Tóm tắt Luận án Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có những biến chuyển đáng kể, từ một nước phải nhập khẩu lương thực trong những năm 1988 thì đến nay Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trên thế giới. Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều bước tiến vượt bậc, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, tự tin hội nhập thị trường nông sản quốc tế. Cùng với mục tiêu thực hiện thành công chiến lược CNH, HĐH của đất nước, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho hàng hóa nông sản.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƢƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƢƠNG MẠI NGUYỄN THỊ CHI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại Mã số: 62.34.01.21 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2015 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU THƢƠNG MẠI – BỘ CÔNG THƢƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch Viện Nghiên cứu Thương mại 2. PGS.TS. Hoàng Văn Hoan Học viện Chính trị khu vực I Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện Họp tại Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công Thương Địa chỉ: 46 Ngô Quyền - Hà nội. Vào hồi .... giờ .... ngày .... tháng ..... năm 201.... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thƣ viện quốc gia Hà Nội 2. Thƣ viện Viện Nghiên cứu Thƣơng mại 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có những biến chuyển đáng kể, từ một nước phải nhập khẩu lương thực trong những năm 1988 thì đến nay Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trên thế giới. Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều bước tiến vượt bậc, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, tự tin hội nhập thị trường nông sản quốc tế. Cùng với mục tiêu thực hiện thành công chiến lược CNH, HĐH của đất nước, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho hàng hóa nông sản. Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian qua, nông sản xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trước các thách thức: sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt do năng lực cạnh tranh thấp so với thế giới trên nhiều mặt, cả về trình độ sản xuất, công nghiệp chế biến, chất lượng, giá cả chủ yếu xuất thô, giá trị gia tăng thấp, hàm lượng khoa học công nghệ khiêm tốn và phải chật vật vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển,... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Đồng thời, phát triển nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các Văn kiện Đại hội Đảng và nghị quyết của Chính phủ với mục tiêu là hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, góp phần thực hiện chiến lược CNH, HĐH ở Việt Nam., góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020. Đó cũng chính là lý do tác giả lựa chọn vấn đề : “Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn) cho việc đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu một 2 số nông sản chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH; Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực và rút ra các bài học cho Việt Nam. Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng XK một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây; đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên. Bốn là, nghiên cứu, phân tích bối cảnh, triển vọng XK một số nông sản chủ lực Việt Nam đến năm 2020, từ đó đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển xuất khẩu một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên số vấn đề lý luận về phát triển xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH đất nước; Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực (tập trung chủ yếu vào phân tích các mặt hàng: gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản) của Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Thời gian: Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực giai đoạn 2003 - 2014 và giải pháp cho thời gian tới năm 2020 và tầm nhìn cho đến năm 2030. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận chung: Luận án được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Phương pháp chuyên ngành: Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp; Thống kê, so sánh; Tham khảo ý kiến của chuyên gia và các DN; Điều tra xã hội học, tổng hợp kết quả điều tra, phân tích, đánh giá. 5. Những đóng góp mới của Luận án - Luận án đã hệ thống hoá và phân tích, luận giải rõ cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH. Đặc biệt, trên cơ sở lý luận, Luận án đã xác định được các nội dung cơ bản về về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH, từ đó xây dựng được khung lý thuyết về về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong điều kiện CNH, HĐH. - Với hệ thống tài liệu, số liệu điều tra thực tế, bằng việc sử dụng công cụ phân tích: Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu (ES), Chỉ số cường độ thương mại (TI) Luận án đã chỉ ra được triển vọng về thị trường, xu hướng chuyển dịch luồng thương mại và khả năng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ rằng, khả năng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới là còn rất nhiều tiềm năng. Đây là cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Mặt khác, Luận án đã phân tích được thực trạng các điều kiện về nhân lực, về cơ sở hạ tầng thương mại, điều kiện về cơ chế chính sách, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và tạo dựng mối liên kết trong phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực từ đó Luận án cũng đã chỉ ra được những hạn chế, luận giải rõ về những nguyên nhân yếu kém trong phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam. - Luận án đã tổng hợp và đưa ra được những dự báo về triển vọng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020. Trên cơ sở đó, đưa ra được các quan điểm, định 4 hướng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong xu thế mới về CNH, HĐH và đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể nhằm phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực thời kỳ đến năm 2020.. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan các công trình nghiên cứu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung chính của Luận án được trình bày theo 3 Chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương 2: Thực trạng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014 Chương 3: Một số giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đến năm 2020 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Trong bối cảnh kinh tế thế giới toàn cầu hoá sâu sắc và sự áp dụng KHCN phát triển vượt bậc hiện nay sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản trên thế giới ngày gay gắt, phát triển xuất khẩu các nông sản chủ lực được quan tâm nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong điều kiện CNH, HĐH không chỉ dừng lại ở việc phát triển về qui mô, KNXK mà phải không ngừng nâng cao chất lượng xuất khẩu bằng cách đưa các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào SX, làm tăng GTGT trong chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, theo NCS được biết và tiếp cận cho tới thời điểm hiện tại chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH. 5 PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA HƯỚNG VỀ XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.1.1.1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH chính là quá trình thay đổi phương thức phát triển của nền kinh tế. Phương thức phát triển kinh tế bao gồm hai mặt (hai nội dung): cơ sở vật chất (bao hàm trình độ kỹ thuật) và cơ chế vận hành. 1.1.1.2. Nội dung của công nghiệp hóa (CNH) (1) CNH là quá trình công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp biến nó thành đại công nghiệp. (2) CNH làm thay đổi nền tảng kỹ thuật của nền sản xuất xã hội. (3) CNH thúc đẩy quá trình tích luỹ và tập trung vốn đi liền với tái sản xuất mở rộng. (4) CNH gắn liền với sự phát triển của hệ thống công xưởng và doanh nghiệp trong hệ thống kinh tế thị trường. (5) CNH đi liền với phát triển nông nghiệp và đô thị hóa nông thôn. 1.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hƣớng về xuất khẩu Mục tiêu của công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu là nhằm: (1) Phát huy lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế; (2) Mở cửa thị trường thu hút đầu tư trực tiếp và sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật bên ngoài để tạo ra cạnh tranh và đẩy mạnh xuất khẩu; (3) Khai thác tối đa nguồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu. Quá trình thực hiện CNH hướng về xuất khẩu thường được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn I: Đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhờ tập trung xuất khẩu hàng hoá sử dụng nhiều lao động, với vốn nhỏ và kỹ thuật ở mức trung bình. Lao động rẻ là lợi thế so sánh. Giai đoạn II có tốc độ tăng trưởng cao tiếp tục được giữ vững nhờ xuất khẩu hàng công nghiệp có dung lượng vốn lớn và hàm lượng công nghệ cao. Các sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi trình độ công nghệ cao. 1.1.3. Đặc trưng mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa