Được hình thành từ những năm 1990, thị trường TPCP Việt Nam mặc dù ra
đời muộn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng cũng đã có
những thành công nhất định, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho ngân
sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thị trường TPCP vẫn tồn tại
nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Quy mô thị trường còn
nhỏ, thị trường chủ yếu phát triển theo chiều rộng mà chưa có chiều sâu. Nhiều vấn
đề còn tồn tại như hàng hoá trên thị trường còn đơn giản, cơ sở nhà đầu tư kém đa
dạng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Thị trường TPCP vẫn
chưa thực hiện được vai trò thị trường chuẩn, làm tham chiếu cho các bộ phận khác
của thị trường tài chính. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường
tài chính nói riêng đang trong quá trình hội nhập rất nhanh thông qua hàng loạt các
hiệp định thương mại vừa được ký kết. Hội nhập tài chính (HNTC) khu vực và thế
giới đem lại nhiều lợi ích, và cả những thách thức cho thị trường tài chính còn non
trẻ của Việt Nam. Trước tình hình đó, thị trường TPCP cần có những bước phát triển
hơn nữa nhằm đáp ứng với yêu cầu hội nhập và tận dụng được những lợi ích mà
HNTC đem lại. Nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển thị trường TPCP Việt
Nam, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính” làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm nghiên
cứu và đóng góp cơ sở luận về phát triển thị trường TPCP trong bối cảnh hội nhập
tài chính, đồng thời đánh giá thực trạng thị trường TPCP Việt Nam đặt trong điều
kiện HNTC, từ đó gợi ý một số giải pháp phát triển thị trường này.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 373 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
---------------------------
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2019
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
--------------------------
TRẦN THỊ THU HƯƠNG
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ : 62.34.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TÔ KIM NGỌC
2. PGS.TS. TRẦN ĐĂNG KHÂM
HÀ NỘI, 2019
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Được hình thành từ những năm 1990, thị trường TPCP Việt Nam mặc dù ra
đời muộn hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng cũng đã có
những thành công nhất định, trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho ngân
sách nhà nước và cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, thị trường TPCP vẫn tồn tại
nhiều hạn chế, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Quy mô thị trường còn
nhỏ, thị trường chủ yếu phát triển theo chiều rộng mà chưa có chiều sâu. Nhiều vấn
đề còn tồn tại như hàng hoá trên thị trường còn đơn giản, cơ sở nhà đầu tư kém đa
dạng, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Thị trường TPCP vẫn
chưa thực hiện được vai trò thị trường chuẩn, làm tham chiếu cho các bộ phận khác
của thị trường tài chính. Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường
tài chính nói riêng đang trong quá trình hội nhập rất nhanh thông qua hàng loạt các
hiệp định thương mại vừa được ký kết. Hội nhập tài chính (HNTC) khu vực và thế
giới đem lại nhiều lợi ích, và cả những thách thức cho thị trường tài chính còn non
trẻ của Việt Nam. Trước tình hình đó, thị trường TPCP cần có những bước phát triển
hơn nữa nhằm đáp ứng với yêu cầu hội nhập và tận dụng được những lợi ích mà
HNTC đem lại. Nhận thấy sự cần thiết của việc phát triển thị trường TPCP Việt
Nam, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính” làm đề tài luận án tiến sĩ nhằm nghiên
cứu và đóng góp cơ sở luận về phát triển thị trường TPCP trong bối cảnh hội nhập
tài chính, đồng thời đánh giá thực trạng thị trường TPCP Việt Nam đặt trong điều
kiện HNTC, từ đó gợi ý một số giải pháp phát triển thị trường này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Các mục tiêu chính của luận án là:
- Xây dựng khung lý thuyết về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ
trong bối cảnh hội nhập tài chính
- Phân tích thực trạng phát triển của thị trường TPCP Việt Nam, từ đó đánh
giá mức độ phát triển của thị trường TPCP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài
chính.
- Xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố, chiều ảnh hưởng và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của thị trường TPCP.
2
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là phát triển thị trường trái phiếu
Chính phủ.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Thị trường TPCP Việt Nam bao gồm
cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: luận án nghiên cứu thị trường TPCP Việt
Nam từ khi thị trường hình thành, tuy nhiên tập trung chủ yếu giai đoạn 2000-2017.
4. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý thuyết
- Luận án đã hệ thống cơ sở luận về thị trường TPCP, hội nhập tài chính và phát
triển thị trường TPCP dưới tác động của HNTC.
- Luận án xây dựng một bộ chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường TPCP gắn
với vấn đề HNTC. Đây là điểm mới quan trọng của luận án.
