Tóm tắt Luận án Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, ra đời rất sớm trong lịch sử loài người. Trong suốt chiều dài tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, tôn giáo đã có những lúc tác động cùng hoặc ngược chiều với sự tiến bộ của loài người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của nhân loại, bằng chứng là, những thăng trầm của lịch sử đã và đều gắn liền với vấn đề tôn giáo. Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến những xung đột, bùng nổ xã hội, thậm chí là những xung đột vũ trang hay chiến tranh khu vực (đặc biệt là cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vẫn còn đang diễn ra) gây ra nhiều đau khổ, chết chóc mà nguyên nhân của nó có liên quan đến vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc. A. Malraux, nhà văn hóa nổi tiếng của nước Pháp đã có nhận định tôn giáo trong tình hình mới, đòi hỏi xem xét, nghiên cứu tôn giáo trên một mảnh đất mới và đưa ra một câu hỏi có tính chất dự báo: “Vấn đề then chốt của cuối thế kỷ này là vấn đề tôn giáo được diễn ra dưới một dạng khác với sự hiểu biết của chúng ta ngày nay” . Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo tuy xuất hiện không giống nhau và cũng đóng những vai trò khác nhau trong sự phát triển của dân tộc nhưng có một điều đặc biệt, mặc dù tôn giáo khác nhau, nhưng các tín đồ đều có một mục đích chung là được thể hiện niềm tin của mình và được đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để vừa có thể là một công dân tốt, vừa là một người tín đồ tốt của tôn giáo mình. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Trong đời sống tôn giáo xuất hiện những xu hướng biến đổi tôn giáo như: xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa tôn giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tôn giáo; xu hướng quốc tế hóa và dân tộc hóa tôn giáo; xu hướng vừa thế tục vừa tăng tính thiêng của tôn giáo và cuối cùng là xu hướng hiện đại hóa tôn giáo. Những xu hướng đó có cả những tác động tích cực và có cả những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung và đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Những tác động đó đem lại hậu quả nhất định về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trước những tác động đó, nhiều cấp ủy và chính quyền ở địa phương còn nhiều lúng túng trong nhận thức giải quyết, thậm chí còn những lệch lạc, sơ hở mà các thế lực thù địch lợi dụng gây mất trật tự an ninh chính trị xã hội. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về những xu hướng biến đổi tôn giáo, xem xét tác động của chúng đền đời sống tôn giáo, nhận thức rõ những xu hướng biến đổi đó, làm rõ nguyên nhân, hệ quả, những mặt tích cực và những tiêu cực trong những tác động đó, đề xuất một số những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực là một việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ Triết học.

docx24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, ra đời rất sớm trong lịch sử loài người. Trong suốt chiều dài tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, tôn giáo đã có những lúc tác động cùng hoặc ngược chiều với sự tiến bộ của loài người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của tôn giáo đối với đời sống tinh thần của nhân loại, bằng chứng là, những thăng trầm của lịch sử đã và đều gắn liền với vấn đề tôn giáo. Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến những xung đột, bùng nổ xã hội, thậm chí là những xung đột vũ trang hay chiến tranh khu vực (đặc biệt là cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS vẫn còn đang diễn ra) gây ra nhiều đau khổ, chết chóc mà nguyên nhân của nó có liên quan đến vấn đề tôn giáo và vấn đề dân tộc. A. Malraux, nhà văn hóa nổi tiếng của nước Pháp đã có nhận định tôn giáo trong tình hình mới, đòi hỏi xem xét, nghiên cứu tôn giáo trên một mảnh đất mới và đưa ra một câu hỏi có tính chất dự báo: “Vấn đề then chốt của cuối thế kỷ này là vấn đề tôn giáo được diễn ra dưới một dạng khác với sự hiểu biết của chúng ta ngày nay” Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Viện Nghiên cứu tôn giáo (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.13 . Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo tuy xuất hiện không giống nhau và cũng đóng những vai trò khác nhau trong sự phát triển của dân tộc nhưng có một điều đặc biệt, mặc dù tôn giáo khác nhau, nhưng các tín đồ đều có một mục đích chung là được thể hiện niềm tin của mình và được đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để vừa có thể là một công dân tốt, vừa là một người tín đồ tốt của tôn giáo mình. Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Trong đời sống tôn giáo xuất hiện những xu hướng biến đổi tôn giáo như: xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa tôn giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tôn giáo; xu hướng quốc tế hóa và dân tộc hóa tôn giáo; xu hướng vừa thế tục vừa tăng tính thiêng của tôn giáo và cuối cùng là xu hướng hiện đại hóa tôn giáo. Những xu hướng đó có cả những tác động tích cực và có cả những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội nói chung và đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Những tác động đó đem lại hậu quả nhất định về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trước những tác động đó, nhiều cấp ủy và chính quyền ở địa phương còn nhiều lúng túng trong nhận thức giải quyết, thậm chí còn những lệch lạc, sơ hở mà các thế lực thù địch lợi dụng gây mất trật tự an ninh chính trị xã hội. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về những xu hướng biến đổi tôn giáo, xem xét tác động của chúng đền đời sống tôn giáo, nhận thức rõ những xu hướng biến đổi đó, làm rõ nguyên nhân, hệ quả, những mặt tích cực và những tiêu cực trong những tác động đó, đề xuất một số những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, phát huy những tác động tích cực là một việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ Triết học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, làm rõ một số xu hướng biến đổi của tôn giáo và những tác động của chúng đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của những xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền vững xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tài liệu, công trình khoa học đã nghiên cứu về xu hướng biến đổi tôn giáo của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, Luận án khái quát, tổng hợp các tư liệu có liên quan đến xu hướng biến đổi tôn giáo, tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, xá định rõ những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Thứ hai, Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay . Thứ ba, Phân tích thực trạng tác động của một xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra. Thứ tư, Đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án đi sâu nghiên cứu một số xu hướng biến đổi tôn giáo và những tác động của chúng đối với đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Có rất nhiều xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay đang diễn ra trên thế giới cũng như ở Viêt Nam, tuy nhiên Luận án lựa chọn 5 xu hướng biến đổi tôn giáo nổi bật và tác động mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, trong giai đoạn từ khi đổi mới đến nay, bao gồm các xu hướng: xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa niềm tin tôn giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tôn giáo; xu hướng toàn cầu hóa và dân tộc hóa tôn giáo; xu hướng vừa thế tục vừa thiêng hóa của các tôn giáo và xu hướng hiện đại hóa tôn giáo. Nghiên cứu xu hướng biến đổi tôn giáo cũng như đánh giá tác động của chúng đối với đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đối với các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Công giáo và Tin Lành 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của Luận án là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về tôn giáo. - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp lịch sử - logic, phương pháp so sánh, phương pháp kết hợp phân tích lý luận với tổng kết thực tiễn, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu, phương pháp hệ thống cấu trúc, phương pháp liên ngành. - Cách tiếp cận: Cách tiếp cận chủ đạo của Luận án là cách tiếp cận triết học, dựa trên các nguyên lý của chủ nghĩa duy vậy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, là một thành tố thống nhất trong đời sống xã hội, có tác