Cây cói thuộc họ Cyperaceae, bộ cói Cyperales một trong 10 họ cây có
hoa lớn nhất, gồm khoảng 5000 loài phân bố khắp các vùng ẩm ướt trên
toàn thế giới. Trong số các loài cói thì loài Cyperus malaccensis Lam là
loài cói quan trọng nhất đã được trồng từ rất lâu ở các vùng đất nước lợ ven
biển ở Việt Nam.
Cây cói hiện vẫn là loài cây quan trọng của vùng nông thôn ven biển
của Việt Nam (Báo cáo Hội thảo ngành cói Việt Nam, 2008). Theo ghi
nhận cây cói có thể mang lại lợi nhuận gấp từ 6 -7 lần so với cây lúa trên
cùng một diện tích trồng. Riêng huyện Nga Sơn, Thanh Hóa là địa phương
có diện tích thâm canh cây cói lớn ở nước ta với 2060 ha sản lượng năm
2007 đạt trên 27.000 tấn và năm 2008 trên 21.000 tấn. Nghề trồng và chế
biến cói làm tăng thu nhập kinh tế cho vùng nông thôn đồng thời cây cói
còn góp phần bảo vệ bờ biển khỏi sạt lở do sóng thần và thuỷ triều gây ra.
Cây cói là nguồn nguyên liệu thô phục vụ cho sản xuất mặt hàng thủ công
mỹ nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller (Lepidoptera: Tortricidae) và biện pháp phòng chống theo hướng quản lý tổng hợp tại Thanh Hóa và Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN PHẠM HÙNG
SÂU ĐỤC THÂN CÓI Bactra venosana ZELLER (Lepidoptera:
Tortricidae) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THEO HƯỚNG
QUẢN LÝ TỔNG HỢP TẠI THANH HÓA VÀ NINH BÌNH
CHUYÊN NGÀNH : BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ : 62 62 01 12
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, 2017
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. PHẠM THỊ VƢỢNG
2. PGS.TS. HỒ THI THU GIANG
Phản biện 1: PGS.TS. ĐẶNG THỊ DUNG
Hội Bảo vệ thực vật
Phản biện 2: PGS.TS. TRƢƠNG XUÂN LAM
Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Phản biện 3: TS. NGUYỄN VĂN LIÊM
Viện Bảo vệ thực vật
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây cói thuộc họ Cyperaceae, bộ cói Cyperales một trong 10 họ cây có
hoa lớn nhất, gồm khoảng 5000 loài phân bố khắp các vùng ẩm ướt trên
toàn thế giới. Trong số các loài cói thì loài Cyperus malaccensis Lam là
loài cói quan trọng nhất đã được trồng từ rất lâu ở các vùng đất nước lợ ven
biển ở Việt Nam.
Cây cói hiện vẫn là loài cây quan trọng của vùng nông thôn ven biển
của Việt Nam (Báo cáo Hội thảo ngành cói Việt Nam, 2008). Theo ghi
nhận cây cói có thể mang lại lợi nhuận gấp từ 6 -7 lần so với cây lúa trên
cùng một diện tích trồng. Riêng huyện Nga Sơn, Thanh Hóa là địa phương
có diện tích thâm canh cây cói lớn ở nước ta với 2060 ha sản lượng năm
2007 đạt trên 27.000 tấn và năm 2008 trên 21.000 tấn. Nghề trồng và chế
biến cói làm tăng thu nhập kinh tế cho vùng nông thôn đồng thời cây cói
còn góp phần bảo vệ bờ biển khỏi sạt lở do sóng thần và thuỷ triều gây ra.
Cây cói là nguồn nguyên liệu thô phục vụ cho sản xuất mặt hàng thủ công
mỹ nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Bình và cs. (2008) năm 2005
riêng ở huyện Nga Sơn - Thanh Hóa diện tích cói bị sâu vòi voi hại cói lên
đến 800 ha chiếm 43,7% trong đó có 200 ha phải phá đi trồng lúa. Năm
2006 diện tích bị sâu đục thân cói và rầy cói gây hại lên tới 70% và 2007
lên tới 90%, có xã diện tích bị nhiễm lên tới 100%.
