Tính kỷ luật là một phẩm chất quan trọng của người lao động trongxã hội hiện đại, nó tạo nên nét đẹp văn hóa trong cuộc sống cá nhân và tạo nêntrật tự, kỷ cương trong cộng đồng xã hội.Trong xã hội hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, giới thanh niên, SV bên cạnh những mặt tích cực như tính năng động, sáng tạo, ý thứclập nghiệp , mặt trái của nó lại làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, trật tự, kỷ cương nhiều nơi, nhiều lúc bị vi phạm.
Giáo dục TKL cho SV là một biện pháp đảm bảo cho sự thành công của cáckhóa học, cho chất lượng đào tạo của các trường đại học, nhưng sâu xa hơn là đểhình thành một phẩm chất quan trọng của người lao động chuyên nghiệp trong xã hội công nghiệp mà chúng ta đang hướng tới.
Về mặt lý luận, cho đến nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục TKL cho học sinhở các trường phổ thông, SV ở các trường đại học và học viên ở các nhà trường quân đội. Đặc biệt từ khi Luật GDQPAN được ban hành, đã có một số công trình nghiên cứu về GDQPAN cho SV, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý giáo dục TKL cho SV trong các trung tâm GDQPAN.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 800 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Quốc phòng và An ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––––
TRẦN HOÀNG TINH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT
CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 9140114
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Viết Vượng
Phản biện 1.
Phản biện 2
Phản biện 3
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
họp tại:..................................................................
Vào hồi..giờ..ngày.tháng.năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
-Thư viện Quốc gia;
- Trung tâm Học liệu - ĐHTN;
- Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN;
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Hoàng Tinh (2015), “Trò chơi quân sự trong giáo dục quốc phòng, an ninh một số hoạt động ngoại khóa nhằm góp phần rèn luyện tính kỷ luật cho sinh viên”, Tạp chí Giáo dục, Số 372, Kì 2 (12-2015), 2015.
2. Trần Hoàng Tinh (2015), “Rèn luyện tính kỷ luật cho sinh viên thông qua hoạt động ngoại khóa tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 145, Số 15, 2015.
3. Trần Hoàng Tinh (2016), “Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho giảng viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 148, Số 03/1, 2016.
4. Trần Hoàng Tinh, Nguyễn Xuân Trường (2017), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học của sinh viên tại trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 163, Số 03/1, 2017.
5. Trần Hoàng Tinh, Trịnh Tấn Hoài, Nguyễn Thế Tài (2017), “Tăng cường quản lý công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 163, Số 03/2, 2017.
6. Trần Hoàng Tinh (2017), “Thực trạng và biện pháp xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Giáo dục quốc phòng và an ninh”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 175, số 15, 2017.
7. Trần Hoàng Tinh, Trần Văn Khánh, Nguyễn Trung Kiên (2018), “Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 179, Số 03, 2018.
8. Trần Hoàng Tinh, Phạm Văn Tuân, Nông La Duy (2018), “Xây dựng trung đội tự quản trong quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh trong giai đoạn hiện nay.”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, Tập 183, Số 07, 2018.
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tính kỷ luật là một phẩm chất quan trọng của người lao động trongxã hội hiện đại, nó tạo nên nét đẹp văn hóa trong cuộc sống cá nhân và tạo nêntrật tự, kỷ cương trong cộng đồng xã hội.Trong xã hội hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, giới thanh niên, SV bên cạnh những mặt tích cực như tính năng động, sáng tạo, ý thứclập nghiệp, mặt trái của nó lại làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, trật tự, kỷ cương nhiều nơi, nhiều lúc bị vi phạm.
Giáo dục TKL cho SV là một biện pháp đảm bảo cho sự thành công của cáckhóa học, cho chất lượng đào tạo của các trường đại học, nhưng sâu xa hơn là đểhình thành một phẩm chất quan trọng của người lao động chuyên nghiệp trong xã hội công nghiệp mà chúng ta đang hướng tới.
Về mặt lý luận, cho đến nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục TKL cho học sinhở các trường phổ thông, SV ở các trường đại học và học viên ở các nhà trường quân đội. Đặc biệt từ khi Luật GDQPAN được ban hành, đã có một số công trình nghiên cứu về GDQPAN cho SV, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý giáo dục TKL cho SV trong các trung tâm GDQPAN.
