Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: thúc
đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty Nhà nước mạnh, hoạt
động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu
nhà nước giữ vai trò chi phối Để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đi vào hoạt
động thực sự đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề từ việc lựa
chọn mô hình tập đoàn thích hợp, hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước
đối với tập đoàn kinh tế, đến việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản
lý.
Trong số các vấn đề đó, có vấn đề về cơ chế quản lý tài chính đối với các tập
đoàn kinh tế. Có thể nói một cách hình ảnh cơ chế quản lý tài chính như là hệ thống
tuần hoàn của tập đoàn kinh tế. Mạch máu hoạt động bình thường thì có thể đưa máu
đi nuôi cơ thể. Mạch máu ấy tắc thì cơ thể ngừng hoạt động và doanh nghiệp sẽ phá
sản.
Nhận rõ tầm quan trọng đó, đã có không ít công trình nghiên cứu về cơ chế quản
lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế dưới góc độ lý thuyết, đánh giá thực tiễn cũng
như tổng kết kinh nghiệm.
Nhìn chung các công trình đó đã được được hoàn thành cách đây cũng đã lâu,
hơn nữa, đa phần các công trình nghiên cứu chưa gắn kết cơ chế quản lý tài chính với
vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước (TĐKTNN).
Hiện nay, tình hình hoạt động của các tập đoàn kinh tế cũng đã có nhiều thay đổi
dưới tác động của bối cảnh mới, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối
với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh mới cần thiết phải có những nghiên
cứu bài bản từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn, do đó tôi chọn đề tài “ Quản lý
tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Việt
Nam” làm đề tài bảo vệ học vị tiến sĩ kinh tế là hết sức cần thiết.
24 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận án
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: thúc
đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và Tổng Công ty Nhà nước mạnh, hoạt
động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều chủ sở hữu, sở hữu
nhà nước giữ vai trò chi phối Để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty đi vào hoạt
động thực sự đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề từ việc lựa
chọn mô hình tập đoàn thích hợp, hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước
đối với tập đoàn kinh tế, đến việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản
lý.
Trong số các vấn đề đó, có vấn đề về cơ chế quản lý tài chính đối với các tập
đoàn kinh tế. Có thể nói một cách hình ảnh cơ chế quản lý tài chính như là hệ thống
tuần hoàn của tập đoàn kinh tế. Mạch máu hoạt động bình thường thì có thể đưa máu
đi nuôi cơ thể. Mạch máu ấy tắc thì cơ thể ngừng hoạt động và doanh nghiệp sẽ phá
sản.
Nhận rõ tầm quan trọng đó, đã có không ít công trình nghiên cứu về cơ chế quản
lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế dưới góc độ lý thuyết, đánh giá thực tiễn cũng
như tổng kết kinh nghiệm.
Nhìn chung các công trình đó đã được được hoàn thành cách đây cũng đã lâu,
hơn nữa, đa phần các công trình nghiên cứu chưa gắn kết cơ chế quản lý tài chính với
vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước (TĐKTNN).
Hiện nay, tình hình hoạt động của các tập đoàn kinh tế cũng đã có nhiều thay đổi
dưới tác động của bối cảnh mới, để tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối
với các tập đoàn kinh tế nhà nước trong bối cảnh mới cần thiết phải có những nghiên
cứu bài bản từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn, do đó tôi chọn đề tài “ Quản lý
tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các Tập đoàn kinh tế Việt
Nam” làm đề tài bảo vệ học vị tiến sĩ kinh tế là hết sức cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án hướng trọng tâm vào những mục tiêu chủ yếu sau đây:
- Phân tích lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế
trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Đồng
thời trình bày các vấn đề lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính đối với TĐKT, phân
tích lý thuyết về tác động của cơ chế quản lý tài chính đến việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế.
- Phân tích thực trạng về cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với hoạt
động tài chính trong các TĐKTNN ở Việt Nam (chủ yếu theo quy định của Nghị
định 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ).
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý tài
chính của Nhà nước đối với các TĐKTNN trong bối cảnh thực hiện chủ trương cấu
trúc lại các doanh nghiệp.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các vấn đề lý thuyết và thực tiễn về
năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam và cơ chế quản lý
tài chính đối với tập đoàn kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý
tài chính của Nhà nước đối với TĐKTNN không đi sâu nghiên cứu cơ chế quản lý
trong nội bộ của từng TĐKTNN. Việc nghiên cứu thực tế vận hành cơ chế quản lý tài
chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam được thực hiện từ năm 2006
đến năm 2010.