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về dịch hại cói gần như còn ít
được quan tâm ở những nước trồng cói trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Đứng trước nhu cầu cấp thiết của khoa học và sản xuất cói an toàn bền
vững, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về dịch hại cói nói chung, sâu
đục thân cói nói riêng ở Việt Nam nhằm hạn chế sự bùng phát gây thiệt hại
của chúng đến năng suất cũng như kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định được đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài sâu đục thân
cói Bactra venosana Zeller và khả năng quản lý chúng một cách tổng hợp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định thành phần sâu hại cói, thiên địch của chúng và tác hại điển
hình của sâu đục thân cói B. venosana.
- Xác định đặc điểm sinh học và sinh thái học cơ bản của sâu đục thân
cói B. venosana.
- Đề xuất một số biện pháp phòng chống sâu đục thân cói B. venosana.
- Đề xuất mô hình quản lý tổng hợp sâu đục thân cói B. venosana.
2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Loài sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller (Lepidoptera: Tortricidae).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thành phần sâu hại cói và thiên địch của chúng tại Ninh Bình và
Thanh Hóa.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, tình hình phát sinh
phát triển gây hại của sâu đục thân hại cây cói Bactra venosana Zeller.
Thời điểm xâm nhập gây hại quan trọng của sâu đục thân trên ruộng cói và
biện pháp quản lý tổng hợp tại Thanh Hóa, Ninh Bình, Việt Nam.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Bổ sung vào hệ thống thành phần loài sâu hại cói và thiên địch của
sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller ở Ninh Bình và Thanh Hóa.
- Lần đầu tiên cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái học,
quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân cói Bactra venosana Zeller.
- Bổ sung thêm một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân cói theo hướng
thân thiện với môi trường và đề xuất mô hình quản lý tổng hợp sâu đục thân cói
Bactra venosana Zeller đạt hiệu quả kinh tế, an toàn với môi trường.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu cung cấp các dẫn liệu cơ bản về đặc điểm
sinh học, sinh thái học và tình hình gây hại của SĐTC Bactra venosana Zeller
tại Ninh Bình và Thanh Hóa. Các kết quả nghiên cứu về thành phần thiên địch
(côn trùng ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi) của SĐTC và vai trò của một số
loài thiên địch trong hạn chế số lượng quần thể SĐTC làm cơ sở đề xuất biện
pháp phòng chống thân thiện với môi trường.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng chống sâu đục thân hại cói
Bactra venosana Zeller theo hướng quản lý tổng hợp, giảm thiểu việc sử
dụng hóa chất độc hại, góp phần sản xuất cói bền vững và an toàn cho môi
trường, mang lại hiệu quả kinh tế.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cây cói đã được trồng nhiều năm và được coi là cây xóa đói giảm nghèo
của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa (Nguyễn Tất Cảnh, 2006). Với mục tiêu
trọng tâm của Việt Nam hiện nay là ổn định an ninh lương thực và giảm tỷ lệ
hộ đói nghèo là hai trong số những mục tiêu thiên niên kỷ đang được tiến hành
3
thực hiện. Trong đó, tại Ninh Bình và Thanh Hóa cây cói được xem như loài
cây trồng quan trọng đại diện cho vùng nước ngập mặn, là loài cây truyền
thống của bà con vùng ven biển các tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.
Cũng như các cây trồng khác, sâu bệnh luôn là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của cây cói. Đặc biệt trong nhiều
năm gần đây tại huyện Nga Sơn, Thanh Hóa và huyện Kim Sơn, Ninh Bình
sâu đục thân cói ngày càng phát triển mạnh và gây hại trên diện rộng.
Những nghiên cứu về sâu đục thân hại cói hầu như là chưa có. Sâu đục thân
phát sinh và diễn biến rất phức tạp nên việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn.
