Tự do hóa tài khoản vốn là một xu thế tất yếu của các quốc gia trong quá trình
hội nhập. Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng tự do hóa tài khoản vốn có thể thúc đẩy đầu tư
và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế một số quốc gia đang phát triển như
các nước Đông Á giai đoạn trước khủng hoảng (1997) đã phải trả giá đắt trước sự rút
vốn ồ ạt của các nhà đầu tư gián tiếp và đầu cơ tài chính. Nhiều nhà kinh tế học đã
đặt ra câu hỏi về những lợi ích thực sự của tự do hóa tài khoản vốn đối với các quốc
gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển nằm
trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean. Sự kiện trở thành thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới WTO năm 2007 và gần đây nhất là việc tham gia Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) cho thấy
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế. Trên
thực tế, Việt Nam đã và đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn với mức độ ngày
càng cao. Xuất phát từ sự khác biệt trong kết quả của những nghiên cứu trước đây
trên thế giới về mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng kinh tế,
cũng như xuất phát những khoảng trống nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam đặc biệt
trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế,
đề tài “Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”
được lựa chọn nghiên
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tự do hóa tài khoản vốn là một xu thế tất yếu của các quốc gia trong quá trình
hội nhập. Lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng tự do hóa tài khoản vốn có thể thúc đẩy đầu tư
và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế một số quốc gia đang phát triển như
các nước Đông Á giai đoạn trước khủng hoảng (1997) đã phải trả giá đắt trước sự rút
vốn ồ ạt của các nhà đầu tư gián tiếp và đầu cơ tài chính. Nhiều nhà kinh tế học đã
đặt ra câu hỏi về những lợi ích thực sự của tự do hóa tài khoản vốn đối với các quốc
gia, đặc biệt là các nước đang phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển nằm
trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean. Sự kiện trở thành thành viên của Tổ
chức thương mại thế giới WTO năm 2007 và gần đây nhất là việc tham gia Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) cho thấy
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế. Trên
thực tế, Việt Nam đã và đang thực hiện tự do hóa tài khoản vốn với mức độ ngày
càng cao. Xuất phát từ sự khác biệt trong kết quả của những nghiên cứu trước đây
trên thế giới về mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng kinh tế,
cũng như xuất phát những khoảng trống nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam đặc biệt
trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế,
đề tài “Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”
được lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của tự do hóa tài
khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2014. Đồng thời
nghiên cứu cũng đánh giá thực trạng các điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn tác
động tích cực tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu : Luận án nghiên cứu tự do hóa tài khoản vốn và tác động của
tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2014.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp
thống kê; Phương pháp so sánh đối chiếu; Kết hợp nghiên cứu định tính trong việc
xác định khả năng có hay không các kênh tác động và nghiên cứu định lượng với mô
2
hình phân phối trễ tự hồi quy ARDL.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về lý luận:
- Luận án đã hệ thống hóa lý thuyết về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới
tăng trưởng kinh tế đặc biệt đối với những nước đang phát triển đồng thời phân tích
các điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Luận án đã thực hiện tổng quan nghiên cứu thực nghiệm với hai trường phái
ủng hộ và phản đối tác động tích cực của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh
tế. Đồng thời chỉ ra được nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt trong kết quả của các
nghiên cứu trước đây. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã
được thực hiện, luận án lựa chọn mô hình nghiên cứu tác động của tự do hóa tài
khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
- Luận án đã đánh giá được mức độ tự do hóa tài khoản vốn, tác động của tự do
hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và thực trạng của các điều
kiện ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và tăng trưởng kinh tê ở
Việt Nam bao gồm sự phát triển tài chính, chất lượng thể chế, chính sách kinh tế vĩ
mô và mức độ tự do hóa thương mại.
Về mặt thực tiễn:
- Luận án có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày
càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với mức độ tự do hóa tài khoản vốn ngày càng
cao trong khi các nghiên cứu về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam còn rất hạn chế.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị đã được đề xuất nhằm
giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế có thể đưa ra các giải
pháp chính sách phù hợp.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG
CỦA TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN TỚI TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
1.1. Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về tự do hóa tài khoản vốn
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại tài khoản vốn
Tài khoản vốn và tài khoản vãng lai là hai thành phần cơ bản nhất của cán cân
3
thanh toán quốc tế. Trong khi tài khoản vãng lai phản ánh thu nhập ròng của quốc gia
thì tài khoản vốn phản ánh thay đổi ròng trong quyền sở hữu tài sản của quốc gia. Tài
khoản vốn có thể phân loại dựa theo chức năng đầu tư, dựa theo chiều dịch chuyển
của luồng vốn hay dựa theo thời hạn của các giao dịch vốn.
