Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo
môi trường làm việc an toàn, vệ sinh lao động ngày càng liên quan chặt
chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định đến sự
phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng một nền sản
xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với
việc bảo vệ sức khỏe của người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát
triển kinh tế bền vững và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu
hóa.
Đảm bảo cho người lao động được làm việc trong môi trường an
toàn không chỉ là trách nhiệm của người sử dụng lao động mà còn của
Nhà nước. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật quy định về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động nói chung cũng
như vấn đề bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong môi
trường an toàn nói riêng.
Nhà nước đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật tương đối
đầy dủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: Hiến pháp, Bộ luật
Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Hệ thống các văn bản trên đã tạo một hành lang pháp lý minh bạch,
vững chắc để quy định rõ vai trò của Nhà nước, trách nhiệm của người
sử dụng lao động và các tổ chức có liên quan trong thực hiện an toàn, vệ
sinh lao động tại doanh nghiệp. Đặc biệt là trách nhiệm của doanh
nghiệp trong bảo đảm quyền cho người lao động được làm việc trong
môi trường an toàn. TRong những năm qua, quyền lợi của người lao
động cũng ngày càng được quan tâm thực hiện. Người lao động được
làm việc trong môi trường, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. Người
lao động được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động, phòng hộ cá
nhân khi tham gia quan hệ lao động.
33 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quyền được làm việc trong môi trường an toàn của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LÊ NGUYỄN MAI AN
QUYỀN ĐƢỢC LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƢỜNG
AN TOÀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT
LAO ĐỘNG VIỆT NAM, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838 01 07
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. ĐÀO MỘNG ĐIỆP
Quảng Trị, năm 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đào Mộng Điệp
Phản biện 1: ........................................:..........................
Phản biện 2: ...................................................................
Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ họp
tại: Trƣờng Đại học Luật
Vào lúc...........giờ...........ngày...........tháng .......... năm...........
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. ..................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn ................................................5
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................5
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƢỢC LÀM
VIỆC TRONG MÔI TRƢỜNG AN TOÀN CỦA NGƢỜI LAO
ĐỘNG. ......................................................................................................6
1.1 Một số vấn đề lý luận về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn của ngƣời lao động ............................................................................6
1.1.1 Khái niệm quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của
ngƣời lao động ...........................................................................................6
1.1.2 Đặc điểm của quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của
ngƣời lao động ...........................................................................................8
1.2 Pháp luật điều chỉnh về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn của ngƣời lao động ............................................................................9
1.2.1 Sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật về quyền đƣợc làm việc
trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động ...........................................9
1.2.2 Khái niệm pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn của ngƣời lao động ..........................................................................10
1.2.3 Nội dung pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn của ngƣời lao động ..........................................................................12
1.3 Các yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật về quyền đƣợc làm
việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động .................................13
1.3.1 Yếu tố pháp luật ..............................................................................13
1.3.2 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động ........................14
1.3.3 Ý thức của ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động .....................14
1.3.4 Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quyền
đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động .................14
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ..........................................................................15
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƢỢC LÀM
VIỆC TRONG MÔI TRƢỜNG AN TOÀN CỦA NGƢỜI LAO
ĐỘNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ. .......16
2.1 Thực trạng pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn của ngƣời lao động ..........................................................................16
2.1.1 Quy định pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn của ngƣời lao động .......................................................................... 16
2.1.1.1 Quy định pháp luật về quyền đƣợc bảo đảm môi trƣờng an toàn
lao động ................................................................................................... 16
2.1.1.2 Quy định pháp luật về quyền đƣợc phòng ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp .................................................................................... 17
2.1.1.3 Quy định pháp luật về quyền đƣợc khắc phục sự cố về an toàn,
vệ sinh lao động ....................................................................................... 18
2.1.1.4 Quy định pháp luật về quyền đƣợc hƣởng chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp .......................................................................... 18
2.1.2. Đánh giá pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn của ngƣời lao động .......................................................................... 19
2.1.2.1. Những ƣu điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền
đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động ................. 19
2.1.2.2. Những nhƣợc điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền
đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động ................. 20
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi
trƣờng an toàn của ngƣời lao động tại tỉnh Quảng Trị ........................... 20
2.2.1 Những kết quả đạt đƣợc ................................................................. 20
2.2.2. Hạn chế trong việc áp dụng pháp luật về quyền đƣợc làm việc
trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động tại Quảng Trị .................. 23
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .......................................................................... 23
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƢỢC
LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƢỜNG AN TOÀN CỦA NGƢỜI
LAO ĐỘNG ........................................................................................... 24
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi
trƣờng an toàn của ngƣời lao động ......................................................... 24
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi
trƣờng an toàn của ngƣời lao động ......................................................... 24
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quyền đƣợc làm
việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động ................................. 25
3.3.1 Giải pháp chung ............................................................................. 25
3.3.2 Giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quyền
đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động tại tỉnh
Quảng Trị ................................................................................................ 26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................... 29
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm bảo
môi trƣờng làm việc an toàn, vệ sinh lao động ngày càng liên quan chặt
chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định đến sự
phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia. Xây dựng một nền sản
xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với
việc bảo vệ sức khỏe của ngƣời lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát
triển kinh tế bền vững và đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu
hóa.
