Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh có
vị trí rất thuận lợi trong giao thương với Lào và Thái Lan, được chính thức
thành lập năm 2007. Trong những năm qua, các hoạt động của KKTCK
này đã đạt được những kết quả khá quan trọng, góp phần vào phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, được Chính phủ xác định là 01 trong 09
khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước.
Tuy vậy, sự phát triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của một KKTCK trọng điểm. Bối cảnh quốc
tế, trong nước và của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới đang đặt ra cho
KKTCK này những thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức, cần phải có
những giải pháp mới nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với
KKTCK quốc tế Cầu Treo để phát triển đúng định hướng, đạt được các
mục tiêu đã đề ra.
Vì vậy, đề tài "Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo" được chọn nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành
quản lý kinh tế.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước đối với khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN BÁU HÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ
CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
HÀ NỘI - 2017
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƢ HÀ
2. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC THÁI
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh có
vị trí rất thuận lợi trong giao thương với Lào và Thái Lan, được chính thức
thành lập năm 2007. Trong những năm qua, các hoạt động của KKTCK
này đã đạt được những kết quả khá quan trọng, góp phần vào phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, được Chính phủ xác định là 01 trong 09
khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của cả nước.
Tuy vậy, sự phát triển của KKTCK quốc tế Cầu Treo vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của một KKTCK trọng điểm. Bối cảnh quốc
tế, trong nước và của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới đang đặt ra cho
KKTCK này những thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức, cần phải có
những giải pháp mới nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) đối với
KKTCK quốc tế Cầu Treo để phát triển đúng định hướng, đạt được các
mục tiêu đã đề ra.
Vì vậy, đề tài "Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo" được chọn nghiên cứu cho luận án tiến sĩ, chuyên ngành
quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của
QLNN đối với KKTCK, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối
với KKTCK quốc tế Cầu Treo trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài để tìm khoảng trống nghiên cứu; Hệ thống hóa, bổ sung làm
r cơ sở lý luận về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK trong bối cảnh hiện
nay; Khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK ở một số địa phương
trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho KKTCK quốc tế Cầu Treo;
Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai
đoạn 2008-2015, chỉ ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân;
Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện QLNN đối với KKTCK quốc
tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý
nhà nước (cấp tỉnh) đối với khu kinh tế cửa khẩu.
2
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Luận án nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK; chủ thể
quản lý là chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan quản lý trực thuộc. Về
không gian: luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN đối với
KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh; Về thời gian: luận án khảo sát,
phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu
Treo giai đoạn 2008-2015; đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp luận nghiên cứu hiện đại chuyên ngành quản lý kinh tế và
các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, nghiên cứu
sinh sử dụng phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, kết hợp với phân
tích, tổng hợp... kế thừa hợp lý những thành tựu nghiên cứu lý luận và tổng
kết thực tiễn liên quan.
5. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án
Một là, hệ thống hoá và xây dựng được khung phân tích về QLNN
(cấp tỉnh) đối với KKTCK dưới góc nhìn quản lý kinh tế.
Hai là, trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với KKTCK ở
một số địa phương, đã chọn lọc được những kinh nghiệm có khả năng vận
dụng vào QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo một cách có hiệu quả.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng QLNN cấp tỉnh đối với KKTCK
quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-2015 trên cơ sở khung lý thuyết đã xây
dựng, chỉ ra những thành công, những hạn chế, bất cập chủ yếu trong thực
tế QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo.