1.1.1.2. Khái niệm tự do hóa tài khoản vốn
Tự do hóa tài khoản vốn là kết quả của mức độ hội nhập tài chính cao hơn với
nền kinh tế thế giới. Theo Henry (2007), tự do hóa tài khoản vốn là quyết định của
Chính phủ một quốc gia trong việc chuyển đổi từ cơ chế tài khoản vốn đóng tới một
hệ thống tài khoản vốn mở trong đó dòng vốn có thể được tự do ra hoặc vào lãnh thổ
quốc gia. Cũng đưa ra khái niệm về tự do hóa tài khoản vốn, Prasad và Rajan (2008)
cho rằng tự do hóa tài khoản vốn nghĩa là việc dỡ bỏ những hạn chế đối với dòng vốn
vào và cho phép các nhà đầu tư trong nước đầu tư tự do vào tài sản nước ngoài.
Tổng kết lại, Tự do hóa tài khoản vốn có thể hiểu là quyết định của Chính
phủ một quốc gia trong việc dỡ bỏ những hạn chế đối với các giao dịch trên tài
khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế. Các giao dịch trên tài khoản vốn theo
phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp
nước ngoài, vay nợ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
1.1.1.3. Mức độ tự do hóa tài khoản vốn và các chỉ số đánh giá
Để đánh giá mức độ tự do hóa tài khoản vốn của các quốc gia, các nhà nghiên
cứu kinh tế đã lượng hóa thành hai nhóm chỉ số đo lường:
Nhóm chỉ số dựa trên cơ sở pháp lý: Nhóm chỉ số pháp lý được tính toán
trên cơ sở các quy định trong báo cáo hàng năm về kiểm soát ngoại hối của Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF) (Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange
Restrictions – AREAER). Theo đó một số chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ
tự do hóa tài khoản vốn như Share, Quinn và KAOPEN.
Nhóm chỉ số dựa trên dòng vốn thực tế: Hai chỉ số đo lường dòng vốn thực
tế được sử dụng phổ biến bao gồm: (i) Tổng dòng vốn vào và ra khỏi lãnh thổ quốc
gia được đo lường tổng tài sản nước ngoài và khoản phải trả nước ngoài của quốc gia
đó so với GDP (Lane và Milesi-Ferretti, 2002) và (ii) Dòng vốn vào được đo lường
bằng khoản phải trả nước ngoài so với GDP.
1.1.2. Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế
1.1.2.1. Tự do hóa tài khoản vốn tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư
Xét trên phương diện kinh tế vĩ mô, đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế ở
cả hai mặt: tổng cung và tổng cầu.
4
Về phía tổng cầu, yếu tố đầu tư là một nhân tố của hàm tổng cẩu có dạng: Y =
C + I + G + X-M. Trong đó Y là GDP, C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; I là
đầu tư (bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài); G là chi tiêu Chính phù, X
là xuất khẩu, M là nhập khẩu. Từ quan hệ trên có thể thấy khi một quốc gia đang phát
triển tự do hóa tài khoản vốn, vốn đầu tư từ nước ngoài vào trong nước tăng lên làm
tăng tổng đầu tư (I) từ đó sẽ trực tiếp làm tăng GDP.
Về phía tổng cung, các mô hình tăng trưởng dạng tổng cung đều nhấn mạnh
đến yếu tố vốn trong tăng trưởng. Trong đó phải kể đến mô hình tăng trưởng Harrod-
Domar và mô hình tăng trưởng tân cổ điển hay mô hình tăng trưởng ngoại sinh của
Rober M Solow. Mô hình Harrod-Domar nhấn mạnh vai trò của vốn và hiệu quả sử
dụng vốn trong tăng trưởng kinh tế. Ứng dụng mô hình này ở những nước đang phát
triển, trong điều kiện khả năng tích lũy vốn trong nước ở mức thấp, Chính phủ các
nước phải dựa vào vốn từ bên ngoài dưới dạng đầu tư trực tiếp nước ngoài, vay nợ,
viện trợ nước ngoài để có đủ vốn cho phát triển kinh tế.