Trong những năm qua, công tác giáo dục, rèn luyện TKL cho SV tại các trung tâm đã được các cấp lãnh đạo quan tâm và đã thực hiện thành công các mục tiêu, yêu cầu của cáckhóa học. Tuy nhiên, công tác quản lý giáo dục, rèn luyện TKL cho SV tại các trung tâm vẫn còn có những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy việc quản lý giáo dục TKL cho SV cần được nghiên cứu một cách có hệ thống, để tìm ra những biện pháp quản lý cho phù hợp.Xuất phát từ những lý do trên, là cán bộ đang công tác tại một trung tâm GDQPAN chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh" làm luận án tiến sĩ của mình.
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạnggiáo dục TKL cho SV tại cáctrung tâm GDQPAN, luận án đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục nhằm hình thành TKL cho SV, góp phần nâng cao chất lượng các khóa học tại trung tâm và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường cao đẳng, đại học.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục TKL cho SV tại cáctrung tâm GDQPAN.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Quản lý giáo dục TKL cho SV tại hệ thống trung tâm GDQPAN.
- Về địa bàn nghiên cứu: Hiện nay trên phạm vi cả nước có hai hệ thống trung tâm GDQPAN: một là của các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, hai là của các trường quân đội do Bộ Quốc phòng quản lý. Luận án khảo sáttại 5 trung tâm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý: Trung tâm GDQPAN Đại học Huế, Trung tâm GDQPAN Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, Trung tâm GDQPAN Đại học Quốc gia Hà Nội,Trung tâm GDQPAN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên và tiến hành thực nghiệm tại Trung tâm GDQPAN Đại học Thái Nguyên.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến năm 2018
Giả thuyết khoa học
Tính kỷ luật là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, có cấu trúc tâm lý phức tạp, sự hình thành tính kỷ luật cho SV là một quá trình dưới sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó giáo dục và trải nghiệm là hai yếu tố cốt lõi. Quản lý giáo dục TKL cho SV ở các trung tâm GDQPAN là một vấn đề khoa học và thực tiễn, nếu ta có những biện pháp quản lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi SV,phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo và tự giác của SV và phù hợp với môi trường giáo dục quân sự ở các trung tâm GDQPAN thì chất lượng giáo dục sẽ được cải thiện, góp phần thực hiện tốt mục tiêu GDQPAN theo Luật GDQPAN.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý giáo dục TKL cho SV tại cáctrung tâm GDQPAN.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN.
- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN.
- Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm, đánh giá hiệu quả áp dụng các biện pháp đề xuất.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấnPhương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp khảo nghiệm; Phương pháp thử nghiệm.
- Nhóm phương pháp hỗ trợ: Sử dụng công thức toán thống kê và phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
8. Luận điểm bảo vệ
- Tính kỷ luật của SV trong cáctrung tâm GDQPAN là sản phẩm của giáo dục và rèn luyện,thể hiện trong nhận thức, thái độ, hành vi tuân thủ nội quy, quy định, điều lệcủa trung tâm một cách nghiêm túc,vượt qua mọi khó khăn trở ngại, để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đem đến sự thành công của các đợt tập huấn.
- Quản lý giáo dục TKL ở trung tâm GDQPAN là có hiệu quả nổi trội hơn so với các môi trường giáo dục khác.
- Quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN là một tổ hợp các biện pháp,phù hợp với đặc điểm tâm ý lứa tuổi SV vàthực tiễn xã hội, sẽ đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ GDQPAN và mục tiêu đào tạo của các trường đại học.
9. Câu hỏi nghiên cứu:
- Bản chất của tính kỷ luật là gì? quá trình hình thành TKL của SV tại các trung tâm GDQPAN diễn ra như thế nào?
- Giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPAN có những đặc điểm gì? có những yếu tố tác động nào?
- Thực trạng TKL, giáo dục TKL và quản lý giáo dục TKL cho SV ở các trung tâm GDPAN hiện nay ra sao?