Bốn là, luận án đề xuất được hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh trong
thời gian từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƢỚC NGOÀI
Có một số công trình điển hình như: "Toward a New Frontier,
Improving the U.S. - Canadian Border" (Hướng đến một biên giới mới, cải
thiện khu vực cửa khẩu Mỹ-Canada, Sands, Christopher, Viện Brookings);
"The Cross Border Economies of Cambodia, Laos, Thailand and Vietnam"
(Các nền kinh tế biên giới của Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam),
Viện Phát triển nguồn Campuchia, Phnom Penh; ''Regional Economic
Impacts of Cross - Border Infrastructure: A General Equilibrium
Application to Thailand and Lao PDR" (Tác động kinh tế của cơ sở hạ tầng
xuyên biên giới: Mô hình cân bằng với Thái Lan và Lào), của nhóm tác giả
Warr Peter, Menon Jayant, Yusuf Arief Anshory; ''Lộ trình Khu kinh tế
xuyên biên giới - Phát triển các KKT xuyên biên giới giữa Trung quốc và
Việt Nam" của nhóm tác giả Dinyar Lalkaka, Yuan Xiaohiu và Quan Anh
Nguyen; "Phát triển thể chế và tăng cường năng lực - Dự án Phát triển các
KKT xuyên biên giới giữa Trung quốc và Việt Nam" của Robert L. Wallack
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ
TRONG NƯỚC
Các công trình như: Khu kinh tế tự do - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn; Xây dựng các KKT mở và đặc KKT ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế của V Đại Lược; "Kinh nghiệm thế giới về phát triển
KCX và Đặc KKT của Viện Kinh tế học; Các giải pháp quản lý nhà nước về
thương mại tại khu thương mại tự do và khu kinh tế cửa khẩu của nước ta
của tác giả Hoàng Tuyết Minh;
Một số cuốn sách tham khảo như Kỷ yếu Hội nghị Tổng kết 20 năm
xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở
Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Kỷ yếu hội thảo Tái cơ cấu nền kinh
tế, đổi mới mô hình tăng trưởng - những vấn đề đặt ra cho KKT, KKTCK ở
Việt Nam của Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XIII; Một số vấn đề về
KKTCK ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập" của Nguyễn Minh Hiếu; Các
khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động của nó tới sự phát
triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam của Phạm Văn Linh; Đề án rà soát, điều
4
chỉnh quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư;
Một số luận án tiến sĩ như: Đặc khu kinh tế trong chiến lược phát
triển quốc gia của Nguyễn Trường Sơn; Phát triển KKTCK biên giới phía
Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Đặng Xuân
Phong; Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu với xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Lào
Cai của Giàng Thị Dung
Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến KKTCK quốc tế Cầu
Treo như: Đề án Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo giai
đọan 2007-2010 và định hướng đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh; Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố môi trường
tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Hà Tĩnh, luận án của Nguyễn
Văn Trị.
1.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu đã đƣợc khẳng định
- Về lý luận: Các công trình đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển
KKTCK như: (i) Khái niệm, đặc điểm, một số mô hình về KKTCK; (ii)
Vai trò, tác động của KKTCK đến phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của
khu vực, địa phương; (iii) Một số khái niệm và nội dung quản lý nhà nước
đối với KKTCK.
- Về thực tiễn: Luận án có thể tham khảo và kế thừa các nhận định,
các dữ liệu số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đó như: Những phân
tích về phát triển khu kinh tế cửa khẩu, quản lý nhà nước đối với khu kinh
tế cửa khẩu nói chung và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng
trên một số mặt như quản lý về quy hoạch, chính sách, quản lý xuất nhập
cảnh, sự hợp tác kinh tế khu vực biên giới,...; một số kinh nghiệm về quản
lý và phát triển KKTCK ở trong và ngoài nước có thể tham khảo để nghiên
cứu, bổ sung cho nội dung của luận án; Một số quan điểm, giải pháp về phát
triển KKTCK.
1.3.2. Các khoảng trống cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu
- Trong các công trình nghiên cứu đã được tổng quan nêu trên, chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ để làm sáng tỏ cơ sở lý luận
về QLNN đối với KKTCK dưới góc nhìn của chuyên ngành quản lý kinh
5
tế. Đây là khoảng trống mà luận án s tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn
thiện dưới góc nhìn chuyên ngành quản lý kinh tế (như: các khái niệm, đặc
điểm, mô hình KKTCK; khái niệm, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh
hưởng đến QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK,) để làm căn cứ cho phân
tích thực tiễn QLNN (cấp tỉnh) đối với KKTCK.
- Không có công trình nghiên cứu nào tập trung phân tích một cách
có hệ thống về QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo giai đoạn 2008-
2015; cũng không có công trình nào đi sâu đánh giá, chỉ ra những thành
công, nhất là hạn chế cần khắc phục trong QLNN đối với KKTCK quốc tế
Cầu Treo. Đây là khoảng trống mà tác giả s tiếp tục nghiên cứu, phát triển
trong quá trình viết luận án.
- Một số văn bản, quy hoạch và chính sách phát triển đối với
KKTCK quốc tế Cầu Treo đã đưa ra một số định hướng, giải pháp phát
triển khu kinh tế cửa khẩu này nhưng chưa xuất phát từ những căn cứ thực
tiễn sâu sắc và thiếu tầm nhìn cần thiết, nhất là trong các bối cảnh mới của
trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến QLNN đối với KKTCK quốc tế
Cầu Treo. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện
QLNN đối với KKTCK quốc tế Cầu Treo đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 là một khoảng trống mà luận án s thực hiện để khỏa lấp.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, CÁC MÔ HÌNH KHU KINH TẾ
CỦA KHẨU
2.1.1. Khái niệm khu kinh tế của khẩu
Khu kinh tế cửa khẩu là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt,
được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc
cửa khẩu chính, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh
và các loại hình dịch vụ, giao lưu kinh tế qua biên giới, nhằm thu lợi ích
từ hội nhập, đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh biên giới.