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển với giả định rằng, sản lượng đầu ra Y được
sản xuất bởi vốn K, lao động L và năng suất lao động A. Nền kinh tế sẽ đạt trạng thái
dừng khi vốn mới không được sản sinh thêm nữa. Khi một nước đang phát triển mở
cửa thị trường vốn, dòng vốn nước ngoài chảy vào trong nước làm đầu tư tăng lên,
nền kinh tế đạt trạng thái dừng mới. Theo mô hình tăng trưởng tân cổ điển, tự do hóa
tài khoản vốn đối với một nước nhỏ và đang phát triển sẽ đạt được các lợi ích như
sau: (i) dòng vốn chảy từ nước ngoài vào trong nước; (ii) vốn đầu tư tăng đột biến
dẫn tới tăng trưởng sản lượng đột biến sau đó sẽ giảm dần theo thời gian; (iii) tuy
nhiên quá trình này sẽ tạo ra một cú huých đẩy mức sản lượng trên mỗi lao động lên
một mức cao hơn trong dài hạn (Henry, 2007).
1.1.2.2. Tự do hóa tài khoản vốn tác động tới tăng trưởng kinh tế thông qua sự phát
triển tài chính
Dòng vốn vào khu vực tài chính bao gồm dòng vốn vào khu vực ngân hàng và
thị trường vốn. Trong đó, dòng vốn vào khu vực ngân hàng được biểu hiện thông qua
các hình thức như: (i) sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài; (ii) vốn vay nợ
nước ngoài của các ngân hàng thương mại trong nước; (iii) huy động vốn của các
ngân hàng trên thị trường vốn quốc tế. Dòng vốn vào thị trường vốn trong nước dưới
hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài. Khi đó, tự do hóa tài khoản vốn có thể thúc
đẩy phát triển tài chính trong nước như sau: (i) Tự do hóa tài khoản vốn làm tăng quy
mô của khu vực ngân hàng; (ii) góp phần cải thiện chất lượng các dịch vụ tài chính;
5
(iii) thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn; (iv) góp phần cải thiện chất lượng công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát và tăng cường kỷ luật tài chính.
1.1.2.3. Tự do hóa tài khoản vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động tràn
của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có thể phân ra bốn loại tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước
như sau: (1) tác động liên quan tới cơ cấu đầu ra – đầu vào của doanh nghiệp, (2) tác
động liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ, (3) tác động liên quan đến thị
phần trong nước hay tác động cạnh tranh và (4) tác động liên quan đến trình độ lao
động hay vốn con người.
1.1.3. Điều kiện để tự do hóa tài khoản vốn tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế
Thứ nhất, sự phát triển khu vực tài chính: Các quốc gia đang phát triển trong điều
kiện tự do hóa tài khoản vốn sẽ thu hút được một lượng vốn lớn từ nước ngoài chảy
vào. Dòng vốn nước ngoài này được hấp thụ bởi hệ thống tài chính trong nước sau đó
sẽ được phân bổ tới các khu vực có nhu cầu sử dụng vốn. Dòng tài chính dồi dào
chảy vào trong nước nếu vượt quá khả năng hấp thụ của hệ thống tài chính sẽ dẫn tới
việc phân bổ tràn lan và kém hiệu quả. Điều này sẽ hạn chế tác động tích cực của tự
do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia.
Thứ hai, chất lượng thể chế: Một trong các mục đích của các quốc gia đang phát
triển khi thực hiện tự do hóa tài khoản vốn là thu hút được một lượng vốn lớn từ nước
ngoài nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu quốc gia có chất lượng thể
chế ở mức độ thấp sẽ không thể thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Kể cả trong
trường hợp các dòng vốn nước ngoài vẫn chảy vào do chênh lệch lớn giữa lãi suất
trong nước và lãi suất quốc tế, chất lượng thể chế thấp cũng sẽ làm giảm hiệu quả
quản lý và sử dụng vốn nước ngoài, từ đó hạn chế tác động tích cực của tự do hóa tài
khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, sự phù hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô: Tự do hóa tài khoản vốn sẽ
thành công nếu các quốc gia xây dựng được các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp
trong đó nhấn mạnh chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách tỷ giá.
