Để thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần
được cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư để họ có thể ra các quyết định
đầu tư phù hợp. Thông tin không cân xứng (các bên tham gia vào một giao dịch tài
chính có thông tin không đầy đủ) có tác động tiêu cực tới hoạt động bình thường của
thị trường tài chính.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000 trong nền kinh tế đang
phát triển. Với hơn 10 năm vận hành, thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động
ổn định với những tổ chức và các công cụ cơ bản nhất là cổ phiếu và trái phiếu. Tuy
vậy thực tế hoạt động thời gian gần đây cho thấy, còn nhiều hạn chế đối với thị
trường để hoạt động hiệu quả như: tâm lý bầy đàn, giao dịch nội gián, giao dịch
chứng khoán dựa theo tin đồn v.v Với những tồn tại trên, Luận án lựa chọn
nghiên cứu tác động của đặc điểm thuộc CTNY tới hoạt động công bố thông tin
của CTNY trên TTCK Việt Nam và tác động của công bố thông tin này tới TTCK
Việt Nam và CTNY.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết tới mức độ công bố thông tin và hệ quả của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Ng« thu giang
T¸c ®éng cña c¸c yÕu tè thuéc ®Æc ®iÓm
c«ng ty niªm yÕt tíi møc ®é c«ng bè th«ng tin
vμ hÖ qu¶ cña nã
CHUY£N NGμNH: tμi chÝnh - ng©n hμng
M· Sè: 62340201
Hμ néi, n¨m 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
gs.TS. cao cù béi
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án
cấp trường tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014.
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Để thị trường chứng khoán (TTCK) hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần
được cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư để họ có thể ra các quyết định
đầu tư phù hợp. Thông tin không cân xứng (các bên tham gia vào một giao dịch tài
chính có thông tin không đầy đủ) có tác động tiêu cực tới hoạt động bình thường của
thị trường tài chính.
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời từ năm 2000 trong nền kinh tế đang
phát triển. Với hơn 10 năm vận hành, thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động
ổn định với những tổ chức và các công cụ cơ bản nhất là cổ phiếu và trái phiếu. Tuy
vậy thực tế hoạt động thời gian gần đây cho thấy, còn nhiều hạn chế đối với thị
trường để hoạt động hiệu quả như: tâm lý bầy đàn, giao dịch nội gián, giao dịch
chứng khoán dựa theo tin đồn v.v Với những tồn tại trên, Luận án lựa chọn
nghiên cứu tác động của đặc điểm thuộc CTNY tới hoạt động công bố thông tin
của CTNY trên TTCK Việt Nam và tác động của công bố thông tin này tới TTCK
Việt Nam và CTNY.
Mục đích nghiên cứu
Câu hỏi quản lý đặt ra đối với các nhà quản lý TTCK Việt Nam và các
CTNY là làm thế nào để cải thiện hiệu quả hoạt động thị trường thông qua minh
bạch thông tin công bố và lợi ích của hoạt động này tới các CTNY và tới giao dịch
trên TTCK Việt Nam. Để trả lời câu hỏi này, các nhà quản lý TTCK Việt nam
và CTNY cần hiểu rõ hoạt động CBTT, đo lường được mức độ CBTT, những
yếu tố nào có thể tác động đến CBTT của CTNY, và kết quả giao dịch thị
trường của các cổ phiếu niêm yết sẽ như thế nào khi thực hiện hoạt động CBTT
trên TTCK Việt Nam.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động CBTT của các CTNY chính
thức trên hai Sàn giao dịch chứng khoán của thị trường Chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là hoạt động CBTT từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 tới ngày
31 tháng 12 năm 2013 của các công ty niêm yết có thời điểm niêm yết chính thức
trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh trên TTCK Việt
Nam trước ngày 1 tháng 1 năm 2010.
2
Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể được phát triển như sau:
• Hoạt động công bố thông tin của công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam có thể được đo lường với các biến số và chỉ tiêu đo
lường nào?
• Các yếu tố thuộc đặc điểm công ty niêm yết có tác động tới mức
độ công bố thông tin tổng quát/ mức độ công bố công bố của các nhóm thông
tin từ công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
• Mức độ công bố thông tin của công ty niêm yết có tác động tới
thị trường niêm yết và công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam thông qua chỉ tiêu nào và như thế nào?