động qua lại đối với các thành tố khác của đời sống xã hội. Trong đó, đặc biệt, để hiểu được xu hướng biến đổi tôn giáo, tác giả đặc biệt vận dụng cặp phạm trù khả năng – hiện thực, nguyên nhân – kết quả làm cơ sở trực tiếp để nghiên cứu về những xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay, đó là cơ sở để đánh giá những tác động của nó đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, Luận án cũng quan tâm đến cách tiếp cận đa ngành như: Nhân học tôn giáo khi xem xét đời sống tôn giáo trong sự biến đổi cả về thời gian, không gian, trong đời sống cá nhân và đời sống công cộng. Thông qua cách tiếp cận này giúp cho luận án có cái nhìn sâu hơn vào trong đời sống tôn giáo. Cách tiếp cận Xã hội học tôn giáo giúp cho luận án có thể nhìn nhận, đánh giá được những tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam qua các số liệu, biểu bảng, thống kê, 5. Đóng góp mới của Luận án Thứ nhất, luận án đưa ra những luận cứ mới về những xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay, một số những xu hướng biến đổi mới trong đời sống tôn giáo Việt Nam như: xu hướng cạnh tranh – đối thoại tôn giáo, xu hướng hiện đại hóa tôn giáo,. Luận án cũng hệ thống một cách đầy đủ nhất về khái niệm đời sống tôn giáo và những yếu tố của đời sống tôn giáo, cách tiếp cận của luận án về mối quan hệ giữa xu hướng biến đổi tôn giáo và đời sống tôn giáo Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ở trên 3 khía cạnh: ý thức tôn giáo, quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Qua những tác động này, luận án cũng đưa ra một số những vấn đề đặt ra đối với sự tác động này của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Thứ ba, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đề xuất những khuyến nghị cho quá trình quản lý và hoạch định chính sách về tôn giáo và công tác tôn giáo đối với việc quản lý tôn giáo ở các cấp, các ban ngành, địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam cũng như tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo của Việt Nam qua những căn cứ, những số liệu cụ thể. Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách, pháp luật trong lãnh đạo và quản lý tôn giáo ở nước ta hiện nay. Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lý luận về tôn giáo và một số lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn khác có liên quan trong các trường chính trị, các trường Đại học và Cao đẳng. 7. Kết cấu của Luận án Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Các công trình khoa học của tác giả đã công bố, luận án bao gồm 4 chương, 13 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Chương 2. Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay – Những vấn đề lý luận Chương 3: Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay - thực trạng và những vấn đề đặt ra Chương 4. Một số quan điểm và giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu về lý luân tác động của xu hướng biến đổi của tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã tiếp cận vấn đề xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam từ những khái niệm và trong đó đặc biệt là các xu hướng biến đổi tôn giáo. Hầu hết các công trình ở đây đều đưa ra hoặc là 3, 4 xu hướng biến đổi tôn giáo như: Xu hướng đa dạng hóa tôn giáo, xu hướng thế tục hóa tôn giáo, xu hướng dân tộc hóa tôn giáo và xu hướng quốc tế hóa tôn giáo. Các khái niệm về Đời sống tôn giáo được tiếp cận từ nhiều hướng và tập trung trong các đề tài, Luận án gần đây. 1.2. Những công trình nghiên cứu thực trạng tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt Nam Có nhiều công trình nghiên cứu, các báo báo cũng như Kỷ yếu khoa học về thực trạng tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, thực tế, các công trình này chủ yếu trình bày về đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay, hoặc những biến đổi trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam chứ chưa trình bày dưới sự tác động của các xu hướng biến đổi của các tôn giáo. 1.3. Những công trình nghiên cứu về quan điểm và giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Những công trình này chủ yếu là các đề tài, sách của các học giả trong nước cũng như kinh nghiệm của nước ngoài trong các