Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đ ổi
phương thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại
những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp (DN), cho người tiêu dùng và cho toàn xã
hội. Đối với các DN Việt Nam việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh
doanh (SXKD) đã làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ
hội kinh doanh cho các DN.
Trong quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam, Nhà nước với vai trò là chủ thể
quản lý đã tạo ra những ra những tiền đề cơ bản cho việc ứng dụng và triển khai
TMĐT trong các DN. Bằng các công cụ quản lý của mình, Nhà nước đã đóng vai trò
định hướng, tạo lập môi trường cho sự phát triển của TMĐT.
Tuy nhiên từ quá trình triển khai TMĐT trong thời gian vừa qua cho thấy tuy môi
trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hình thành nhưng v ẫn chưa đáp ứng
được cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT. Hoạt động quản lý nhà nước
(QLNN) về TMĐT hiện nay còn tồn tại một số bất cập chủ yếu sau: thiếu các định
hướng chiến lược trong phát triển TMĐT; pháp luật về TMĐT chưa điều chỉnh hết
nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong TMĐT; niềm tin của người tiêu dùng đối với
TMĐT còn thấp; nguồn nhân lực cho TMĐT còn thiếu về số lượng và yếu về chất
lượng; hoạt động kiểm tra, giám sát TMĐT chưa được trú trọng.
Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực công nghệ thông tin
(CNTT) nói chung và TMĐT nói riêng trên thế giới sẽ tạo ra những thách thức
không nhỏ cho việc thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, QLNN về TMĐT trong thời gian tới cần phải
tiếp tục được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tế triển khai thực hiện. Để có cơ
sở hoàn thiện các nội dung này, hoạt động QLNN về TMĐT cần phải được củng cố
về mặt lý luận như: làm rõ mục tiêu, nội dung, các nguyên tắc, yêu cầu cũng như các
công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về
TMĐT. Ngoài ra để khắc phục các bất cập trong hoạt động QLNN về TMĐT ở Việt
nam hiện nay thì hoạt động QLNN về TMĐT cần phải được đánh giá một cách toàn
diện để tìm ra những bất cập còn tồn tại cũng như nguyên nhân của các hạn chế này.
Với những lý do nên trên, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về thương
mại điện tử" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện lý
luận QLNN về TMĐT cũng như hoàn thiện các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt
Nam.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Quản lý nhà nước về thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
=========o0o=========
ĐÀO ANH TUẤN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế (Khoa học quản lý)
Mã số : 62.34.01.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
HÀ NỘI 2013
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Lê Du Phong
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp trường
họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào hồi ... giờ ....ngày
....tháng ....năm 2014
Có thể tìm hiểu Luận án tại
Thư viện Quốc gia
Thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đổi
phương thức kinh doanh, thay đổi mạnh mẽ các giao dịch truyền thống và đem lại
những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp (DN), cho người tiêu dùng và cho toàn xã
hội. Đối với các DN Việt Nam việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động sản xuất kinh
doanh (SXKD) đã làm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tạo ra nhiều cơ
hội kinh doanh cho các DN.
Trong quá trình phát triển TMĐT ở Việt Nam, Nhà nước với vai trò là chủ thể
quản lý đã tạo ra những ra những tiền đề cơ bản cho việc ứng dụng và triển khai
TMĐT trong các DN. Bằng các công cụ quản lý của mình, Nhà nước đã đóng vai trò
định hướng, tạo lập môi trường cho sự phát triển của TMĐT.
Tuy nhiên từ quá trình triển khai TMĐT trong thời gian vừa qua cho thấy tuy môi
trường cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam đã hình thành nhưng vẫn chưa đáp ứng
được cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT. Hoạt động quản lý nhà nước
(QLNN) về TMĐT hiện nay còn tồn tại một số bất cập chủ yếu sau: thiếu các định
hướng chiến lược trong phát triển TMĐT; pháp luật về TMĐT chưa điều chỉnh hết
nhiều lĩnh vực mới nảy sinh trong TMĐT; niềm tin của người tiêu dùng đối với
TMĐT còn thấp; nguồn nhân lực cho TMĐT còn thiếu về số lượng và yếu về chất
lượng; hoạt động kiểm tra, giám sát TMĐT chưa được trú trọng.