Tuy nhiên, để có thể xem xét, đánh giá một cách toàn diện, luận án có khảo sát
và nghiên cứu những vấn đề có liên quan, kinh nghiệm quốc tế trong quản lý các tập
đoàn đa quốc gia, từ đó có thể xem xét vận dụng có chọn lọc và phù hợp với điều
kiện Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lich sử, kết
hợp với phương pháp tổng hợp, phân tổ, thống kê, phân tích, sử dụng bảng biểu, sơ
đồ để làm phương pháp nghiên cứu luận án.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
Cung cấp thêm những kiến thức lý luận về năng lực cạnh và cơ chế quản lý tài
chính trong các tập đoàn kinh tế nói chung, góp phần nâng cao những nhận thức của
xã hội đối với quá trình hình thành, phát triển và vận hành của các tập đoàn kinh tế
dưới góc nhìn về năng lực cạnh tranh và cơ chế quản lý tài chính tác động đến năng
lực cạnh tranh.
Đưa ra những gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản
lý trong các tập đoàn kinh tế về phương thức hoạch định cơ chế quản lý tài chính,
cũng như vận hành cơ chế đó trong thực tiễn, thông qua việc phân tích thực trạng vận
hành cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam thời
gian qua, đồng thời gợi mở những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
trong các tập đoàn kinh tế Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh mới. Đặc biệt, luận án
cũng dành một số trang viết nghiên cứu cụ thể về cơ chế quản lý tài chính trong tập
đoàn dầu khí Việt Nam - một tập đoàn kinh tế mạnh có nhiều đóng góp lớn cho nền
kinh tế, tài chính nước nhà từ góc độ đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải
pháp.
6. Kết cấu luận án
Luận án được kết cấu thành 3 chương theo truyền thống:
Chương 1: Cơ chế quản lý tài chính với vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh
của tập đoàn kinh tế
Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước với nâng cao
năng lực cạnh tranh của các tập đoàn kinh tế Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước nhằm nâng cao
năng lực cạnh đối với các tập đoàn kinh tế Việt Nam
3
CHƯƠNG 1
CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỚI VẤN ĐỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN KINH TẾ
1.1 Tổng quan về năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái quát về TĐKT.
1.1.1.1 Khái niệm về TĐKT
Có nhiều cách tiếp cận về Tập đoàn kinh tế (TĐKT) dưới góc độ khái niệm,
tổng hợp tất cả các cách tiếp cận, luận án quan niệm: “Tập đoàn kinh tế là một tổ hợp
gồm nhiều công ty có tư cách pháp nhân độc lập hoạt động trong một ngành hay
nhiều ngành khác nhau, trong phạm vi một nước hay nhiều nước, tự nguyện liên kết
với nhau theo những nguyên tắc và phương thức nhất định nhằm tăng khả năng cạnh
tranh trên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận”.
1.1.1.2 Các đặc điểm của TĐKT
Về tổ chức: gồm nhiều công ty có tư cách độc lập, tự nguyện liên kết với nhau
nhằm mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận.
Có mối liên kết rất đa dạng: liên kết về vốn, công nghệ, liên kết trong sản xuất
kinh doanh, liên kết trong cung cấp sản phẩm và dịch vụ
Phạm vi hoạt động rất đa dạng: hoạt động kinh doanh ngành nghề chính,
ngành nghề hỗ trợ cho ngành nghề chính, đầu tư vào các ngành ít liên quan với ngành
chính.
Thường có quy mô lớn về vốn, lao động, tài sản, doanh thu
Thường có trung tâm nghiên cứu triển khai (R&D)
Được tổ chức quản lý theo thứ bậc rõ ràng.
Phương thức hình thành rất đa dạng.
1.1.1.3 Cấu trúc của TĐKT
Tùy theo điều kiện, đặc điểm hình thành các TĐKT ở mỗi nước mà cấu trúc của
các TĐKT có những cấu trúc khác nhau, song phổ biến cấu trúc của một TĐKT
thường bao gồm:
Công ty mẹ không có tư cách pháp nhân.
Các công ty con, công ty liên kết có tư cách pháp nhân độc lập tự nguyện liên
kết với nhau.
1.1.2 Năng lực cạnh tranh của TĐKT
1.1.2.1 Khái niệm
Cho đến nay chưa có một quan niệm mang tính chất chuẩn tắc được thừa nhận
về năng lực cạnh tranh của các TĐKT. Dưới góc độ khái niệm về năng lực cạnh tranh
của các TĐKT có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Chắt lọc những hạt nhân hợp lý,
luận án cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của TĐKT là sự thể hiện thực lực và lợi thế
của TĐKT so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách
hàng nhằm mục đích thu được lợi nhuận tối đa bằng việc khai thác và sử dụng tốt
4
nhất lợi thế bên trong và bên ngoài của TĐKT nhằm tạo ra được nhiều sản phẩm mới
hấp dẫn, có chất lượng, giá cả cạnh tranh, thu hút khách hàng, cải thiện được vị thế
của TĐ so với đối thủ cạnh tranh”.
