Gạo nếp cẩm có màu đen còn gọi là bổ huyết mễ, là loại gạo có
hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao như: hàm lượng protein trong gạo
nếp cẩm cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% so với gạo khác, ngoài
ra trong gạo nếp cẩm còn chứa caroten, 8 loại axit amin, chứa
anthocyanin và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm) cần thiết cho cơ thể
(UPI, 2010). Các giống nếp cẩm địa phương thường có màu tím trên
các bộ phân cây lúa, góc lá đòng và lá công năng ngang đến gập
xuống nên khả năng quang hợp không cao, năng suất thấp, nhiễm
bệnh bạc lá, cao cây và thời gian sinh trưởng dài và thường phản ứng
với ánh sáng ngày ngắn nên chỉ trồng được một vụ trong năm.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển vật liệu lúa cẩm theo hướng tăng khả năng quang hợp và kháng bệnh bạc lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGÔ THỊ HỒNG TƯƠI
PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU LÚA CẨM THEO HƯỚNG
TĂNG KHẢ NĂNG QUANG HỢP
VÀ KHÁNG BỆNH BẠC LÁ
CHUYÊN NGÀNH: DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 62 62 01 11
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, 2015
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Văn Hoan
2. PGS. TS. Phạm Văn Cường
Phản biện 1:
PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm
Hội Giống cây trồng
Phản biện 2:
PGS.TS. Nguyễn Trí Hoàn
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
Phản biện 3:
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hinh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2015.
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gạo nếp cẩm có màu đen còn gọi là bổ huyết mễ, là loại gạo có
hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao như: hàm lượng protein trong gạo
nếp cẩm cao hơn 6,8%, chất béo cao hơn 20% so với gạo khác, ngoài
ra trong gạo nếp cẩm còn chứa caroten, 8 loại axit amin, chứa
anthocyanin và các nguyên tố vi lượng (sắt, kẽm) cần thiết cho cơ thể
(UPI, 2010). Các giống nếp cẩm địa phương thường có màu tím trên
các bộ phân cây lúa, góc lá đòng và lá công năng ngang đến gập
xuống nên khả năng quang hợp không cao, năng suất thấp, nhiễm
bệnh bạc lá, cao cây và thời gian sinh trưởng dài và thường phản ứng
với ánh sáng ngày ngắn nên chỉ trồng được một vụ trong năm.
Các giống lúa nếp cẩm có các màu sắc khác ở vỏ trấu và vỏ
cám như màu đỏ, tía hoặc đen thường có hàm lượng các chất hữu cơ
đặc thù như chất kháng oxy hóa anthocyanin, vitamin, các vi lượng
có lợi cho sức khỏe của con người và có thể ngăn ngừa một số bệnh
nguy hiểm nên đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong những năm gần
đây. Anthocyanin là chất có khả năng kháng oxy hóa cao và có hàm
lượng cao trong lúa cẩm, hiện nay đang được nghiên cứu nhiều ở các
nước trồng lúa (Kristamtini et al., 2012).
Một giống lúa để đưa ra sản xuất ngoài năng suất, giá trị dinh
dưỡng còn cần phải có khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận
sinh học và phi sinh học, trong đó bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn
Xanthomonas oryzae pv. oryzae là một bệnh gây hại nghiêm trọng ở
các vùng trồng lúa trên thế giới, bệnh có thể làm thiệt hại năng suất
từ 20-30% (Suh et al., 2013). Lúa cẩm trong sản xuất hiện nay hầu
hết là các giống địa phương, những nghiên cứu về di truyền và chọn
giống lúa cẩm còn hạn chế. Do vậy, để phát triển sản xuất lúa cẩm có
2
hiệu quả cao cần thiết phải có những nghiên cứu chọn tạo giống lúa
cẩm mới đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn sản xuất.
Từ việc nghiên cứu và đánh giá nguồn vật liệu ban đầu về các
tính trạng quan tâm trên tập đoàn lúa cẩm, ý tưởng tạo ra các vật liệu
lúa cẩm có khả năng quang hợp cao và kháng bệnh bạc lá để tiến tới
tạo ra các giống lúa tẻ cẩm năng suất cao, kháng bệnh bạc lá và có
thể trồng được 2 vụ trong năm từ nguồn vật liệu nếp cẩm địa phương
đã gợi cho chúng tôi có định hướng để thực hiện đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển, tạo các vật liệu lúa cẩm phục vụ cho
công tác chọn tạo giống lúa cẩm có khả năng quang hợp cao và
kháng bệnh bạc lá.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập và đánh giá một số đặc điểm nông sinh học, đa dạng
di truyền, đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá và khả năng quang
hợp của một số nguồn vật liệu.