Bên cạnh đó, sự phát triển không ngừng trong lĩnh vực công nghệ thông tin
(CNTT) nói chung và TMĐT nói riêng trên thế giới sẽ tạo ra những thách thức
không nhỏ cho việc thực hiện các chức năng QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, QLNN về TMĐT trong thời gian tới cần phải
tiếp tục được hoàn thiện cả về mặt lý luận và thực tế triển khai thực hiện. Để có cơ
sở hoàn thiện các nội dung này, hoạt động QLNN về TMĐT cần phải được củng cố
về mặt lý luận như: làm rõ mục tiêu, nội dung, các nguyên tắc, yêu cầu cũng như các
công cụ mà Nhà nước có thể sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng QLNN về
TMĐT. Ngoài ra để khắc phục các bất cập trong hoạt động QLNN về TMĐT ở Việt
nam hiện nay thì hoạt động QLNN về TMĐT cần phải được đánh giá một cách toàn
diện để tìm ra những bất cập còn tồn tại cũng như nguyên nhân của các hạn chế này.
Với những lý do nên trên, việc nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về thương
mại điện tử" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện lý
luận QLNN về TMĐT cũng như hoàn thiện các nội dung QLNN về TMĐT ở Việt
Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ những lí luận về QLNN đối với
TMĐT, đề xuất các giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
Bên cạnh đó luận án cũng nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các nội dung
QLNN về TMĐT, làm căn cứ cho việc đánh giá QLNN về TMĐT ở Việt Nam.
-2-
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình thực hiện
các nội dung QLNN về TMĐT; là các DN đang thực hiện TMĐT ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Về khái niệm TMĐT, với mục tiêu là hoàn thiện QLNN về TMĐT ở Việt Nam
nên luận án sử dụng khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng, theo đó TMĐT là việc tiến
hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng các phương
tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động, hoặc các mạng
mở khác.
Đối với hoạt động QLNN về TMĐT, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các nội
dung QLNN về TMĐT ở Việt nam theo hướng tiếp cận từ quá trình quản lý, các nội
dung này bao gồm: (i) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT; (ii) Xây
dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT; (iii) Tổ chức thực hiện kế hoạch
và chính sách phát triển TMĐT; (iv) Kiểm soát TMĐT.
Phạm vi đối tượng nghiên cứu: đối với các DN nghiên cứu, luận án chỉ tập trung
nghiên cứu các DN đã áp dụng TMĐT từ cấp độ 2 trở lên; đang ứng dụng các ba mô
hình TMĐT là B2B; B2C và C2C. Các DN này đang hoạt động trong một số lĩnh
vực chủ yếu như: thương mại, bán buôn, bán lẻ; sản xuất công nghiệp; tài chính
ngân hàng và công nghệ thông tin.
Phạm vi thời gian nghiên cứu: luận án đánh giá thực trạng QLNN về TMĐT trong
khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, đây là giai đoạn triển khai thực hiện
kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010; kế hoạch tổng thể phát
triển TMĐT giai đoạn 2011-2015 và các kế hoạch kinh tế xã hội quan trọng khác
của đất nước.
4. Các đóng góp mới của luận án
4.1. Những đóng góp mới về mặt lý luận
Thứ nhất, để thực hiện chức năng QLNN về TMĐT trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, luận án đề xuất cần coi khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng,
với quan điểm này TMĐT được hiểu là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy
trình của hoạt động thương mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng
Internet, mạng viễn thông di động, hoặc các mạng mở khác.
Thứ hai, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong
phát triển TMĐT, luận án đã chỉ ra rằng để phát triển TMĐT, Nhà nước phải là
người nắm vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng công nghệ
thông tin (đặc biệt là Internet), hạ tầng pháp lý, hạ tầng nhân lực và hạ tầng an ninh
thông tin, đồng thời phải là người tiên phong trong việc ứng dụng TMĐT vào các
hoạt động mang tính chất thương mại của Chính phủ.
Thứ ba, luận án đã nghiên cứu xây dựng và đề xuất bộ chỉ số đánh giá hoạt động
QLNN về TMĐT trên cơ sở vận dụng mô hình Outcome và phương pháp luận về
đánh giá chính sách của Ngân hàng Thế giới. Các chỉ số này được sử dụng để đánh
-3-
giá một cách toàn diện các nội dung QLNN về TMĐT theo các tiêu chí: hiệu lực,
hiệu quả, phù hợp và bền vững.
4.2. Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả phân tích thực trạng QLNN về TMĐT ở Việt Nam giai đoạn 2006-
2012, kết quả đánh giá QLNN về TMĐT theo các tiêu chí ở trên, để hoàn thiện
QLNN về TMĐT, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:
(i) Xây dựng chiến lược phát triển TMĐT quốc gia nhằm tạo ra các định hướng
lâu dài cho phát triển TMĐT ở Việt Nam.
(ii) Hoàn thiện các chính sách TMĐT như: chính sách thương nhân; chính sách
thuế trong TMĐT; chính sách bảo vệ người tiêu dùng; chính sách tạo nguồn nhân
lực.