Ngược lại, khi các chính sách kinh tế vĩ mô là yếu kém hoặc không phù hợp có thể
tăng rủi ro khủng hoảng khi mở cửa thị trường vốn.
Thứ tư, mức độ tự do hóa thương mại
Tự do hóa thương mại góp phần giảm nguy cơ khủng hoảng liên quan tới mở
cửa thị trường vốn và làm giảm chi phí khủng hoảng nếu điều đó thực sự xảy ra.
6
1.1.4. Lộ trình tự do hóa tài khoản vốn theo quan điểm của IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra lộ trình ba giai đoạn tự do hóa tài khoản vốn đối
với các quốc gia như sau: Giai đoạn 1: tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài; Giai đoạn
2: Tự do hóa đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và các dòng vốn dài hạn khác, đồng thời
hạn chế dòng ngắn hạn; Giai đoạn 3: Tự do hóa hoàn toàn tài khoản vốn. IMF đồng
thời cũng đưa ra các nội dung cải cách kinh tế trong nước phù hợp với từng giai đoạn.
1.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng
trưởng kinh tế
1.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu mảng
Với việc sử dụng phân tích theo dữ liệu chéo trong các nghiên cứu của mình,
Quinn và cộng sự (1997, 2008), Klein và Olivei (2000, 2005), Edwards (2001),
Arteta và cộng sự (2001) đều cung cấp các bằng chứng ủng hộ tự do hóa tài khoản
vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Klein và Olivei (2000, 2005) mặc dù cũng tìm thấy
ảnh hưởng có ý nghĩa của tự do hóa tài khoản vốn lên tăng trưởng kinh tế song nhấn
mạnh vai trò của sự phát triển tài chính như là một kênh dẫn nối mối quan hệ giữa hai
biến kể trên. Kết quả trong nghiên cứu của Edwards (2001) chỉ ra rằng, ở những quốc
gia có mức GDP thấp, mở cửa thị trường vốn không những không thúc đẩy tăng
trưởng mà mà khiến tăng trưởng GDP ở mức thấp hơn. Nghiên cứu của Eichengreen
và cộng sự (2011) cũng chỉ ra tác động dương của tự do hóa tài khoản vốn lên tăng
trưởng kinh tế nhưng chỉ giới hạn ở những nước có hệ thống tài chính phát triển, chế
độ kế toán đạt tiêu chuẩn, quyền lợi của chủ nợ, cổ đông được đảm bảo cũng như các
cơ sở pháp luật thống nhất và vững mạnh. Honig (2008) ủng hộ giả thuyết tự do hóa
tài khoản vốn tác động dương lên tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên kết quả này chỉ có ý
nghĩa đối với các nước có chất lượng thể chế là tốt.
Bên cạnh những nghiên cứu ủng hộ giả thuyết cho rằng tự do hóa tài khoản
vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vẫn có không ít tác giả nghi ngờ thậm chí bác bỏ
giả thuyết này. Grilli và Milesi-Ferretti (1995), Rodrik (1998) và Kraay (1998) không
tìm thấy bất kỳ một liên kết nào giữa tăng trưởng kinh tế và chỉ số tự do hóa theo đo
lường của IMF.
1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian
Dữ liệu chuỗi thời gian thường được áp dụng đối với nghiên cứu các quốc gia
riêng lẻ. Law và Singh (2013) thực hiện kiểm tra ảnh hưởng của tự do hóa tài khoản
vốn lên tăng trưởng kinh tế ở Malaysia trong suốt giai đoạn 1970-2004. Kết quả chỉ
ra rằng tác động của tự do hóa tài khoản vốn lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào
7
các phương pháp đo lường. Egbuna và cộng sự (2013) đã tiến hành kiểm tra mối
quan hệ giữa tự do hóa và tăng trưởng thông qua mô hình phân phối trễ tự hồi quy
ARDL cho nhóm các nước khu vực Đông Phi trong giai đoạn 1980-2012. Kết quả
cho thấy mối quan hệ dài hạn là dương và có ý nghĩa giữa tự do hóa và tăng trưởng ở
Ghana và Sierra Leone. Mối quan hệ dài hạn không được tìm thấy ở các quốc gia còn
lại. Điều này ngụ ý rằng chính sách không phù hợp đối với quá trình tự do hóa đã
khiến cho tác động lên tăng trưởng là không rõ ràng. Adnanhye và Wizarat (2013)
cũng sử dụng kỹ thuật phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để phân tích mối quan hệ
trong cả dài hạn và ngắn hạn giữa chỉ số tự do hóa tài chính (FLI) và tăng trưởng kinh
tế ở Pakistan với bộ số liệu hàng năm từ 1971-2007. Kết quả chỉ ra rằng FLI tác động
dương tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn trong khi đó mối quan hệ này là không
có ý nghĩa trong dài hạn.
Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam:
Ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về tự do hóa tài khoản vốn nói chung và tác
động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế nói riêng còn rất hạn chế. Hầu
hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, điển hình là nghiên cứu của Lê Thanh Thủy
(2007), Athukorala và Tien (2008), Anwar và Nguyen (2010), Nguyễn Thị Tuệ Anh và
cộng sự (2010), Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu (2014), Nguyễn Thị Liên Hoa và
Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2014). Điểm chung của hầu hết nghiên cứu này đều chỉ ra
tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bên
cạnh nghiên cứu về tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam, có một số tác giả
như Phạm Thị Hoàng Anh (2011), Hauskrecht và Nhan Le (2005) nghiên cứu về quá
trình tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam. Tuy nhiên kết quả mới chỉ dừng lại ở việc
phân tích chính sách của Nhà nước đối với các dòng vốn nước ngoài và thực trạng chu
chuyển của các dòng vốn ra/vào lãnh thổ của Việt Nam. Nguyễn Toàn Thắng (2010)
trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Tự do hóa tài khoản vốn và ổn định
khu vực tài chính ở Việt Nam” cũng đã nghiên cứu sâu về tự do hóa tài khoản vốn ở
Việt Nam song nhấn mạnh mối quan hệ giữa tự do hóa tài khoản vốn và sự ổn định khu
vực tài chính. Tác động của tự do hóa tài khoản vốn tới tăng trưởng kinh tế chưa được đề
cập tới cả trong phân tích định tính và định lượng.
8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN Ở VIỆT NAM
2.1. Chính sách tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vốn Việt Nam
2.1.1. Các quy định của pháp luật đối với dòng vốn vào
2.1.1.1. Các quy định của pháp luật đối với đầu tư trực tiếp
Từ năm 1992, đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đã từng bước được tự do hóa, đến
nay FDI đã được tự do hóa ở mức rất cao, chỉ hạn chế ở một số lĩnh vực cấm hoặc
hạn chế đầu tư. Điều này đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi để Việt Nam thu hút vốn
cho đầu tư phát triển đất nước.
2.1.1.2. Các quy định của pháp luật đối với đầu tư gián tiếp
So với dòng vốn FDI, việc tự do hóa dòng vốn đầu tư gián tiếp có những bước
đi thận trọng hơn do tính chất nhạy cảm và mức độ ảnh hưởng của dòng vốn này đến
sự ổn định vĩ mô và phát triển kinh tế là rất lớn. Cho đến nay, luật pháp quy định đối
với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài như sau: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài trong công ty đại chúng đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh không có
điều kiện được nâng lên thành 100%. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều
kiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được quy định tại Luật Đầu tư, Luật
chuyên ngành và quy định tại Điều lệ Công ty được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Đối với hoạt động đầu tư gián tiếp tại các tổ chức tín dụng Việt Nam, cho đến nay
pháp luật quy định, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài
không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam.
Quản lý ngoại hối đối với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam có sự thay đổi qua các năm và cho đến nay được quy
định trong Thông tư số 05/2014/TT-NHNN theo đó mọi hoạt động đầu tư gián tiếp
của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và
phải thông qua một tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mở tại ngân hàng được phép. Số
dư trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp này không được chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn
và tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2.1.1.3. Các quy định của pháp luật đối với vay nợ nước ngoài
Từ những thay đổi trong chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động vay
và trả nợ nước ngoài qua các năm có thể rút ra một số kết luận sau đây: Thứ nhất,
chính sách của Nhà nước đối với các khoản vay nước ngoài đã được nới lỏng; Thứ
hai, hoạt động quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Nhà nước ngày càng khoa học và
bài bản hơn; Thứ ba, vay nợ nước ngoài vẫn phải tuân thủ các quy định về hạn mức
9
và việc đ