Về mặt thực tiễn
- Luận án đã phân tích toàn diện thực trạng thị trường TPCP Việt Nam trên tất cả
các khía cạnh dưới tác động của hội nhập tài chính.
- Luận án đã đánh giá mức độ phát triển của thị trường TPCP Việt Nam trong bối
cảnh HNTC sử dụng bộ tiêu chí đánh giá sự phát triển đã xây dựng ở phần lý thuyết,
chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân làm cơ sở cho giải pháp đưa ra
ở chương 5.
- Luận án cũng chỉ ra các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến sự phát
triển của thị trường TPCP trong bối cảnh HNTC dựa vào nghiên cứu thực nghiệm.
- Cuối cùng, kết hợp kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn, luận án đã đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP Việt Nam trong bối cảnh HNTC.
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trong
bối cảnh hội nhập tài chính
Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập tài chính
3
Chương 4: Mô hình kiểm định các nhân tố tác động tới sự phát triển của thị
trường trái phiếu Chính phủ trong bối cảnh hội nhập tài chính
Chương 5: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập tài chính
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu về thị trường trái phiếu Chính phủ và phát triển thị
trường trái phiếu Chính phủ
Luận điểm lý thuyết về phát triển thị trường TPCP được World bank và Quỹ
tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra trong nghiên cứu “Developing a government bond
market: A handbook” năm 2001 và nghiên cứu “FS series 12: Developing
Government Bond Markets. Primer, Diagnostic Checklist, and Guidelines for the
Preparation of a Model Scope of Work” (2010). Bên cạnh các nghiên cứu về toàn bộ
thị trường thì cũng có những nghiên cứu về một vấn đề của thị trường như việc phát
hành TPCP hay thị trường thứ cấp như nghiên cứu của Claessens, Klingebiel,
Schmukler (2007) và nghiên cứu của Siegfried, Simeonova, Vespo (2007).
1.1.1.2. Nghiên cứu về hội nhập tài chính và thị trường trái phiếu Chính
phủ trong bối cảnh hội nhập
Nghiên cứu về hội nhập tài chính
Nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề HNTC đã được đưa ra, từ các vấn
đề cơ bản như khái niệm, đặc điểm, đến các vấn đề sâu rộng hơn như lợi ích, rủi ro
của HNTC bao gồm nghiên cứu của Stavarek và cộng sự (2011), Kenan (2007) [75],
Mougani (2011) [94], Agenor (2001) [24]... Nghiên cứu của Baele và cộng sự năm
2004 [29] đã xây dựng được bộ chỉ số đo lường mức độ HNTC cho khu vực Châu
Âu theo phương pháp dựa vào giá, phương pháp dựa vào thông tin và phương pháp
về lượng.
Nghiên cứu về hội nhập thị trường trái phiếu Chính phủ
Các nghiên cứu về hội nhập thị trường TPCP được đưa ra trước đây chủ yếu
tập trung ở khu vực Châu Âu như nghiên cứu của Baele và cộng sự năm 2004. Hội
nhập thị trường TPCP các nước khu vực Châu Á cũng được đề cập trong một số
4
nghiên cứu trước đây nhưng vẫn còn rất hạn chế như nghiên cứu của Yu và cộng sự
năm 2007, nghiên cứu của Lian (2016).
Nghiên cứu về tác động của hội nhập tài chính đến thị trường trái phiếu
Chính phủ
HNTC có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến thị trường TPCP. Những
nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về một vài tác động cụ thể của HNTC đến thị
trường TPCP như Claeys và cộng sự (2010), Claeys và cộng sự (2012), Manganelli
và cộng sự (2007), Furceri và cộng sự (2012), Bolton và cộng sự (2011).
1.1.2. Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về thị trường trái phiếu Chính phủ và phát triển thị
trường trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam
Nghiên cứu trực tiếp về phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam có một vài
công trình nghiên cứu như luận văn thạc sỹ của Trịnh Mai Vân (2005), luận án tiến
sĩ của Lê Anh Tuấn (2011). Bên cạnh các nghiên cứu tổng thể về thị trường, có
những công trình nghiên cứu tập trung vào một khía cạnh của thị trường như việc
phát hành trái phiếu, giao dịch trái phiếu.
1.1.2.2. Nghiên cứu về hội nhập tài chính và phát triển thị trường trái
phiếu Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính
Liên quan đến vấn đề hội nhập nói chung và HNTC nói riêng ở Việt Nam,
tuy đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu khoa học được công bố liên quan
nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế, chưa có nghiên cứu nào cụ thể, mang tính hệ
thống về HNTC, đặc biệt là gắn kết sự phát triển của thị trường TPCP với HNTC.