(iii) Hoàn thiện pháp luật về TMĐT trong đó tập trung vào các nội dung: công
nhận TMĐT là một ngành trong hệ thống các ngành nghề kinh tế quốc dân; quy định
rõ về trách nhiệm, quyền hạn của các bên tham gia TMĐT đối với các hình thức
TMĐT mới nảy sinh;hoàn thiện các quy định về TMĐT xuyên biên giới; công nhận
giá trị pháp lý của chứng cứ điện tử; hoàn thiện các quy định về giải quyết tranh
chấp trong TMĐT.
(iv) Tăng cường hoạt động đào tạo về TMĐT, công nhận chuyên ngành TMĐT là
một chuyên ngành chính thức trong hệ thống giáo dục quốc gia.
(v) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra về TMĐT, thành lập thanh tra
chuyên ngành về TMĐT.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được
trình bày trong 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về
thương mại điện tử.
Chương 3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về thương mại điện tử ở Việt
Nam.
Chương 4. Một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại
điện tử ở Việt Nam.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Từ khi xuất hiện vào đầu những năm 90 của thế kỉ 20, TMĐT nói chung và
QLNN về TMĐT nói riêng đã được nhiều các tổ chức và các học giả trên thế giới
đề cập đến và nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ tập
trung vào nghiên cứu một số công trình tiêu biểu sau:
Năm 2001, trong cuốn: "Những chiến lược cho sự thành công của TMĐT" của
Giáo sư Bijan Fazlollahi trường đại học Georgia State University, USA do nhà xuất
-4-
bản IRM Press phát hành đã đề cập tới một số nội dung tương đối cụ thể để ứng
dụng thành công TMĐT trong mỗi DN và quản lý các hoạt động TMĐT của các cơ
quan có thẩm quyền.
Tiếp theo công trình của giáo sư Bijan Fazlollahi, vào năm 2002, dự án nghiên
cứu về những tác động của TMĐT trong nền kinh tế toàn cầu thuộc trung tâm
nghiên cứu của trường đại học Irvine đã nghiên cứu các tác tộng của môi trường và
chính sách của các quốc gia tới sự hình thành và phát triển của TMĐT. Các nghiên
cứu này đã mở rộng phạm vi nghiên cứu 10 quốc gia khác nhau gồm: Mỹ, Brazin,
Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Singapore và Đài Loan với
2.139 DN tại các nước được phỏng vấn. Kết quả của nghiên cứu này đã chỉ ra sự tác
động của môi trường và chính sách của các quốc gia tới quá trình hình thành và phát
triển của TMĐT .
Khác với những nghiên cứu ở trên, vào năm 2003, trong cuốn "những tác động về
kinh tế và xã hội của TMĐT" của các tác giả Sam Lubbe và Johanna Maria van
Heerden đã tập hợp nhiều công trình nghiên cứu về các tác động về mặt kinh tế và
xã hội của TMĐT của các học giả thuộc nhiều trường đại học khác nhau trên thể
giới làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách QLNN về TMĐT.
Tiếp tục các nghiên cứu về tác động của TMĐT, vào năm 2004 trong cuốn: "Các
tác động về mặt nhận thức và xã hội của TMĐT trong những tổ chức hiện đại" của
các tác giả Mehdi Khosrow-Pour và nhiều người khác do Idea Group Publishing
phát hành đã nghiên cứu khá chi tiết các tác động về mặt xã hội, nhận thức và văn
hóa của TMĐT đến hoạt động của các tổ chức.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Tuy TMĐT mới phát triển ở Việt nam trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về TMĐT nói chung và QLNN về TMĐT nói
riêng.
Năm 2003 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước "Nghiên cứu một số vấn đề
kỹ thuật và công nghệ chủ yếu trong TMĐT và triển khai thử nghiệm". Mã số
KC.01.05. Đề tài đã tổng quan các vấn đề chung về TMĐT và một số công nghệ chủ
yếu trong TMĐT; thử nghiệm hệ thống tích hợp các công nghệ TMĐT trong thực tế;
Đề xuất một số giải pháp về phát triển TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.
