Tóm tắt Luận án Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Canada và Mỹ là hai nước láng giềng ở khu vực Bắc Mỹ có nhiều tương đồng về lịch sử, chính trị và văn hóa. Hai nước có mối quan hệ thương mại song phương phát triển bậc nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ hiện trên 700 tỷ USD mỗi năm. Quan hệ thương mại Canada - Mỹ ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với bản thân hai nước, mà còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung của kinh tế khu vực và toàn cầu.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số : 62.31.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2016 2 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn 2. PGS. TS. Đặng Xuân Kháng Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Văn Thành Viện Nghiên cứu Thương mại Phản biện 2: PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa Trường Đại học Ngoại thương Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Khoa học xã hội Việt Nam 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Canada và Mỹ là hai nước láng giềng ở khu vực Bắc Mỹ có nhiều tương đồng về lịch sử, chính trị và văn hóa. Hai nước có mối quan hệ thương mại song phương phát triển bậc nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ hiện trên 700 tỷ USD mỗi năm. Quan hệ thương mại Canada - Mỹ ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với bản thân hai nước, mà còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung của kinh tế khu vực và toàn cầu. Một lý do quan trọng khiến việc nghiên cứu mối quan hệ thương mại này là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng vì có thể rút ra hàm ý cho Việt Nam trong việc thúc đẩy lợi ích, đồng thời tránh và giảm thiểu các tranh chấp bất đồng trong quan hệ thương mại quốc tế. Nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI giúp nhận diện rõ hơn những nhân tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, quan hệ thương mại Canada - Mỹ nói riêng. Canada và Mỹ đều là các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu, đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu và dự báo quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, giúp hoạch định chính sách quốc gia, giúp chúng ta có những định hướng chính sách thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với cả hai nước này. Trong giai đoạn hiện nay, cả Canada và Mỹ đều đang thực hiện chiến lược hướng về châu Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng và vai trò ngày càng tăng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nên đều nằm trong quan tâm của hai nước này. Canada và Mỹ đều là thành viên tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là một trong những cơ 4 hội quan trọng bậc nhất cho phép Việt Nam tham gia vào một hiệp định thương mại tự do đa phương trong đó có cả Canada và Mỹ. Khi trở thành thành viên của tổ chức này, Việt Nam có nhiều thuận lợi và lợi ích trong quan hệ thương mại với Canada và Mỹ, có thể nâng cao sức mạnh kinh tế, vị thế quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam chưa hiểu được nhiều về thương mại Canada - Mỹ, do vậy việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết để nâng cao quan hệ kinh tế của Việt Nam với Canada và Mỹ, tham gia các cuộc đàm phán TPP theo hướng có lợi. Vì những lý do cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn trên mà tôi lựa chọn đề tài “Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án nghiên cứu làm rõ quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn hai thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như đẩy mạnh quan hệ với Canada và Mỹ. Với mục đích như trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thương mại quốc tế và quan hệ thương mại song phương. (2) Tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ từ 2001 đến 2015, dự báo trong thời gian tới. (3) Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Thông qua thực trạng đó, chỉ ra các vấn đề tồn tại, hạn chế, trình bày và đánh giá các giải pháp, cơ chế hai nước đã sử dụng để giải quyết các vấn đề thương mại. (4) Phân tích vai trò của quan hệ thương mại này đối với sự phát triển kinh tế của hai nước. (5) Dự báo xu hướng phát triển quan hệ thương mại Canada - Mỹ 5 trong thời gian tới. Từ việc nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ, đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nói chung, đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với Canada và Mỹ nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi thời gian: Luận án được hoàn thành vào năm 2015, do đó các vấn đề được nêu trong luận án chủ yếu từ năm 2015 trở về trước (2001 - 2015) và triển vọng tới 2020 - 2030. Về phạm vi không gian: quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Về