Tóm tắt Luận án Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu từ năm 1991 đến năm 2010

Kinh tế tư nhân (KTTN) là thành phần kinh tế không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Điều này được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có ưu thế vượt trội về nhiều mặt cho sự phát triển KTTN. Đặc biệt là sự tích cực, năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp cho sự hình thành và phát triển KTTN của địa phương.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu từ năm 1991 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HUY PHƯƠNG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 62 22 03 13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGND. Trịnh Nhu Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Quang Hải Khoa Sử học, Học viện Khoa học xã hội Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế tư nhân (KTTN) là thành phần kinh tế không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Điều này được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có ưu thế vượt trội về nhiều mặt cho sự phát triển KTTN. Đặc biệt là sự tích cực, năng động, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh là nhân tố có ý nghĩa quyết định trực tiếp cho sự hình thành và phát triển KTTN của địa phương. Từ năm 1991 đến năm 2010, KTTN không ngừng phát triển, đóng góp rất quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, KTTN vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế. Điều đó đòi hỏi cần sự năng động, sáng tạo, những cách làm mới, hiệu quả của các tầng lớp nhân dân làm kinh tế, sự đổi mới về chủ trương, chính sách của địa phương nhằm thúc đẩy sự phát triển KTTN v.v... Xuất phát từ đặc điểm trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010 làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Phục dựng toàn diện các hình thức, mô hình tiêu biểu của KTTN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010. - Đánh giá thành tựu, hạn chế của KTTN và đúc kết những kinh nghiệm về phát triển KTTN tại địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phát hiện những điều kiện tác động đến sự phát triển KTTN của tỉnh. - Phân tích sự phát triển KTTN của địa phương năm 1991-2010. - Đánh giá sự phát triển KTTN của tỉnh năm 1991-2010. 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh, các loại hình DNTN và một số mô hình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương. 3.2. Pham vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát KTTN các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh. 3.2.2. Phạm vi thời gian Từ năm 1991 đến năm 2010. 3.2.3. Phạm vi nội dung Nghiên cứu hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ kinh doanh và doanh nghiệp của tư nhân trên các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản. 4. Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án gồm: Tư liệu Văn kiện Đảng, Nhà nước, tư liệu địa phương, tư liệu từ sách, tạp chí đề cập KTTN. 5. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý thuyết Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết: - Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tồn tại của KTTN trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. - Chủ trương, chương trình hành động, giải pháp v.v... của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm phát triển KTTN của địa phương. 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Tác giả luận án sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phê phán các nguồn sử liệu. - Phương pháp điều tra xã hội học; Sưu tầm, đọc và phân loại tư liệu liên quan đến đề tài. 6. Đóng góp chủ yếu của luận án - Luận án làm rõ quá trình phát triển nhận thức, quan điểm của Đảng, Nhà nước cũng như của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về vị trí, vai trò của KTTN đối với nền kinh tế đất nước và kinh tế địa phương từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 đến năm 2010. - Luận án trình bày một cách có hệ thống quá trình phát triển KTTN trên các vùng, miền của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010 qua hai giai đoạn: năm 1991 đến năm 2000 và năm 2001 đến năm 2010. - Luận án đánh giá những thành tựu và những hạn chế, khó khăn của KTTN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1991 đến năm 2010. Từ đó, luận án đúc kết một số kinh nghiệm, gợi mở những giải pháp nhằm tiếp tục phát triển KTTN của địa phương. - Luận án còn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử đương đại và lịch sử địa phương. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên phạm vi quốc gia Công trình nghiên cứu về hình thức, loại hình, lĩnh vực phát triển và về tổ chức cơ sở đảng, đoàn thể nhân dân, đội ngũ quản lý của KTTN. 1.2. Công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Công trình nghiên cứu về KTTN của địa phương. 1.3. Những kết quả đã đạt được và những vấn đề luận án kế thừa 1.3.1. Kết quả đạt được của các công trình - Các công trình nghiên cứu tập trung phân tích tính đa dạng, đánh giá vị trí, vai trò, thực trạng phát triển KTTN. - Một vài công trình nghiên cứu đã nêu khái quát tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, phân tích hoạt động của KTTN trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, xuất nhập khẩu của địa phương. - Số lượng các công trình nghiên cứu KTTN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Các bài viết chuyên sâu về sự phát triển sản xuất, kinh doanh của hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ và doanh nghiệp ở các địa phương của tỉnh còn rất ít. - Các bài viết về KTTN ở tỉnh, do mục đích nghiên cứu khác nhau, nên chưa đề cập về quá trình phát triển kinh tế, đặc điểm, vị trí, vai trò của KTTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Các công trình nghiên cứu chưa đề cập hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ. Bộ phận này có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương v.v... 5 - Các bài viết, công trình nghiên cứu chưa đánh giá toàn diện, khách quan vai trò của KTTN đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, hoạt động vì cộng đồng ở địa phương. - Các công trình nghiên cứu chưa nêu được những điển hình tiên tiến của KTTN có cách làm mới, hiệu quả, có những đóng góp lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội v.v... - Nhiều bài viết còn đánh giá sơ sài, chưa chỉ rõ những tiềm năng, nguồn lực để phát triển KTTN của tỉnh. 1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu, giải quyết Luận án tập trung nghiên cứu nội dung chính sau: 1. Làm rõ điều kiện tác động đến sự phát triển KTTN của địa phương. 2. Phân tích sự phát triển KTTN của tỉnh, năm 1991-2010. 3. Đánh giá sự phát triển KTTN tại địa phương, năm 1991-2010. 4. Luận án nghiên cứu, làm nổi bật gương điển hình tiên tiến trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của KTTN ở địa phương. * * * Nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện KTTN trên địa bàn tỉnh vẫn rất cần thiết, nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của KTTN trong nền kinh tế nhiều thành phần và cung cấp những cứ liệu khoa học góp phần làm cơ sở đề ra những giải pháp phát triển KTTN của địa phương. 6 Chương 2 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 Nghiên cứu đề tài, tác giả phân chia thành giai đoạn: năm 1991-2000 để thuận cho quá trình phân tích, so sánh. Sự phân chia đó dựa trên cơ sở: Năm 1991 được mở đầu là năm thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, theo Nghị quyết Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9, ngày 12-8-1991 và năm 2000 là năm Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNTN. 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên luận lợi là cơ sở để tỉnh xây dựng và phát triển nền kinh tế với cơ cấu thành phần kinh tế đa dạng, trong đó có KTTN. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao, người dân sống tại các địa phương của tỉnh mong muốn đóng góp công sức, góp phần xây dựng tỉnh, hệ thống giao thông thuận tiện gắn kết các địa phương, các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng v.v là những điều kiện thuận lợi để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của địa phương. Đây cũng là động lực lớn để các hộ cá nhân, DNTN trong và ngoài tỉnh mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh. 2.1.3. Chủ trương của Trung ương Đảng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần - Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một trong những chủ trương lớn, rất quan trọng của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước 7 nhằm huy động tiềm năng, nguồn lực của toàn xã hội vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Sau gần 25 năm đổi mới (1986-2010), đất nước đã đạt nhiều thành tựu lớn trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nói chung và KTTN nói riêng, được thể hiện: Một là, thừa nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thừa nhận vị trí, vai trò và sự tồn tại lâu dài của KTTN, coi nó là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đây được xem là một vấn đề mấu chốt trong đổi mới tư duy về kinh tế của Đảng. Hai là, xác định và làm rõ vấn đề bóc lột của KTTN nên tạo điều kiện cho mọi người làm KTTN kể cả đảng viên của Đảng. - Giải pháp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đảng bộ, chính quyền địa phương luôn