Tóm tắt luận án Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

Vùng kinh t ế Tây Nguyên là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm được Chính phủ xác định có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta , bao gồm 5 tỉnh là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và Đăk Nông. Về kinh tế tuy những năm v ừa qua đã đạt nhiều thành tựu trên mọi lãnh v ực, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới với tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng nhìn chung Tây Nguyên vẫn được coi là vùng nghèo, các điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Những kết quả đạt được trong thời gian qua chưa tương xứng với ti ềm năng và thế mạnh của vùng trong điều kiện hội nhập, nhất là về kinh tế, trong đó thị trường dịch vụ ngân hàng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Chính vì thế, để góp phần phát triển th ị trường dịch vụ ngân hàng, tác gi ả đã chọn đề tài “Phát triển thị trường d ịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ” để làm luận án nghiên cứu

pdf26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH  TRƯƠNG QUỐC THỤ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62 31 12 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2012 2 CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Trần Hoàng Ngân Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh Phản biện 1: Phản biện 2: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng ch ấm luận án cấp Nhà nước Vào hồi ……..……..… giờ ………..…..… ngày ……..……..… tháng ……..……..… năm 2012 Có thể tìm luận án tại: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….… ….……………………………………………………………………………………………………………………………………………….… 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Vùng kinh tế Tây Nguyên là một trong 7 vùng kinh tế trọng điểm được Chính phủ xác định có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của nước ta, bao gồm 5 tỉnh là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và Đăk Nông. Về kinh tế tuy những năm vừa qua đã đạt nhiều thành tựu trên mọi lãnh vực, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới với tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng nhìn chung Tây Nguyên vẫn được coi là vùng nghèo, các điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Những kết quả đạt được trong thời gian qua chưa tương xứng với ti ềm năng và thế mạnh của vùng trong điều kiện hội nhập, nhất là về kinh tế, trong đó thị trường dịch vụ ngân hàng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh. Chính vì thế, để góp phần phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của các ngân hàng thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ” để làm luận án nghiên cứu. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là - Phân tích các đối tượng và yếu tố của thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn, tập trung vào việc đánh giá thực trạng kinh tế và những vấn đề xã hội có liên quan, thực trạng về cơ cấu dịch vụ ngân hàng và những yếu tố tác động; Rút ra những mặt mạnh để phát huy , những hạn chế, yếu kém và bài học kinh nghiệm trên cơ sở các lý luận chung và tình tình thực tế. - Đề xuất các nhóm giải pháp để góp phần vào việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tây Nguyên và những vùng kinh tế khác có những đặc điểm tương đồng, mặt khác còn hỗ trợ các ngân hàng thương mại trên địa bàn trong việc nghiên cứu mở rộng các dịch vụ ngân hàng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của khu vực, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của mình đồng thời góp phần vào sự nghiệp ph át triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên theo các chủ trương của Đảng và nhà nước, phù hợp với chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của toàn ngành. 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng đa dạng và lồng ghép nhiều phương pháp, từ thu thập, xử lý, so sánh thống kê, phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên gia,… 4. Đối tượng và p hạm vi nghiên cứu 4 - Các yếu tố của thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tây Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2006 – 2010. - Cơ chế chính sách được áp dụng cho vùng Tây Nguyên và các cơ chế, chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có liên quan đến thị trường dịch vụ ngân hàng . 