Đảm bảo cho ngƣời lao động đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn không chỉ là trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động mà còn của
Nhà nƣớc. Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật quy định về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động nói chung cũng
nhƣ vấn đề bảo đảm quyền của ngƣời lao động đƣợc làm việc trong môi
trƣờng an toàn nói riêng.
Nhà nƣớc đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật tƣơng đối
đầy dủ quy định về an toàn, vệ sinh lao động nhƣ: Hiến pháp, Bộ luật
Lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hƣớng dẫn thi
hành.
Hệ thống các văn bản trên đã tạo một hành lang pháp lý minh bạch,
vững chắc để quy định rõ vai trò của Nhà nƣớc, trách nhiệm của ngƣời
sử dụng lao động và các tổ chức có liên quan trong thực hiện an toàn, vệ
sinh lao động tại doanh nghiệp. Đặc biệt là trách nhiệm của doanh
nghiệp trong bảo đảm quyền cho ngƣời lao động đƣợc làm việc trong
môi trƣờng an toàn. TRong những năm qua, quyền lợi của ngƣời lao
động cũng ngày càng đƣợc quan tâm thực hiện. Ngƣời lao động đƣợc
làm việc trong môi trƣờng, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. Ngƣời
lao động đƣợc trang bị các phƣơng tiện bảo hộ lao động, phòng hộ cá
nhân khi tham gia quan hệ lao động.
Trên thực tế, tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng,
nhiều doanh nghiệp và ngƣời sử dụng lao động đã có những biện pháp,
sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động và môi trƣờng
sản xuấtDoanh nghiệp đã chú trọng các hoạt động liên quan đến đầu
tƣ các trang thiết bị cho doanh nghiệp phát triển. Tạo sự đột phá trong
đảm bảo các tiêu chuẩn lao động, tạo tính cạnh tranh của ngƣời lao động
trong doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác. Quyền lợi ngƣời lao
động ngày càng đƣợc nâng cao. Các biện pháp bảo đảm quyền lợi ngƣời
2
lao động trong vấn đề an toàn, vệ sinh lao động ngày càng chú trọng.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thực tế khách quan, nhiều doanh nghiệp,
đặc biệt các doanh nghiệp chỉ quan tâm đầu tƣ sản xuất, thu lợi nhuận
mà thiếu sự đầu tƣ cải thiện điều kiện làm việc, an toàn lao động cho
ngƣời lao động, mặt khác do ý thức tự giác chấp hành nội quy, quy định
làm việc bảo đảm an toàn lao động của ngƣời lao động chƣa cao, thiếu
sự kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên của cơ quan thanh tra Nhà nƣớc về
an toàn lao động. Hậu quả của thực tiễn trên không chỉ gây thiệt hại về
tinh thần cho ngƣời lao động, thiệt hại về tài sản của ngƣời sử dụng lao
động, Nhà nƣớc mà không những còn ảnh hƣởng đến quá trình phát triển
kinh tế, xã hội của đất nƣớc.