1.1.2.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của TĐKT.
Tập đoàn kinh tế được quan niệm như là một doanh nghiệp có quy mô lớn, do
đó năng lực cạnh tranh của TĐKT có những nét tương đồng với năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp có quy mô lớn, vì vậy có thể coi các tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng chính là các tiêu chí đánh giá
năng lực cạnh tranh của các TĐKT. Cụ thể, có thể đánh giá năng lực cạnh tranh của
các TĐKT bằng 8 tiêu chí sau đây:
Quy mô và phương thức sử dụng vốn và tài sản của các TĐKT
Quy mô vốn, tài sản của TĐKT càng lớn là tiền đề quan trọng để các TĐKT có
thể dễ dàng triển khai chiến lược cạnh tranh, tuy nhiên quy mô vốn và tài sản không
phải là yếu tố quyết định đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh, yếu tố quyết định
là cách thức sử dụng vốn, tài sản trong TĐKT. Việc đầu tư vốn, sử dụng tài sản phù
hợp với yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao mới là yếu tố
quyết định đến việc năng cao năng lực cạnh tranh.
Năng lực nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng, TĐKT có năng lực nghiên cứu thị
trường, lựa chọn được thị trường mục tiêu mới có thể hoạch định được chiến lược
cạnh tranh, chiến lược phân phối sản phẩm, chiến lược đầu tư nghiên cứu và triển
khai (R&D). Chính vì lẽ đó mà người ta coi năng lực nghiên cứu và lựa chọn thị
trường mục tiêu là một trong những tiêu chí để xem xem xét, đánh giá năng lực cạnh
tranh của TĐKT.
Có chiến lược cạnh tranh thích hợp với thực tế, phù hợp với tiềm năng lợi thế
của TĐKT
Chiến lược cạnh tranh là sản phẩm của quá trình nghiên cứu từ nhu cầu khách
hàng, từ những điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh để đưa ra kế hoạch sản
xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm mới đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng, giành
ưu thế về thị phần. Từ đó nâng cao được lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Có chiến lược phân phối sản phẩm thích hợp
Nếu có chiến lược phân phối hợp lý với hình thức và kênh phân phối đa dạng,
biết chăm sóc khách hàng không những nâng cao được khả năng thu hút khách hàng,
mà còn là điều kiện để tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao được lợi nhuận - yếu tố
quyết định đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKT.
Năng lực quản trị điều hành của TĐKT
Năng lực quản trị, điều hành TĐKT tốt là cơ sở cho việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của TĐKT. Năng lực quản trị, điều hành của TĐKT được thể hiện rõ nét trong
việc hoạch định các chiến lược và tổ chức triển khai chiến lược trong thực tế một
cách nhanh nhạy, chủ động. Năng lực quản trị, điều hành TĐKT phụ thuộc vào đội
5
ngũ lãnh đạo của TĐKT từ chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, giám đốc trong hệ thống
tổ chức của TĐKT.
Quy mô và xu hướng đầu tư, nghiên cứu và triển khai (R&D)
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, giành dật thị trường, thu hút khách hàng, thì
đây là tiêu chí có tính chất quyết định đến sự tồn vong của TĐKT. Nhận thức được
điều đó hầu hết các TĐKT trên thế giới đều có trung tâm nghiên cứu chuyển giao
công nghệ.
Trình độ công nghệ
Trình độ công nghệ được coi là tiêu chí quyết định đến việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của TĐKT bởi lẽ TĐKT có công nghệ hiện đại, làm chủ được công nghệ
mới tạo ra được sản phẩm tốt, mẫu mã phong phú, chất lượng cao, giá cả hợp lý. Từ
đó hấp dẫn khách hàng, chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh thu, lợi nhuận.
Nguồn nhân lực
Suy cho cùng nguồn nhân lực có chất lượng cao là yếu tố có tính quyết định
nhất đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của TĐKT. Ngày nay, hầu hết các
TĐKT trên thế giới đều có chính sách chiến lược về nguồn nhân lực trong TĐKT.
Tóm lại, 8 tiêu chí trên đây gắn bó mật thiết với nhau. Để phân tích đánh giá
năng lực cạnh tranh của các TĐKT phải xem xét một cách toàn diện các tiêu chí.
