Tóm tắt Luận án Phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà nội hiện nay

Thứ nhất, đấu tranh với những quan điểm đối lập là quy luật tồn tại và phát triển của học thuyết Mác - Lênin nói chung và kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng. Học thuyết Mác - Lênin mang bản chất khoa học và cách mạng triệt để, nó giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra theo quy luật khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể nhằm cải tạo thế giới theo chiều hướng tiến bộ và mang tính nhân văn sâu sắc. Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ thể hiện ở sự cảm phục, ngưỡng mộ, sự vận dụng sáng tạo vào quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của các Đảng Cộng sản, công nhân, lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, mà còn gắn liền với quá trình đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch. Nói một cách khác, đấu tranh với quan điểm đối lập học thuyết Mác - Lênin là quy luật tồn tại và phát triển của học thuyết này, trong đó Kinh tế chính trị là một bộ phận. Thứ hai, xuất phát từ tầm quan trọng của việc phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị. Phê phán quan điểm sai trái trong quá trình học môn kinh tế chính trị Mác – Lênin là môi trường tốt để bồi dưỡng năng lực tư duy lý luận và năng lực tư duy chính trị cho sinh viên. Để bác bỏ các quan điểm sai trái này một cách thuyết phục, sinh viên phải không ngừng tìm hiểu nhằm nắm được đầy đủ tinh thần của học thuyết Kinh tế chính trị Mác – Lênin, dùng cái nhìn chỉnh thể, hệ thống để bác bỏ những quan điểm phiến diện, lệch lạc; biết thu thập, xử lý các thông tin từ thực tiễn, lấy kết quả phát triển trong cả tiến trình lâu dài để bác bỏ những quan điểm thiển cận, cố tình thổi phồng một vài khuyết điểm trước mắt Chính trong quá trình đấu tranh ấy, năng lực tư duy lý luận, năng lực tư duy chính trị của sinh viên sẽ không ngừng được củng cố, nâng cao. Thứ ba, xuất phát từ tình hình phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận giai đoạn hiện nay và từ tác động tiêu cực của các quan điểm sai trái đối với xã hội, đặc biệt là đối với sinh viên. Trong điều kiện kinh tế thị trường, không ít sinh viên ở các trường đại học đã, đang và sẽ bị lôi cuốn theo trào lưu thực dụng chủ nghĩa, tự do, chạy theo cám dỗ vật chất, có những hành động sai trái, đi ngược lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, lối sống.

doc30 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN BÙI VĂN HUẤN PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÔNG QUA GIẢNG DẠY KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Ngành : Chính trị học Chuyên ngành : Công tác tư tưởng Mã số : 9 31 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI – 2018 Công trình hoàn thành tại HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Lương Khắc Hiếu Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhDANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Bùi Văn Huấn, Công tác giáo dục lý luận chính trị trong thời kỳ mới, Tạp chí Khoa học và chiến lược, số 6/2014, tr.12-13. ISSN 2. Bùi Văn Huấn, Nhận dạng và sự cần thiết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái trong lĩnh vực kinh tế chính trị ở nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 8/2017, tr. 45-49. ISSN 3. Bùi Văn Huấn, Đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái thông qua hoạt động giảng dạy kinh tế chính trị trong các trường đại học ở nước ta hiện nay - Nhận diện và những yêu cầu đặt ra, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kỳ 3 tháng 10/2017, tr. 222-226. ISSN 4. Bùi Văn Huấn, Một số vấn đề đặt ra trong việc phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường đại học hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số 10/2017, tr. 53-56. ISSN 5. Bùi Văn Huấn, Phạm Thị Hằng, Vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị đối với sinh viên trong tác trường Đại học, Cao đảng ở nước ta hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt, kỳ 2 tháng 10/2017, tr.252-255. ISSN 6. Bùi Văn Huấn, Phạm Thị Hằng, Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận chính trị số 47 tháng 4/2018, trang, trang 68-78. ISSN 7. Bùi Văn Huấn, Phạm Thị Hằng, Một số vấn đề nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học hiện nay, Tạp chí Giáo dục, số đặt biệt kỳ I tháng 5/2018, trang252-255. ISSN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Thứ nhất, đấu tranh với những quan điểm đối lập là quy luật tồn tại và phát triển của học thuyết Mác - Lênin nói chung và kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng. Học thuyết Mác - Lênin mang bản chất khoa học và cách mạng triệt để, nó giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra theo quy luật khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể nhằm cải tạo thế giới theo chiều hướng tiến bộ và mang tính nhân văn sâu sắc. Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ thể hiện ở sự cảm phục, ngưỡng mộ, sự vận dụng sáng tạo vào quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của các Đảng Cộng sản, công nhân, lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, mà còn gắn liền với quá trình đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch. Nói một cách khác, đấu tranh với quan điểm đối lập học thuyết Mác - Lênin là quy luật tồn tại và phát triển của học thuyết này, trong đó Kinh tế chính trị là một bộ phận. Thứ hai, xuất phát từ tầm quan trọng của việc phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị. Phê phán quan điểm sai trái trong quá trình học môn kinh tế chính trị Mác – Lênin là môi trường tốt để bồi dưỡng năng lực tư duy lý luận và năng lực tư duy chính trị cho sinh viên. Để bác bỏ các quan điểm sai trái này một cách thuyết phục, sinh viên phải không ngừng tìm hiểu nhằm nắm được đầy đủ tinh thần của học thuyết Kinh tế chính trị Mác – Lênin, dùng cái nhìn chỉnh thể, hệ thống để bác bỏ những quan điểm phiến diện, lệch lạc; biết thu thập, xử lý các thông tin từ thực tiễn, lấy kết quả phát triển trong cả tiến trình lâu dài để bác bỏ những quan điểm thiển cận, cố tình thổi phồng một vài khuyết điểm trước mắt Chính trong quá trình đấu tranh ấy, năng lực tư duy lý luận, năng lực tư duy chính trị của sinh viên sẽ không ngừng được củng cố, nâng cao. Thứ ba, xuất phát từ tình hình phức tạp của cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận giai đoạn hiện nay và từ tác động tiêu cực của các quan điểm sai trái đối với xã hội, đặc biệt là đối với sinh viên. Trong điều kiện kinh tế thị trường, không ít sinh viên ở các trường đại học đã, đang và sẽ bị lôi cuốn theo trào lưu thực dụng chủ nghĩa, tự do, chạy theo cám dỗ vật chất, có những hành động sai trái, đi ngược lại những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Đẩy mạnh hoạt động phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị trong các trường đại học nói chung và trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng là việc làm có ý nghĩa thiết thực và cấp bách. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị và đề xuất yêu cầu, giải pháp tăng cường phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị ở các Trường đại học trên địa bàn Hà Nội. - Phân tích thực trạng phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay. - Xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp tăng cường phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị trong các trường đại học ở Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung, luận án tập trung nghiên cứu hoạt động phê phán các quan điểm sai trái trên lĩnh vực kinh tế chính trị. Về không gian, phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Phạm vi khảo sát tập trung vào một số trường giảng dạy kinh tế chính trị cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học Thủy Lợi, Trường Đại học Công đoàn, Viện Đại học Mở Hà Nội. Về thời gian, các số liệu sử dụng trong luận án được khảo sát từ năm 2010 đến nay, các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Kinh tế chính trị và đấu tranh tư tưởng; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về phê phán các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Các tác phẩm và bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội cùng những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 4.2. Cơ sở thực tiễn Là tình hình phê phán các quan điểm sai trái trong giảng dạy Kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay thông qua số liệu của các trường đại học, số liệu điều tra xã hội học của tác giả; cùng với các chỉ thị, nghị quyết, chương trình và đề án của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo về đấu tranh tư tưởng, về phê phán các quan điểm sai trái, thù địch trong giảng dạy Kinh tế chính trị; các báo cáo tổng kết hoạt động giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp như phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử - logic, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia. Cụ thể: Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống xuyên suốt Luận án nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu của Luận án (hoạt động phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị) với tư cách một bộ phận cấu thành hoạt động đấu tranh tư tưởng lý luận của Đảng, đồng thời là một bộ phận nằm trong hoạt động giáo dục – đào tạo. Phương pháp này cũng được sử dụng để trình bày các vấn đề, các nội dung trong luận án theo một trình tự, một bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để hoàn thành các nhiệm vụ đã xác định cho Luận án. Sử dụng phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn trong tất cả các chương của luận án để xem xét từng vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ giữa lịch sử, lý luận, pháp lý với thực tiễn tổ chức thực hiện. Phương pháp này cũng được sử dụng để xem xét, đề xuất các quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội ở chương 3. Phương pháp thống kê được sử dụng khi tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án. Đặc biệt được sử dụng trong chương 2 của luận án kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp phỏng vấn, nhằm thu thập các số liệu phản ánh thực trạng phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong phần tổng quan và chương 2 của Luận án. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, đánh giá và trình bày các lý thuyết, các hoạt động phê phán quan điểm sai trái nói chung, hoạt động phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Phương pháp lịch sử và logic được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu Luận án nhằm hệ thống những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng hoạt động phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Phương pháp này cũng được sử dụng khi dự báo hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực lý luận Kinh tế chính trị và xác định những yêu cầu đặt ra khi phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Quá trình đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, phương pháp này cũng được sử dụng để các quan điểm và giải pháp đề xuất phù hợp với bối cảnh lịch sử (được dự báo) trong thời gian tới. Phương pháp chuyên gia sử dụng trong tất cả các chương của luận án, qua đó tác giả tham khảo được ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học giàu kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Một là, Bổ sung và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị trong các trường đại học, cụ thể là: - Làm rõ khái niệm “quan điểm sai trái”, phân biệt quan điểm sai trái với những ý kiến khác biệt của cán bộ, đảng viên và một bộ phận quần chúng muốn đóng góp nhằm xây dựng, bổ sung hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; - Đề xuất các căn cứ nhận diện quan điểm sai trái đối với học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lênin; - Xác định rõ chủ thể, mục đích, nội dung, phương thức, đối tượng tác động của hoạt động phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Hai là, thông qua điều tra, khảo sát tại 8 trường đại học tiêu biểu, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và xác định 5 nhóm những vấn đề đặt ra trong phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Ba là, xác định 4 yêu cầu và đề xuất 5 giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy kinh tế chính trị trong các trường đại học trên địa bàn Hà Nội. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học trong hoạt động phê phán các quan điểm sai trái thông qua giảng dạy Kinh tế chính trị ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các học viện, trường đại học, cao đẳng ở nước ta. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Tổng quan, 3 chương (7 tiết), kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI TRÁI THÔNG QUA GIẢNG DẠY KINH TẾ CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY A) Các công trình nghiên cứu về quan điểm sai trái và phê phán quan điểm sai trái Nhà xuất bản Sự thật, “Chủ nghĩa chống cộng ngày nay”, sách tham khảo, 1983. Nhà xuất bản Đại học Công an nhân dân Trung Quốc, Bàn về vấn đề chống “Diễn biến hòa bình”, sách tham khảo, 1993 Tác giả Lưu Đình Á, “Hãy cảnh giác cuộc đại chiến thế giới không có khói súng - Tác giả Nguyễn Viết Thông, “Nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận”, Tham luận khoa học, 2005 Tác giả Nguyễn Đình Hương, Thực trạng và giải pháp chống âm mưu “tự diễn biến” đối với nội bộ ta, Tham luận khoa học, 2005 Tác giả Nguyễn Chí Mỳ, “Một số giải pháp đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn Hà Nội”, Tham luận khoa học, 2005 Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương, “Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam”, sách tham khảo, 2007 Tác giả Trần Doãn Tiến, “Phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”, LATS triết học, 2010 Tác giả Nguyễn Hồng Vinh, “Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch - một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tư tưởng hiện nay”, Bài báo khoa học, 2010. Tác giả Ngô Hoàng Anh, Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, LATS Triết học, 2013. Tác giả Lê Hữu Nghĩa, “Phân biệt quan điểm sai trái và ý kiến khác với quan điểm của Đảng”, Bài báo khoa học, 2013 Tác giả Vũ Văn Hiền, “Nhận diện, đấu tranh với các loại quan điểm sai trái, thù địch”, bài báo khoa học, 2013 Tác giả Nguyễn Bá Dương, “Phòng, chống “Diễn biến hòa bình” ở Việt Nam - Mệnh lệnh của cuộc sống”, sách chuyên khảo, 2015 Tác giả Phạm Văn Sơn, “Chủ động, tích cực, nhạy bén trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay”, bài báo khoa học, 2015 