- Tìm hiểu biểu hiện di truyền của một số tính trạng đặc trưng
ở lúa cẩm.
- Phát triển vật liệu tạo giống lúa cẩm có khả năng quang hợp cao,
kháng bệnh bạc lá và chọn tạo nguồn vật liệu lúa cẩm mới cải tiến.
4. Những đóng góp mới của luận án
- Đã thu thập và đánh giá đa dạng di truyền của nguồn vật liệu
lúa cẩm mới.
- Xác định được khả năng quang hợp và khả năng kháng bạc lá
của tập đoàn lúa cẩm để phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa tẻ
cẩm mới.
- Chọn lọc được 3 dòng lúa cẩm có khả năng quang hợp cao
và kháng bệnh bạc lá, góp phần vào công tác chọn tạo các giống lúa
cẩm chất lượng ở Việt Nam.
3
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Thu thập và phân tích đa dạng di truyền vật liệu lúa cẩm từ
các địa phương khác nhau.
- Xác định khả năng quang hợp và khả năng kháng bệnh bạc lá
làm cơ sở cho việc chọn tạo giống lúa cẩm chất lượng mới.
- Chọn lọc được các dòng lúa tẻ cẩm có khả năng quang hợp
cao và kháng bệnh bạc lá.
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số giống nếp cẩm địa phương và một số giống lúa cẩm
cải tiến.
6.2. Phạm vị nghiên cứu
Đề tài thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam và bắt
đầu từ năm 2009 đến năm 2014.
Tập trung nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, đa dạng di
truyền, khả năng quang hợp và kháng bệnh bạc lá của nguồn vật liệu
mới thu thập và các thế hệ phân ly sau lai hữu tính.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc – phân biệt lúa nếp, lúa tẻ
1.1.1. Nguồn gốc cây lúa, cây lúa nếp
Lúa nếp có thể thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu khắc
nghiệt như lạnh, khô hanh. Lúa nếp nương là dạng khởi nguồn của
lúa trồng vì nó được tìm thấy đầu tiên ở Assam - Yunna, nơi lúa nếp
chiếm ưu thế.
Nguồn gốc của lúa cẩm (lúa đen) vẫn chưa rõ ràng nhưng có thể có
nguồn gốc từ các nước châu Á bao gồm Trung Quốc (Mingwei et al.,
1995), Nhật Bản (Natsumi and Noriko, 1994) và ở Việt Nam (Quan,
4
1999). Chaudary and Tran (2001) cho rằng lúa đen có nguồn gốc từ
Sri Lanka, Philippin, Bangladesh, Thailand, Myanmar và Indonesia.
Lúa cẩm chưa được biết rõ về nguồn gốc, nhưng hầu hết các
nghiên cứu đều cho rằng lúa cẩm có nguồn gốc từ các nước châu Á.
Lúa cẩm chủ yếu là lúa nếp và có ở cả hai loài phụ Indica và
Japonica (Mingwei et al., 1995).
1.1.2. Phân biệt lúa nếp và lúa tẻ
Căn cứ chủ yếu để phân chia lúa nếp và tẻ dựa trên cấu tạo tinh
bột của nội nhũ. Nhuộm tinh bột bằng dung dịch KI1% để phân biệt
lúa nếp và lúa tẻ.
1.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền trong chọn tạo giống lúa
1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu đa dạng di truyền
- Chỉ thị hình thái
- Chỉ thị enzyme
- Chỉ thị phân tử
1.2.2. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống
- Phân tích đa dạng di truyền
- Tìm chỉ thị phân tử liên kết gen và lập bản đồ
- Chọn giống nhờ chỉ thị phân tử
1.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về đa dạng di truyền
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã ứng dụng các chỉ thị về
hình thái, enzyme, phân tử trong các nghiên cứu về đa dạng di
truyền. Đã phân nhóm được rất nhiều nguồn vật liệu nghiên cứu ban
đầu, giúp cho công tác chọn tạo giống nhanh và hiệu quả hơn.
1.3. Quang hợp và năng suất ở lúa
1.3.1. Mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất lúa
Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định đến năng suất cây
trồng. Dựa vào mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất, để tăng
5
năng suất cây trồng cần phối hợp nhiều biện pháp tác động vào nhiều
nhân tố sinh thái một cách hợp lý để cho quá trình quang hợp xảy ra
ở mức tối ưu.
Tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển quang hợp như
tăng diện tích lá, tăng hiệu suất quang hợp, thời gian quang hợp.
1.3.2. Một số kết quả nghiên cứu vềquang hợp ở cây lúa
- Mối quan hệ giữa hàm lượng diệp lục và quang hợp
- Mối quan hệ giữa cường độ quang hợp và năng suất
Đã có rất nhiều các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hàm
lượng diệp lục và quang hợp, giữa cường độ quang hợp và năng suất
ở lúa tẻ, còn trên lúa cẩm thì chưa được nghiên cứu nhiều.
1.4. Di truyền một số tính trạng ở cây lúa
- Di truyền kích thước hạt gạo
- Hàm lượng amylose
- Nhiệt hóa hồ
- Hàm lượng protein tổng số
- Độ bền thể gel
- Di truyền tính trạng màu sắc vỏ trấu
- Di truyền tính trạng màu sắc hạt gạo lật
- Di truyền tính trạng về góc và chiều dài lá đòng, lá công năng
1.5. Di truyền tính kháng bệnh bạc lá ở lúa
1.5.1. Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa
Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa có tên gọi là Xanthomonas
oryzae pv. oryzae thuộc chi Xanthomonas, họ Pseusomonadaceae, bộ
Eubacteriales, lớp Schizomycetes (Eubacteria).
1.5.2. Đặc tính gây bệnh
Về đặc tính gây bệnh của vi khuẩn, các nghiên cứu đã chỉ ra
có liên quan đến 3 nhóm gen: hrp, avr và hrpX.
6
1.5.3. Các chủng vi khuẩn
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới công bố có 30
chủng vi khuẩn Xoo gây bệnh trên lúa (Xia et al., 2012). Nhật Bản
xác định được 12 chủng, Philippine xác định có 6 chủng, Indonesia
có 9 chủng, Ấn Độ xác định được 9 chủng (Swamy et al., 2006). Việt
Nam có 13 nhóm chủng.
1.5.4. Mối quan hệ ký sinh - ký chủ, thuyết “gen đối gen”
Năm 1956 thuyết “gen đối gen” của Flor chỉ ra rằng: cứ mỗi
một gen R quy định tính kháng ở giống cây ký chủ thì có một gen a
quy định độc tính ở chủng ký sinh, không trước thì sau gen độc a
tương ứng này sẽ vượt qua được gen kháng R dẫn đến tình trạng
nhiễm bệnh. Đồng thời cứ mỗi một gen kháng R ở giống cây ký chủ
cũng sẽ có một gen A tương ứng ở ký sinh để kích hoạt cây ký chủ
hình thành các phản ứng tự vệ chống lại gen A đó dẫn đến tình trạng
không nhiễm bệnh.
1.5.5. Tổng hợp nghiên cứu về bệnh bạc lá lúa
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều
nghiên cứu về bệnh bạc lá lúa. Đã có rất nhiều thành tựu trong chọn
tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá, đặc biệt trên các giống lúa tẻ. Còn
trên các giống nếp cẩm và tẻ cẩm chưa được nghiên cứu nhiều.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1.1. Các mẫu giống lúa sử dụng làm vật liệu
- Các mẫu giống lúa cẩm được thu thập ở các địa phương khác
nhau do Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật và ở một số Viện
nghiên cứu cung cấp.
7
- Dòng đẳng gen IRBB21: là dòng cho gen Xa21; Giống IR24:
làm giống chuẩn nhiễm bệnh bạc lá; Các dòng đẳng gen IRBB5,
IRBB7, IRBB21: làm chuẩn kháng bệnh bạc lá; Giống BT7 làm đối
chứng cho các dòng chọn lọc.
2.1.1.2. Các isolate vi khuẩn gây bệnh bạc lá
Sử dụng 3 isolate vi khuẩn Xanthomonas oryzae được ký hiệu
là XooND, XooTH và XooTN.
2.1.1.3. Các chỉ thị phân tử sử dụng trong nghiên cứu
- 35 cặp mồi SSR sử dụng trong đánh giá đa dạng di truyền của
nguồn vật liệu.
- Các mồi chỉ thị liên kết với các gen kháng hữu hiệu với vi
khuẩn gây bệnh bạc lá ở lúa: Xác định gen xa5 dùng mồi RM122, xác
định gen Xa7 dùng mồi RM5509 (McCouch, 2002), xác định gen Xa21
dùng mồi M2Xa21 (Vu, 2008).