phạm vi nội dung: Luận án sẽ giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ (chủ yếu nhìn từ phía Canada và tập trung vào thương mại hàng hóa), phân tích các vấn đề còn tồn tại, hạn chế, cơ chế để giải quyết tồn tại đó; vai trò của quan hệ thương mại này đến phát triển kinh tế của hai nước; dự đoán xu hướng phát triển và hàm ý đối với Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của Đề tài, trong quá trình nghiên cứu, Luận án đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích tài liệu, bao gồm: phân tích thống kê, tổng hợp và khái quát hóa, phương pháp so sánh và đối chiếu lịch sử, phương pháp quy nạpDữ liệu cho các phân tích trên chủ yếu được lấy từ: các báo cáo và thống kê của các bộ, ngành cả từ phía Canada và Mỹ. Ngoài ra, luận án sử dụng các số liệu thống kê, công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế có uy tín và có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa Canada và Mỹ như WTO, WB, IMF 6 5. Dự kiến đóng góp của đề tài Luận án góp phần khái quát hóa, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Luận án góp phần nâng cao hiểu biết về mối quan hệ thương mại lớn hàng đầu thế giới, phân tích thực trạng, thành công, hạn chế của quan hệ này. Luận án phân tích vai trò của quan hệ thương mại Canada - Mỹ đến phát triển kinh tế của hai nước; phân tích xu hướng, chính sách phát triển quan hệ thương mại trong thời gian tới. Từ phân tích thành công, hạn chế, các cơ chế giải quyết quan hệ thương mại Canada - Mỹ, luận án đưa ra hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nói chung, đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với Canada và Mỹ nói riêng. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng hình, danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài Ở nước ngoài có nhiều công trình khọc nghiên cứu về quan hệ thương mại Canada - Mỹ, trong luận án tác giả tổng quan 34 công trình theo các nhón vấn đề: (1) Nhóm công trình khoa học về những nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ; (2). Nhóm công trình khoa học về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Canada - Mỹ; (3). Nhóm công trình khoa học về thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ; (4). Về thách thức, bất đồng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương 7 mại Canada - Mỹ; (5). Về tác động của quan hệ thương mại đến kinh tế Canada và Mỹ; (6). Nhóm công trình về triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ. 1.2. Các công trình khoa học trong nước Ở Việt Nam, nhiều cơ quan, trường học có công trình, bài viết nghiên cứu về Mỹ và Canada, hoặc kinh tế Mỹ và kinh tế Canada, nhưng nghiên cứu về quan hệ Canada - Mỹ nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng còn rất khiêm tốn. Luận án tổng quan 8 công trình khoa học trong nước, trong đó chủ yếu là các bài viết được đăng tải trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay. 1.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.3.1. Đánh giá chung về kết quả của các công trình đã nghiên cứu Dù tiếp cận dưới góc độ lý luận hay thực tiễn, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập và phản ánh được nhiều góc cạnh về quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Một là, một số nghiên cứu đã cho thấy bối cảnh mới của quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt phải kể đến sự nổi lên của Trung Quốc, sự kiện 11/9 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã làm cho thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng có những biến đổi nhất định. Hai là, một số công trình đã cho thấy thực trạng và thách thức, bất đồng trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Ba là, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế và tác động của quan hệ thương mại đến phát triển kinh tế hai nước. Bốn là, một số nghiên cứu đã phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp giữa hai nước, cho thấy Canada và Mỹ có hệ thống luật và thể chế giải quyết bất đồng hiệu quả, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. 8 Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên là tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả luận án sẽ nghiên cứu, chọn lựa kế thừa các kết quả nghiên cứu này trong quá trình thực hiện luận án của mình. 1.3.2. Những vấn đề còn chưa được đề cập nhiều, cần tiếp tục nghiên cứu Từ thực trạng nghiên cứu ở trong và ngoài nước như trên, có thể thấy rằng vẫn còn những vấn đề còn chưa được nghiên cứu sâu, do đó cần tiếp tục nghiên cứu. Thực tế trong các công trình nghiên cứu có rất ít công trình phân tích toàn diện, từ thực trạng, thành công, hạn chế, lợi ích của quan hệ thương mại, cũng như dự báo triển vọng, chưa có công trình nào đề cập đến hàm ý của quan hệ thương mại này đối với Việt Nam. Vì thế, đề tài luận án “Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” là cần thiết, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ 2.1. Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế 2.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế (TMQT) là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho TMQT phát triển cả về chiều rộng và bề sâu. Kết quả là tăng trưởng của TMQT lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất, trong đó thương mại nội ngành đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của mậu dịch quốc tế. - Lợi ích và rủi ro của thương mại quốc tế: Nhờ có thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ chuyên sản xuất những hàng hoá 9 và dịch vụ sản xuất hiệu quả nhất. TMQT ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu, thể hiện ở giá trị, tốc độ tăng trưởng, những tác động về kinh tế - xã hội, tạo ra lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng, sản xuất và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bên cạnh cơ hội và lợi ích, TMQT còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. 2.1.2. Các lý thuyết thương mại quốc tế Có nhiều lý thuyết về thương mại quốc tế, trong khuôn khổ phân tích này tác giả chỉ đề cập đến một số lý thuyết tiêu biểu về thị trường tự do và tự do hóa mậu dịch như lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh, nhấn mạnh đến lý thuyết thương mại nội ngành. Thương mại nội ngành là hoạt động trao đổi hai chiều đối với các hàng hóa được sản xuất trong cùng một ngành. Năm 1979, Paul Krugman đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết thương mại mới trên cơ sở lý luận về tính kinh tế của quy mô, sự đa dạng về sự sở thích của người tiêu dùng và cạnh tranh độc quyền . Các mô hình thương mại nội ngành chủ yếu: 1) mô hình theo chiều ngang: liên quan đến xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hóa được phân loại trong cùng lĩnh vực ở cùng giai đoạn chế biến; 2) mô hình theo chiều dọc: liên quan đến xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hóa được phân loại trong cùng một khu vực nhưng ở các giai đoạn chế biến khác nhau. Để đánh giá hoạt động thương mại nội ngành của một ngành hàng hay một nhóm sản phẩm, Glubel-Lloyd đã đưa ra chỉ số: T = (X+IM) - │X - IM │ (X+IM) Trong đó: T: chỉ số đo lường thương mại nội ngành X: Giá trị xuất khẩu của một ngành hàng, một nhóm sản phẩm IM: Giá trị nhập khẩu của một ngành hàng, một nhóm sản phẩm Thương mại nội ngành tồn tại khi T nằm trong khoảng (0;1) có nghĩa là 0 ≤ T ≤ 1 10 Các yếu tố quyết định thương mại nội ngành: (1) Mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia; (2) Mức độ bình đẳng về thu nhập giữa các nước; (3) Quy mô thị trường của một nước; (4) Mức độ hội nhập kinh tế giữa các nước; (5) Khoảng cách địa lý. Vì tỷ trọng thương mại nội ngành giữa các quốc gia trong cùng một khối liên kết, các quốc gia có sự tương đồng về mức thu nhập hoặc giữa các quốc gia tồn tại cầu chồng chéo (khối 1) thường lớn hơn so với tỷ trọng tương ứng giữa các quốc gia không cùng một khối liên kết (khối 2) do tận dụng được lợi thế theo quy mô. Canada và Mỹ thuộc nhóm các quốc gia thuộc khối 1 và có thương mại đường biên phát triển cho nên tỷ trọng thương mại nội ngành giữa hai nước thường ở mức cao. Như vậy, qua việc phân tích và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến TMQT, có thể rút ra nhận xét: Bất kể quốc gia nào nếu muốn gia tăng nhiều hơn của cải của dân tộc, muốn tăng trưởng nhanh hơn thì đều cần tiến hành các quan hệ trao đổi với các nước khác dựa trên lợi thế so sánh của mình. Thực tế cho thấy, trong TMQT giữa các quốc gia thì thương mại nội ngành ngày càng trở nên quan trọng. - Đối với quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ: Thương mại nội ngành là một đặc điểm đặc trưng trong mô hình thương mại giữa Canada và Mỹ, do hai nước có khoảng cách địa lý gần, đường biên dài; hội nhập kinh tế sâu rộng; thu nhập bình quân đầu người cao; và hai nước có mức độ bình đẳng về thu nhập bình quân đầu người. 