Tóm tắt luận án Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng và bảo vệchếđộXHCN cảvềthực tiễn và lý luận là hai nhiệm vụthường xuyên với các Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Không biết tựbảo vệbằng lý luận cũng là một nguy cơ lớn đối với sựtồn vong của chế độ XHCN. Sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô vào thập kỷ80 -90 của thếkỷXX đã khẳng định tư tưởng của V.I. Lênin: cách mạng chỉcó giá trịkhi biết tựbảo vệ. Công cuộc đổi mới đã góp phần quan trọng vào việc nhận thức rõ hơn con đường đi lên CNXH ởViệt Nam. Sau hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đ ạt được những thành tựu to lớn và có ý ngh ĩa l ịch sử. “Nhận thức về chủnghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệthống quan điểm lý luận vềcông cuộc đổi mới, vềxã hội xã hội chủnghĩa và con đư ờng đi lên chủnghĩa xã hội ởViệt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản” [34 -tr. 68]. Những bước tiến lớn trong nhận thức lý luận vềCNXH ởViệt Nam cũng có một phần đóng góp quan trọng từ cuộc đấu tranh bảo vệnhững giá trịđích thực của CNXH và con đường đi lên CNXH. Các thếlực thù địch với CNXH luôn tìm cách điên cuồng chống phá sựnghiệp xây dựng CNXH ởViệt Nam. Phủnhận con đường đi lên CNXH của Việt Nam là một trong những trọng điểm chống phá của chúng. Biết rõ việc phủnhậncon đường đi lên CNXH sẽcó tác dụng to lớn đến việc gây mơ hồ, lung lạc ý chí toàn xã hội; chúng cũng rất dày công với nhiều thủ đoạn thâm độc đểxuyên tạc, chống phá. Và, trên thực tếchúng c ũng đã gây không ít xáo trộn vềtâm trạng, tư tưởng trong xã hội. Nhận thức rõ và đấu tranh phê phán những luận điểm phủnhận, kiên quyết đập tan mọi luận điệu phản động sai trái, xuyên tạc qua đó khẳng định con đường đi lên 2 CNXH ởViệt Nam là một trọng điểm của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng -lý luận hiện nay. Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá, phản bác có cơ sở khoa học đối với những luận điệu xuyên tạc, phủnhận con đường đi lên CNXH ởViệt Nam là nhiệm vụquan trọng, vừa cần thiết cấp bách, vừa mang tính chiến lược. Trên cơ sở khoa học, mài sắctinh thần cảnh giác và tính chiến đấu đểchỉ rõ những âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng thù địch, từđó đềra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảđấu tranh chống các quan điểm phủnhận con đường đi lên CNXH ởViệt Nam. là những yêu cầu khách quan vàcấp bách đặt ra trên lĩnh vực này. Đểgóp phần vào cuộc đấu tranh này, tác giả chọn vấn đề: “Phê phán quan điểm phủnhận con đường đi lên chủnghĩa xã hội ởViệt Nam hiện nay” làm đềtài của luận án

pdf27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh NGÔ HOÀNG ANH PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số : 62 22 85 01 TÓM TẮT luËn ¸n tiÕn sÜ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn An Ninh Hµ Néi - 2013 Công trình được hoàn thành Tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn An Ninh Phản biện 1: DươngBé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Phản biện 2: PGS,TS TrÇn V¨n §é Toµ ¸n Qu©n sù Trung ¬ng Phản biện 3: TS NguyÔn Minh §øc ViÖn KiÓm s¸t nh©n d©n tèi cao LuËn ¸n được b¶o vÖ trưíc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Học viện viÖn häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh.Vµo håi, giê ngµy th¸ng n¨m 2013 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Thư viÖn Quèc gia vµ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh viÖn ChÝnh trÞ - Hµnh chÝnh quèc gia Hå ChÝ Minh 1MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN cả về thực tiễn và lý luận là hai nhiệm vụ thường xuyên với các Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Không biết tự bảo vệ bằng lý luận cũng là một nguy cơ lớn đối với sự tồn vong của chế độ XHCN. Sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô vào thập kỷ 80 - 90 của thế kỷ XX đã khẳng định tư tưởng của V.I. Lênin: cách mạng chỉ có giá trị khi biết tự bảo vệ. Công cuộc đổi mới đã góp phần quan trọng vào việc nhận thức rõ hơn con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Sau hơn 25 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản” [34 - tr. 68]. Những bước tiến lớn trong nhận thức lý luận về CNXH ở Việt Nam cũng có một phần đóng góp quan trọng từ cuộc đấu tranh bảo vệ những giá trị đích thực của CNXH và con đường đi lên CNXH. Các thế lực thù địch với CNXH luôn tìm