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm đồng ruộng tại Khu thí nghiệm đồng ruộng Khoa
Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội
Thí nghiệm phân tử tại Phòng thí nghiệm Dự án Jica, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Gia Lâm, Hà Nội.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 2/2009 đến 11/2014.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập và đánh giá một số đặc điểm nông sinh học, đa dạng
di truyền, đánh giá khả năng kháng bệnh bạc lá và khả năng quang
hợp của nguồn vật liệu.
- Tìm hiểu biểu hiện di truyền của một số tính trạng đặc trưng
ở lúa cẩm.
8
- Phát triển vật liệu tạo giống lúa cẩm có khả năng quang
hợp cao, kháng bệnh bạc lá và chọn tạo nguồn vật liệu lúa cẩm
mới cải tiến.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thí nghiệm đánh giá các đặc điểm nông sinh học của các
dòng giống lúa
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp khảo sát tập đoàn, tuần tự
không nhắc lại, mỗi mẫu giống 10m2. Thời gian: vụ mùa 2009 và vụ
xuân 2010.
2.3.2. Phương pháp chỉ thị phân tử
Tách chiết ADN của Doyle et al. (1987), kỹ thuật PCR, điện di.
Thời gian thực hiện: Vụ mùa 2009 và vụ mùa 2014.
2.3.3. Phương pháp lây nhiễm vi khuẩn bạc lá nhân tạo
Sử dụng phương pháp lây nhiễm nhân tạo bệnh bạc lá của
Furuya et al. (2002). Thời gian: vụ mùa 2009, vụ xuân – vụ mùa
2011 và vụ mùa 2014.
2.3.4. Phương pháp lai
Lai tạo theo phương pháp truyền thống: Lai hữu tính, lai
đơn. Các thí nghiệm chọn dòng được bố trí theo kiểu tuần tự,
không nhắc lại.
2.3.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm so sánh giống
Thời gian: vụ Mùa 2014
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần
lặp lại, mỗi ô 10m2, cấy 1 dảnh/khóm, khoảng cách 15cm x 20cm.
Các chỉ tiêu theo dõi được lấy mẫu và đánh giá theo Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo kiểm nghiệm giá trị canh tác và giá
trị sử dụng của giống lúa: theo quy chuẩn QCVN01 -55-2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9
2.3.6. Một số phương pháp xác định các chỉ tiêu về chất lượng
2.3.6.1 Xác định hàm lượng anthocyanin
Theo phương pháp pH vi sai (Wrolstad et al., 1993), đo bằng
máy quang phổ UV 2550.
2.3.6.2. Chất lượng xay xát
Thực hiện theo phương pháp của Govindewami and Ghose
(1969); Hàm lượng amylose: theo phương pháp của Sadavisam and
Manikam (1992) và được phân loại theo Kumar and Khush (1987);
Hàm lượng protein: Được phân tích theo phương pháp của Kijeldahll
(1883); Nhiệt hóa hồ: phân tích theo phương pháp của Litle (1958).
2.3.7. Một số phương pháp xác định các chỉ tiêu về quang hợp
Cường độ quang hợp: đo bằng máy LICOR - 6400 (Hoa Kỳ) ở
điều kiện 300C, nồng độ CO2 là 360 - 370 ppm, cường độ ánh sáng là
1500 µmol CO2/m2 lá/giây và độ ẩm 60%.
Chỉ số SPAD: đo bằng máy SPAD - 502 của Nhật Bản.
Diện tích lá và khối lượng chất khô tích lũy: Diện tích lá đo
bằng máy quét diện tích lá (Licor - 3100, Hoa Kỳ). Khối lượng chất
khô tích lũy được cân sau khi sấy khô ở nhiệt độ 800C đến khi khối
lượng không đổi.
2.3.8. Phương pháp phân biệt nhóm lúa nếp/tẻ
Phân loại lúa nếp, lúa tẻ dựa theo phản ứng bắt màu với dung
dịch KI 1% (Lưu Ngọc Trình, 1997): tinh bột lúa tẻ nhuộm màu
xanh, tinh bột lúa nếp cho nhuộm màu đỏ tía.
2.3.9. Phương pháp đánh giá chất lượng cảm quan cơm bằng cho điểm
Theo tiêu chuẩn 10 TCN 590 - 2004.
2.3.10. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích
phương sai bằng phần mềm IRRISTAT 5.0, sử dụng EXCEL và xây
dựng sơ đồ hình cây để so sánh hệ số tương đồng theo phương pháp
UPGMA bằng phần mềm NTSYS 2.1.