1.2. Khoảng trống nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Khoảng trống nghiên cứu
Về mặt lý thuyết:
Một là, chưa có nghiên cứu tổng quát, có hệ thống nào về phát triển thị
trường TPCP đặt trong bối cảnh HNTC.
Hai là, phần lớn các nghiên cứu khi đánh giá về thực trạng phát triển của thị
trường chưa xây dựng một bộ chỉ số đánh giá mức độ phát triển của toàn bộ thị
trường TPCP cụ thể, đặc biệt khi đặt trong bối cảnh HNTC.
Ba là, chưa có mô hình hồi quy nào cụ thể đánh giá các nhân tố tác động
đến thị trường trái phiếu Chính phủ phù hợp với thị trường Việt Nam và khu vực
ASEAN.
5
Về mặt thực tiễn:
Một là, những nghiên cứu về thị trường TPCP Việt Nam chưa được cập nhật
trước những thay đổi của tình hình kinh tế xã hội, chưa đặt trong bối cảnh hội nhập
ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới.
Hai là, chưa có nghiên cứu nào đo lường mức độ hội nhập của thị trường
TPCP Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu lớn nhất của đề tài là những vấn đề trong phát triển thị
trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính. Để đưa ra
câu trả lời cho câi hỏi chính, một số câu hỏi nhỏ được đưa ra, bao gồm:
Một là: Hội nhập tài chính tác động như thế nào đến thị trường TPCP?
Hai là: Thị trường TPCP Việt nam phát triển thế nào trên tất cả các khía
cạnh trong bối cảnh HNTC thời gian vừa qua?
Ba là: Các nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường TPCP trong bối
cảnh HNTC là gì?
Bốn là: Giải pháp phù hợp nào để phát triển thị trường TPCP Việt Nam
trong bối cảnh HNTC hiện nay để khai thác được lợi ích mà HNTC đem lại đồng
thời hạn chế bớt rủi ro?
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng,
phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, sử dụng mô hình kinh tế lượng.
Nguồn số liệu
Luận án sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp có uy tín và có thể đối chiếu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
2.1. Thị trường trái phiếu Chính phủ
2.2. Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trong bối cảnh hội nhập
tài chính
2.2.1. Hội nhập tài chính
6
2.2.1.1. Khái niệm hội nhập tài chính
Hội nhập tài chính là quá trình thị trường tài chính một quốc gia trở nên
ngày càng kết nối với thị trường tài chính các quốc gia khác trong khu vực và trên
thế giới, kéo theo sự tự do dịch chuyển dòng vốn và các dịch vụ tài chính xuyên biên
giới giữa các quốc gia, không phân biệt đối xử giữa những người tham gia thị
trường, làm cho các tài sản tài chính có đặc điểm giống nhau bất kể nguồn gốc xuất
xứ sẽ được giao dịch với mức giá như nhau.
2.2.1.2. Phân loại hội nhập tài chính
2.2.1.3. Nội dung hội nhập tài chính
Chuẩn mực hoá về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tài chính
Sự gia nhập các yếu tố nước ngoài và sự tham gia vào thị trường quốc tế
của tổ chức, cá nhân trong nước
Tự do hoá tài khoản vốn
Hội nhập tiền tệ thông qua hình thành liên minh tiền tệ
2.2.2. Tác động của hội nhập tài chính đến thị trường trái phiếu Chính phủ
2.2.2.1. Tác động tích cực
Tăng quy mô và thanh khoản của thị trường
Giảm chi phí vốn – Lãi suất
Cải thiện cơ sở nhà đầu tư trên thị trường
Cải thiện cơ sở hạ tầng và cấu trúc vi mô của thị trường
Tăng cường kỷ luật thị trường
2.2.2.2. Tác động tiêu cực
Tăng rủi ro thị trường
Tác động làm tăng lãi suất
Nguy cơ khủng hoảng nợ công
2.2.3. Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ trong bối cảnh hội
nhập tài chính
2.2.3.1. Quan điểm phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trong bối
cảnh hội nhập tài chính
Phát triển thị trường TPCP trong bối cảnh hội nhập tài chính đòi hỏi sự thay
đổi cả về chất và về lượng trên thị trường nhằm tăng cường hiệu quả của thị trường,
đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, tận dụng được những lợi ích và hạn chế rủi
ro mà hội nhập tài chính đem lại.