Đóng góp mới của nghiên cứu
* Đóng góp về lý luận:
Luận án đã xây dựng một Cơ sở lý thuyết toàn diện mô tả về hoạt động công
bố thông tin (CBTT) của công ty niêm yết (CTNY) trên thị trường Chứng khoán.
Luận án đã phát triển các tiêu chí đo lường hoạt động CBTT; tổng hợp, điều chỉnh
và bổ sung các yếu tố thuộc CTNY và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố này
đến hoạt động CBTT; và đánh giá hệ quả của hoạt động CBTT đến thị trường niêm
yết và CTNY. Luận án xây dựng mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu và
sử dụng phương pháp nghiên cứu lượng hóa để kiểm định các mối tương quan giữa
các biến trong mô hình.
Cụ thể, hoạt động CBTT được đánh giá trên ba (3) phương diện: tính thông
tin, tính rõ ràng dễ hiểu và tính cập nhật của thông tin công bố. Các nghiên cứu trước
đây chỉ đánh giá tổng quát hoạt động CBTT qua chỉ tiêu tính thông tin.
Về yếu tố thuộc CTNY tác động tới CBTT, Luận án đã đánh giá năm nhóm
yếu tố: (1) Đặc điểm ngành nghề; (2) Đặc điểm về sở hữu: ngoài chỉ tiêu sở hữu
nước ngoài, Luận án đã bổ sung chỉ tiêu sở hữu nhà nước và mối quan hệ tương hỗ
là nhà sở hữu có tổ chức và là nhà nước; (3) Đặc điểm về quản trị công ty: luận án
đã điều chỉnh chỉ tiêu độc lập, theo đó, xét cả trường hợp thành viên HDQT kiêm
nhiệm vị trí Tổng giám đốc/ Giám đốc trong CTNY; (4) Đặc điểm về kết quả kinh
doanh: Luận án bổ sung chỉ tiêu dòng tiền trong kỳ; (5) Đặc điểm về niêm yết:
nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu qui mô CTNY; và bổ sung chỉ tiêu Sở niêm yết.
Về hệ quả, không chỉ đánh giá tác động của CBTT tới chi phí vốn chủ sở hữu
của CTNY; luận án cũng đánh giá hệ quả CBTT tổng quát và CBTT của từng nhóm
3
thông tin tới biến động thị giá cổ phiếu. Chưa có nghiên cứu nào trước đây xem xét
đánh giá tác động vĩ mô và vi mô của hoạt động CBTT đến thị giá như vậy.
* Những đóng góp về thực tiễn
Các nghiên cứu trước đây về lĩnh vực này được thực hiện chủ yếu tại các
nước có trình độ phát triển cao và/hay thị trường Chứng khoán (TTCK) có tốc độ
phát triển nhanh và có qui mô lớn. Việc nghiên cứu tại TTCK Việt Nam là một
điểm mới về thực tiễn của nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cũng đem lại những phát
hiện mới về hoạt động CBTT của CTNY trên TTCK Việt Nam, cụ thể là:
(1) Thực trạng thực hiện CBTT của CTNY
(2) Những yếu tố tác động tích cực và tiêu cực tới CBTT của CTNY
(3) Hệ quả tích cực của CBTT tới chi phí vốn chủ sở hữu và biến động thị
giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam
Dựa trên thực trạng đó, luận án đã xây dựng hệ thống kiến nghị với (1) Cơ
quan quản lý nhà nước để hoàn thiện nội dung, qui trình trong các qui định về
CBTT của CTNY; (2) CTNY để tăng cường nhận thức và hướng thông tin chủ đạo
cần cung cấp tới nhà đầu tư; và (3) hướng nghiên cứu sau này về CBTT của CTNY
trên TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu trên Thế giới
Hoạt động CBTT của các CTNY được nghiên cứu khá phổ biến trong hơn 10
năm tại các nước trên Thế giới. Các nghiên cứu của Thế giới tập trung vào ba nội
dung chính của hoạt động CBTT là:
• Xu thế công bố các nhóm thông tin: CBTT theo qui định và CBTT
tự nguyện
• Lý giải các yếu tố tác động đến hoạt động công bố của CTNY.
• Tác động của hoạt động CBTT: các nghiên cứu xem xét tác động trực tiếp
của hoạt động CBTT đến chủ thể sử dụng thông tin; và từ đó tác động gián tiếp đến
thị trường niêm yết.