Người nông dân trồng cói đã sử dụng nhiều các loại thuốc bảo vệ thực vật
độc hại để phòng chống chúng mà hầu như vẫn chưa đạt hiệu quả như
mong muốn lại tiêu diệt nhiều loài thiên địch của sâu đục thân cói làm mất
cân bằng sinh học sẵn có trong hệ sinh thái (Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn
Tất Cảnh, 2009).
Sâu đục thân cói Bactra venosana là loài gây hại nghiêm trọng trên cây
cói, trên thế gới chúng được coi như một loài có tiềm năng trong việc
phòng trừ sinh học đối với nhóm cây trồng thuộc giống Cperus. Một sâu
non có thể xâm nhiễm từ 1 - 3 dảnh cói, sau 3 - 5 tuần có đến 60 – 80% số
cây cói bị chết héo (Aharonov et al., 1979 và Ganga and Jayanth, 2002).
Trên cây củ gấu Cyperus rotundus loài sâu đục thân cói B. venosana gây
hại ở ngoài tự nhiên lên đến 90% (Frick and Garcia, 1975) còn trong điều
kiện thí nghiệm trồng trong nhà lưới tỷ lệ hại lên đến 72% (Habib, 1976).
Do đó việc nghiên cứu đặc điểm sinh học và biện pháp phòng chống theo
hướng quản lý tổng hợp sâu đục thân cói tại Nga Sơn, Thanh Hóa và Kim
Sơn, Ninh Bình là hoàn toàn có cơ sở.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC
Cây cói được ghi nhận và phát hiện từ rất sớm ở đầu thế kỷ thứ I. Theo
thống kê của Jha (1985) có trên 52 loại cây trồng và 92 quốc gia và vùng
lãnh thổ đã bị cây cói xâm nhiễm và gây hại như tác nhân cỏ dại cạnh tranh
với cây trồng, Xa xưa cây cói được coi là loài cây cạnh tranh mạnh mẽ với
các loại cây trồng nông nghiệp khác như đậu tương, mía, bông, ngô và lúa
(Neibi, 1992).
Nghiên cứu của Frick (1978) đã phát hiện được 57 loài gây hại trên củ
gấu (Cyperus rotandus) và cây cói (Cyperus malaccensis), trong đó có các
loài thuộc giống Bactra (như B. minima, B. venosana và B. vertuana) vừa
gây hại cây trồng vừa gây hại cói. Sharad et al. (1987) ghi nhận có 132 loài
côn trùng có liên quan đến các cây thuộc giống cói lác (Cyperus rotundus,
Cyperus esculentus và Cyperus malaccensis), tuy nhiên chỉ có 4 loài đã
4
được nghiên cứu chi tiết gồm 3 loài sâu đục thân Bactra verutana Zeller ở
Mỹ, Bactra minima Meyrick và Bactra venosana Zeller ở Ấn Độ và loài
vòi voi Athesapeuta cyperi Marshall ở vùng Đông Nam Á.
Ở Châu Âu đã ghi nhận trên cói có 6 loài: B. lancealana (Hübner), B.
furfurana (Haworth), B. venosana (Zeller), B. robustana (Christoph), B.
lacteana (Caradja), B. suedana Bengtsson (Karsholth and Razowski, 1996) gây
hại trên cây cói.
Để phòng trừ sâu bệnh trên cói Wang (1978) đã khuyến cáo nên sử dụng
các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc Abemectin, Organophosphas.
Phòng trừ bệnh vàng lá trên cói (C.rotundus, C. esculentus, C. dactylon)
Czarnota and Bingham (1997) đã sử dụng thuốc NON – 12051 với liều lượng
0,07 – 0,14kg/ai/ha đạt hiệu quả phòng trừ đến 83% sau 6 tuần. Với các loại
thuốc sử dụng Bentazon; 3 - (1-methylenthy) - (1H) – 2; 1, 3 – bezothiadiazin
– 4 (3H) – one; 2, 2- dioxin; imazaquin, 2 – [4,5 – dihydro – 4 methylL – 5 oxo
-1 – 2 – y 1]; 3 – quinolinnecarborxylic acid; MON – 12501, methyl 5 –{[4,6 –
dimethoxy – 2 – pyrimidiny]) – animocarbonylaminosuslfonyl}.