7
2.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thị trường trái phiếu Chính
phủ trong bối cảnh hội nhập tài chính
- Chỉ tiêu đánh giá quy mô thị trường: Quy mô thị trường TPCP/GDP, Quy
mô thị trường TPCP trong nước / Quy mô thị trường TPCP khu vực, Giá trị giao
dịch TPCP/ GDP và Giá trị giao dịch TPCP / Giá trị giao dịch khu vực
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững của thị trường: Lãi suất TPCP các kỳ
hạn, tỷ trọng TPCP có kỳ hạn dài, tỷ trọng TPCP/ Tổng giá trị TP, hệ thống chỉ tiêu
giám sát và cảnh báo rủi ro
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập thị trường: Chỉ số mức chênh lệch giữa
lãi suất của TPCP một quốc gia với lãi suất TPCP của một quốc gia khác được lấy
làm tham chiếu, chỉ số beta hội tụ và hệ số chặn.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận thị trường: Đối với tổ chức phát hành,
việc tiếp cận thị trường, đặc biệt là với thị trường trong nước chỉ có ích và hiệu quả
khi chi phí huy động vốn thấp và quá trình huy động vốn được dễ dàng (FDSI) [60].
Đối với nhà đầu tư đó là việc dễ dàng tham gia, tiếp cận và giao dịch trên thị trường.
Vì vậy, để đánh giá mức độ tiếp cận thị trường TPCP, tác giả đưa ra một số chỉ tiêu:
tỷ trọng TPCP phát hành trong nước/ tổng giá trị TPCP, giá trị TPCP quốc tế/GDP,
cơ sở NĐT tham gia thị trường (loại NĐT tham gia thị trường, tỷ lệ nắm giữ TPCP
của NĐT nước ngoài), đa dạng hoá phương thức phát hành, phân phối và giao dịch
TPCP, công cụ trên thị trường đa dạng, đồng bộ theo chuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng
hiện đại, đồng bộ.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ hiệu quả: chỉ tiêu chênh lệch giá chào mua chào
bán, chỉ số vòng quay của TPCP.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ ổn định: chỉ số lợi nhuận hàng ngày, mức độ
biến động (độ lệch chuẩn hàng năm), độ lệch, tỷ lệ nắm giữ TPCP của các NĐT dài
hạn.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường trái phiếu
Chính phủ trong bối cảnh hội nhập tài chính
Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường TPCP như quy
mô nền kinh tế, điều kiện vĩ mô, sự tín nhiệm của Chính phủ với tư cách tổ chức
phát hành, đặc điểm khu vực tài chính, khuôn khổ pháp lý và tính minh bạch của thị
trường.
8
2.4. Một số bài học về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trong
bối cảnh hội nhập tài chính từ kinh nghiệm quốc tế
Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ phải gắn với phát triển kinh tế và
tăng cường các điều kiện cơ bản cho thị trường
Phát triển thị trường TPCP theo hướng tuân theo quy luật thị trường, hạn
chế và dần loại bỏ cơ chế điều hành, can thiệp thị trường
Cơ sở nhà đầu tư là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thị
trường TPCP
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI
PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI
CHÍNH
3.1. Quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam và hội nhập thị trường
trái phiếu Chính phủ
3.1.1. Quá trình hội nhập tài chính của Việt Nam
Năm 1986 đánh dấu mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam khi đất
nước bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Từ
đó đến nay Việt Nam đã không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại
song phương và đa phương với nhiều đối tác, dưới nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh
vực, trong đó có lĩnh vực tài chính.
3.1.2. Hội nhập thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam
Sau khi trở thành thành viên của WTO, thị trường trái phiếu Việt Nam đã
từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường khu vực và thế giới.
3.2. Khái quát quá trình hình thành và thực trạng phát triển của thị
trường trái phiếu chính phủ Việt Nam
3.3. Phân tích sự phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập
3.3.1. Sử dụng bộ chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường trái phiếu
Chính phủ Viêt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính
3.3.1.1. Chỉ tiêu đánh giá quy mô thị trường
Chỉ tiêu quy mô thị trường TPCP
Nhìn vào quy mô thị trường TPCP có thể thấy quy mô thị trường có sự tăng
trưởng qua các năm.
Chỉ tiêu quy mô thị trường TPCP trong nước/ Quy mô thị trường TPCP
khu vực
9
So sánh quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ của Việt Nam với một số
nước trong khu vực ASEAN + 3 qua 5 năm gần đây thì thấy quy mô thị trường
TPCP Việt Nam vẫn còn nhỏ.