1.1.2.3 Các nhân tố chi phối đến năng lực cạnh tranh của các TĐKT
Năng lực cạnh tranh của các TĐKT chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố bên trong
và bên ngoài. Cụ thể:
Các nhân tố bên ngoài:
- Toàn cầu hóa, mở của, hội nhập
- Hiện trạng tình kinh tế, xã hội
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Các nhân tố bên trong:
- Quy mô nguồn lực tài chính và phương thức sử dụng
- Năng lực điều hành quản lý trình độ khoa học và công nghệ
- Nguồn nhân lực
-
Trong tất cả các nhân tố kể trên nhân tố về cơ chế quản lý tài chính đối với các
TĐKT đóng vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến sự vận hành của nguồn lực
tài chính trong các TĐKT phục vụ cho chiến lược cạnh tranh của TĐKT.
1.2. Cơ chế quản lý tài chính và tác động của nó đến việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của TĐKT
Nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT không thể không nghiên
cứu hoạt động tài chính trong các TĐKT. Chính sự vận động của các nguồn lực tài
chính trong các TĐKT quyết định đến việc hình thành và thực thi cơ chế quản lý tài
chính.
6
1.2.1 Hoạt động tài chính trong TĐKT
Tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý trong
các TĐKT có những màu sắc khác nhau. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách khái quát
thì hoạt động tài chính trong các TĐKT bao gồm:
- Hoạt động huy động nguồn lực tài chính
- Hoạt động phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính và tài sản
- Hoạt đông phân phối lợi nhuận
- Hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính
Trên cơ sở đó mà hình thành và triển khai cơ chế quản lý tài chính trong
TĐKT.
1.2.2 Cơ chế quản lý tài chính đối với TĐKT
1.2.2.1 Khái niệm cơ chế quản lý tài chính:
Nói chung trong các TĐKT tùy theo đặc điểm mỗi nước mà tính chất sở hữu có
khác nhau, có TĐKTNN, có TĐKT phi nhà nước. Chính vì vậy trong phần lý thuyết,
luận án khi nghiên cứu khái niệm về cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT một
các chung nhất không đi sâu cơ chế quản lý tài chính trong nội bộ của các TĐKT hay
cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với TĐKT.
Trong thực tế, tùy theo mục đích nghiên cứu, trên giác độ lý thuyết mà các học
giả trong và ngoài nước đưa ra cách tiếp cận khác nhau về cơ chế quản lý trong các
TĐKT như đã trình bày trong chương 1 của luận án. Một cách chung nhất theo tác
giả luận án có thể hiểu cơ chế quản lý tài chính là những quy định về cách thức tổ
chức và hoạt động tài chính của các TĐKT. Việc quy định đó có thể do Nhà nước
cũng có thể do các TĐKT, song việc triển khai thực hiện là do TĐKT.
Với cách tiếp cận này cho thấy cơ chế quản lý tài chính là sản phẩm chủ quan
của con người. Tác dụng tích cực hay tiêu cực của cơ chế quản lý tài chính đối với
TĐKT tùy thuộc vào năng lực nhận thức khách quan của quá trình vận động phạm trù
tài chính diễn ra trong TĐKT.
1.2.2.2 Nội dung cơ chế quản lý tài chính trong các TĐKT
Gắn với nội dung hoạt động của tài chính trong các TĐKT, cơ chế quản lý đối
với các TĐKT bao gồm:
Các quy định về huy động vốn.
Việc huy động vốn trong các TĐKT được thực hiện bằng nhiều biện pháp, nhiều
hình thức, nhiều kênh, tùy theo cơ chế quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước và lợi
ích của TĐKT mà lựa chọn biện pháp, hình thức các kênh huy động thích hợp. Yêu
cầu đặt ra đối với huy động vốn trong TĐKT là bảo đảm gia tăng được nguồn lực tài
chính phục vụ cho hoạt động của TĐKT, đồng thời bảo đảm ổn định các mục tiêu
kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Các quy định về quản lý sử dụng vốn, tài sản trong các TĐKT
Việc quy định về quản lý và sử dụng vốn, tài sản trong các TĐKT phải bảo đảm
yêu cầu: bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và bảo đảm nâng cao hiệu quả sử dụng
7
động vốn, hướng việc sử dụng vốn và tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh làm
lợi cho TĐKT và lợi cho cả nền kinh tế.
Quy định về việc quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Những quy định này phải quán triệt nguyên tắc:
- Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các TĐKT.
- Bảo đảm tiết kiệm, tăng doanh thu, giảm chi phí.