Học viện Chính trị Công an nhân dân, Tài liệu bồi dưỡng Lý luận chính trị hè cho giảng viên, giáo viên giảng dạy lý luận chính trị trong các học viện, trường Công an nhân dân”, 2015. Tác giả Nguyễn Đức Bình, “Mấy ý kiến về công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình hiện nay”, bài báo khoa học, 2016. Tác giả Võ Văn Tuấn, Đấu tranh phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bài báo khoa học, 2016. Tác giả Phạm Thanh Hà, Phòng chống chiến lược “Diễn biến hòa bình” qua việc đấu tranh chống những luận điệu sai trái, thù địch hiện nay, bài báo khoa học, 2016. Tác giả Lương Khắc Hiếu, Tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc phê phán, phản bác quan điểm sai trái, bài báo khoa học, 2016 Tác giả Lương Khắc Hiếu, Nhận diện quan điểm sai trái, thù địch đối với cách mạng nước ta hiện nay, Tham luận khoa học 2017. B) Các công trình nghiên cứu về phê phán quan điểm sai trái đối với học thuyết Kinh tế chính trị Mác - Lênin Tác giả Hồ Văn Chiểu, Phê phán thuyết “Kinh tế thị trường là của chủ nghĩa tư bản”, Tham luận khoa học, 2005 Tác giả Vũ Văn Phúc, “Lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, sách tham khảo, 2009 Tác giả Nguyễn Văn Minh, Tiếp tục tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong pháp luật về đất đai, bài báo khoa học, 2013 Tác giả Đỗ Phú Thọ, “Tái cơ cấu mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước”, bài báo khoa học, 2013 Tác giả Trung Kiên, “Khó khăn, thách thức càng lớn, càng phải kiên định”, bài báo khoa học, 2013. Tác giả Trần Văn Rón, Một số vấn đề về quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, bài báo khoa học, 2015 Tác giả Phương Kỳ Sơn, “Bàn về yếu tố con người trong lực lượng sản xuất”, bài báo khoa học, 2015 Tác giả Dương Văn Minh, “Chế độ công hữu không phải là nguồn gốc của nạn tham nhũng”, bài báo khoa học, 2015 Tác giả Đỗ Trọng Bá, “Vấn đề sở hữu, lao động dịch vụ và giá trị thặng dư”, bài báo khoa học, 2016 Tác giả Tạ Thị Đoàn, “Vận dụng tri thức Kinh tế chính trị học Mác - Lênin vào thực tiễn - qua giảng dạy lý luận giá trị thặng dư của C. Mác ở Học viện Chính trị Khu vực I hiện nay”, bài báo khoa học, 2016. C) Các công trình nghiên cứu về phê phán quan điểm sai trái thông qua giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng Tác giả Cao Văn Trọng, “Những vấn đề có tính quy luật trong nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học”, bài báo khoa học, 2015Tác giả Đặng Văn Khương, “Tiếp nhận và xử lý thông tin trong giảng dạy và đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên trẻ ở các học viện, nhà trường quân đội”, bài báo khoa học, 2015 Tác giả Trương Tất Thắng - Vũ Thị Bích Ngọc, “Một số giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy môn chủ nghĩa Mác - Lênin ở các trường đại học hiện nay”, bài báo khoa học, 2015 Tác giả Lưu Đình Trang, “Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, nhiệm vụ quan trọng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội”, bài báo khoa học, 2015 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, “Sự cần thiết phải phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên Việt Nam hiện nay”, bài báo khoa học, 2016 [55, tr 24-27]. Bài báo phân tích 5 lý do cần thiết phải phát triển năng lực tư duy phản biện cho sinh viên hiện nay, trong đó có nội dung: phát triển năng lực tư duy phản biện giúp sinh viên suy nghĩ một cách tích cực, đa chiều, biết lắng nghe ý kiến người khác và biết tôn trọng sự khác biệt; biết phát hiện ra hạn chế, khắc phục định kiến, giáo điều trong việc tiếp nhận, xử lý và phản bác thông tin. Tác giả bài báo cũng kiến nghị khắc phục cách truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc, thay vào đó phải tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để sinh viên tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực tư duy. Tác giả Trần Thị Thu Hồng, “Những tố chất cần có của người giảng viên lý luận chính trị hiện nay”, bài báo khoa học, 2016 Tác giả Nguyễn Thị Tùng - Phạm Huy Thành, Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng ở nước ta hiện nay, bài báo khoa học, 2016 Tác giả Vũ Trà Giang, Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị ở các trường đại học công nghệ hiện nay, bài báo khoa học, 2016 Tác giả Hoàng Thị Thảo, Phát huy tính tính cực, sáng tạo trong học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên qua phương pháp dạy học giải quyết tình huống có vấn đề, bài báo khoa học, 2016, Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần lý luận chính trị trong các trường đại học hiện nay, bài báo khoa học, 2016 Tác giả Cao Văn Trọng, “Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận trong các nhà trường quân đội hiện nay”, luận án tiến sĩ triết học, 2016 Tác giả Nguyễn Văn Sơn, “Phát huy vai trò của nhà trường quân đội trong đấu tranh bảo v
Luận văn liên quan