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC
Tại Việt Nam, cách đây hơn 5 thế kỷ nhân dân ta đã biết trồng cói và
dệt chiếu. Hiện nay, cây cói đã được trồng và canh tác tại 26 tỉnh, thành
phố ven biển với diện tích 12.859 ha, tập trung ở 3 vùng lớn: Vùng đồng
bằng Sông Hồng, Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Trong đó các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Vĩnh Long, Trà Vinh
là những tỉnh có diện tích cói lớn nhất trong cả nước.
Các nghiên cứu về thành phần sâu hại cói, biện pháp phòng trừ có hiệu
quả hiện chưa nhiều. Tuy nhiên, mới chỉ có số ít tác giả đã nghiên cứu về
thành phần loài, sinh học sinh thái học của loài sâu đục thân cói B. venosana
ở Việt Nam như Nguyễn Thị Bình và cs. (2007), Nguyễn Thị Bình và cs.
(2010). Do đó việc nghiên cứu về hình thái, sinh học và sinh thái học của
loài dịch hại này và biện pháp phòng chống chúng theo hướng quản lý tổng
hợp đang và sẽ là việc cần thiết.
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VÙNG TRỒNG CÓI THANH HÓA VÀ
NINH BÌNH
Ninh Bình nằm ở vị trí vĩ tuyến 19o50’Bắc đến 20o27’ Bắc, kinh tuyến
105°32' Đông đến 106°27' Đông. Ninh Bình là một tỉnh nằm ở vùng đồng
bằng sông Hồng của Việt Nam dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và
Kim Sơn có địa hình bằng phẳng. Phía Bắc giáp hai tỉnh: Hòa Bình, Hà Nam;
5
phía Nam giáp biển; phía Đông giáp Nam Định; phía Tây giáp Thanh Hóa.
Diện tích tự nhiên của Ninh Bình là 1390 km²; chia làm 3 vùng: đồng bằng,
đồi núi bán sơn địa và ven biển. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1700 –
1800 mm; nhiệt độ trung bình 23,5°C; số giờ nắng trong năm: 1600 - 1700
giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 85%.
Tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm ở vị trí vĩ tuyến
19
o18’ Bắc đến 20o40’ Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông.
Hiện nay huyện Nga Sơn, Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng cói
lớn nhất cả nước với 3255 ha năm 2012 đạt năng suất hơn 22.588 tấn/năm.
Trong khi đó diện tích trồng cói tại huyện Kim Sơn, Ninh Bình tập trung tại
Công ty nông nghiệp Bình Minh với diện tích 384,3 ha tính đến cuối năm 2011
sản lượng cói chẻ khô đạt 3.125 tấn. Mỗi năm thu nhập từ cói và các sản phẩm
từ cói mang về 180–200 tỷ đồng.
Tuy nhiên do gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý dịch hại, sản
phẩm xuất khẩu, giá thành sản phẩm thấp, sự biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cao gây nên thiếu nước ngọt phục vụ tưới tiêu nên diện tích cói tại
Nga Sơn và Kim Sơn đang bị sụt giảm do đó bà con để hoang hóa vùng
trồng cói. Nhưng hiện nay, để phát triển ngành nghề thủ công tại địa
phương và trong điều kiện đất chua mặn chưa có loài cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế như cây cói vẫn được xem như là một loài cây trồng thích
hợp đối với vùng đất ngập mặt thuộc huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và
huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thời gian
Đề tài được thực hiện chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2015. Một số thí
nghiệm bổ sung nuôi sinh học sâu đục thân hại cói được tiến hành vào năm
2016 tại phòng Sinh thái Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
3.2.2. Địa điểm
- Những thí nghiệm nuôi sinh học, nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc
điểm sinh vật học của sâu đục thân cói B. venosana được thực hiện tại phòng
thí nghiệm côn trùng Viện Bảo vệ thực vật.
- Các thí nghiệm thử thuốc được thực hiện tại nhà lưới và ngoài đồng
ruộng xã Nga Thái, Nga Sơn, Thanh Hóa.
