Vũ Thị Hoài Thu nghiên cứu “Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định”. Đỗ Đức Quân chủ nhiệm đề tài “Phát triển bền vững nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp”.
* Các công trình tiêu biểu liên quan tới phát triển nông nghiệp và phát triển bền vững
Lưu Bách Dũng chủ biên cuốn sách “Khung thể chế phát triển bền vững một số nước Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam”. Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh đồng tác giả cuốn sách, “Phát triển bền vững: từ quan niệm đến hành động”. Tác giả luận án Nguyễn Minh Thu “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam”. Phạm Xuân Nam viết cuốn “Triết lý phát triển ở Việt Nam mấy vấn đề cốt yếu”. Tác giả Bùi Đức Hùng “Một số vấn đề cơ bản về Phát triển bền vững vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”. Tác giả Đinh Văn Ân viết cuốn sách “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững và chất lượng cao ở Việt Nam”. Nguyễn Đình Hòe tác giả cuốn sách“Môi trường và phát triển bền vững”. Dự án VIE/01/021 “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện chương trình nghị sự 21 quốc gia của Việt Nam”. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Định hướng Chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam”. Tác giả Lê Anh Vũ chủ nhiệm đề tài cấp Bộ “Ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới phát triển bền vững xã hội ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Nguyễn Ngọc Khánh viết cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về môi trường và phát triển bền vững vùng trung bộ giai đoạn 2011-2020”.
* Các công trình liên quan đến quy mô và chất lượng tăng trưởng trong nông nghiệp
Ngô Thị Tuyết Mai chủ biên cuốn sách “Phát triển bền vững hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hiện nay”. Tác giả Phạm Thị Khanh viết cuốn sách “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam”. Nguyễn Đức Khiển tác giả cuốn sách“Con người và vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam”. Qua XI chương viết tác giả đã trả lời cho câu hỏi phải làm gì cho các Chương trình Nghị sự trở thành hiện thực ?
* Các công trình nghiên cứu liên quan đến khía cạnh môi trường, xã hội trong phát triển nông nghiệp
Trương Quang Học viết cuốn sách “Việt Nam thiên nhiên môi trường và phát triển bền vững”. Tác giả Phạm Bình Quyền chủ biên giáo trình “Hệ sinh thái nông nghiệp và phát triển bền vững”. Trương Quang Học tác giả cuốn sách “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam”. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010”. Bộ Tài nguyên và Môi trường “Báo cáo đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường nhằm xây dựng đề án bảo vệ môi trường vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tác giả luận án Nguyễn Thanh Hải nghiên cứu “Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững”.
3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Có thể nói các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các góc độ và phạm vi tiếp cận khác nhau. Mặc dù các công trình có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, nhưng hầu hết các công trình có hướng tiếp cận khoa học, khá thành công, tránh được sự trùng lặp, khuôn mẫu.
Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu, nên hầu hết các công trình chủ yếu nghiên cứu về PTBV nói chung; nghiên cứu vị trí vai trò, sự cần thiết của PTBV, xây dựng nội dung và tiêu chí PTBV. Một số công trình đã làm rõ mối quan hệ PTBV với các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội khác. Tuy có một số công trình nghiên cứu về ĐBSH, phản ánh một số khía cạnh thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặt khác, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu vùng lãnh thổ kinh tế quan trọng như ĐBSH dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị. Chưa có công trình nào đề cập đến các quan điểm, giải pháp PTNN theo hướng bền vững ở vùng ĐBSH. Các công trình tập trung nghiên cứu ba trụ cột phát triển bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội. Chưa có một công trình nào đề cập sâu vào vấn đề bền vững về xã hội và kết hợp PTBV với củng cố quốc phòng - an ninh, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
Vì vậy, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết, chính là những đóng góp của luận án mà không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố.
Chương 1
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1. Lý luận chung về nông nghiệp và phát triển nông nghiệp
1.1.1. Nông nghiệp
* Khái niệm nông nghiệp.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp là ngành sản xuất có lịch sử phát triển lâu đời nhất. Vì vậy, nông nghiệp thường được nói đến như ngành kinh tế truyền thống, có vai trò quan trọng, sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, làm nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hóa cho xuất khẩu. Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển, con người áp dụng máy móc để thay thế sức lao động và sáng tạo ra nhiều sản phẩm khác. Tuy nhiên, không ngành nghề nào có thể cung cấp lương thực, thực phẩm thay thế cho nông nghiệp. Xã hội loài người càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao thì vai trò của nông nghiệp càng được khẳng định. Hiện nay có nhiều quân niệm khác nhau về nông nghiệp, nhưng cơ bản các nghiên cứu đều thống nhất với khái niệm:
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành nông, lâm và ngư nghiệp.
* Vai trò của nông nghiệp
Nông nghiệp có vai trò quan trọng cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp, dịch vụ và tham gia xuất khẩu. Đồng thời, nông nghiệp là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ. Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Nông nghiệp là khu vực cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội, đóng góp vai trò quan trọng xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
* Đặc điểm nông nghiệp
Từ thực tiễn phát triển nông nghiệp, các nghiên cứu đều cho thấy nông nghiệp có những đặc điểm sau: Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao; đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp; đối tượng sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống, cây trồng và vật nuôi; sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng, mang tính khu vực rõ nét và tác động trực tiếp tới ổn định kinh tế - xã hội.
1.1.2. Phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp được hiểu là quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và chất. Nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất có đầu ra ổn định, đa dạng về chủng loại, phù hợp về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người liên quan đến nông nghiệp.
1.2. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững: khái niệm, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1. Khái niệm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Những năm gần đây, một số công trình nghiên cứu về khái niệm PTNN theo hướng bền vững như:
Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) bàn về PTNN bền vững (năm 1992) định nghĩa: Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn, sự thay đổi lề lối tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cần ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận.
Theo Uỷ ban kỹ thuật của FAO, nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong cuốn “Phát triển nông nghiệp bền vững” Mohamed Behnassi và Shabbir A. Shahid (2012) nông nghiệp bền vững được hiểu là: “Việc thiết kế những hệ thống cư trú lâu bền của con người: đó là một triết lý và một cách tiếp cận về việc sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây hàng năm, cây lâu năm, súc vật, đất, nước và những nhu cầu của con người, xây dựng những cộng đồng chặt chẽ và có hiệu quả”.
Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng: Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững là quá trình nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nhằm thoả mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho sản xuất của xã hội, cả trong hiện tại và tương lai.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Từ nghiên cứu lý luận PTNN theo hướng bền vững, trên cơ sở các tiêu chí được đánh giá trong chiến lược PTBV ở Việt Nam, Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững ở địa phương giai đoạn 2013 - 2020 và 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Nghiên cứu sinh khái quát các nhóm tiêu chí làm thước đo hiệu quả PTNN theo hướng bền vững như sau:
- Nhóm tiêu chí đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững: Các tiêu chí đánh giá về cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong nội bộ ngành. Nhóm tiêu chí đánh giá về quy mô, tốc độ, hiệu quả tăng trưởng nông nghiệp bền vững.
- Nhóm tiêu chí đánh giá về quy mô, tốc độ, hiệu quả tăng trưởng nông nghiệp bền vững.
- Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững về xã hội thông qua các chỉ tiêu cơ bản: Cơ sở hạ tầng, việc làm, mức sống, thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, tỷ lệ xóa đói, giảm nghèo, khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp và nhóm xã hội, đ