Ngoài ra, hành lang pháp lý vẫn còn nhiều hạn chế cần sửa đổi, bổ
sung. Nhiều quy định mang tính định khung. Nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ
chƣa đƣợc điều chỉnh. Chính vì vậy, quyền của ngƣời lao động đƣợc làm
việc trong môi trƣờng an toàn vẫn bị ảnh hƣởng nhất định. Từ những lý
do đó, tác giả chọn đề tài “Quyền được làm việc trong môi trường an
toàn của người lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, qua thực
tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng Trị” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều công trình của một số nhà
khoa học, nhà quản lý nghiên cứu thực trạng của pháp luật và thực tiễn
áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động nói chung và pháp luật về
bảo đảm quyền của ngƣời lao động làm việc trong môi trƣờng an toàn
nói riêng. Qua đó có đƣa ra những đánh giá có ý nghĩa làm cơ sở cho
việc sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo đảm quyền của ngƣời lao
động làm việc trong môi trƣờng an toàn. Cụ thể nhƣ:
- Vũ Thị Thảo với nghiên cứu "Bảo hộ lao động theo pháp luật Việt
Nam", Luận văn thạc sĩ năm 2013, Đại học Luật Hà Nội. Tác giả nghiên
cứu các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, thực trạng quy
định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và giải pháp hoàn thiện pháp
luật về an toàn, vệ sinh lao động.
- “Danh mục trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân”, NXB Lao động
- Xã hội, 2004. Công trình nêu lên các danh mục trang thiết bị bảo vệ cá
nhân.
- “Hồ sơ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động”, NXB Lao động –
Xã hội. Công trình này nghiên cứu các vấn đề về hồ sơ an toàn, vệ sinh
lao động.
- “Đánh giá rủi ro trong sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm”
TS. Triệu Quốc Lộc Tạp chí Bảo hộ lao động tháng 4/2012 đã đánh giá
3
những rủi ro trong sản xuất, phân loại các công việc mang tính chất có
yếu tố nguy hiểm.
- Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế xã
hội của các giải pháp cải thiện môi trƣờng và điều kiện làm việc cho
NLĐ và xây dựng mối quan hệ với năng suất lao động nhằm nâng cao
tính cạnh tranh và bảo vệ nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập” Chủ
nhiệm đề tài GS.TS. Lê Vân Trình, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật
BHLĐ, năm 2011. Nghiên cứu này cho thấy môi trƣờng làm việc và
điều kiện làm việc là hai yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp và
ngƣời lao động. Trong đó, tác động của môi trƣờng và điều kiện làm
việc có ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đời
sống của ngƣời lao động.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Đánh giá thực trạng môi
trƣờng lao động về bệnh nghề nghiệp trong ngành đƣờng sắt” của nhóm
nghiên cứu: Phạm Văn Hùng và Trung tâm Y tế dự phòng Đƣờng sắt đã
cho thấy thực trạng môi trƣờng lao động về bệnh nghề nghiệp trong
ngành đƣờng sắt, các giải pháp nâng cao hiệu quả môi trƣờng làm việc
của ngƣời lao động.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, các vấn đề cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động, khái niệm
và đặc điểm của an toàn, vệ sinh lao động. Các quy định của pháp luật
về an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ hai, thực trạng pháp luật hiện hành về an toàn, vệ sinh lao
động. Thực tiễn triển khai pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ ba, luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về an
toàn, vệ sinh lao động.
Đây là những vấn đề nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau của
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, là cơ sở tham khảo để tác giả hoàn
thành tốt đề tài.