1.1.1.1 Thông tin công bố
Chỉ số thông tin trong các nghiên cứu đầu tiên là chỉ số được xây dựng cho
các thông tin công bố bắt buộc theo luật định. Theo sự phát triển của thị trường
Chứng khoán trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã tìm ra xu hướng CBTT của các
CTNY không chỉ dừng lại ở CBTT theo luật định mà còn công bố các thông tin tự
4
nguyện. Điều này xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của các CTNY để thu hút sự chú ý
của các tổ chức liên quan bên ngoài.
Dựa trên nhu cầu của nguwofi sử dụng các nghiên cứu chuyển sang xây dựng
chỉ số thông tin công bố theo yêu cầu của đối tượng sử dụng thông tin; theo yêu
cầu của các nhà phân tích tài chính, bao gồm không chỉ thông tin công bố bắt
buộc theo luật định và thông tin công bố tự nguyện.
1.1.1.2 Yếu tố tác động đến CBTT
Đánh giá những yếu tố tác động đến hoạt động CBTT, có nhiều nghiên cứu
đã xem xét tác động của đặc điểm CTNY đến CBTT như các đặc điểm về cơ cấu sở
hữu của cổ đông bên ngoài, phạm vi niêm yết quốc tế, vốn hóa, ngành kinh doanh,
qui mô công ty, cơ cấu vốn, và kết quả sản xuất kinh doanh, tính độc lập giữa thành
viên của Hội đồng quản trị và ban giám đốc, và đặc điểm cá nhân của Ban Giám
đốc. Các nghiên cứu thực hiện mô hình hồi qui đa biến và tuyến tính để mô tả mối
tương quan giữa những yếu tố tác động đến mức độ CBTT.
1.1.1.3 Hệ quả của hoạt động CBTT
Xu hướng nghiên cứu thứ ba về hoạt động CBTT là hệ quả của hoạt động
CBTT tới đối với các nhà đầu tư, thể hiện trên biến động giao dịch của thị trường
Chứng khoán và tới CTNY.
Các nghiên cứu đã đánh giá tác động của CBTT đến biến động giá trên thị
trường Chứng khoán và tới chi phí vốn, tính thanh khoản của CTNY và giá trị của
CTNY. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tồn tại mối quan hệ giữa hoạt động CBTT,
chi phí vốn và tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là nghiên cứu gián tiếp về CBTT với
Ngân hàng Thế giới, 2006 về Quản trị Công ty, Lê Trung Thành, 2010 về giám sát
giao dịch chứng khoán, Vũ Thị Thu Ngà, 2011 về Quản lý nhà nước về Pháp luật
đối với CTNY trên TTCK Việt Nam, đã đánh giá rằng Việt Nam thiếu một cơ chế
quản lý hiệu quả về chất lượng thông tin công bố; kiểm soát việc lập; nhà đầu tư
không tiếp cận được với thông tin hoặc là phản ứng rất chậm với thông tin công bố,
CBTT chậm và sơ sài so với qui định.
Nghiên cứu tập trung trực tiếp vào hoạt động CBTT Kelly Anh Vu, 2011; Tạ
Quang Bình, 2012 nghiên cứu về tác động của ban giám đốc độc lập và cơ cấu vốn
chủ sở hữu tới CBTT tự nguyện., về khoảng cách về nhu cầu thông tin giữa các
chuyên gia phân tích tài chính và quan điểm của giám đốc tài chính tại CTNY về
thông tin công bố tự nguyện trong báo cáo thường niên, những yếu tố tác động tạo
5
nên khoảng cách đó và ảnh hưởng tới giá chứng khoán trên thị trường và chi phí vốn
của CTNY trong năm 2009 và 2010.
1.2 Công bố thông tin và vai trò của CBTT với CTNY trên TTCK
1.2.1 Công bố thông tin
Trên thị trường chứng khoán; CBTT được hiểu là một quá trình truyền tải
thông tin giữa CTNY với các chủ thể trên TTCK có mối quan tâm đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của CTNY.
1.2.2 Vai trò của công bố thông tin đối với doanh nghiệp
CBTT là phương pháp hiệu quả để giảm thiểu và giải quyết vấn đề thông tin
không cân xứng và vấn đề đại diện đó là CBTT.