2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ 2.2.1. Nhân tố quốc tế và khu vực 2.2.1.1. Bối cảnh quốc tế Xu thế toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng về mọi mặt, nổi bật nhất là về mặt kinh tế và thương mại quốc tế, tạo điều kiện phát triển quan trọng cho quan hệ kinh tế giữa các bên tham gia nói chung và quan hệ kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ nói riêng. Toàn cầu hóa làm tăng cường hội nhập quốc tế, đây cũng chính là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ thương mại Canada - 11 Mỹ: Thứ nhất, qua việc gia tăng khối lượng thương mại, đặc biệt là thương mại hàng hóa giữa hai nước; Thứ hai, tốc độ tăng trưởng thương mại lớn hơn tốc độ tăng GDP; Thứ ba, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế; Thứ tư, ảnh hưởng từ toàn cầu hóa còn thể hiện qua tác động tới chu kỳ kinh doanh; Thứ năm, các hàng rào bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn. Tóm lại, sự phát triển ngày càng sâu rộng của toàn cầu hóa vừa tạo điều kiện vừa gây thách thức tới quan hệ Canada - Mỹ. Sự kiện 11/9/2001 Quan hệ thương mại qua biên giới Canada - Mỹ đầu thế kỷ 21 bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về an ninh biên giới sau sự kiện 11/9. Trên thực tế, những biện pháp tăng cường an ninh sau các vụ tấn công khủng bố tháng 9 năm 2001 đã làm tăng chi phí trao đổi thương mại qua biên giới Canada - Mỹ. Vì thế, mục tiêu của hai chính phủ là cải thiện cơ sở hạ tầng biên giới nhằm giảm thời gian, chi phí qua lại biên giới cho các doanh nghiệp cũng như khách du lịch Canada và Mỹ. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Những khó khăn trong nền kinh tế Mỹ tác động trực tiếp tới xuất khẩu và nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực sản xuất của Canada. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này khiến Mỹ thực hiện một số biện pháp mang tính bảo hộ và gây ảnh hưởng lớn tới Canada, đồng thời tác động xấu đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ: Thứ nhất là Đạo luật American Recovery and Reinvestment Act (ARRC); Thứ hai là chính quyền Tổng thống Obama thực hiện nguyên tắc Country of Origin Labeling (COOL): Thứ ba là vấn đề cắt giảm khí CO2 và tiêu chuẩn năng lượng mức carbon thấp. Sự cạnh tranh của các nước khác (trường hợp Trung Quốc) Sự gia tăng hiện diện của các nước mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc trong các hoạt động thương mại trên khắp thế giới có tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. 12 2.2.1.2. Những nhân tố khu vực Hợp tác trong NAFTA Đi kèm với xu thế toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa. Tăng cường liên kết kinh tế giữa ba nước Mỹ - Canada - Mexico được thể hiện rõ nhất qua sự hình thành của NAFTA vào ngày 1/1/1994. NAFTA giúp sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có ở ba nước, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, NAFTA vẫn tồn tại những mặt trái chưa thể giải quyết. Đây cũng là một hệ quả tất yếu của tự do hoá thương mại: thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng; thứ hai, tự do hoá thương mại đã dẫn đến tình trạng mất việc làm ở những ngành có sự cạnh tranh thấp; thứ ba, NAFTA dễ gây những rủi ro đối với kinh tế Mexico và Canada do kinh tế của hai nước này phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế Mỹ. Những thách thức đặt ra đối với NAFTA đòi hỏi hai nước phải hợp tác, đi đến các giải pháp chung để thúc đẩy quan hệ thương mại Canada - Mỹ nói riêng, hội nhập Bắc Mỹ nói chung. Về vai trò của Mexico trong quan hệ Canada - Mỹ: Mexico ngày càng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp Canada trong việc giành thị phần ở Mỹ, đồng thời Mexico trở thành một thị trường xuất khẩu hấp dẫn của Mỹ do dân số đông và do vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng. 2.2.2. Nhân tố tác động bên trong 2.2.2.1. Vấn đề hội tụ văn hóa, địa lý và hợp tác qua biên giới Canada - Mỹ Canada và Mỹ có chung các giá trị văn hóa và tiêu chí bắt nguồn từ di sản văn hóa Tây Âu. Các đặc tính chung về văn hóa đã tạo thuận lợi cho các trao đổi thương mại song phương. Biên giới chung của Canada với Mỹ về phía Nam và phía Tây Bắc là đường biên giới không rào chắn dài nhất thế giới. Hàng ngày có hơn 300.000 người, với khoảng 1,9 tỷ USD hàng hóa qua lại biên giới hai nước mỗi ngày. Sau sự kiện 11/9, Canada và Mỹ quan tâm nhiều hơn đến thương mại và an ninh qua biên giới với hàng loạt các sáng kiến như Hiệp ước biên giới thông minh (2001); Đối tác an ninh và thịnh 13 vượng (2005), Kế hoạch hành động xuyên biên giới (2011), cung cấp một lộ trình xúc tiến thương mại hợp pháp và du lịch, đồng thời tăng cường an ninh tại biên giới Canada-Mỹ. Cũng sau sự kiện 11/9, biên giới giữa hai nước trở thành biên giới phòng thủ. 2.2.2.2. Mối quan hệ chính trị ngoại giao, kinh tế đầu tư tốt đẹp Có thể nói quan hệ chính trị, an ninh và đầu tư tốt đẹp là nền tảng vững chắc cho quan hệ thương mại Canada - Mỹ phát triển. Về quan hệ chính trị, nhìn một cách tổng thể, quan hệ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao luôn là mối quan hệ song phương gắn bó rất đặc biệt mà ít có hai quốc gia nào có được. Điều này là rất tự nhiên, vì hiếm có quốc gia nào lại có nhiều quan hệ ràng buộc với Mỹ như Canada. Các hoạt động chính trị - ngoại giao sôi nổi giữa Canada - Mỹ đã gắn kết quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ
Luận văn liên quan