Trong pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có rất nhiều tác giả có
cách tiếp cận và góc nhìn riêng nhƣng chƣa có công trình nào nghiên
cứu chuyên sâu pháp luật về bảo đảm quyền của ngƣời lao động làm
việc trong môi trƣờng an toàn qua thực tiễn tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Đề tài “Quyền được làm việc trong môi trường an toàn của người lao
động theo pháp luật lao động Việt Nam, qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh
Quảng Trị” sẽ nghiên cứu pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi
trƣờng an toàn của ngƣời lao động từ lý luận gắn với thực tiễn tại tỉnh
Quảng Trị, các yêu cầu đặt ra với pháp luật, quá trình áp dụng pháp luật
để từ đó đƣa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền
đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động và nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an
toàn của ngƣời lao động trên phạm vi cả nƣớc nói chung và tại tỉnh
Quảng Trị nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý luận về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn
của ngƣời lao độngan toàn, vệ sinh lao động và pháp luật về quyền đƣợc
làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động.
- Đánh giá thực trạng của hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành
về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động
cũng nhƣ thực trạng hiện tại các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị trong
giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống các
văn bản pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của
ngƣời lao động và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về
quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động tại
Quảng Trị.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Nội dung trọng tâm là đánh giá thực trạng pháp luật về quyền đƣợc
làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động. Trên cơ sở đó
kiến nghị và xây dựng hoàn thiện pháp luật về quyền đƣợc làm việc
trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động.
Nghiên cứu những vấn đề pháp lý cơ bản của quyền đƣợc làm việc
trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động trong Bộ Luật lao động,
Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Thời gian nghiên cứu từ 2015-2017.
Phạm vi nghiên cứu: thực trạng áp dụng pháp luật về quyền đƣợc
làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động tại tỉnh Quảng Trị.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, luận văn đã sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền XHCN; đƣờng lối, chủ trƣơng, chính
sách của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng Nhà nƣớc Pháp quyền nói
chung, về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động nói riêng.
5
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cụ
thể sau:
Thứ nhất, phƣơng pháp phân tích, bình luận, so sánh đƣợc sử
dụng trong Chƣơng 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền
đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động và pháp luật
về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động.
Thứ hai, phƣơng pháp đánh giá, diễn giải, đối chiếu, điều trađƣợc
sử dụng tại Chƣơng 2 khi nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật về
quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động.
Thứ ba, phƣơng pháp tổng hợp, quy nạpđƣợc sử dụng tại Chƣơng
3 khi nghiên cứu, đề xuất định hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn luận văn
Với mục đích nghiên cứu đã đề ra, luận văn là công trình đầu tiên
đóng góp cho khoa học những vấn đề sau:
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống cả về mặt lý luận và
thực tiễn về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời
lao động.
- Luận văn chỉ ra những hạn chế của hệ thống các qui định pháp luật
cũng nhƣ thực tiễn quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của
ngƣời lao động.
- Luận văn đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động.
Với những vấn đề nêu trên, luận văn mong muốn góp phần phát
triển lý luận về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của ngƣời
lao động để từ đó giúp ngƣời sử dụng lao động chú trọng hơn trong việc
đảm bảo các quyền của ngƣời lao động, đặc biệt quyền đƣợc làm việc
trong môi trƣờng an toàn của ngƣời lao động.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi
trƣờng an toàn của ngƣời lao động.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi
trƣờng an toàn của ngƣời lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Quảng
Trị.
Chƣơng 3: Định hƣớng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả
áp dụng pháp luật về quyền đƣợc làm việc trong môi trƣờng an toàn của
ngƣời lao động.
6
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐƢỢC LÀM VIỆC
TRONG MÔI TRƢỜNG AN TOÀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG.
1.1 Một số vấn đề lý luận về quyền đƣợc làm việc trong môi
trƣờng an toàn của ngƣời lao động
1.1.1 Khái niệm quyền được làm việc trong môi trường an toàn
của người lao động
Có nhiều cách hiểu khác nhau về môi trƣờng. Môi trƣờng là một tổ
hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ
thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này
và xác định xu hƣớng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trƣờng có thể coi
là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
Một định nghĩa rõ ràng hơn nhƣ: Môi trƣờng là tập hợp tất cả các
yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con ngƣời, ảnh hƣởng tới con ngƣời
và tác động đến các hoạt động sống của con ngƣời nhƣ: không khí,
nƣớc, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài ngƣời và các thể chế. Nói chung, môi
trƣờng của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh,
các đối tƣợng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách
thể này hay các hoạt động của khách thể diễn