làm cho CNH được thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tham gia ngày càng sâu sắc vào quá trình phân công lao động quốc tế. Tiến trình CNH cần dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ hiện 6 đại và phát triển theo hướng bền vững. CNH, HĐH cần góp phần nâng cao năng lực bên trong của nền kinh tế, tăng cường khả năng “đồng hóa công nghệ” từ bên ngoài 1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.2.1. Tổng quan về nông sản chủ lực 1.2.1.1. Khái niệm nông sản chủ lực a. Khái niệm hàng nông sản Theo sự phân chia ngành kinh tế của Việt Nam, nông sản thường được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các sản phẩm từ nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp) b. Khái niệm nông sản chủ lực Nông sản chủ lực là những sản phẩm nông nghiệp có điều kiện sản xuất trong nước có hiệu quả kinh tế cao hơn so với những nông sản khác, có thị trường tiêu thụ rộng rãi, ổn định, vững chắc (trong một thời gian tương đối dài), có tính lan toả đối với các sản phẩm khác, có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia 1.2.1.2. Đặc trưng cơ bản của nông sản chủ lực (1). Chuỗi giá trị sản phẩm nông sản thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh. (2) Chịu sự tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm. (3) Sự không đồng nhất về chất lượng. (4) Đặc điểm về chế biến và lưu giữ sản phẩm. (5) Cấu thành giá trị của hàng hoá nông sản. ( 6) Đặc điểm của thị trường nông sản hàng hoá xuất khẩu. (7) Sự không tương thích trong thông tin về chất lượng sản phẩm nông sản đối với người tiêu dùng. (8) Vấn đề bảo hộ sản phẩm nông nghiệp trong nước 1.2.2. Nội dung của phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.2.2.1. Khái niệm về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong điều kiện của Việt Nam, đang thực hiện CNH, HĐH đất nước, giai đoạn đến năm 2020, chúng ta cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng. Do vậy, đối với xuất khẩu nông sản chủ lực, cần quan tâm nhiều đến sự biến đổi về chất chứ không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về lượng. Trên cơ sở đó có thể hiểu phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH bao gồm cả sự phát triển theo chiều rộng, kèm theo đó là phát triển theo chiều sâu 7 1.2.2.2. Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều rộng Là sự tập trung nguồn lực vào việc mở rộng qui mô xuất khẩu, thể hiện qua sự gia tăng về số lượng, về kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu bao gồm: Phát triển thị trường, phát triển khách hàng, phát triển sản phẩm 1.2.2.3. Phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều sâu: Là việc áp dụng KHCN vào sản xuất tạo sự thay đổi trong chất lượng của hoạt động xuất khẩu nông sản bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản chủ lực, thay đổi phương thức xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực sử dụng nguồn lực nhằm tạo ra sự phát triển ổn định và thu được giá trị gia tăng lớn hơn bên cạnh đó đảm bảo thực hiện hài hoà việc bảo vệ môi trường và an sinh xã hội 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều rộng (1) Qui mô xuất khẩu. (2) Tốc độ tăng trưởng XK. (3) Đánh giá đa dạng hoá thị trường. (4) Mức độ đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực theo chiều sâu (1). Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA). (2) Hệ số hoạt động xuất khẩu (Rex). (3) Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu (ES). (4) Chỉ số cường độ thương mại (TI). (5) Chỉ số chuyên môn hoá quốc tế (LI). (6) An toàn và thân thiện với môi trường 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.2.4.1. Chất lượng sản phẩm Chất lượng nông sản với tư cách là nhân tố thúc đẩy phát triển xuất khẩu bao gồm: Nông sản XK phải đảm bảo chất lượng theo chuẩn mực, bảo đảm được chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO quốc tế và phải được các tổ chức quốc tế duyệt và cấp chứng chỉ ISO 1.2.4.2. Nhân tố thời gian xuất hiện trên thị trường quốc tế Sự có mặt kịp thời trên thị trường đúng theo đòi hỏi của khách hàng là yếu tố mang đến giá trị gia tăng cho các đơn vị xuất khẩu hàng hoá nhiều khi còn cao hơn so với giảm chi phí sản xuất và chế biến 1.2.4.3. Nhân tố chất lượng dịch vụ, phục vụ Chất lượng dịch vụ và phục vụ vượt trội của các nhà cung cấp so với các đối thủ cạnh tranh 8 1.2.4.4. Yếu tố chất lượng thương hiệu Thương hiệu đã trở thành tất yếu để bảo đảm hiệu quả kinh doanh trong điều kiện kinh tế hiện đại. Chất lượng thương hiệu, tạo nên uy tín, tiếng tăng cho sản phẩm hàng hoá nó có tác dụng củng cố lòng tin cho khách hàng 1.2.4.5. Những nhân tố thuộc về chính sách hỗ trợ Những chính sách và sự tác động vĩ mô của Chính phủ là cơ sở để hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá nông sản của nước ta có những bước đi chắc chắn trong tương lai trên thị trường quốc tế. 