- Quản lý giáo dục TKL cho SV ở các trung tâm GDQPAN cần sử dụng các biện pháp nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
10. Kết quả mới của luận án
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận vềKL, TKL, giáo dục TKL và quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN.
Về mặt thực tiễn:
-Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng TKL, giáo dục TKL và công tác quản lý giáo dục TKL, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm.
- Đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục TKL cho SV phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi và thực tiễn tại trung tâm GDQPAN.
11. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung (ND) chính của luận án được trình bày trong 4 chương.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNGVÀ AN NINH
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Những nghiên cứu về kỷ luật và tính kỷ luật
Kỷ luật và tính kỷ luật là những vấn đề quan trọng củađời sống xã hội, vì vậy đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu trêncác bình diện khác nhau. Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu như: Triết học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm lý học...và cả ở mỗi chế độ chính trị khác nhau, các nhà khoa học cũng có cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về KL và TKL.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật.
Về giáo dục TKLđã có nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu về vị trí, vai trò, con đường giáo dục và mục tiêu của giáo dục TKL cho các đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Trong đó, các tác giả đều xác định: Tính kỷ luật là một phẩm chất, không phải của riêng mỗi cá nhân mà còn là của mọi thành viên trong tập thể, nó giúp cho mỗi con người và mỗi cộng đồng hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra theo đúng trật tự của nó.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1. Những nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật cho học sinh, sinh viên
Ở nước ta các công trình nghiên cứu về giáo dục TKL lúc đầu tập trung vào các đối tượng học sinh phổ thông, sau là các đối tượng SV và học viên các trường quân sự.Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song các tác giả đã phân tích làm rõ vai trò, bản chất của KL, TKL; cơ sở lý luận, thực tiễn và tính cấp thiết của việc giáo dục TKL cho HS, SV và xây dựng môi trường giáo dục có KL; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý giáo dục TKL cho HS, SV.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về giáo dục tính kỷ luật của học viên ở các trường quân sự
Các tác giả đã phân tích bản chất của quá trình giáo dục TKL cho bộ đội, ND, phương pháp giáo dục và chỉ ra tính đa dạng của các hình thức giáo dục TKL cho học viên.Các tác giả chỉ ra những yếu tố thành công và chưa thành công, những nguyên nhân chủ quan, khách quan và các bài học kinh nghiệm trong giáo dục ý thức KL cho học viên nói riêng và cho chiến sĩ, sĩ quan trong điều kiện sẵn sàng chiến đấu trong bối cảnh thế giới hiện đại.
1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên
Vấn đề quản lý giáo dục TKL cho SVcác trường đại học cũng được nhiều tác giả đề cập tới. Ở lĩnh vực GDQPAN, đã có một sốđề tài nghiên cứu, bài viết trên các tạp chí khoa học, đề cập đa chiều, trên nhiều góc độ, ở nhiều phạm vi, đối tượng, nhưng nhìn chung các bài viết này đều khẳng định công tác GDQPAN nhất thiết phải kết hợp với rèn luyện KL trong môi trường quân sự, có như vậy chất lượng GDQPAN mới được nâng cao và toàn diện.
1.2. Những vấn đề lý luận về kỷ luật và tính kỷ luật
1.2.1. Kỷ luật
1.2.1.1. Khái niệm chung:
Từ các quan niệm của các nhà khoa học và những phân tích chúng tôi cho rằng, “Kỷ luật là những qui định, những chế tài đượcđặt ra để duy trì sự ổn định và phát triểncủacáctổ chức và để điều chỉnh hành vi củamọi thành viên nhằm đạt được các mục tiêu chung”.
1.2.1.2.Kỷ luật quân sự:
* Đối với quân đội - lực lượng vũ trang,với hoạt động đặc thù là huấn luyệnchính trị, quân sự,sẵn sàng chiến đấu, đòi hỏi mọi quân nhân phải phục tùng nghiêm điều lệnh, điều lệ của quân đội, chế độ, nề nếp sinh hoạt.Như vậy theo chúng tôi:Kỷ luật quân sự là những điều lệnh, điều lệ, chỉ thị, mệnh lệnh được quy định chặt chẽ, nghiêm minh đòi hỏi mọi quân nhân phải thực hiện kịp thời và chính xác.
