Tóm tắt Luận án Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình

Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau, quả nói riêng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi tại Việt Nam (VietGAP: Vietnam Good Agricultural Practices). Song, đến nay việc áp dụng quy trình này chưa rộng rãi, chủ yếu mới dừng lại ở bước xây dựng các mô hình. Vì vậy, việc làm thế nào để ngày càng có nhiều diện tích sản xuất áp dụng VietGAP, tạo ra nhiều sản phẩm sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, bảo đảm phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường đang là một yêu cầu bức thiết. Hòa Bình là môt t ̣ ỉnh miền núi có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó có rau. Tuy nhiên, quy mô diện tích, sản lượng rau an toàn/VietGAP vẫn còn rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất rau của tỉnh. Vậy, tỉnh Hòa Bình cần làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất bền vững của địa phương?.là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất và phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP tại các vùng, miền trong nước, song đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. Với những tồn tại từ thực tiễn sản xuất nêu trên, việc đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP trên địa bàn tỉnh, đề xuất định hướng và các giải pháp chính nhằm phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt tại tỉnh Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN ANH MINH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT TẠI TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 9.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – 2018 2 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn 2. TS. Lê Văn Bầm 1. GS.TSKH. Trịnh Tam Kiệt Phản biện 1: GS.TS Hoàng Ngọc Việt Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phản biện 2: PGS.TS Trần Chí Thiện Trường Đại học Kinh tế và QTKD, Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: TS Bùi Thị Gia Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi .... giờ ngày .... tháng .... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau, quả nói riêng, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi tại Việt Nam (VietGAP: Vietnam Good Agricultural Practices). Song, đến nay việc áp dụng quy trình này chưa rộng rãi, chủ yếu mới dừng lại ở bước xây dựng các mô hình. Vì vậy, việc làm thế nào để ngày càng có nhiều diện tích sản xuất áp dụng VietGAP, tạo ra nhiều sản phẩm sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân, bảo đảm phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường đang là một yêu cầu bức thiết. Hòa Bình là môṭ tỉnh miền núi có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó có rau. Tuy nhiên, quy mô diện tích, sản lượng rau an toàn/VietGAP vẫn còn rất nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển sản xuất rau của tỉnh. Vậy, tỉnh Hòa Bình cần làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất bền vững của địa phương?...là những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về sản xuất và phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP tại các vùng, miền trong nước, song đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. Với những tồn tại từ thực tiễn sản xuất nêu trên, việc đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP trên địa bàn tỉnh, đề xuất định hướng và các giải pháp chính nhằm phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại tỉnh Hòa Bình thời gian qua đề xuất định hướng và các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). - Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. 2 - Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, các mô hình sản xuất rau theo hướng VietGAP, các yếu tố và chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất rau theo hướng VietGAP. Các chủ thể nghiên cứu là toàn bộ các tác nhân chính tham gia vào quá trình phát triển sản xuất rau VietGAP tại tỉnh Hòa Bình gồm hộ nông dân, tổ hợp tác/HTX, doanh nghiệp và các cán bộ quản lý nhà nước tham gia vào quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau của tỉnh Hòa Bình. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi về sản phẩm: Các loại rau tươi làm thực phẩm sản xuất tại địa bàn nghiên cứu. Không nghiên cứu các loại rau dùng cho mục đích y học và mục đích khác. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập để đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2015. Số liệu sơ cấp được thu thập trong các năm 2013-2015. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP cho tỉnh. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP; đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng VietGAP với trọng tâm là tình hình thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, từ đó đưa ra các định hướng, đề xuất các giải pháp chính để phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Luận án đã luận giải và làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, đặc biệt luận án đã nêu ra khái niệm mới về “Phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP”. Luận án đã phân tích, tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển sản xuất rau 3 theo hướng VietGAP và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu làm căn cứ để nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. Luận án đã đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển sản xuất rau nói chung, rau theo hướng VietGAP nói riêng tại tỉnh Hòa Bình, trong đó đã làm rõ tình hình thực hiện các nội dung của quy trình VietGAP trong sản xuất rau theo từng mô hình tổ chức sản xuất và nhóm dân tộc tham gia sản xuất rau; đồng thời xác định và làm rõ chiều hướng tác động của các yếu tố ảnh hướng đến phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP trong thực tiễn; từ đó đề ra những định hướng, giải pháp phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP tại tỉnh Hòa Bình. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Luận án đã làm rõ thêm và bổ sung các khái niệm, tiêu chí và phương pháp đánh giá thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướngVietGAP. Đây là những kết quả và thông tin có ý nghĩa quan trọng và có giá trị tham khảo cho các nhà khoa học, cho hoạt động giảng dạy và hoạch định chính sách. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã cung cấp cơ sở dữ liệu, kết quả phân tích thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP, yếu tố ảnh hưởng, và đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các nhà quản lý đề ra các chủ trương, chính sách phù hợp nhằm từng bước đẩy mạnh việc áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất rau, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau VietGAP; đồng thời đề ra các giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP đối với Hòa Bình nói riêng, và các địa phương tương đồng khác. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT 2.1.1. Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP: Vietnam Good Agricultural Practices), là những nguyên tắc, trình 4 tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt: Hiện tại chưa có khái niệm về phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt. Tuy nhiên, căn cứ vào lý thuyết về phát triển sản xuất bền vững và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn (VietGAP) nêu trên, tác giả cho rằng: Phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP là quá trình chuyển đổi hoạt động sản xuất rau từ sản xuất rau thông thường sang sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP. Kết quả của nó là sản xuất ra sản phẩm rau được chứng nhận VietGAP, bảo đảm an toàn, chất lượng và giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu thị trường, đồng thời bảo đảm tính hiệu quả cho các tác nhân tham gia và yêu cầu phát triển bền vững. 2.1.2. Ý nghĩa nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt Nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt có ý nghĩa: - Khẳng định sự đúng đắn của chủ trương tăng cường áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất rau. - Chỉ ra những điểm hạn chế trong thực tiễn triển khai thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau và đề ra các giải pháp khắc phục. - Góp phần thúc đẩy ngành sản xuất rau phát triển theo hướng tạo ra nhiều hơn nữa các sản phẩm rau bảo đảm an toàn thực phẩm, đi đôi với việc bảo vệ môi trường, đảm bảo sức khỏe người sản xuất và phúc lợi xã hội. 2.1.3. Đặc điểm phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt Phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt có những đặc điểm cơ bản sau: - Tạo ra các sản phẩm rau bảo đảm an toàn thực phẩm: Việc tuân thủ thực hiện các nội dung của quy trình VietGAP trong sản xuất rau sẽ bảo đảm rằng các sản phẩm rau sản xuất ra sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm. - Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường: Quy trình VietGAP không những kiểm soát các mối nguy cơ ô nhiễm đối với sản phẩm rau mà còn kiểm soát cả các mối nguy cơ ô nhiễm đối với môi trường trong suốt quá trình từ sản xuất đến thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. - Đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe người sản xuất : Sản xuất rau theo hướng VietGAP còn đòi hỏi người sản xuất phải luôn quan tâm đảm bảo phúc lợi xã hội và sức khỏe của người sản xuất rau. 5 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt Nghiên cứu phát triển sản xuất rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) gồm các nội dung sau: (i) Triển khai sản xuất rau theo hướng VietGAP; (ii) Đăng ký và cấp giấy chứng nhận phù hợp quy trình VietGAP; (iii) Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau VietGAP; (iv) Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn/VietGAP; (v) Kết quả sản xuất rau theo hướng VietGAP; 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP Các yếu tố ảnh hưởng phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP bao gồm: (i) Điều kiện tự nhiên; (ii) Thị trường; (iii) Cơ sở hạn tầng; (iv) Tiến bộ khoa học kỹ thuật; (v) Chính sách khuyến khích sản xuất rau an toàn/VietGAP; (vi) Công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát; (vii) Năng lực tiếp cận của chủ thể sản xuất và tiêu thụ rau; (viii) Điều kiện các nguồn lực của chủ thể sản xuất và tiêu thụ rau. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT 2.2.1. Sản xuất rau theo hướng GAP ở một số nước trên thế giới Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của ASEAN và một số nước: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản...Qua đó cho thấy, mặc dù mỗi quốc gia có cách triển khai thực hiện khác nhau nhưng đều nhận thức rất rõ vai trò và tầm quan trọng của việc áp dụng GAP vào sản xuất nông nghiệp và coi đó là hướng phát triển bền vững. 2.2.2. Chủ trương phát triển sản xuất rau theo hướng GAP ở Việt Nam Các cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương đã ban hành rất nhiều văn bản thể hiện rõ chủ trương thúc đẩy việc áp dụng VietGAP vào sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất rau nói riêng. 2.2.3. Thực trạng phát triển sản xuất rau theo hướng GAP ở Việt Nam Nghiên cứu đã cập nhật tình hình sản xuất rau an toàn/VietGAP trong cả nước những năm qua; phân tích bài học kinh nghiệm trong triển khai áp dụng VietGAP vào sản xuất rau ở một số địa phương. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình trong phát triển sản xuất rau theo hướng VietGAP. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Hòa Bình là tỉnh miền núi, có địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hòa Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 6 460.869 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 77,02%. Trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng GRDP khu vực nông lâm thủy sản đạt bình quân 4,1%/năm, cơ cấu sản xuất nội ngành chuyển biến theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi (tăng bình quân 6%/năm). Đến năm 2015, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt gần 9.002 tỷ đồng, trong đó sản xuất rau, đậu, hoa, cây cảnh đạt 1.029 tỷ đồng, chiếm 15,41% giá trị sản xuất trồng trọt. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu sử dụng các phương pháp tiếp cận sau: Tiếp cận theo loại hình tổ chức sản xuất; Tiếp cận xã hội học; Tiếp cận có sự tham gia; Tiếp cận chuỗi giá trị và Tiếp cận theo nội dung quy trình VietGAP. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện lựa chọn điểm nghiên cứu dựa vào hai tiêu chí: (i) chọn địa phương có nhiều loại hình tổ chức sản xuất; (ii) chọn địa phương có diện tích sản xuất rau an toàn/VietGAP lớn, tập trung. Theo đó, tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu là các huyện Lương Sơn, Tân Lạc và Thành phố Hòa Bình, trong đó chọn ra các xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc), xã Dân Chủ (Thành phố Hòa Bình) và Thị trấn Lương Sơn (huyện Lương Sơn) là các điểm nghiên cứu sâu. 3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Tài liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thích hợp từ Trung ương đến địa phương, qua sách, báo, tạp chí, Internet...Các nghiên cứu liên quan đến đề tài Các phương pháp thu thập số liệu sơ cấp trong đề tài gồm phương pháp nghiên cứu có sự tham gia, phương pháp đánh giá nhanh chuỗi giá trị, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra. 3.2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích tài liệu Tài liệu sau khi được kiểm tra, hiệu chỉnh, phân tổ theo các tiêu thức phù hợp, mã hóa, nhập và xử lý bằng phần mềm Excel. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tổ thống kê; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp cho điểm và xếp hạng theo thang đo Likert và Phương pháp phân tích ma trận SWOT 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của luận án bao gồm: Nhóm chỉ tiêu phát triển sản xuất rau theo quy mô; Nhóm chỉ tiêu về thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP; Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất rau. 7 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT RAU THEO HƯỚNG VIETGAP CỦA TỈNH HÒA BÌNH 4.1.1. Thực trạng triển khai sản xuất rau theo hướng VietGAP ở tỉnh Hòa Bình 4.1.1.1. Thực trạng ban hành các văn bản triển khai thực hiện VietGAP trên địa bàn tỉnh Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù tỉnh Hòa Bình đã ban hành một số các văn bản nhằm chỉ đạo, triển khai và khuyến khích sản xuất các sản phẩm an toàn nói chung, rau an toàn/VietGAP nói riêng. Tuy nhiên, các văn bản này được ban hành còn chậm, các quy định và chính sách phát triển sản xuất VietGAP còn nằm rải rác ở quá nhiều văn bản, gây khó khăn cho việc tổ chức triển khai thực hiện. 4.1.1.2. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn/VietGAP. Hòa Bình đã có quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn (bao gồm cả rau VietGAP) đến năm 2020, song do tiến độ ban hành chậm, đã làm mất đi cơ hội thu hút một số doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất rau theo hướng VietGAP, ảnh hưởng xấu tới tiến trình phát triển sản phẩm rau an toàn nói chung, rau VietGAP nói riêng trên địa bàn tỉnh. 4.1.2. Thực trạng tổ chức sản xuất và thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau ở tỉnh Hòa Bình 4.1.2.1. Thực trạng hình thức tổ chức sản xuất rau theo hướng VietGAP Số liệu điều tra cho thấy, tổ hợp tác/HTX chiếm trên 83% diện tích sản xuất rau an toàn/VietGAP cả tỉnh; khoảng 8-14% diện tích do doanh nghiệp tự tổ chức sản xuất; các hộ đơn lẻ chỉ chiếm dưới 2% diện tích sản xuất rau an toàn/VietGAP và chủ yếu là do tham gia mô hình trình diễn (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Diện tích gieo trồng rau an toàn/VietGAP giai đoạn 2013-2015 phân theo hình thức tổ chức sản xuất ĐVT : Diện tích (Ha) Diễn giải Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Tổng số 125 100 177 100 208 100 1. Hộ sản xuất đơn lẻ 2 1,60 3 1,69 3 1,44 2. Tổ hợp tác/HTX 113 90,40 148 83,62 175 84,14 3. Doanh nghiệp 10 8,00 26 14,69 30 14,42 4.1.2.2. Tình hình triển khai thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau Nghiên cứu thực hiện việc điều tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện quy trình VietGAP trong sản xuất rau theo 3 loại hình tổ chức sản xuất (gồm hộ 8 nông dân, tổ hợp tác/HTX và doanh nghiệp) và theo phân nhóm dân tộc (dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số), kết quả cụ thể như sau : * Về giống : Bảng 4.2. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về giống trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Theo tiêu chuẩn VietGAP Loại hình tổ chức sản xuất Hộ nông dân Tổ hợp tác/HTX Doanh nghiệp 1. Tỷ lệ sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng 79,25 100 100 2. Tỷ lệ ghi chép đầy đủ về đơn vị cung cấp giống 9,43 83,78 100 3. Tỷ lệ có ghi chép về số lượng, chủng loại giống 9,43 83,78 100 4. Tỷ lệ xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng 7,55 62,16 100 Kết quả điều tra cho thấy, 100% doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nội dung trong quy trình VietGAP về giống. Trong khi đó, các hộ nông dân sản xuất rau chưa quan tâm thực hiện quy trình VietGAP về giống trong sản xuất. Các tổ hợp tác, HTX đều đảm bảo sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, trong đó 83,78% có ghi chép khá đầy đủ về việc mua và sử dụng giống. Tuy nhiên, việc xử lý giống trước khi gieo trồng mới chỉ được 62,16% số hộ của tổ hợp tác/HTX quan tâm thực hiện (Bảng 4.2). Bảng 4.3. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về giống trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Theo tiêu chuẩn VietGAP Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Rau thường RAT VietGAP Rau thường RAT VietGAP 1. Tỷ lệ sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng 86,67 100 76,32 100 2. Tỷ lệ ghi chép đầy đủ về đơn vị cung cấp giống 13,33 87,50 7,89 80,95 3. Tỷ lệ có ghi chép về số lượng, chủng loại giống 13,33 87,50 7,89 80,95 4. Tỷ lệ xử lý mầm bệnh trước khi gieo trồng 20,00 56,25 2,63 66,67 Kết quả điều tra chỉ ra rằng: hộ người Kinh có mức độ tuân thủ quy trình về giống (so với quy trình VietGAP) cao hơn so với hộ người dân tộc thiểu số. Khi đã tham gia vào sản xuất rau an toàn/VietGAP thì hộ người dân tộc thiểu số cũng tuân thủ tốt quy trình VietGAP về giống, thâm chí có nội dung họ còn tuân thủ tốt hơn so với người Kinh (Bảng 4.3) * Về quản lý đất: 100% các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy trình VietGAP. Trong khi đó các hộ tham gia tổ hợp tác/HTX và hộ sản xuất đơn lẻ chỉ thực hiện 3/4 nội dung với tỷ lệ từ 62,26% đến 86,49% số hộ thực hiện (Bảng 4.4). 9 Bảng 4.4. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý đất trong sản xuất rau phân theo loại hình tổ chức sản xuất Đơn vị tính : % Theo tiêu chuẩn VietGAP Đơn vị sản xuất Hộ nông dân Tổ hợp tác/HTX Doanh nghiệp 1. Tỷ lệ hàng năm phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn 0,00 0,00 100 2. Tỷ lệ có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất 62,26 94,59 100 3. Tỷ lệ có xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất 52,83 89,19 100 4. Tỷ lệ không chăn thả vật nuôi trong vùng sản xuất 90,57 100 100 Bảng 4.5. Tình hình thực hiện quy trình VietGAP về quản lý đất trong sản xuất rau phân theo nhóm dân tộc Đơn vị tính : % Theo tiêu chuẩn VietGAP Dân tộc kinh Dân tộc thiểu số Rau thườn
Luận văn liên quan