xác định nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, nên đã vạch ra nhiều giải pháp nhằm phát huy năng lực sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp, trong đó có KTTN. 2.2. Sự phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000 2.2.1. Khái niệm và các hình thức của kinh tế tư nhân - Khái niệm kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Kinh tế cá thể, tiểu chủ gồm những đơn vị kinh doanh dựa trên sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và hoạt động dựa vào sức lao động của gia đình là chủ yếu, chưa đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Kinh tế tư bản tư nhân là đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản góp lại để sản xuất, kinh doanh và có thuê mướn công nhân. 8 - Các bộ phận kinh tế tư nhân Năm 1991-2010, theo quy định của Chính phủ, KTTN gồm hộ kinh doanh và các loại hình DNTN. 2.2.2. Khái quát kinh tế tư nhân ở địa phương trước năm 1991 Trước năm 1991, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn hai chục nghìn hộ sản xuất, kinh doanh và một vài DNTN. Kinh tế hộ gia đình vẫn làm ăn kiểu nhỏ lẻ, nguồn vốn ít, sức sản xuất ít ỏi, kỹ thuật sản xuất, khai thác hải sản còn lạc hậu, năng suất thấp. DNTN kinh doanh lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Nguyên nhân dẫn đến KTTN địa phương chưa phát triển, do quan điểm, chủ trương của Đảng, chính quyền vẫn còn dè dặt, băn khoăn về thành phần kinh tế này. Hơn nữa, tâm lý cộng đồng dân cư còn nhiều định kiến đối với KTTN v.v 2.2.3. Sự phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1991 đến năm 2000 2.2.3.1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ - Số lượng, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh và sự phân bố của kinh tế cá thể, tiểu chủ Năm 1991-2000, số lượng hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh ngày càng tăng, lĩnh vực đăng ký kinh doanh đa dạng và sự phân bố điều khắp các địa phương trong tỉnh. Năm 1991 toàn tỉnh có 23.942 hộ cá thể, tiểu chủ, năm 2000, số hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ tăng lên là 35.059 hộ. Hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh đa dạng bao gồm nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, như: dịch vụ; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản. Ngành nghề kinh doanh dựa trên tiềm lực, thế mạnh từng địa phương. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản chủ yếu tập trung ở huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Tân Thành, Đất Đỏ...; lĩnh vực dịch vụ tập trung ở thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa; công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tập trung ở thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, Long Điền v.v... 9 Hộ cá thể, tiểu chủ đăng ký kinh doanh trải rộng trên địa bàn tỉnh, nhưng từng địa phương mật độ tập trung các hộ có sự khác nhau. - Vốn và lao động của hộ kinh tế cá thể, tiểu chủ Năm 1991-2000, vốn đăng ký sản xuất, kinh doanh của kinh tế hộ cá thể, tiểu chủ, khoảng trên 1.146 tỷ đồng, chiếm 31,13% tổng vốn đăng ký của KTTN. Trong đó, năm 1991-1995, số vốn đăng ký của kinh tế cá thể, tiểu chủ hơn 369 tỷ đồng, chiếm hơn 10% tổng vốn đăng ký của KTTN, năm 1996-2000, vốn đăng ký của kinh tế cá thể, tiểu chủ hơn 776 tỷ đồng, chiếm hơn 21%. 2.2.3.2. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động của một số đoàn thể chính trị - xã hội trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân - Hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hình doanh nghiệp tư nhân + Số lượng, cơ cấu loại hình, lĩnh vực đăng ký sản xuất, kinh doanh Số lượng DNTN đăng ký kinh doanh ngày càng tăng, cơ cấu loại hình và lĩnh vực kinh doanh đa dạng. Năm 1991-2000, tổng số 535 doanh nghiệp đăng ký thành lập. Trong đó, năm 1991-1995, có 120 doanh nghiệp đăng ký, năm 1996-2000, số lượng doanh nghiệp đăng ký là 415 doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đều có sự biến đổi lớn qua từng năm. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đạt bước phát triển khá, công ty cổ phần (CTCP) có sự tăng nhẹ, DNTN phát triển mạnh mẽ về số lượng đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trên ba lĩnh vực, công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ và lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và thủy sản. + Sự phân bố các loại hình doanh nghiệp tư nhân Các loại hình doanh nghiệp, năm 1991-2000, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tập trung đông ở thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền, thành phố Bà Rịa, huyện Xuyên Mộc và ít dần ở các huyện Tân Thành, Đất Đỏ, Châu Đức, Côn Đảo. 10 Doanh nghiệp tập trung có sự thay đổi nhỏ ở các giai đoạn. Năm 1991- 1995, doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa, huyện Long Điền, Xuyên Mộc và thưa dần ở huyện Tân Thành, Đất Đỏ v.v... Năm 1996-2000, doanh nghiệp tập trung đông ở thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền, thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, chủ yếu ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhỏ về mật độ tập trung các doanh nghiệp là do thành phố Vũng Tàu có sự thuận lợi nhiều mặt, điều kiện tự nhiên, đường bờ biển dài và đẹp, nhiều danh thắng, di tích lịch sử..., kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu từ những năm đầu thành lập tỉnh v.v... Huyện Tân Thành có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý nên thuận tiện trong kết nối các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, hơn nữa do chủ trương của chính quyền tỉnh “chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, chú trọng phát triển mạnh các ngành các lĩnh vực trọng yếu “công nghiệp, du lịch, thương mại - dịch vụ, hải sản, nông nghiệp”. + Vốn và lao động trong doanh nghiệp tư nhân Lượng vốn doanh nghiệp đăng ký ngày càng tăng và có sự chênh lênh lớn giữa các loại hình doanh nghiệp. Số lượng vốn đăng ký loại hình công ty TNHH chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến vốn đăng ký của CTCP, sau cùng là số lượng vốn đăng ký của DNTN. Tổng vốn đăng ký sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hơn 2.535 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 68,86% tổng vốn đăng ký của KTTN. Trong đó, vốn DNTN đăng ký gần 370 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 10,03%, vốn công ty TNHH gần 1.512 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41,06%, vốn đăng ký của CTCP gần 654 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 17,76%. KTTN đã thu hút hàng chục nghìn lao động trên địa bàn tỉnh. Năm 1991-2000, KTTN sử dụng khoảng 103.767 lao động làm việc. Trong đó, bộ phận kinh tế cá thể, tiểu chủ sử dụng 55.094 lao động, doanh nghiệp sử dụng 12.305 lao động. 11 - Hoạt động của một số đoàn thể chính trị - xã hội trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân Năm 1991-2000, trong các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh đã có 140 tổ chức Công đoàn, nghiệp đoàn, bước đầu tập hợp được một lực lượng công nhân lao động vào tổ chức Công đoàn, góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng của công nhân, người lao động, tạo mối quan hệ hài hòa, đúng pháp luật giữa người sử dụng lao động với người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp có đủ điều kiện nhưng chưa xây dựng một số đoàn thể nhân dân, đặc biệt tổ chức Công đoàn. Có doanh nghiệp tuy đã thành lập được tổ chức Công đoàn, nhưng chất lượng hoạt động còn thấp, đội ngũ cán bộ công đoàn còn non yếu, chưa thực sự đại diện quyền lợi cho người lao động. 2.2.3.3. Mô hình kinh tế hộ, doanh nghiệp tiêu biểu ở địa phương Trong 10 năm đầu thành lập tỉnh, hoạt động hiệu quả nhất là các hộ và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực khai thác hải sản và dịch vụ. Những hộ và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đã có những phương cách sản xuất, kinh doanh mới, đem lại hiệu quả kinh tế cao, để lại kinh nghiệm quý cho các hộ, doanh nghiệp khác suy nghĩ, vận dụng vào hoạt động sản xuất. Ông Trần Văn Nhơn, phường 4, thành phố Vũng Tàu, chuyên làm nghề khai thác hải sản. Không chỉ tìm ra phương cách làm giàu cho bản thân, tạo việc làm ổn định khoảng cho 36 lao động, ông còn giúp đỡ hàng chục hộ gia đình khác với số vốn, hằng năm gần 400 triệu đồng. Anh Vy Văn Vĩnh, ở ấp Suối Lê, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, đã nghĩ ra nhiều cách để tích đất sản xuất. Diện tích 13 ha đất canh tác, hằng năm thu lãi từ 300 triệu đến 350 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 11 lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng, anh còn tham gia tích cực trong đóng góp các quỹ xóa đói giảm nghèo, khuyến học ở địa phương. 12 Công ty cổ phần Hải Phương, kinh doanh lĩnh vực ẩm thực, phục vụ hội nghị, tiệc cưới. Sau nhiều năm phục vụ khách hàng, Nhà hàng Hải Phương được phần lớn người dân thành phố đánh giá cao và chọn là địa chỉ tin cậy khi đặt tiệc cưới hỏi, hội nghị v.v... Giám đốc Công ty, ông Nguyễn Đức Lạc, còn là người có tấm lòng đối với cộng đồng, ông được tặng “Cúp vàng vì sự nghiệp phát triển cộng đồng”. Nhưng một phần thưởng lớn nhất là sự trân trọng của đồng đội, của những bà con nghèo đã được ông cưu mang giúp đỡ. * * * Mười năm đầu thành lập tỉnh, năm 1991-2000, Bà Rịa - Vũng Tàu đã rất coi trọng k
Luận văn liên quan