- Các điều tra nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cói được thực hiện tại
hai huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Các số liệu điều tra về mức độ phổ biến, diễn biến mật độ phát sinh
gây hại, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái tới mật độ sâu đục
thân trên đồng ruộng được thực hiện ở hai huyện: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
và huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
6
- Tiến hành nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đo kích thước sâu đục
thân hại cói và các loài thiên địch được tiến hành tại phòng nghiên cứu
giám định côn trùng Viện Bảo vệ thực vật.
Trong hai năm 2013-2014, tiến hành nuôi sinh học sâu đục thân
B. venosana hại cói để thu được tập hợp ong ký sinh từ pha sâu non và
nhộng tại hai địa điểm nghiên cứu: Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nga
Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đây là những thí nghiệm được tiến hành trong khuôn
khổ của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu phòng chống sâu đục thân hại cói theo
hướng sinh học”.
3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là loài sâu đục thân cói Bactra
venosana (Zeller) và các loài ong ký sinh ở pha sâu non.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu thành phần sâu hại cói và thành phần thiên địch của chúng.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân cói Bactra
venosana Zeller.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học của sâu đục thân cói
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại cói.
- Thí nghiệm theo dõi một số đặc điểm sinh học của loài ong vàng nhỏ,
Barcon onukii Watanabe, ký sinh sâu non sâu đục thân B. venosana.
- Nghiên cứu thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ theo hướng tổng
hợp sâu đục thân hại cói, trong đó chú trọng đến những biện pháp phòng
trừ sâu đục thân cói theo hướng sinh học có hiệu quả kinh tế, thân thiện với
môi trường.
3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Thành phần sâu hại cói và thành phần loài thiên địch trên cói tại
tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Ninh Bình
Đối với sâu hại cói và thiên địch: Điều tra thành phần sâu hại cói được
tiến hành theo phương pháp thường quy của Viện Bảo vệ thực vật (1997). Điều
tra theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm lấy 10 khóm tuần tự không lặp lại.
Đối với ong ký sinh: Để thu được thành phần ong ký sinh từ sâu đục
thân Bactra venosana, toàn bộ những thân cói có sâu non loài đục thân bên
trong được đào cả gốc và giữ nguyên phần bầu đất, cắt bớt phần ngọn lá,
chỉ giữ lại phần 150-200 mm từ phía trên gốc. Đặt những gốc cói trong các
hộp nhựa được chụp bằng lồng mica bao quanh, chiều cao lồng 250-300
mm, bên trên buộc kín bằng vải màn
Xác định mức độ phổ biến của sâu hại cói dựa vào độ thường gặp của
loài theo thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cói.
7
3.5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học
và sinh thái học
+ Các mẫu sâu đục thân cói thu được mang về phòng thí nghiệm tiến hành
làm mẫu tiêu bản dưới kính lúp soi nổi và giám định theo phương pháp của
Henderson (2001), Upton and Mantle (2010), Razowski and Becker (2010) và
Efil et al. (2012).
+ Nuôi sinh học SĐTC: Thức ăn nhân nuôi SĐTC là cây cói
(C. malaccensis), cói được trồng trong lồng lưới (kích thước là 60cm x 80cm x
30cm), các lồng lưới được đặt trong nhà lưới (15m x 20m x 3,5m phủ vải màn)
tại xã Nga Thái, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nhiệt độ và ẩm độ nhân nuôi
trong điều kiện nhà lưới theo phương pháp của (Datta et al., 1998).
+ Ký chủ: Khi phát hiện thấy triệu chứng gây hại của sâu đục thân cói
hoặc tìm thấy sự tồn tại của sâu đục than cói tiến hành thu mẫu cây ký chủ
và tiếp tục trồng trong nhà lưới theo dõi khả năng tồn tại và gây hại của
chúng ở thế hệ tiếp theo. Nếu sâu đục thân cói B. venosana hoàn thành
được vòng đời (có đầy đủ các pha phát dục) trên loài cây trồng thì xác định
loài cây trồng, cỏ dại đó là ký chủ của sâu đục thân cói.