1.2.1.3. Kỷ luật của sinh viên trong các trung tâm giáo dục quốc phong vàan ninh:
Trung tâm GDQPAN là nơi SVcác trường đại học, cao đẳngtập trung học tập về kiến thức QP-AN trong thời gian từ 4 đến 5 tuần.Dovậy: KL của SV trongcáctrung tâm GDQPANSV là nội quy,chế độ sinh hoạt,nhiệm vụ huấn luyện, được quy định chặt chẽ, mọi SV phải tuân thủ,nhằm bảo đảm sự thống nhấttrong hoạt động của trung tâm và đạt đượccácmục tiêu của khóa học.
1.2.2. Tính kỷ luật
1.2.2.1. Khái niệm chung:
Từ những quan niệm của các học giả, thấyrằng: TKL là mộtphẩm chất quan trọng của cá nhân, là sựchấp hành các quy tắc, luật lệ, nhằmđáp ứng các yêu cầu chung của cộng đồng, TKL thống nhất giữa lợi ích tập thể và lợi ích của cá nhân.
Từ những phân tích về khái niệm của các tác giả, chúng tôi quan niệm:TKL là một phẩm chất nhân cách, nó bao gồm ý thức, niềm tin, đạo đức, ý chí, động cơ,kỹ năng, thói quen, được thể hiện bằng sự tự giác chấp hành nghiêm túc, có trách nhiệmcác yêu cầu, các qui định củacác tổ chức,của các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xã hội.
1.2.2.2. Tính kỷ luật quân sự:
Do đặc trưng của hoạt động trong quân đội, nênTKL quân sự liên quan đến ý thức chính trị,lập trường tư tưởng, pháp luật, đạo đức, ý chí và kỹ năngsẵn sàng chiến đấu của quân nhân trong mọi tình huống. Như vậy, TKL quân sự làphẩm chất của người quân nhân, là sự hiện thực hóa các quan điểm chính trị, lập trường tư tưởng, ý thức sẵn sàng chiến đấu, được thể hiện bằng việc chấp hành vô điều kiện mọi mệnh lệnh của cấp trên và điều lệnh của quân đội.
1.2.2.3.Tính kỷ luật của sinh viên trong các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
TKL của SV tại trung tâm GDQPAN được thể hiện trong việc thực hiện nội quy, chế độ,giờ giấc sinh hoạt hàng ngày, trang phục, lễ tiết, tác phong, ngôn ngữ giao tiếp với cấp trên và đồng đội, trong việc thực hiện nội quy học trên lớp và luyện tập tại thao trường, trong giờ nghỉ,giờ chơi, trong lao động tự phục vụ, trong việc thực hiện mọi mệnh lệnh của cấp trênNhư vậy:TKL của SV tạitrung tâm GDQPAN là ý thức chấp hành nội quy quy định, điều lệnh, điều lệ quân đội, pháp luật của nhà nước, dựa trên sự giác ngộ chính trị và sự nhận thức về nghĩa vụ và trách nhiệm người học trong việc thực hiệncác mục tiêu, yêu cầu của khóa học.
1.3.Những vấn đề lý luận về giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên
1.3.1. Giáo dục
Giáo dục là quá trình sư phạm tổng thể, với những tác động có hệ thống củacác nhà giáo dục đến học sinh,SV, giúp họnâng caoý thức tự giác rèn luyện, tu dưỡng đểhình thành những phẩm chấtvà năng lực hoạt độngtheo yêu cầu củaxã hội và thời đại.
1.3.2. Giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên
Giáo dục TKLcho SVlà một nhiệm vụ quan trọng của các trường đại học. Công việc này được tiến hành thông qua quá trình dạy học, thông qua các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể và giao lưu xã hội.Kết quả của giáo dục TKL cho SV là sự chuyển hóa các yêu cầu của nhà trường, của tổ chức xã hội, của pháp luật Nhà nước thành ý thức, thái độ và hành vi KL của mỗi cá nhân.