cách điên cuồng chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Phủ nhận con đường đi lên CNXH của Việt Nam là một trong những trọng điểm chống phá của chúng. Biết rõ việc phủ nhận con đường đi lên CNXH sẽ có tác dụng to lớn đến việc gây mơ hồ, lung lạc ý chí toàn xã hội; chúng cũng rất dày công với nhiều thủ đoạn thâm độc để xuyên tạc, chống phá. Và, trên thực tế chúng cũng đã gây không ít xáo trộn về tâm trạng, tư tưởng trong xã hội. Nhận thức rõ và đấu tranh phê phán những luận điểm phủ nhận, kiên quyết đập tan mọi luận điệu phản động sai trái, xuyên tạc qua đó khẳng định con đường đi lên 2CNXH ở Việt Nam là một trọng điểm của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận hiện nay. Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá, phản bác có cơ sở khoa học đối với những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, vừa cần thiết cấp bách, vừa mang tính chiến lược. Trên cơ sở khoa học, mài sắc tinh thần cảnh giác và tính chiến đấu để chỉ rõ những âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng thù địch, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam... là những yêu cầu khách quan và cấp bách đặt ra trên lĩnh vực này. Để góp phần vào cuộc đấu tranh này, tác giả chọn vấn đề: “Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài của luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích Trên cơ sở làm rõ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, luận án tập trung phê phán, bác bỏ những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc phê phán này. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là: - Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và nhận dạng bản chất, mục tiêu, thủ đoạn của các luận điệu phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. - Phân tích thực trạng cuộc đấu tranh phê phán các luận điệu phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra trong việc phê phán này. 3- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phê phán, bác bỏ những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và những quan điểm sai trái nhằm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và cuộc đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái này. - Luận án này chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá những quan điểm tiêu biểu phủ nhận về lý luận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từ 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; kế thừa những thành tựu lý luận về đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng để bảo vệ CNXH. Luận án sử dụng phương pháp chung nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ góc độ chính trị - xã hội, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh... để nghiên cứu đề tài này. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về lý luận, góp phần nhận diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn của những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; khẳng định tính đúng đắn trong quan điểm chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, về CNXH và xây dựng CNXH, góp phần bảo vệ chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã chọn. Về thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam từ đó nâng cao “sức đề kháng”, tăng cường niềm tin cho cán bộ, đảng viên, và 4nhân dân vào mục tiêu XHCN và con đường đi lên CNXH của Việt Nam. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án trình bày một cách có hệ thống về những nội dung cơ bản, mục tiêu, thủ đoạn truyền bá các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với cuộc đấu tranh này và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phê phán, góp phần bảo vệ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam trong tình hình mới. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần Mở đầu, 4 chương, 9 tiết, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nhằm mục tiêu tổng quan tình hình nghiên cứu và chỉ ra những thành tựu và những vấn đề cần được luận án này làm rõ, chương này gồm các mục, tiết sau. 1.1. Các thành tựu nghiên cứu có liên quan tới đề tài này Có ba nhóm thành tựu nghiên cứu chính có liên quan tới đề tài. Nhóm thành tựu nghiên cứu chính diện về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong mục này, luận án trình bày các tài liệu nghiên cứu hiện đại chủ yếu là của các nhà nghiên cứu Việt Nam về vấn đề con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đây là những tư liệu khoa học rất quan trọng để luận án này kế thừa, phát triển. Nhóm các công trình phản ánh về cuộc đấu tranh chống các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Luận án trình bày khái quát nội dung các công trình nghiên cứu tiêu biểu và gần nhất được tiếp cận trên các phương diện: vai trò ý nghĩa, lĩnh vực, góc độ tiếp cận và thành tựu cùng các vấn đề đặt ra…trong cuộc đấu tranh này. 5Về các tài liệu chống chủ nghĩa xã hội, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Luận án khái quát về quan điểm tư tưởng, những nội dung chính trong việc phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam của các thế lực thù địch hiện nay. Về đại thể, quan điểm này tập trung vào bốn nội dung: phủ định nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam; phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; phủ nhận kinh tế thị trường định hướng XHCN; phủ nhận chế độ dân chủ XHCN và nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 1.2. Những vấn đề cần tiếp tục làm rõ. Hiện nay, trên thực tế, có khá nhiều mô hình và con đường xây dựng CNXH. Điều đó phản ánh những quan niệm và con đường - cách thức xây dựng khác nhau ở nhiều quốc gia. Điểm khá nổi bật là tất cả đều chưa thật sự hoàn thiện. Có lẽ, tính chưa hoàn thiện này cũng là căn cứ để các thế lực thù địch và sai trái vịn vào đó để xuyên tạc, phủ nhận… Nhận thức về con đường đi lên CNXH vì vậy, vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn xây dựng CNXH và thông qua cuộc đấu tranh trên bình diện lý luận tư tưởng. Nhận dạng bản chất, mục tiêu, thủ đoạn, chủ thể...của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là việc làm rất cần thiết và phải làm thường xuyên, vì thủ đoạn của chúng thay đổi thường xuyên. Sâu xa hơn nữa, trong bối cảnh của thế giới hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp về mặt tư tưởng - lý luận lại đang nổi lên như một mặt trận trực diện, quyết liệt và thường xuyên nhất. Thông qua cuộc đấu tranh này, chúng ta có thể mài sắc ý chí chiến đấu, nhận thức rõ hơn mục tiêu và con đường đã chọn, khẳng định lẽ phải của chúng ta, góp phần xây dựng đồng thuận xã hội và như Nghị quyết trung ương 4 khóa XI (trang 26) khẳng định: “kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên” trong đội ngũ chúng ta. 61.3. Một số vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu Một là, chỉ ra cơ sở khoa học của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam và ý nghĩa việc nhận thức về vấn đề này. Chúng tôi nhận thức rằng, con đường đi lên CNXH có cơ sở khoa học từ việc nhận thức rõ quy luật tất yếu của lịch sử phát triển. Học thuyết Mác - Lênin chính là học thuyết đúng đắn về sự phát triển của nhân loại. Quy luật phát triển ấy đã được các nhà kinh điển mácxít chỉ ra trong lý luận về hình thái kinh tế xã hội, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân cùng nhiều thành tựu khoa học khác trong học thuyết Mác - Lênin. Con đường đi lên CNXH ở Việt Nam cũng đã đư ợc Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam qua quá trình lãnh đạo cách mạng đã chỉ ra và dần làm rõ trong thực tiễn nhất là từ thực tiễn đổi mới gần đây. Thành tựu đổi mới tư duy lý luận về CNXH của Việt Nam đã giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõ hơn những vấn đề cơ bản của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam… Theo chúng tôi, đó chính là những cơ sở khoa học để chúng ta phê phán các quan điểm thù địch, sai trái hiện nay. Hai là, nhận dạng, hệ thống hóa các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Trên thực tế của cuộc đấu tranh giai cấp về tư tưởng, những quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam đã và đang diễn ra với “muôn hình, vạn trạng”. Kẻ thù tư tưởng khá thâm độc và không từ một thủ đoạn nào để xuyên tạc, bóp méo, bôi nhọ, bằng mọi công cụ và ở mọi thời điểm…Gần đây chúng ta cũng đã tăng cường đấu tranh trên mặt trận này, song cần có được kết quả tốt hơn. Theo đó, để chiến thắng trong “cuộc chiến không có tiếng súng” này, thì vũ khí phê phán cần phải được mài sắc cùng việc nhận rõ mục tiêu cần tấn công của nó. Chỉ ra tính hệ thống, bản chất ngoan cố, các thủ đoạn thâm độc, sự liên kết của các thế lực phản động và tác động tương hỗ của “diễn biến hòa bình” và hiện tượng “tự diễn biến” trong cuộc đấu tranh chống lại các thế 7lực thù địch đang phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay là việc làm cần thiết. Ba là, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Hiện nay, việc phê phán các quan điểm này cần được bổ sung thêm nhiều nhận thức mới, giải pháp phù hợp để tăng tính chiến đấu, tính hiệu quả nhằm bảo vệ lẽ phải của chúng ta và giúp tăng cường sức mạnh từ sự thống nhất về chính trị và tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Chương 2 CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở VIỆT NAM VÀ NHẬN DẠNG CÁC QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN CON ĐƯỜNG ĐÓ. Nhằm mục tiêu làm rõ khái niệm cơ bản, các công cụ lý luận cho nghiên cứu, chương này tập trung vào khái niệm và những tiêu chí quan trọng sau đây: 2.1. Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 2.1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Trong mục này, luận án trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về con đường đi lên CNXH. Đây là cơ sở lý luận để định hướng nghiên cứu và trang bị phương pháp luận cho luận án. 2.1.2. Mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Luận án làm rõ trên những nét cơ bản các khái niệm về mô hình CNXH ở Việt Nam và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Luận án quan niệm con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là nhận thức và triển khai trên thực tiễn về các giai đoạn, bước đi, cách thức, biện pháp, lực lượng, các động lực, các quan hệ cơ bản quy định lộ trình, tốc độ và hướng phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Với ý nghĩa này, nó là sự trả lời cho câu hỏi: Làm thế nào để xây dựng CNXH ở Việt Nam. Nó phản ánh chiến lược, sách lược của Đảng cộng sản Việt Nam để xây dựng CNXH ở 8Việt Nam và được dần hình thành qua thời gian mà Văn kiện các Đại hội Đảng là những dấu mốc lớn. 2.1.3. Bảo vệ con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Nội hàm và ý nghĩa cơ bản của cuộc đấu tranh này được hiểu là việc vạch trần bản chất, âm mưu và thủ đoạn của các lực lượng thù địch cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, hòng phủ nhận CNXH và các biện pháp, cách thức để xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đó cũng là sự nghiệp bảo vệ và làm rõ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là góp phần làm sáng tỏ hơn nữa con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Đó là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng và qua sự phê phán các quan điểm sai trái để tạo nên sự đồng thuận, nhất trí trong toàn Đảng, toàn dân tộc vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. Luận án trình bày những yêu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh chống quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Gồm: Tính khoa học, được định hướng và có tổ chức là yêu cầu hàng đầu. Thứ hai, cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam phải vừa mang tính kịp thời vừa mang tính thường xuyên. Thứ ba, cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam vừa có tính chuyên nghiệp - chuyên môn, vừa có tính nhân dân - đại chúng. Thứ tư, cuộc đấu tranh với các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là sự kết hợp đấu tranh trên nhiều phương diện, bằng nhiều phương tiện. Những tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả của cuộc đấu tranh phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam gồm: Một là, bảo vệ được tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, giữ vững định hướng XHCN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hai là, khẳng định tính đúng đắn của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, góp phần xây dựng đồng thuận xã hội, thống nhất ý chí trong toàn Đảng, toàn 9dân. Ba là, phân định rõ chủ thể của những tư tưởng sai trái và chủ thể của những tư tưởng lệch lạc khi phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Bốn là, hình thành được đội ngũ cán bộ lý luận “vừa hồng, vừa chuyên”, có khả năng thường xuyên đổi mới phương pháp đấu tranh lý luận cho phù hợp với tình hình. Năm là, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước không ngừng được nâng cao trong đấu tranh phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. 