5. Những đóng góp mới của luận án - Những lý luận cơ bản nhất về dịch vụ ngân hàng, thị trường dịch vụ ngân hàng, về phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng, về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là những nghiên cứu về các yếu tố cấu thành của thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung tuy là những vấn đề thuộc về lý luận và nghiên cứu mà đa phần đã có sẵn nhưng được thu thập, chọn lọc, sắp xếp logic và đầy đủ mà chưa có một luận án tương tự nào thực hiện. Các nội dung về mặt lý luận còn được minh chứng qua một số kinh nghiệm của nước ngoài về những vấn đề liên quan làm cơ sở cho những đánh giá, phân tích ở những nội dung sau. - Những nghiên cứu, đánh giá tại phần thực trạng là một trong những điểm mới, nổi bật của luận án. Đó là một hệ thống số liệu, tình hình được thu thập, thiết kế và sử dụng chọn lọc và công phu, làm nổi bật lên bức tranh toàn cảnh của tình hình kinh tế xã hội, những đặc đi ểm đặc trưng của vùng Tây Nguyên và thực trạng những tồn tại, khiếm khuyết, những vấn đề then chốt cần chú ý để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng tại vùng kinh tế này. - Xây dựng được một hệ thống giải pháp phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc điểm đặc trưng của vùng Tây Nguyên và những vùng, những địa phương tương đồng, phù hợp cho các ngân hàng thương mại đã, đang và sẽ hoạt động tại vùng Tây Nguyên kèm theo đó là các kiến nghị, đề xuất với nhà nước và ngân hàng nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại. Những nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Tây Nguyên tuy không phải tất cả là hoàn toàn mới nhưng được lựa chọn, sắp xếp và hệ thống lại khá toàn diện và tạo nên một hệ thống giải pháp phù hợp với các đặc điểm đặc trưng của vùng Tây Nguyên trong quá trình hội nhập kinh tế, mang tính khả thi cao. 6. Nội dung luận án: ngoài phần mở đầu và kết luận, các bảng biểu,…, nội dung luận án được thiết kế thành 3 chương: 5 - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường dịch vụ Ngân hàng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong nước trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Chương 3: Hệ thống giải pháp phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong nước trên địa bàn Tây Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng Hiện nay chưa có một định nghĩa hay một khái niệm thống nhất về dịch vụ . Theo cách hiểu chung, “dịch vụ” là bất cứ hành động hoặc lợi ích nào mà một phía có thể đem lại cho phía bên kia mà chắc chắn là không thể nhìn thấy được, không thể tách rời khỏi đối tượng cung cấp, có khả năng thay đổi và không dẫn đến bất cứ quyền sở hữu mới nào. Riêng đối với hoạt động ngân hàng thì cho đến nay khái niệm về “dịch vụ ngân hàng” vẫn chưa có sự phân định rõ ràng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai cho rằng trong ngân hàng có những dịch vụ thu lãi trong các họat động nghiệp vụ nhận tiền gửi, tín dụng, đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đó cũng có những dịch vụ thu phí và thu khác như hoa hồng, chênh lệch giá,… như các dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh, ngân quỹ, mua bán ngoại tệ, dịch vụ thẻ, tài trợ xuất nhập khẩu, các dịch vụ ngân hàng điện tử,.… Các dịch vụ này nằm ngoài hoạt động tín dụng và nhận tiền gửi nên được gọi chung là các dịch vụ ngoài tín dụng hay các dịch vụ phi tín dụng. Dù là các dịch vụ truyền thống hoặc hiện đại thì các loại hình dịch vụ do các ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế đều dựa vào hoặc được phát triển trên cơ sở các loại hình dịch vụ cơ bản sau:  Dịch vụ huy động vốn 6  Dịch vụ tín dụng  Dịch vụ thanh toán 1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng - Tính vô hình. - Tính không thể tách biệt hay không thể chia cắt. - Tính không ổn định và khó xác định . - Dịch vụ ngân hàng do NHTM hoặc một tổ chức tín dụng, một tổ chức kinh tế được phép cung cấp. - Các dịch vụ ngân hàng đều có chung đặc điểm là không hiện hữu . - Các dịch vụ ngân hàng nói chung đều dễ bị sao chép, bắt chước . - Dịch vụ ngân hàng có đặc tính không tách rời giữa quá trình tiêu dùng v ới quá trình cung ứng dịch vụ, không có khả năng lưu trữ, lưu kho. - Các dịch vụ ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, sự ra đời của dịch vụ này là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của dịch vụ kia. - Dịch vụ ngân hàng nói chung luôn phải gánh chịu sự chi phối và kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ thông qua ngân hàng trung ương. 1.1.3. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng - Nhóm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống - Nhóm các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại 1.2. THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRON G HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.2.1. Một số vấn đề liên quan về thị trường dịch vụ ngân hàng và phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng - Dịch vụ ngân hàng là một khái niệm thuộc nội hàm dịch vụ tài chính. - Dịch vụ ngân hàng bao gồm dịch vụ tiết kiệm; cho vay; thanh toán; giao dịch và các dịch vụ khác. - Thị trường dịch vụ ngân hàng là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch các dịch vụ ngân hàng, là tổng hợp các mối quan hệ về cơ chế chính sách có liên quan đến việc tổ chức, quản lý và vận hành các hoạt động giao dịch các loại dịch vụ ngân hàng, các đối tượng tham gia trên thị trường dịch vụ ngân hàng, các loại dịch vụ ngân hàng cũng như các 7 dịch vụ tài chính khác có liên quan đến dịch vụ ngân hàng và sức mua (số lượng, giá trị, chủng loại,…) của các giao dịch trên thị trường dịch vụ ngân hàng. - Phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng: là sự tăng lên tương đối của toàn bộ các yếu tố của thị trường dịch vụ ngân hàng. 1.2.2. Các chủ thể tham gia và các yếu tố có liên quan trên thị trường dịch vụ ngân hàng 1.2.3. Vai trò của thị trường dịch vụ ngân hàng - Thúc đẩy nâng cao tiết kiệm, tập trung và đầu tư vốn - Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân… dễ dàng và nhanh chóng tìm được nguồn tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác với chi phí và chất lượng phù hợp. - Đóng góp tích cực vào việc duy trì tăng trưởng kinh tế. 1.2.4. Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn bó một cách hữu cơ nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế khu vực và thế giới để góp phần khai thác các nguồn lực bên trong một cách hiệu quả. Hội nhập kinh tế quốc tế phải đảm bảo phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân và bảo đảm việc bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc trong lĩnh vực kinh tế và những lĩnh vực khác. 1.2.5. Thị trường thị trường dịch vụ ngân hàng trong hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là một quá trình mà các nước, các khu vực mở cửa cho sự tham gia lẫn nhau trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động tiền tệ ngân hàng. Đó là sự tham gia của các yếu tố bên ngoài vào lĩnh vực ngân hàng bao gồm vốn đầu tư, công nghệ, tín dụng và lao động có trình độ chuyên môn cao , đó cũng đồng thời là quá trình các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại trong nước mở rộng hoạt động ra các nước khác. 1.2.7. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng * Thứ nhất: Phải giảm bớt sở hữu và sự kiểm soát của nhà nước đối với các ngân hàng thương mại nhà nước bằng cách tiến hành cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại mà 8 nhà nước đang nắm giữ 100% vốn theo một lộ trình thích hợp. Thực tế tại Trung Quốc, Hàn quốc, các nước Đông Âu, Mỹ la tinh và nhiều nước khác đã khẳng định điều đó. * Thứ hai: Một trong những phương hướng và mục tiêu quan trọng nhất để phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng là các giải pháp phát triển thị trường đều phải đạt được hai mục tiêu đồng thời là góp phần phát triển kinh tế xã hội và thị trường hoạt động có hiệu quả. * Thứ ba: Chính sách cạnh tranh lành mạnh có thể sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập và tự do hóa. * Thứ tư: Cải thiện nhanh hệ thống thanh toán – cấu phần quan trọng nhất trong cơ sở hạ tầng kinh tế của một đất nước. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN 2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ LỢI THẾ SO SÁNH CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN 2.1.1. Một số nét cơ bản về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong quá trình hội nhập kinh tế Vùng Tây Nguyên nằm về phía Tây và Tây nam nước ta, bao gồm 5 tỉnh là Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai và Kon Tum với diện tích tự nhiên vào khoảng 54.474 km2. Dân số vào khoảng trên 5 triệu người. Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 thành phố, 4 thị xã và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp xã . Về mặt tự nhiên, Tây Nguyên nằm ở phía tây của dãy Trường Sơn, là vùng có diện tích đất bazan rộng lớn nhất Việt Nam, ngoài ra còn có một vị trí hết sức quan trọng trong việc gắn kết chặt chẽ với nam Lào và đông bắc Campuchia. Trong 10 năm qua và đến năm 2010, giá trị tổng sản phẩm (GDP) năm 2010 tăng 2,8 lần so với năm 2001, đạt mức tăng bình quân 11,9%/nă m, riêng năm 2010 tăng 13,25%. Đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người so với mức trung bình của cả nước được thu hẹp khoảng cách rất nhanh , năm 2010 là 15,5 triệu 9 đồng (tức là bằng khoảng 67% mức bình quân cả nước - 15,5 triệu/23,2 triệu); Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Các ngành, các lĩnh vực phát triển ổn định. 2.1.2. Các thế mạnh, tiềm năng và lợi thế so sánh của vùng Tây Nguyên có liên quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng trên địa bàn vùng tron g quá trình hội nhập kinh tế - Về tài nguyên khí hậu. - Tài nguyên rừng. - Thổ nhưỡng và tài nguyên đất . - Tài nguyên khoáng sản. - Tài nguyên du lịch. 2.1.3. Những khó khăn, hạn chế và thách thức trên lĩnh vực kinh tế xã hội của vùng Tây Nguyên - Về phát triển kinh tế: Quy mô kinh tế còn nhỏ, yếu và chủ yếu là vẫn giựa trên nền tảng nông nghiệp với đặc trưng là phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhiều ngành và lĩnh vực phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. - Về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: nhìn chung vẫn còn yếu kém, chưa trở thành động lực cho sự phát triển và giao thương của vùng . - Về chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung ở mức thấp. Trong bộ máy chính quyền các cấp cũng thiếu nhân lực có trình độ. - Thu nhập bình quân đầu người của cả vùng Tây Nguyên mới bằng khoảng 2/3 so với mức bình quân của cả nước. Tình trạng tái nghèo, cận nghèo còn ở mức cao. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận khá lớn dân cư còn thấp kém . 2.1.4. Một số nguyên nhân của tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong thời gian qua - Những nguyên nhân khách quan: Do điều kiện địa lý, vùng Tây Nguyên ở tương đối xa các trung tâm kinh tế lớn; nội lực của bản thân vùng Tây Nguyên còn rất hạn chế; xuất phát điểm về kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập kinh tế còn ở mức rất thấp; nhiều vấn đề lịch sử để lại cần phải có thời gian dài để giải quyết,… - Một số nguyên nhân chủ quan nội vùng: 10 + Việc triển khai các chủ trương, chính sách liên quan đến việc phát triển bền vững về kinh tế, xã hội,… của còn mang tính hình thức, đối phó, buông lỏng từ quá trình chỉ đạo đến việc triển khai thực hiện. + Công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường còn nhiều sai sót, công tác quy hoạch, kế hoạch chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 2.1.5. Những vấn đề cấp bách đặ t ra đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên liên quan đến việc phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại trong nước - Những vấn đề về dân số và di dân - Phát triển kinh tế vùng thời gian qua đang đặt nhiều vấn đề cần giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội 2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN 2.2.1. Đánh giá thực trạng về tổ chức và mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng của hệ thống ngân hàng và các TCTD trên địa bàn Tây Nguyên Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, ngoài hệ thống QTDND cơ sở thì không có NHTM