1.3 Chính sách về quản lý hoạt động công bố thông tin
1.3.1 Chính sách về CBTT theo cơ chế đăng ký xin phép phát hành
(1) Chính sách công bố thông tin bắt buộc
Qui định về CBTT tập trung vào giải quyết vấn đề thông tin không cân xứng
với mục tiêu là qui định CBTT bắt buộc đối với các CTNY.
(2) Chính sách công bố thông tin tự nguyện
Được áp dụng khá phổ biến ở giai đoạn sơ khai của thị trường tài chính khi
qui mô và trình độ của thị trường còn rất yếu, mục tiêu giải quyết vấn đề người đại
diện, nhu cầu cần thể hiện và tạo uy tín của các CTNY trên thị trường và tăng tính
cạnh tranh trên thị trường Chứng khoán.
(3) Chính sách công bố thông tin hỗn hợp
Để khắc phục nhược điểm của Chính sách CBTT bắt buộc và chính
sách CBTT tự nguyện, và phù hợp với sự phát triển nhanh về trình độ và qui
mô của TTCK, chính sách CBTT hỗn hợp được ra đời với sự tham gia và bổ
trợ lẫn nhau của hai chính sách trên.
1.3.2 Chính sách về CBTT theo cơ chế phát hành dựa trên CBTT đầy đủ
Khi công ty đại chúng công bố thông tin đầy đủ, công ty đó sẽ được niêm yết
trên thị trường. Mục tiêu của chính sách này là xây dựng môi trường minh bạch
thông tin.
1.4 Chiến lược CBTT
Có hai loại chiến lược áp dụng cho CBTT: chiến lược chủ động và chiến
lược bị động. Chiến lược CBTT chủ động thỏa mãn nhu cầu thông tin của người sử
dụng; và công bố không hạn chế và đúng thời điểm. Chiến lược CBTT bị động chỉ
công bố các thông tin theo qui định và công bố hạn chế.
6
1.5 Các yếu tố cấu thành hoạt động CBTT
Các thành phần cấu thành hoạt động CBTT bao gồm thông tin, kênh thông tin
và thời điểm để thực hiện hoạt động CBTT.
1.5.1 Thông tin công bố
Khi ra quyết định liên quan đến hoạt động CBTT, các CTNY phải cân nhắc
và lựa chọn nhóm thông tin sẽ công bố. Hai nhóm thông tin công bố: (1) thông tin
công bố theo qui định (công bố định kỳ, bất thường và theo yêu cầu, và (2) thông tin
công bố tự nguyện.
1.5.2 Thời điểm CBTT
Thời điểm CBTT là thời điểm thông tin được truyền tải và xuất hiện trên TTCK.
1.5.3 Kênh CBTT
Kênh CBTT bao gồm: Đối thoại trực tiếp giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp với
nhà đầu tư, Buổi giới thiệu thông tin về doanh nghiệp (Roadshow), Họp báo; Hội
thảo qua điện thoại; và Thông báo trên báo chí, Internet, tờ rơi.
1.6 Mức độ CBTT
Để đánh giá hoạt động CBTT, các nghiên cứu trước đây đã đưa ra các quan
điểm và các tiêu chí khác nhau để đánh giá hoạt động CBTT.
1.6.1 Quan điểm về “Minh bạch”
Tính minh bạch được xác định dựa trên số lượng mục thông tin công ty cung
cấp so với bộ thông tin yêu cầu của nhà đầu tư. Phương pháp đánh giá này chỉ đảm
bảo rằng thông tin đó được công bố chứ không đảm bảo rằng là đầy đủ.
1.6.2 Quan điểm về “Chất lượng”
Chất lượng thông tin được đánh giá theo sáu tiêu chí là tính giàu thông tin,
tính phù hợp, tính rõ ràng, tính đặc biệt, tần xuất xuất hiện, và tính ngoài kỳ vọng.
hay có thể đánh giá với ba tiêu chí: tính phù hợp; tính tin cậy và tính rõ ràng - dễ
hiểu. Nhược điểm của phương pháp này đó chính là tính khả thi khi thực hiện chỉ
tiêu đo lường tính tin cậy.
1.6.3 Quan điểm về “Hiệu quả”
Thông tin công bố được đánh giá là hiệu quả nếu thông tin đó được cung cấp
đầy đủ, chính xác và cập nhật. Quan điểm này đã bổ sung thêm đặc tính cập nhật
của thông tin mà hai quan điểm trên chưa thể hiện được.