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu
Thứ nhất, cách xa các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh,
của đất nước;
6
Thứ hai, có sự tương đồng về văn hóa nhưng khác biệt về trình độ
phát triển KT-XH ở hai bên biên giới;
Thứ ba, hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới là chủ yếu;
Thứ tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong KKTCK chủ yếu là hợp
tác và cạnh tranh.
2.1.3. Các mô hình khu kinh tế cửa khẩu
- Mô hình KKTCK biệt lập: Là KKTCK có hàng rào cứng cách ly với
bên ngoài, không có dân sinh sống, thường là có quy mô nhỏ từ vài trăm
đến vài nghìn hecta.
- Mô hình KKTCK thông thường: Là KKTCK có dân cư sinh sống,
thường là có quy mô lớn đến hàng chục ngàn hecta, không có hàng rào
cứng cách ly với bên ngoài.
- Mô hình Khu hợp tác kinh tế biên giới: Hai KKTCK ở hai bên biên
giới hợp lại thành một khu hợp tác kinh tế biên giới, cách ly với bên ngoài
(nội địa của mỗi bên) và hoạt động theo một số chính sách chung. Gồm có 2
loại: Khu kinh tế xuyên biên giới; và Khu hợp tác kinh tế biên giới.
2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH ĐỐI VỚI KHU KINH
TẾ CỬA KHẨU
2.2.1. Khái niệm, vai trò và tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc cấp
tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu
- Khái niệm quản lý nhà nước cấp tỉnh đối với khu kinh tế cửa khẩu
Quản lý nhà nước (cấp tỉnh) đối với KKTCK là tác động có tổ chức
của các cơ quan nhà nước địa phương có thẩm quyền đối với KKTCK, dựa
trên việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đã
được các cơ quan nhà nước các cấp ban hành (theo thẩm quyền) trong
khuôn khổ pháp luật quy định, hướng dẫn khai thác, sử dụng, cũng như
kiểm tra giám sát việc thực thi kế hoạch nhằm phát triển bền vững các
nguồn lực, từ đó mang lại hiệu quả KT-XH cao nhất cho khu kinh tế cửa
khẩu trong chiến lược phát triển tổng thể của cả quốc gia.
- Vai trò của quản lý nhà nước c p t nh đối với khu kinh tế cửa khẩu
Một là, hình thành và định hướng phát triển các KKTCK.
Hai là, điều hành, dẫn dắt sự phát triển của KKTCK theo các mục
tiêu đã đề ra thông qua việc xây dựng và ban hành và thực thi các khung
pháp lý, quy hoạch, kế hoạch, các chính sách đặc thù cho KKTCK.
7
Ba là, hỗ trợ các hoạt động, thúc đẩy sự phát triển của KKTCK.
Bốn là, trọng tài giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong KKTCK.
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước c p t nh đối với Khu kinh tế cửa khẩu
Thông thường, mỗi tỉnh chỉ có một Ban quản lý thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trực tiếp đối với tất cả các KCN, KCX và KKT (trong đó
có KKTCK) trên địa tỉnh. Tại các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính
thuộc KKTCK còn có sự quản lý của các lực lượng chức năng chuyên
ngành tại cửa khẩu (Hải quan; Biên phòng; Công an; Kiểm dịch y tế, động
vật, thực vật) và sự phối hợp quản lý của chính quyền địa phương (nơi có
cửa khẩu) và cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên giới.
Ngoài ra còn có BQLCK để điều hành các hoạt động phối hợp hoạt động
của các lực lượng chức năng chuyên ngành với chính quyền địa phương và
cơ quan quản lý cửa khẩu của nước có chung biên giới điều hành các hoạt
động phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cửa khẩu
của nước có chung biên giới
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh đối với khu kinh tế
cửa khẩu
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu kinh tế cửa khẩu
+ Xây dựng quy hoạch KKTCK, gồm: Quy hoạch phát triển
KKTCK; quy hoạch chung xây dựng KKTCK; quy hoạch phân khu xây
dựng các khu chức năng trong KKTCK; quy hoạch chi tiết xây dựng các
khu chức năng, các dự án đầu tư xây dựng trong KKTCK.
+ Xây dựng kế hoạch phát triển KKTCK, gồm: Kế hoạch tổng thể
phát triển KKTCK; các kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm.