và TCTD có trụ sở chính, chỉ có chi nhánh của các Ngân hàng chính sách, NHTM với hệ thống các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc. Bên cạnh đó còn có một hệ thống quỹ TDND cơ sở và chi nhánh QTD trung ương . Nhiều địa bàn nông thôn hiện chưa có phòng giao dịch, điểm giao dịch. 2.2.2. Đánh giá thực trạng năng lực cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại Trên địa bàn Tây Nguyên, các ngân hàng thương mại nhà nước và các Ngân hàng thương mại cổ phần nhân dân là những nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng toàn diện, lâu đời và đầy đủ nhất. Ngoài hệ thống qu ỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động rộng rãi trên địa bàn các phương xã còn có hệ thống các bưu cục thuộc tổng công ty bưu chính với các cơ sở xuống tận thôn, xã cũng cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán. Tại các thành phố, thị xã tỉnh lỵ và các trung tâm kinh tế của vùng Tây Nguyên thì hệ thống ngân hàng với các chi nhánh và phòng giao dịch của mình cùng các tổ chức tín dụng hợp tác (các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) là các nhà cung cấp dịch vụ chính. 11 2.2.3. Đánh giá thực trạng và khả năng huy động vốn Đến 31/03/2011 tổng nguồn vốn huy động toàn vùng đạt gần 46.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm trên 36%. Đây là một tỷ lệ khá cao so với các vùng khác và so với mức trung bình toàn quốc. Trong tổng nguồn huy động, huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất. Tính chung, tỷ lệ huy động vốn từ dân cư trên tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng và các TCTD trên toàn vùng năm 2006 là 60% , năm 2007 là 55%, năm 2008 là 61%, năm 2009 là 70%, năm 2010 là 78% và đến tháng 03/2011 có tỷ lệ là trên 82%. Trong đó Lâm Đồng và Gia Lai là hai tỉnh có tốc độ tăng huy động và tự lực vốn cao nhất. 2.2.4. Đánh giá thực trạng và khả năng cung cấp dịch vụ tín dụng Dư nợ các loại cho vay của toàn vùng đối với các nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn vùng Tây Nguyên liên tục tăng cao trong những năm qua với tốc độ gia tăng cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước (khoảng từ 22 -23%/năm). Tính đến 31/03/2011, tổng dư nợ các loại cho vay mà hệ thống các TCTD vùng Tây Nguyên đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn đã đạt trên 83.000 tỷ đồng, dư nợ tăng trưởng bình quân tăng gần 25%/năm, gấp gần 3 lần so với thời điểm cuối năm 2006 . Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế bình quân trong cả thời kỳ nghiên cứu từ năm 2006 đến hết quý 1/2011 xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là Đăk Lăk với trên 20.219 tỷ đồng, bình quân tăng trên 28%/năm, Gia Lai với 17.827 tỷ đồng, bình quân tăng trê n 19,4%/năm, Lâm Đồng với gần 12.519 tỷ đồng, bình quân tăng 24,53%/năm, Kon Tum với gần 4.255 tỷ đồng, bình quân tăng 30%/năm và Đăk Nông với trên 3.223 tỷ đồng, bình quân tăng trên 34%/năm. Toàn vùng có dư nợ bình quân là 58 ngàn tỷ, dư nợ bình quân tăng trên 24,66%/năm. 2.2.5. Đánh giá thực trạng và khả năng cung ứng dịch vụ thanh toán Dịch vụ thanh toán nội địa tại khu vực Tây Nguyên có tốc độ phát triển nhanh chóng qua các năm gần đây, tổng doanh số thanh toán nội địa tăng bình quân trên 70% mỗi năm. Các ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng đã và đang từng bước xây dựng và triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ cùng với chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn Tây Nguyên,… Trong dịch vụ thanh toán, nhờ vào sự phát triển vượt bật của công nghệ thông tin và viễn thông nên nên thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện chủ yếu bằng 12 phương thức bù trừ điện tử hoặc chuyển tiền điện tử (CITAD), thậm chí đang được phát triển bằng những kênh thanh toán dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin. Trong tổng doanh số thanh toán nội địa, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt chiếm đến 76%. - Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng trên địa bàn đã có mức tăng trưởng đáng kể, nếu như năm 2006, doanh số thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng toàn vù
Luận văn liên quan