công trình hợp tác giữa các trường Đại học với vấn đề luật pháp tôn giáo Việt Nam và các nước khác trên thế giới. 1.4. Một vài nhận xét và những vấn đề đặt ra 1.4.1. Một số nhận xét Điểm qua tình hình nghiên cứu trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, tôn giáo là một lĩnh vực thu hút khá đông đảo học giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Các công trình tùy từng cách tiếp cận khác nhau, có nhiều quan điểm khác nhau về các xu hướng biến đổi tôn giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây. Có những xu hướng đã không còn là chủ đạo mà lẫn vào trong các xu hướng khác và bị các xu hướng khác chi phối, nhưng cũng có những xu hướng mới xuất hiện, chi phối mạnh mẽ đến các xu hướng khác (xu hướng thế tục hóa tôn giáo, xu hướng đa dạng hóa tôn giáo). Các học giả trong nước và nước ngoài cũng có những nhìn nhận về “đời sống tôn giáo” giống như một thực thể xã hội đang có những chuyển biến rõ rệt theo những khuynh hướng nhất định đó Thứ hai, trong các công trình nghiên cứu về thực trạng tác động của một số xu hướng biến đổi về tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay, một số công trình đã khắc họa được sự biến đổi mạnh mẽ của đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay dưới những tác động của các xu hướng phát triển xã hội nói chung cũng như những xu hướng biến đổi tôn giáo nói riêng. Tuy nhiên, cách tiếp cận chủ yếu theo Tôn giáo học, xã hội học tôn giáo nhìn nhận sự tác động đó ở 3 phương diện: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo. Có thể nói, đó là 3 lĩnh vực lớn của đời sống tôn giáo, song đời sống tôn giáo nếu hiểu như một khái niệm Triết học thì được nhìn nhận trong một kết cấu chỉnh thể của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố về ý thức tôn giáo, quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Thứ ba, một số công trình cũng đã đề cập đến những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế những mặt tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo nói chung, các công trình đã chỉ ra được kinh nghiệm thực tiễn của các quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị xã hội tương tự với Việt Nam như Trung Quốc, Liên Xô, nhưng cũng có những công trình đề cập đến kinh nghiệm của các quốc gia có thể chế chính trị và điều kiện tôn giáo khác hoàn toàn với Việt Nam (Mỹ, Nhật Bản). Tuy nhiên, chúng tôi cũng đã nhận thấy những ý kiến có tính chất bản lề cho việc đề ra những giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay. Các biện pháp đó đều nhấn mạnh đến cả chủ thể và khách thể của chính đời sống tôn giáo trong việc quản lý của Nhà nước về vấn đề tôn giáo để phát huy sự tác động tích cực của tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 1.4.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra đối với Luận án Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, dựa trên những xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay và những tác động của chúng đối với đời sống tôn giáo, theo chúng tôi phải tiếp tục làm rõ được: Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của những xu hướng đó, đồng thời, chỉ ra biểu hiện của những xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Để làm được điều này, luận án cần phải tập hợp các tư liệu có liên quan, phân loại theo chủ điểm. Trên cơ sở chắt lọc những kiến thức trong các công trình khoa học đã công bố, phục vụ việc triển khai các nội dung của luận án. Thứ hai, trên cơ sở các tài liệu đã có liên quan, luận án cần phải giải quyết được một cách tường minh những vấn đề có tính lý luận như: những khái niệm về Đời sống tôn giáo, về xu hướng biến đổi tôn giáo, về mối quan hệ giữa xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo theo những khía cạnh nào. Dựa trên những tài liệu đã có, căn cứ trên thực tiễn về đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay, luận án phải chỉ ra được một số xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay một cách cập nhật nhất, để có thể thấy được cái mới của luận án (những xu hướng biến đổi mới xuất hiện ở Việt Nam). Thứ ba, điều quan trọng phải phân tích, đánh giá được thực trạng tác động của những xu hướng biến đổi tôn giáo đó lên đời sống tôn giáo của