- Bảo đảm công bằng, bình đẳng, phát huy được các nhân tố tích cực, giải quyết
hài hòa các mặt lợi ích: nhà nước, TĐ, người lao động.
- Lấy lợi ích lâu dài, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
làm trọng tâm.
Quy định về công tác kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính trong các
TĐKT
Kiểm tra, giám sát không chỉ là chức năng quản lý kinh tế, tài chính của Nhà
nước mà con là trách nhiệm của từng TĐKT. Các quy định về thanh tra, giám sát phải
bảo đảm yêu cầu nâng cao tính hiệu quả của việc tự kiểm tra, giám sát tài chính của
nội bộ TĐKT, đồng thời hết sức coi trọng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát tài
chính từ bên ngoài.
Ngoài ra, trong vai trò quản lý tại công ty mẹ của TĐKT còn có các quy định về
quản lý tài chính trong quá trình đầu tư nghiên cứu triển khai (R&D), quá trình sáp
nhập, chia tách, giải thể các doanh nghiệp thành viên
1.2.2.3 Các nhân tố chi phối đến việc hình thành và triển khai thực hiện cơ chế quản
lý tài chính đối với TĐKT
Để có thể thiết lập và vận hành cơ chế quản lý tài chính đối với các TĐKT, cần
phải đi sâu phân tích, chỉ rõ những nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến cơ
chế quản lý tài chính. Cụ thể:
Các nhân tố bên trong
- Thực trạng hoạt động và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động tài chính của
TĐKT.
- Các yêu cầu đối với hoạt động của TĐKT trong dài hạn.
Các nhân tố bên ngoài
- Chủ trương, chính sách của nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, nhất là
chính sách về kinh tế, tài chính vĩ mô
- Thực trạng của nền kinh tế với diễn biến của chu kỳ kinh tế.
- Toàn cầu hóa, hội nhập.
Tất cả các nhân tố trên được bản luận án phân tích khá cụ thể.
1.3 Tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với việc nâng cao năng lực cạnh
tranh của các TĐKT
Có thể nhìn nhận tác động của cơ chế quản lý tài chính đối với việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của TĐKT trên hai góc độ.
Góc độ tạo nguồn lực tài chính, triển khai thực hiện chiến lược cạnh tranh
8
Tác động này được thể hiện rõ nét trong những quy định về vấn đề huy động
nguồn lực trong các TĐKT.
Quản lý, điều chỉnh chiến lược cạnh tranh
Tác động này được thể hiện thông qua những quy định về quản lý, sử dụng vốn,
tài sản, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và phân phối lợi nhuận cũng như những quy
định về kiểm tra giám sát tài chính. Tất cả được phân tích lý giải chặt chẽ ở chương 1
của luận án.
1.4 Các tiêu chí đánh giá tính hữu dụng của cơ chế quản lý tài chính đối với
TĐKT
Để có thể đánh giá đúng tính hữu dụng của cơ chế quản lý tài chính đối với
TĐKT, luận án đã đi sâu phân tích đề cập 4 tiêu chí sau:
Một là, bảo toàn và phát triển được nguồn lực tài chính và giá trị tài sản trong
nội bộ của TĐKT.
Hai là, bảo đảm phát huy được tính tự chủ, tự chịu trác nhiệm về tài chính của
TĐKT.
Ba là, có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính và tài sản đối
với TĐKT.
Bốn là, phù hợp với yêu cầu thực hiện các chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô
của Nhà nước.
1.5 Kinh nghiệm thiết lập và triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính của
nhà nước đối với các TĐKT ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với
Việt Nam
Mỗi một quốc gia do đặc thù về mô hình tổ chức và hoạt động của các TĐKT
nên cơ chế quản lý tài chính của nhà nước ở các quốc gia mang những dấu ấn riêng,
song nét phổ biến nhất của cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với TĐKT ở
các quốc gia nghiên cứu trong luận án (Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp) đều tạo đều
kiện thuận lợi nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TĐKT, đồng
thời hết sức coi trọng vấn đề kiểm tra, giám sát tài chính từ phía các cơ quan quản lý
nhà nước, làm rõ chức năng quản lý nhà nước với chức năng chủ sở hữu vốn.
Đó cũng có thể là bài học đối với Việt Nam.
9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN TÀI CHÍNH
CỦA NHÀ NƯỚC VỚI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các TĐKTNN
2.1.1 Khái quát về TĐKTNN ở Việt Nam
Có thể nhìn nhận TĐKTNN ở Việt Nam trên các khía cạnh sau đây:
2.1.1.1 Cơ sở pháp lý hình thành các TĐKTNN ở Việt Nam