+ Hợp tác quốc tế trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu "đối xứng":
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, để phát triển các
KKTCK trở thành các điểm nhấn trung tâm kinh tế của khu vực biên giới,
Chính phủ các nước có xu hướng nghiên cứu thành lập, hình thành các
Khu hợp tác kinh tế biên giới trên cơ sở Khu kinh tế cửa khẩu của một
nước và Khu kinh tế đối xứng của nước láng giềng, có chung một số chính
sách, tạo thành "một khu vực, hai quốc gia, một chính sách". Khu hợp tác
kinh tế biên giới này s cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và bổ sung
lợi thế giữa các nước láng giềng về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con
người và mở rộng thị trường, góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát
8
triển thương mại, đầu tư và du lịch lẫn nhau, thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài từ trong và ngoài khu vực thông qua việc kết nối với thị trường quốc
tế trong khu vực.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển
Khu kinh tế cửa khẩu
+ Tổ chức thực hiện các chính sách của Trung ương: Là việc chính
quyền cấp tỉnh tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách và pháp luật áp
dụng đối với KKTCK do cấp Trung ương ban hành.
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thuộc thẩm quyền
của cấp tỉnh: Chính quyền cấp tỉnh theo thẩm quyền và ủy quyền của
Chính phủ cũng ban hành một số chính sách phát triển KKTCK ở địa
phương mình nhưng thường chỉ là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
trong một số lĩnh vực phù hợp với thực tiễn của địa phương như: hỗ trợ bồi
thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; xúc tiến đầu tư, thương mại, du
lịch; hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật trong hàng rào; nhà ở cho công nhân, nhằm tăng thêm tính hấp
dẫn, thu hút đầu tư vào KKTCK.
- i u hành, quản lý các hoạt động chủ yếu của khu kinh tế cửa khẩu
Là việc điều hành, quản lý của chính quyền cấp tỉnh thông qua BQL
KKTCK, các lực lượng chức năng chuyên ngành trong KKTCK trong các
hoạt động: XNK; XNC; thu ngân sách; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
KKTCK; xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại vào KKTCK; phòng chống
buôn lậu và gian lận thương mại trong khu kinh tế cửa khẩu.
- Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động
của khu kinh tế cửa khẩu
Chủ thể quản lý (cấp tỉnh) tại KKTCK bao gồm các cơ quan quản lý
hành chính (BQL KKTCK, BQLCK), các lực lượng chức năng chuyên
ngành (Hải quan, Biên phòng, Công an XNC, Kiểm dịch y tế, Kiểm dịch
động vật, Kiểm dịch thực vật) và còn có cả sự quản lý của chính quyền cấp
huyện nơi có KKTCK. Vì vây việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thanh tra
và xử lý vi phạm, xử lý các vấn đề phát sinh trong KKTCK cũng do các chủ
thể nêu trên thực hiện. Đối tượng được kiểm tra, giám sát, kiểm soát, thanh
tra là: các tổ chức, cá nhân hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong
KKTCK và các đối tượng là hàng hoá, người, phương tiện vận tải khi làm
thủ tục XNK, XNC qua cửa khẩu và Cổng B.
9
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với khu
kinh tế cửa khẩu
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên.
Thứ hai, các điều kiện về kinh tế, xã hội trong nước và của quốc gia
láng giềng.
Thứ ba, quan hệ đối ngoại và quan hệ kinh tế - chính trị của quốc gia
với các nước trong khu vực, đặc biệt là với nước láng giềng có chung
đường biên giới.
Thứ tư, là khung khổ pháp lý và chính sách của nhà nước Trung
ương đối với KKTCK.
Thứ năm, việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân lực của các cơ
quan QLNN đối với KKTCK.
2.3. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU, BÀI HỌC CHO KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với Khu kinh tế -
thƣơng mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị
Từ năm 1998, khu vực cửa khẩu Lao Bảo được hoạt động thí điểm theo
Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg về quy chế khu vực khuyến khích phát triển
kinh tế và thương mại Lao Bảo. Đến năm 2005, Khu kinh tế - thương mại đặc
biệt Lao Bảo chính thức được thành lập và hoạt động theo Quyết định số
11/2005/QĐ-TTg ngày 12/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo
Về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển; về
xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách; về điều hành,
quản lý một số hoạt động chính (XNK, XNC và thu ngân sách; xúc tiến
đầu tư và thương mại; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; Phòng chống buôn
lậu, gian lận thương mại); và về kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu Lao Bảo
theo mô hình "Một cửa - Một lần dừng".
- Tổ chức bộ máy quản lý đối với Khu kinh tế - thương mại đặc biệt
Lao Bảo
Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị được thành lập trên cơ sở
hợp nhất Ban Quản lý các KCN tỉnh Quảng Trị với Ban quản lý Khu KT -
TM đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. Sau khi hợp nhất nhân sự của Văn
10
phòng đại diện và các phòng chuyên môn được giao theo d i, quản lý
đối với Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cơ bản được giữ nguyên từ bộ
máy cũ của Ban quản lý Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Văn phòng đại
diện có con dấu, có tài khoản riêng và được giao quyền để chủ động xử
lý các vấn đề phát sinh tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo. Do sắp xếp tổ
chức bộ máy hợp lý và ít bị xáo trộn về nhân sự quản lý đối với Khu
KT-TM