1.6.4 Kết luận
Luận án cho rằng mức độ CBTT cần được đánh giá theo các tiêu chí cần thiết
của một thông tin, cụ thể là đầy đủ, rõ ràng và cập nhật. Chính vì vậy, Luận án sẽ
7
đánh giá mức độ CBTT theo ba (3) tiêu chí: tính thông tin, tính rõ ràng dễ hiểu và
tính cập nhật.
1.7 Các yếu tố tác động đến hoạt động CBTT
Khi xem xét các yếu tố tác động đến hoạt động CBTT, các nghiên cứu chỉ tập
trung vào tác động của hai môi trường ngành và môi trường hoạt động nội bộ tới
doanh nghiệp.
1.7.1 Đặc điểm Ngành nghề kinh doanh
Yếu tố được nghiên cứu là loại ngành nghề kinh doanh và tính cạnh tranh của
ngành. Mối quan hệ giữa đặc điểm này và CBTT không đồng nhất trên các TTCK
khác nhau.
1.7.2 Đặc điểm Nguồn vốn Chủ sở hữu
Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu được xem xét với cơ cấu sở hữu của nhà quản
lý, cơ cấu sở hữu của hội đồng quản trị, cơ cấu sở hữu của các nhà đầu tư trong nước
và nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu gia đình; cơ cấu sở hữu của chính phủ.
1.7.3 Đặc điểm về Quản trị công ty
Các nghiên cứu xem xét vấn đề đại diện giữa HĐQT và BGĐ: kiêm nhiệm vị
trí Chủ tịch HĐQT và BGĐ, và tỷ lệ thành viên HDQT trong BGD.
1.7.4 Qui mô doanh nghiệp
Có sự tác động của qui mô doanh nghiệp tới hoạt động CBTT. Qui mô được
đo bằng chỉ tiêu vốn hóa trên TTCK của CTNY.
1.7.5 Đặc điểm về kết quả kinh doanh
Bộ chỉ tiêu sinh lời (ROA, ROE và ROS) là bộ chỉ tiêu được sử dụng phổ
biến nhất. Tuy nhiên, chỉ tiêu ROS chỉ phù hợp khi đánh giá các doanh nghiệp
cùng ngành.
1.7.6 Đặc điểm niêm yết
Thuộc tính niêm yết bao gồm thị trường niêm yết, thời điểm niêm yết;
giá trị niêm yết.
1.7.7 Chất lượng của Kiểm toán độc lập:
Vai trò của kiểm toán độc lập là nhằm kiểm tra tính tin cậy của TTCB. Tuy
nhiên, tác động của yếu tố chất lượng của kiểm toán độc lập tới mức độ CBTT là
không đáng kể.
1.7.8 Kết luận
Sau khi đánh giá tính khả thi trong áp dụng của các nhóm đặc điểm thuộc
CTNY, Luận án lựa chọn những nhóm đặc điểm sau:
(1) Ngành nghề kinh doanh: ngành nghề theo đăng ký kinh doanh của CTNY
8
(2) Đặc điểm Nguồn vốn chủ sở hữu: cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng sở hữu của
Nhà nước, tỷ trọng sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, tỷ trọng sở hữu của
nhà đầu tư tổ chức
(3) Đặc điểm về Quản trị công ty: độc lập giữa HĐQT và vị trí Tổng Giám đốc/
Giám đốc; tỷ trọng thành viên HĐQT tham gia BGĐ
(4) Đặc điểm về Kết quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh tổng quát: ROA và tỷ
lệ dòng tiền thuần trên doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: ROE,
tỷ lệ dòng tiền thuần trên lợi nhuận sau thuế và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
(5) Đặc điểm về niêm yết: số năm niêm yết, Sở GDCK niêm yết và tỷ lệ vốn hóa
trên một cổ phiếu
1.8 Hệ quả của hoạt động CBTT
Hoạt động thị trường được đánh giá là tốt khi : (1) Giá cả và khối lượng giao
dịch hàng hóa biến động để phản ánh thông tin công bố đến thị trường; (2) Tính
thanh khoản cao, và (3) Tối thiểu hóa chi phí giao dịch.