2.2. Nhận dạng những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Về khái niệm phê phán, đấu tranh và các khái niệm liên quan. Khái niệm phê phán, theo Từ điển tiếng Việt là: “vạch ra, chỉ ra cái sai trái để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án” [91 - tr.999]. Trong luận án này,“phê phán”được hiểu là vạch trần để bác bỏ những quan điểm thù địch và sửa chữa, uốn nắn những quan điểm lệch lạc trong nhận thức về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay. Về khái niệm đấu tranh, Từ điển tiếng Việt quan niệm “Đấu tranh là dùng sức mạnh để chống lại hay diệt trừ hoặc bảo vệ hay giành lấy.”[91 – tr.400]. Theo đó, đấu tranh được hiểu như là hành động thiên về thực tiễn và chỉ diễn ra trong xã hội loài người. Đấu tranh xã hội gồm ba mức độ: một là, đấu tranh trong nội bộ, nội bộ trong nhân dân, nội bộ trong Đảng, hay nội bộ trong cơ quan, đơn vị nào đó làm cho nhân dân, cán bộ, đảng viên, đồng chí, đồng đội trong nội bộ đó hiểu về vấn đề gì đó; hai là, đấu tranh đến mức phản bác nhau, ở mức độ này đấu tranh bao gồm cả sự phê phán, phê phán đối với những khuynh hướng dao động, mơ hồ nhưng vẫn có thể đi đến thống nhất khi vấn đề được làm rõ; ba là, hình thức cao nhất của đấu tranh là đấu tranh giữa các tư tưởng đối lập nhau, một bên đưa ra quan điểm một bên bác bỏ ngay. Khi đó hai bên phủ nhận nhau đối với những vấn đề mang tính nguyên tắc, không dung hòa được với nhau. 10 Nội hàm và ý nghĩa cơ bản của đấu tranh - phê phán những quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, được hiểu là việc vạch trần bản chất, âm mưu và thủ đoạn của các lực lượng thù địch cố tình xuyên tạc, bôi nhọ, hòng phủ nhận CNXH và các biện pháp, cách thức để xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đó cũng là sự nghiệp bảo vệ, làm rõ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần làm sáng tỏ hơn nữa con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Thực chất đó là cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực lý luận, chính trị - tư tưởng và qua việc phê phán các quan điểm sai trái, thù địch để tạo nên sự đồng thuận xã hội, sự thống nhất về ý chí, tư tưởng và đội ngũ trong toàn Đảng, toàn dân tộc vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam. 2.2.2. Nội dung các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là các quan niệm, lập luận, ý kiến nhằm bác bỏ những vấn đề cốt lõi của lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Việt Nam. Về đại thể, quan điểm này có những nội dung sau: Một, xuyên tạc, nhằm tiến tới phủ nhận, xóa bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, phủ nhận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tán dương đa nguyên, đa đảng. Ba là, tán dương “con đường thứ ba” phủ nhận khả năng Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Bốn là, bác bỏ tính định hướng XHCN đối với nền kinh tế thị trường, phủ nhận chế độ sở hữu công hữu, tán dương chế độ tư hữu. Năm là, xuyên tạc quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, xuyên tạc động lực phát triển đất nước quá độ lên CNXH. 2.2.3. Chủ thể và thủ đoạn của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Luận án chỉ ra 3 nhóm chủ thể của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: Một là, các thế lực của chủ nghĩa đế 11 quốc, và phản động quốc tế. Hai là, bọn phản động là người Việt ở nước ngoài và ở trong nước và, ba là, những phần tử cơ hội chính trị, thoái hóa. Luận án cũng chỉ ra những đặc điểm về nhân thân của các nhóm này. Luận án cũng chỉ ra những thủ đoạn thường thấy của các thế lực phản động chống phá con đường đi lên CNXH ở Việt Nam: Một là, thực hiện chính sách tuyên truyền dai dẳng với mọi loại công cụ. Hai là, tuyên truyền các nội dung dối trá, lừa bịp, trộn lẫn thật giả, gắn với những bình luận chủ quan, thổi phồng, bóp méo. Ba là, xâm nhập lực lượng từ bên ngoài vào kết hợp móc nối với các đối tượng chống đối trong nước để chống phá từ bên trong. Bốn là, lợi dụng và khai thác triệt để những thời điểm nhạy cảm chính trị để kích động. 2.2.4. Tác hại của các quan điểm phủ nhận con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Thứ nhất, với nhiều mức độ, với không ít đối tượng khác nhau, chúng đã làm xuất hiện sự thiếu thống nhất ý chí chính trị, suy giảm đồng thuận. Thứ hai, gây hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin. Thứ ba, cản trở sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta. Thứ tư, bước đầu đã góp phần làm xuất hiện hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Chương 3 THỰC TRẠNG PHÊ PHÁN CÁC QUAN ĐIỂM PHỦ NHẬN C
Luận văn liên quan