1.3.3. Giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Giáo dục TKL cho SV tại trung tâm GDQPAN là quá trình tác động có hệ thống của các nhà sư phạm tới SV thông qua các hình thức tổ chức hoạt động đa dạng, nhằm nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, thói quen, hành vi KL cho SV trong học tập và rèn luyện tại trung tâm và duy trì, phát triển nó trong học tập và lao động sau khóa học.
1.4. Những vấn đề lý luận về quản lýgiáo dục tính kỷ luật cho sinh viên
1.4.1. Quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đếncác đối tượng quản lý bằng các phương pháp đa dạng nhằm đạt được các mục tiêuđã xác định.
1.4.2. Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tạicác trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Quản lý giáo dục TKL cho SV tại các trung tâm GDQPANlà quá trình tổ chức chỉ đạo, khai thác các nguồn lựcđểgiáo dụcý thức, thái độ và hành vi KL choSV trong học tập, rèn luyện, tu dưỡngtại trung tâmGDQPAN.
1.4.3. Những đặc điểm trong quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Trong đó cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm về đối tượng và đặc điểm về môi trường giáo dục SV.
1.4.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Quản lý giáo dục TKL cho SV tại trung tâm luôn chịu sự tác động đa chiều vớicác yếu tố khách quan và chủ quan, có những tác động trực tiếp, có những tác động gián tiếp, bao gồm cả những tác động tích cực kiểm soát được và không tích cực, không kiểm soát được đan xen với nhau, chuyển hóa lẫn nhau cần được lưu ý trong quản lý tại trung tâm.
1.4.5.Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
Tiêu chí 1: Mức độ nhận thức của sinh viên vềtính kỷ luật
Tiêu chí 2: Sự phù hợp của kế hoạch quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên
Tiêu chí 3: Sự phù hợp củacác biện pháp tác động đến sinh viên
Tiêu chí 4: Kết quả giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên
Kết luận chương 1
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝGIÁO DỤC TÍNH KỶ LUẬT CHO SINH VIÊN TẠI TRUNG TÂMQUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
2.1. Giới thiệu về trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Đối tượng khảo sát và số lượng
2.2.3. Nội dung khảo sát
2.2.4. Bộ công cụ và mẫu khảo sát (Phiếu khảo sát và Hình thức khác)
2.2.5. Phương pháp khảo sát
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
2.3.1. Tính kỷ luật của sinh tại các trung tâmgiáo dục quốc phòng và an ninh
2.3.1.1. Nhận thức của sinh viên và cáclực lượng giáo dục
Về nhận thức, hiểu biết của SV đối với các yêu cầu KL trong các hoạt động học tập, rèn luyện tại các trung tâm khi mới vào trung tâm là chưa tốt, đặc biệt là về các yêu cầu, nội qui trong hoạt động học tập, rèn luyện.Sau đó trong quá trình học tập, rèn luyện tại trung tâm, mức độ hiểu biết của mỗi SV ngày được củng cố và nâng cao dần, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
2.3.1.2. Thái độ của sinh viên về chấp hành kỷ luật
Đánh giá chung thái độ KL của SV trong học tập và rèn luyện tại trung tâm hiện nay là chưa thực sự tốt và chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí đặt ra đối với mỗi SV trong và sau quá trình học tập, rèn luyện tại các trung tâm.
2.3.1.3. Hành vi của sinh viên trong chấp hành kỷ luật
Về hành vi chấp hành KL theo đánh giá của các LLGD và tự đánh giá của SV cho thấy, chỉ có hành vi của SV trong kiểm tra, thi kết thúc các học phần là ở mức độ “Tốt”; hai hoạt động hoạt động học trên giảng đường, ngoài thao trường và trong thực hiện các chế độ rèn luyện được đánh giá ở mức độ “Khá”, ND còn lại (hoạt động tự học, tự luyện tập), chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình trong thang đo, do đó cần tăng cường công tác quản lý hơn nữa để nâng cao ý thức tự giác trong chấp hành KL cho SV.
2.3.2. Giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh
2.3.2.1. Nội dung giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên
Kết quả khảo sát cho thấy, cácND giáo dục TKL cho SV tại trung tâm đã được đại đa số đội ngũ