Theo góc độ chủ thể phát hành là các CTNY, hoạt động thị trường được đánh
giá là tốt khi tối thiểu hóa chi phí huy động vốn chủ sở hữu, nâng cao giá trị thị
trường của công ty. Tuy nhiên, mức độ và cấp độ tác động của CBTT còn hoàn toàn
phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu chung về thị trường Chứng khoán Việt Nam
Quá trình ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam qua hai giai đoạn. Giai
đoạn 1 là Chuẩn bị thành lập thị trường Chứng khoán (1990s). Giai đoạn 2 –
Vận hành thị trường Chứng khoán: Từ năm 2000. Với hơn 10 năm hoàn thiện
và phát triển, từ 5 cổ phiếu, tới cuối năm 2013, số lượng CPNY trên thị trường
đạt 983 cổ phiếu.
2.2. Quản lý nhà nước về CBTT của CTNY trên TTCK
2.2.1. Chính sách quản lý CBTT của CTNY trên TTCK Việt nam
Cơ quan quản lý thị trường đã quyết định lựa chọn chính sách qui định là
CBTT đầy đủ thay thế cho CBTT theo qui định. Với chính sách này, mục đích của
cơ quan quản lý nhà nước không chỉ là tăng cường tính minh bạch của thị trường mà
còn là cơ sở để thị trường Chứng khoán Việt Nam áp dụng cơ chế phát hành dựa
trên CBTT đầy đủ thay cho cơ chế đăng ký xin phép phát hành hiện tại.
9
2.2.2. Hệ thống văn bản pháp qui về CBTT của CTNY trên TTCK Việt nam
2.3. Qui định cụ thể về hoạt động CBTT của CTNY trên TTCK Việt
Nam
2.3.1. Thông tin công bố
Theo thông tư số 09/2010/TT-BTC qui định về CBTT trên thị trường Chứng
khoán Việt Nam, CTNY cần công bố các nhóm thông tin như sau:
Thông tin định kỳ:
Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên (26 mục thông tin)
Thông tin bất thường và theo yêu cầu:7 nhóm thông tin
Sau một năm áp dụng Thông tư 09/2010, thông tư 52/2012 TT-BTC được
xây dựng và qui định chỉ số thông tin công bố theo luật định của Việt Nam khá toàn
diện với 21 nhóm thông tin lớn với mục tiêu là các CTNY phải CBTT đầy đủ.
Thông tin định kỳ:
Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên (26 mục thông tin) và báo cáo quản trị
Thông tin bất thường và theo yêu cầu: 19 nhóm thông tin
2.3.2. Thời gian công bố
Với các báo cáo định kỳ, thời gian qui định trong Thông tư 52/2012 ngắn hơn
10 ngày so với qui định trong Thông tư 09/2010. Đối với thông tin công bố bất
thường và theo yêu cầu thông thường như thông tin niêm yết, giao dịch, giám sát,
nghị quyết Đại hội Cổ đông, Nghị quyết Hội đồng Quản trị... thời gian công bố yêu
cầu là trong 24 giờ kể từ khi thông tin đó được thiết lập.
2.3.3. Kênh công bố
Thông tin về tổ chức niêm yết được công bố qua 4 kênh sau đây: (1) Báo cáo
thường niên, trang thông tin điện tử (Website) và các ấn phẩm khác của tổ chức
niêm yết; (2) Các phương tiện CBTT của Ủy ban Chứng khoán nhà nước
(UBCKNN); (3) Các phương tiện CBTT của Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK);
(4) Phương tiện thông tin đại chúng khác.
2.4. Vi phạm trong CBTT của CTNY trên TTCK Việt Nam
Vi phạm về CBTT là vi phạm phổ biến trong các vi phạm trong lĩnh vực
chứng khoán. Các lỗi vi phạm xếp theo mức độ phổ biến vi phạm như sau:
Về thông tin công bố:
• Vi phạm về chậm nộp hoặc thiếu trung thực khi công bố các báo cáo tài chính,
Công bố báo cáo thường niên, Công bố tình hình quản trị công ty, Công bố các
Nghị quyết Đại hội cổ đông và Nghị quyết Hội đồng quản trị, Công bố về việc
thay đổi nhân sự, báo cáo về giao dịch cổ phiếu quỹ, báo cáo tiến độ sử dụng
10
vốn, nộp hồ sơ lý lịch các thành phần chủ chốt và Công