Bắt đầu từ năm 2004, Cục TMĐT thuộc Bộ công thương đã tiến hành tổng kết về
tình hình TMĐT ở Việt Nam trong các báo cáo thường niên về TMĐT ở Việt Nam
hàng năm (báo cáo có tiêu đề: Báo cáo TMĐT Việt Nam). Các báo cáo này cung
cấp một cái nhìn tổng quan về thực trạng tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam
trong năm như: tình hình ứng dụng TMĐT trong các DN, thực trạng về cơ sở hạ
tầng cho TMĐT, việc triển khai các chính sách TMĐT trong thực tế v.v... đồng thời
đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan QLNN về việc thực hiện chức năng
QLNN về TMĐT và các DN trong việc triển khai TMĐT.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trên, hệ thống giáo trình về TMĐT của một
số trường đại học trong nước cũng đã cung cấp những kiến thức tổng quát cũng như
kiến thức chuyên sâu về TMĐT như: giáo trình Thương mại điện tử, Trường Đại
-5-
học Kinh tế quốc dân; Giáo trình Thương mại điện tử căn bản Trường Đại học
Thương mại và Đại học Ngoại thương.
1.1.3. Nhận xét từ tổng quan các công trình nghiên cứu
Thứ nhất, các công trình này đã đánh giá khái quát được tác động của QLNN đối
với sự phát triển của TMĐT tại mỗi quốc gia, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này
được thực hiện vào những năm đầu của quá trình phát triển của TMĐT, và hầu hết ở
các nước đã và đang phát tri ển, nơi có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của TMĐT, khác hẳn với môi trường cho phát triển TMĐT của Việt Nam.
Thứ hai, cho đến nay các điều kiện về môi trường quốc tế, môi trường quốc gia
cũng như những xu thế mới của TMĐT đã có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển
chung của khoa học kĩ thuật và kinh tế thế giới do đó các tác động của QLNN đối
với TMĐT cũng cần phải được xem xét trong các điều kiện mới.
Thứ ba, các nghiên cứu trên chưa đề cập sâu tới các vấn đề lí luận của QLNN đối
với TMĐT như: khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung QLNN về TMĐT;
chưa đề cập sâu tới vai trò quản lý của nhà nước đối với TMĐT; chưa đưa ra được
phương pháp cụ thể để đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT.
Các "khoảng trống" trên sẽ là cơ sở để luận án tập trung làm rõ các vấn đề còn tồn
tại cả về mặt lý luận và thực tiễn trong QLNN về TMĐT từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp
Áp dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong luận án để xem xét xem có các
nghiên cứu nào trong lĩnh vực QLNN về TMĐT đã được nghiên cứu, các nghiên đó
đã được thực hiện như thế nào, kết quả của của các nghiên cứu là gì ? v.v... phân tích
tổng hợp để phát hiện những "khoảng trống" trong các nghiên cứu trước, làm cơ sở
cho việc thực hiện các nội dung của đề tài.
Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu trong khoa
học kinh tế - xã hội, luận án phân tích làm rõ những tác động của QLNN đến TMĐT
thông qua việc thực hiện các nội dung QLNN về TMĐT; phân tích và làm rõ các
nguyên nhân ảnh hưởng đến QLNN về TMĐT; phân tích và đánh giá việc thực hiện
chức năng QLNN về TMĐT qua các tiêu chí xây dựng.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong luận án để xác định các
câu hỏi nghiên cứu, xác định các tiêu chí đánh giá QLNN về TMĐT, thu thập ý kiến
của các chuyên gia về những vấn đề còn tồn tại trong QLNN về TMĐT hiện nay
đồng thời trao đổi về một số giải pháp hoàn thiện các nội dung QLNN về TMĐT ở
Việt Nam.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong luận án để đo lường các
kết quả thực hiện QLNN về TMĐT theo từng tiêu chí đồng thời kiểm tra tính phù
hợp của các chỉ tiêu trong thang đo từng tiêu chí. Trên cơ sở bộ tiêu chí đã xây dựng
thực hiện việc đánh giá các nội dung QLNN về TMĐT.
-6-
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
2.1. Thương mại điện tử.
2.1.1. Khái niệm thương mại điện tử.
TMĐT là việc tiến hành một khâu hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương
mại bằng các phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di
động, hoặc các mạng mở khác.
2.1.2. Các đặc trưng của thương mại điện tử
Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và
không đòi hỏi phải biết nhau từ trước
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái
niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có
biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu).
Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong
đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan
chứng thực.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để
trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin là thị trường.