+ Nghiên cứu diễn biến mật độ sâu đục thân cói B. venosana ngoài
đồng ruộng theo quy chuẩn QCVN 01 - 38 (BNN&PTNT, 2010) điều tra
sau trồng 7 ngày cho đến khi thu hoạch. Điều tra định kỳ 7 ngày/lần tịnh
tiến không lặp lại theo 10 điểm zích zắc.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của cách thức trồng cói lưu gốc (cói cựu) và
cói được trồng mới (cói mống) đến mật độ sâu đục thân cói. Ảnh hưởng
của chân ruộng tới diễn biến mật độ sâu đục thân cói. Ảnh hưởng của chế
độ thâm canh đến diễn biến mật độ sâu đục thân cói.
3.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu biện pháp phòng chống
3.5.3.1. Biện pháp kỹ thuật
* Ngoài đồng ruộng tiến hành làm thí nghiệm theo các biện pháp cắt sát
gốc, biện pháp ngâm ngập nước và biện pháp sử dụng bẫy đèn thu bắt trưởng
thành. Điều tra diễn biến mật SĐTC định kỳ 7 ngày/ 1 lần, ghi chép số lượng
SĐTC xuất hiện trên mỗi thí nghiệm.Thí nghiệm này được bố trí tại huyện
Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
3.5.3.2. Biện pháp sinh học
* Điều tra thành phần thiên địch của SĐTC theo phương pháp nghiên
cứu của Viện bảo vệ thực vật (1997).
* Đánh giá khả năng sử dụng loài bọ rùa đỏ, ong vàng ký sinh trong
phòng chống sâu đục thân cói theo phương pháp của Megahed et al.
(1981), Võ Thị Hồng Nhung và cs. (2012) và Bui Minh Hong et al. (2013)
3.5.3.3. Biện pháp hóa học
Các thí nghiệm phòng trừ sâu đục thân cói được thử nghiệm bằng các
8
loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học và hóa học trong điều kiện nhà
lưới và ngoài đồng ruộng theo phương pháp của Bhutto and Soormo (2010)
và Satpathi et al. (2012). Đánh giá hiệu lực của thuốc theo QCVN 01-
30/BNN&PTNT 2010.
3.5.3.4. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp sâu đục thân cói
Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng các biện pháp phòng chống sâu
đục thân cói theo phương pháp so sánh trong mô hình và ngoài sản xuất đại
trà của nông dân. Áp dụng các biện pháp canh tác kỹ thuật, phòng trừ sinh
học và hóa học. Từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình. Thí nghiệm
này được tiến hành tại: Ruộng mô hình là ruộng cói (lưu gốc 3 năm) có sẵn
tại xã Nga Thái, Nga Liên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa và huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là vùng trồng cói trọng điểm và bị sâu đục thân gây
hại nghiêm trọng trong những năm qua tại Ninh Bình và Thanh Hóa.
3.6. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Các số liệu nghiên cứu về đặc điểm sinh học như số lượng trứng đẻ, số
trứng nở, thời gian và tỷ lệ sống sót của trưởng thành được xử lý bằng
chương trình Excel 2010 theo phương pháp thống kê mô tả..
Các số liệu về đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng phát triển
của sâu đục thân được xử lý thống kê thông qua phần mềm IRRISTAT 5.0
và so sánh ANOVA để xác định độ chính xác của thí nghiệm và so sánh sự
sai khác giữa các công thức.
Ảnh các loài ong ký sinh từ sâu đục thân cói được chụp bằng máy ảnh
Canon G15 gắn với kính lúp soi nổi Olympus®SZ61, xử lý nền ảnh và kích
thước của mẫu vật bằng phần mềm Adobe Photoshop CS5 và có thước đo
được biểu diễn bằng đơn vị mm.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1. Thành phần sâu hại cói, đặc điểm gây hại trên cói tại huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình và huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa năm 2012 –
2014
4.1.1.1. Thành phần sâu hại cói tại Kim Sơn, Ninh Bình và Nga Sơn,
Thanh Hóa năm 2012 – 2014
Nghiên cứu