10
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thu thập và đánh giá nguồn vật liệu lúa cẩm
3.1.1. Kết quả thu thập và phân loại nếp/tẻ của các mẫu giống lúa cẩm
Qua đánh giá vật liệu lúa cẩm kết quả cho thấy: 43 mẫu giống
lúa cẩm thuộc hai loài phụ: nhóm lúa thuộc loài phụ Japonica gồm 26
mẫu giống nếp cẩm địa phương và đối chứng là giống Asominori của
Nhật Bản (lúa Japonica) và nhóm lúa thuộc loài phụ Indica gồm 17
mẫu giống cả nếp cẩm, tẻ cẩm và dòng đẳng gen IRBB21 (lúa Indica).
Kết quả phân biệt nếp/tẻ dựa theo phương pháp nhuộm tinh
bột bằng KI 1% cho thấy trong 43 mẫu giống lúa cẩm có 5 mẫu
giống là lúa tẻ và 38 mẫu giống là lúa nếp. Các mẫu giống lúa tẻ đều
thuộc nhóm lúa Indica.
3.1.2. Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học chính của các mẫu
giống lúa cẩm
3.1.2.1. Thời gian sinh trưởng
Kết quả đánh giá thời gian sinh trưởng của 43 mẫu giống lúa
trong nghiên cứu này được trình bày trong bảng 3.1 cho thấy: thời
gian sinh trưởng trong khoảng 128 - 165 ngày trong vụ xuân và 99 -
136 ngày trong vụ mùa.
Bảng 3.1. Phân nhóm theo thời gian sinh trưởng của các mẫu giống
Phân nhóm
mẫu giống
Theo tiêu chuẩn
của IRRI
(ngày)
Vụ xuân Vụ mùa
Vụ
xuân
Vụ
mùa
Số
mẫu
giống
Tỷ
lệ %
Số
mẫu
giống
Tỷ
lệ %
Nhóm cực ngắn ngày <115 <110 0 0 0 0
Nhóm ngắn ngày 115-135 100-115 17 39,5 2 4,6
Nhóm trung bình 136-160 116-130 15 34,9 27 62,8
Nhóm dài ngày >160 >130 11 25,6 14 32,6
11
3.1.2.2. Thời gian trỗ
Kết quả theo dõi 43 mẫu giống các giống lúa có thời gian trỗ
dao động 6 - 9 ngày (vụ mùa) và từ 6 - 11 ngày (vụ xuân).
3.1.2.3. Khả năng đẻ nhánh
Khả năng đẻ nhánh của 43 mẫu giống: trong vụ xuân 55,8%
mẫu giống thuộc nhóm đẻ nhánh thấp, 37,2% mẫu giống thuộc nhóm
đẻ nhánh trung bình và 7,0% mẫu giống thuộc nhóm đẻ nhánh nhiều.
Trong vụ mùa có 48,8% mẫu giống xếp vào nhóm đẻ nhánh thấp,
46,5% mẫu giống xếp vào nhóm đẻ nhánh trung bình và 4,7% mẫu
giống xếp vào nhóm đẻ nhánh nhiều. Theo tiêu chuẩn đánh giá của
IRRI, các mẫu giống nghiên cứu được phân nhóm trong bảng 3.2.
Bảng 3.2. Phân nhóm theo khả năng đẻ nhánh của các mẫu giống
Số
nhánh/khóm
Theo tiêu chuẩn
của IRRI
Vụ xuân Vụ mùa
Số mẫu
giống
Tỷ lệ
%
Số mẫu
giống
Tỷ lệ
%
<5 Đẻ nhánh thấp 24 55,8 21 48,8
5-9 Đẻ nhánh trung bình 16 37,2 20 46,5
>9 Đẻ nhánh nhiều 3 7 2 4,7
Qua chỉ tiêu về khả năng đẻ nhánh chúng tôi thấy mẫu giống
N13 và N17 thuộc nhóm đẻ nhánh nhiều trong vụ mùa; mẫu giống
N38, N39 và N43 là các mẫu giống thuộc nhóm đẻ nhánh nhiều
trong vụ xuân.
3.1.2.4. Chiều cao cây
Kết quả đánh giá chiều cao cây của các mẫu giống trong tập
đoàn vật liệu, cho thấy: trong vụ mùa các mẫu giống có chiều cao cây
dao động từ 94,8 cm (N44) đến 169,8 cm (N4), còn ở vụ xuân dao
động 95,2 cm (N44) đến 170,5 cm (N4).