Chỉ tiêu giá trị giao dịch/GDP: Giá trị giao dịch TPCP trên thị trường thứ
cấp so với GDP của Việt Nam ở mức thấp, cao nhất năm 2016 cũng chỉ chiếm
khoảng 35% GDP.
Chỉ tiêu giá trị giao dịch Việt Nam/ giá trị giao dịch khu vực: So sánh giá
trị giao dịch của thị trường thứ cấp TPCP Việt Nam với một số thị trường trong khu
vực như Indonesia, Malaysia, và Thái Lan có thể thấy quy mô thị trường Việt Nam
tăng dần qua các năm
3.3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ bền vững của thị trường
Lãi suất TPCP các kỳ hạn
Lãi suất có xu hướng giảm dần qua các năm ở tất cả các kỳ hạn. Quá trình tự
do hóa lãi suất TPCP, tuân theo thị trường đã được chủ trương thực hiện từ rất sớm
nhưng quá trình tự do hoá lãi suất trên thị trường TPCP diễn ra chậm, việc đưa lãi
suất chỉ đạo vào đấu thầu đã làm ảnh hưởng đến mức độ tự do của thị trường TPCP,
lãi suất không phản ánh đúng đánh giá của thị trường về TPCP.
Tỷ trọng TPCP có kỳ hạn dài/ tổng TPCP
Cùng với sự phát triển của thị trường, kỳ hạn của TPCP cũng có sự thay đổi
theo hướng tích cực, ngày càng được kéo dài, phù hợp với thời gian sử dụng vốn của
Chính phủ. Kỳ hạn phát hành của TPCP được kéo dài cải thiện cơ cấu kỳ hạn TPCP,
giảm thiểu rủi ro, tăng mức độ bền vững của thị trường. Năm 2017, kỳ hạn còn lại
của TPCP dưới 5 năm chỉ còn khoảng 60%, giảm rõ rệt so với tỷ lệ 88% năm 2013
và 100% năm 2000.
Tỷ trọng TPCP/ Tổng giá trị TP: TPCP chiếm phần lớn trong tổng giá trị
TP trên thị trường TP Việt Nam trong khi TP doanh nghiệp chiếm một phần rất nhỏ
gây ra hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân.
Hệ thống chỉ tiêu giám sát và cảnh báo rủi ro: chưa có
3.3.1.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ hội nhập thị trường
Chênh lệch lãi suất TPCP các kỳ hạn giữa Việt Nam và Thái Lan: giảm
dần qua các năm thể hiện sự hội nhập ngày càng tăng của thị trường TPCP Việt
Nam. Tuy nhiên chỉ số này vẫn ở mức khá cao những năm gần đây (khoảng 2%)
chứng tỏ thị trường TPCP Việt Nam vẫn còn khoảng cách hội nhập với thị trường
khu vực.
10
Chỉ số beta hội tụ: Trong khi hệ số beta của Thái Lan với Mỹ khá ổn định
và có xu hướng tiến dần tới 1 (khoảng 0,8 những năm gần đây) thể hiện mức độ hội
nhập khá cao của thị trường TPCP Thái Lan với thị trường TPCP thế giới thì hệ số
beta của Việt Nam với Thái Lan liên tục biến động, không ổn định, và thường xuyên
ở mức thấp, trung bình khoảng 0,2, khẳng định mức độ hội nhập của Việt Nam với
khu vực còn thấp.
Hệ số chặn : Kết quả hệ số α của Việt Nam thu được cho thấy mức độ biến
động lãi suất của Việt Nam chênh lệch khá lớn một cách có hệ thống và độc lập so
với mức độ biến động lãi suất của Thái Lan, chứng tỏ thị trường TPCP hội nhập yếu
với khu vực
3.3.1.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ tiếp cận thị trường
Tỷ trọng TPCP phát hành trong nước/ Tổng giá trị TPCP: TPCP Việt
Nam chủ yếu được phát hành trên thị trường trong nước, số lượng TPCP phát hành
quốc tế rất hạn chế.
Giá trị TPCP quốc tế/ GDP: không đáng kể
Về cơ sở NĐT tham gia giao dịch
Chỉ tiêu sự đa dạng của các loại NĐT trên thị trường TPCP: Hệ thống nhà
đầu tư trên thị trường trái phiếu chính phủ đã có những tiến triển tích cực. Nhưng có
thể thấy cơ sở NĐT vẫn chưa có sự đa dạng.
Chỉ tiêu tỷ lệ nắm giữ TPCP của NĐT nước ngoài trên tổng số TPCP: Tỷ
trọng nắm giữ TPCP của NĐT nước ngoài đã tăng dần qua các năm, từ 5-6% năm
2014 đã tăng lên 8