Việt Nam hiện nay, bằng các số liệu định lượng hoặc định tính thông qua những nghiên cứu, ý kiến chuyên gia. Những tác động này làm biến đổi đời sống tôn giáo trên 3 lĩnh vực: ý thức tôn giáo, quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo. Trên mỗi một phương diện, luận án sẽ đề cập đến những vấn đề đặt ra cho công tác tôn giáo, đặc biệt là cho công tác quản lý tôn giáo từ chính những tác động này. Thứ tư, qua thực trạng tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra, luận án cần phải chỉ rõ được một số quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực, của tác động một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo Việt nam hiện nay nhằm hướng tới xây dựng xã hội Việt Nam giàu mạnh, văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, Luận án muốn đóng góp một sự luận giải về vấn đề này. CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1. Quan niệm về “ Đời sống tôn giáo” và “Xu hướng biến đổi tôn giáo” 2.1.1. “Đời sống tôn giáo” và các yếu tố của đời sống tôn giáo 2.1.1.1. Quan niệm về “đời sống tôn giáo” Trên cơ sở tiếp thu các kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lê nin, luận án đưa ra quan niệm về Đời sống tôn giáo như sau: đời sống tôn giáo bao gồm toàn bộ hệ ý thức, quan hệ giữa các tôn giáo và các hoạt động của những cộng đồng tôn giáo (bao gồm chức sắc và tín đồ tôn giáo) diễn ra trong một không gian và thời gian nhất định. Như vậy, đời sống tôn giáo được đề cập đến ở đây là một phạm trù triết học, nó bao gồm cả lĩnh vực đời sống vật chất và đời sống tinh thần của những người có tôn giáo, nó bao gồm đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng tôn giáo, trên bình diện đó, nó cũng bao gồm cả đời sống xã hội của người có tôn giáo. Quan hệ giữa các tôn giáo cũng là yếu tố quan trọng trong đời sống tôn giáo, đó là ứng xử, thái độ của người có tôn giáo đối với tôn giáo và đối với đời sống chính trị - xã hội. 2.1.1.2. Các yếu tố của đời sống tôn giáo Thứ nhất, Hệ ý thức tôn giáo: bao gồm toàn bộ những yếu tố thuộc về đời sống tinh thần của những người có tôn giáo, nó bao gồm ý thức tôn giáo (tình cảm tôn giáo, niềm tin tôn giáo, tâm lý tôn giáo) và hệ tư tưởng tôn giáo (giáo lý, giáo luật và tổ chức tôn giáo) Thứ hai, quan hệ giữa các tôn giáo. Nói đến đời sống tôn giáo không thể không nói đến quan hệ giữa các tôn giáo, đó là thái độ, cách ứng xử của các tôn giáo với nhau. Thứ ba, những hoạt động tôn giáo là những sinh hoạt tôn giáo và những hoạt động xã hội của người có tôn giáo. Những sinh hoạt tôn giáo là những sinh hoạt thuần túy của người có tôn giáo như: việc giảng dạy giáo lý tôn giáo, việc học đạo hay truyền đạo, Những sinh hoạt thuần túy tôn giáo có thể kể đến như: Nghi lễ (nghi thức) tôn giáo; Sự kiện tôn giáo; Không gian tôn giáo. 2.1.2. “Xu hướng biến đổi tôn giáo” và các tiền đề cho sự hình thành các xu hướng biến đổi tôn giáo 2.1.2.1. Quan niệm về “Xu hướng biến đổi tôn giáo” Xu hướng biến đổi tôn giáo được hiểu như mối quan hệ giữa phạm trù khả năng và hiện thực, ngẫu nhiên và tất nhiên, nguyên nhân và kết quả, nó là kết quả của hàng loạt các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Theo quan điểm của triết học, xu hướng biến đổi tôn giáo là kết quả tác động tổng hợp của những nhân tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài, trong nước và quốc tế làm cho tôn giáo biến đổi theo những chiều hướng nhất định trong một thời gian dài. 2.1.2.2.. Những tiền đề cho các xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay Đó là những tiền đề về kinh tế, chính trị - xã hội. Những chuyển động trong đời sống kinh tế thế giới cũng như Việt Nam, quá trình toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực cũng như đời sống tôn giáo thế giới và một phần nữa đó chính là những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo là những tiền đề quan trọng dẫn đến những xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Một số xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. 2.2.1. Xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa tôn giáo Đời sống tôn giáo Việt Nam một mặt thể hiện sự đa dạng hóa niềm tin tôn giáo, một mặt thể hiện xu hướng các nhân hóa niềm tin tôn giáo.
Luận văn liên quan