12
3.1.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Tỷ lệ hạt chắc được đưa ra trong bảng 3.3: Các mẫu giống có tỷ
lệ hạt chắc dao động 80 % (N23) đến 96,4 % (N21) trong điều kiện vụ
xuân và 66,9% (N36) đến 95,8 % (N7) trong điều kiện vụ mùa.
Bảng 3.3. Phân nhóm theo tỷ lệ hạt chắc các mẫu giống
Tỷ lệ
hạt chắc
(%)
Phân nhóm
theo tiêu chuẩn
IRRI
Vụ mùa Vụ xuân
Số mẫu
giống
Tỷ lệ
(%)
Số mẫu
giống
Tỷ lệ
(%)
≥90 Chắc cao 18 41,8 17 39,5
75-89 Chắc 24 55,8 26 60,5
50-74 Lép trung bình 1 2,4 0 0
<50 Lép cao 0 0 0 0
Các mẫu giống N6, N10, N13, N20, N21, N22, N30, N31,
N34 và N41 có tỷ lệ hạt chắc cao trong cả hai vụ, có thể sử dụng làm
vật liệu lai tạo trong chọn tạo giống có tỷ lệ hạt chắc cao.
Năng suất cá thể của các mẫu giống từ 8,2g đến 42,2g trong vụ
xuân và trong vụ mùa từ 7,3g đến 28,9g.
Về dạng hạt: các mẫu giống rất đa dạng về dạng hạt từ bầu,
trung bình đến thon dài. Phân nhóm các mẫu giống theo hình dạng
hạt được trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Phân nhóm theo hình dạng hạt các mẫu giống
Hình dạng hạt
(D/R)
Phân nhóm theo
tiêu chuẩn IRRI
Số mẫu
giống
Tỷ lệ
(%)
>3,0 Thon dài 4 9,3
2,1-3,0 Trung bình 36 83,7
1,1-2,0 Bầu 3 7,0
<1,1 Tròn 0 0
Chúng tôi chọn ra các mẫu giống có năng suất cá thể cao là: N1,
N4, N13, N22, N30 và N39 (ở vụ mùa); các mẫu giống N4, N6, N8,
13
N13, N17, N19, N22, N24, N32, N33, N38, N39 và N43 (ở vụ xuân).
3.1.2.6. Hàm lượng anthocyanin trong các mẫu giống lúa cẩm
nghiên cứu
Các mẫu giống có hàm lượng anthocyanin từ cao đến rất cao là:
N4, N10, N14, N16, N18, N20 và N22.
3.1.3. Đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống lúa cẩm bằng
chỉ thị SSR
3.1.3.1. Đa hình các chỉ thị SSR với các mẫu giống lúa lúa cẩm
Kết quả phân tích 35 chỉ thị SSR với 43 mẫu giống lúa cẩm
nghiên cứu có 9 chỉ thị RM312, RM452, RM338, RM124, RM334,
RM133, RM455, RM105, RM474 không cho đa hình và 26 chỉ thị
cho đa hình.
Trong tổng số 35 chỉ thị SSR sử dụng trong nghiên cứu có
26 chỉ thị (74,3%) cho đa hình với tổng cộng 70 alen. Số lượng
alen dao động từ 2 đến 5 alen, cặp mồi OSR13 cho 5 alen, có 3
cặp mồi cho 4 alen (RM154, RM215, RM552), 9 cặp mồi cho 3
alen (RM413, RM122, RM454, RM162, RM5509, RM11, RM447,
RM316, RM484) và 13 cặp mồi còn lại cho 2 alen, giá trị trung
bình là 2,69 alen/locus.
3.1.3.2. Quan hệ di truyền giữa các mẫu giống lúa cẩm nghiên cứu
Quan hệ di truyền giữa các mẫu giống lúa cẩm nghiên cứu
được phân tích bằng phần mềm NTSYS 2.1, từ đó xác định hệ số
tương đồng di truyền và cây phát sinh chủng loại (Hình 3.1). Hệ số
tương đồng di truyền dao động từ 0,52 đến 1,0. Sơ đồ hình cây cho
thấy 43 mẫu giống lúa cẩm phân thành 2 nhóm rõ rệt: Nhóm I gồm
26 giống lúa nếp cẩm và giống Asominori (lúa Japonica) có nguồn
gốc Nhật Bản, giống này tách biệt với các giống địa phương, nhóm II
gồm 17 giống lúa nếp cẩm, tẻ cẩm và giống IRBB21 (lúa Indica).
14
Hình 3.1. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di t