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH 1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển xuất khẩu mặt hàng gạo Kinh nghiệm của Thái Lan trong nâng cao hiệu quả xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu là: (1) Khẳng định thương hiệu qua chất lượng gạo xuất khẩu. (2) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các tác nhân tham gia chuỗi giá trị gạ. (3) Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm gạo xuất khẩu. (4) Đa dạng hoá sản phẩm gạo xuất khẩu. 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc (1) Trung Quốc coi trọng phát huy thế mạnh của từng địa phương, tăng xuất khẩu những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sử dụng kỹ thuật mới. (2) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực. (3) Một số thay đổi mang tính chất đột phá trong chính sách đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Trung Quốc: Nhanh chóng giảm thuế để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, Trung Quốc phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, công nghệ được ứng dụng tiên tiến và mới nhất, bài học “Tam nông” trong xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc với tiêu chí “hai mở, một điều chỉnh”. Trung Quốc thực hiện chính sách nông thôn mới là khuyến nông và tăng quyền cho nông dân 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của B- ra-xin (1) Tăng cường vai trò điều tiết và hỗ trợ của Chính phủ trong phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của B-ra-xin. (2) Điều chỉnh cơ cấu sản xuất cà phê phù hợp với yêu cầu của thị trường, tăng cường 9 phát triển các sản phẩm cà phê. (3) Chú trọng tới việc nâng cao chất lượng cà phê và chủng loại đặc sản ngay từ khâu sản xuất. (4) Phát triển thị trường tiêu thụ trong nước vững chắc tạo cơ sở để thâm nhập, mở rộng thị trường nước ngoài. 1.3.4. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu cao su thiên nhiên của Ma-lai-si-a (1) Vai trò điều tiết và hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát triển xuất khẩu mặt hàng cao su. (2) Thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm cao su có giá trị gia tăng cao. (3) Nâng cao vị thế cạnh tranh cho mặt hàng cao su trên thị trường thế giới nhờ phát triển các hoạt động nghiên cứu triển khai 1.3.5. Bài học rút ra cho Việt Nam (1) Tăng cường công tác xây dựng và quản lý qui hoạch nông nghiệp; hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu tạo nguồn hàng nông sản cho phát triển xuất khẩu. (2) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản xuất nông sản. (3) Hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân trên cơ sở không vi phạm các cam kết trong WTO.(4)Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu.(5) Tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước xét trên các phương diện. (5) Xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực cả ở cấp quốc gia và doanh nghiệp. (7) Tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị, phát triển các kênh sản xuất ­ tiêu thụ ­ xuất khẩu 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2014 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 2.1.1. Xác định nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam NCS đã dựa trên một số tiêu chí để lựa chọn nông sản xuất khẩu chủ lực Việt Nam như: Mức độ đóng góp trong GDP của quốc gia. Sản phẩm đầu ra phục vụ chủ yếu xuất khẩu. Sản phẩm XK đã phát triển tương đối ổn định trong một thời gian dài. Nông sản có lợi thế cạnh tranh hay nói cách khác là phát huy được các thế mạnh của Việt Nam về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội NCS đã tiến hành lấy ý kiến của một số chuyên gia kinh tế, tiến hành khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp trong các ngành công thương có khả năng tăng trưởng. Kết hợp với sự phân tích số liệu thống kê trong thời gian tương đối dài cho thấy, có 4 nhóm mặt hàng nông sản có khả năng tăng trưởng nổi bật nhất, đó là: 1. Gạo; 2. Cao Su; 3. Cà Phê; 4. Thuỷ sản 2.1.2. Tình hình sản xuất và chế biến một số nông sản chủ lực của Việt Nam 2.1.2.1. Mặt hàng lúa gạo Mặc dù diện tích trồng lúa giai đoạn 2003 - 2014 gia tăng không đáng kể nhưng do tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là về giống và đầu tư khá lớn về thuỷ lợi, nên năng suất lúa nướ
Luận văn liên quan