2.1.3. Các mô hình thương mại điện tử
TMĐT giữa DN với DN (Business to Business - B2B)
TMĐT giữa DN và người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C)
TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (Consumer to Consumer - C2C)
TMĐT giữa DN với cơ quan nhà nước (Business to Government - B2G)
TMĐT giữa cơ quan nhà nước với người lao động (Government to Employee -
G2E)
2.1.4. Lợi ích và các hạn chế của thương mại điện tử
Các lợi ích của thương mại điện tử
Đối với các tổ chức: TMĐT đem lại rất nhiều các lợi ích cho tổ chức như: mở
rộng thị trường; giảm chi phí sản xuất; cải thiện hệ thống phân phối; vượt giới hạn
về thời gian; sản xuất hàng theo yêu cầu; tạo ra các mô hình kinh doanh mới; tăng
tốc độ tung sản phẩm ra thị trường; giảm chi phí thông tin liên lạc; củng cố quan hệ
khách hàng; thông tin cập nhật
Đối với người tiêu dùng: từ góc độ của người mua hàng, TMĐT tạo sự thuận tiện
hơn cả về không gian và thời gian, tăng khả năng lựa chọn do tiếp cận dễ dàng các
mặt hàng, các dịch vụ, thu được thông tin phong phú hơn, từ đó có thể đáp ứng nhu
cầu tốt hơn.
Đối với phạm vi toàn xã hội: đối với các quốc gia, hoạt động TMĐT có thể nâng
cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời mang lại khả năng cải thiện môi
trường hành chính và môi trường đầu tư. Xét trên bình diện quốc gia, TMĐT sẽ tạo
tiền đề để có thể sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa hay nền kinh tế tri thức. TMĐT
trực tiếp kích thích sự phát triển của ngành CNTT.
-7-
Hạn chế của thương mại điện tử:
Hạn chế về mặt kỹ thuật: Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ
tin cậy; Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người
dùng, nhất là trong TMĐT; Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu của người dùng, nhất là trong TMĐT v.v...
Hạn chế về mặt thương mại: An ninh và tính riêng tư của người tiêu dùng trong
TMĐT chưa được quan tâm đúng mức; Thiếu lòng tin vào TMĐT và người bán
hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp; Nhiều vấn đề về luật, chính sách
thuế chưa được làm rõ v.v...
2.2. Quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử
QLNN về TMĐT được hiểu là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản lý
của mình để tác động lên hoạt động thương mại trong môi trường điện tử nhằm đạt
được các mục tiêu phát triển thương mại điện tử đã đặt ra.
Về chủ thể quản lý: do tính chất đặc thù của TMĐT là thực hiện trên môi trường
điện tử thông qua các phương tiện điện tử do đó TMĐT cần phải được đảm bảo
bằng một hạ tầng công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin và Internet). Do đó bên
cạnh chủ thể quản lý trực tiếp là cơ quan QLNN về thương mại (Bộ Công thương)
thì vai trò của cơ quan QLNN về CNTT và truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền
thông) là đặc biệt quan trọng trong việc tạo lập hạ tầng công nghệ cho sự phát triển
của TMĐT. Công nghệ thông tin và TMĐT có mối quan hệ mật thiết, hay nói các
khác CNTT là nền tảng phát triển của TMĐT. Dựa trên những ứng dụng, phương
pháp và công cụ kỹ thuật của CNTT, nền tảng trang web, hình thức thanh toán, quy
trình mua hàng... sẽ được thiết lập nhằm mang lại cho khách hàng những trải nghiệm
mua sắm trực tuyến tối ưu nhất. Do đó nếu không được đảm bảo bằng một hạ tầng
công nghệ ổn định, hiện đại, theo kịp các xu hướng phát triển về công nghệ của thế
giới thì TMĐT không thể phát triển.
Về đối tượng quản lý: TMĐT được xem là sự phát triển tất yếu của thương mại
trong nền kinh tế số hóa, là hình thức thể hiện của hoạt động thương mại trong môi
trường điện tử. Bên cạnh các đối tượng tham gia quan hệ giao dịch giống như giao
dịch thương mại truyền thống còn xuất hiện thêm đối tượng thứ ba đó là các nhà
cung cấp hạ tầng dịch vụ (dịch vụ Internet, dịch vụ viễn thông di động ...), các tổ
chức chứng thực điện tử (cung cấp chữ kí số, chứng thực số...) các đối tượng này tuy
không trực tiếp tham gia vào các giao dịch TMĐT nhưng lại là nhân tố đảm bảo cho
các giao dịch TMĐT thành công.
Yếu tố môi trường điện tử trong hoạt động TMĐT luôn thay đổi một cách nhanh
chóng, các hình thức kinh doanh trong TMĐT ngày càng đa dạng, phức tạp và luôn
ứng dụng các công nghệ mới nhất. Điều này đã đặt ra một thách thức rất lớn trong
hoạt động QLNN, đòi hỏi cơ quan QLNN về TMĐT phải luôn có những chính sách
phù hợp để thích nghi kịp thời với những thay đổi này.
2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về thương mại điện tử: mục tiêu định hướng
cho sự phát triển của TMĐT; mục tiêu phát triển TMĐT; mục t