Tóm tắt Luận án Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam

Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng, tự do hóa thương mại có những tác động trực tiếp và gián tiếp tới ô nhiễm môi trường của một ngành và một quốc gia. Nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới như Hettige và cộng sự (1996), Edward (1993), Mani và Wheeler (1999), Dean (2002), Ederington (2004), Mani và Jha (2005), Guminlang (2011) đã cho thấy, không phải mọi tác động là như nhau mà có sự khác nhau xuất phát từ đặc thù riêng của từng ngành và từng quốc gia. Nhưng tổng hợp lại thì tác động tiềm tàng của tự do hóa thương mại đến môi trường gồm: (i) tự do hóa thương mại tác động tới các quy định môi trường; (ii) tự do hóa thương mại tác động tới môi trường thông qua sự chuyên môn hóa, chuyển dịch cơ cấu trong ngành; (iii) tự do hóa thương mại tác động tới môi trường thông qua kênh đầu tư, chuyển giao công nghệ; (iv) tự do hóa thương mại tác động tới môi trường bằng hiệu ứng trực tiếp. Do vậy, cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo ở mức độ chi tiết hơn những kênh nào cũng như những yếu tố nào diễn ra tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường và mức độ tác động của nó đến các ngành và các doanh nghiệp. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới - WTO (World Trade Organization) từ năm 2007. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới. Tự do hóa thương mại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, có tác động trực tiếp và nhanh nhất đến thương mại quốc tế và đầu tư, từ đó lan tỏa đến sản xuất trong nước, tạo việc làm và giảm nghèo. Ngoài ra, tự do hóa thương mại còn có những tác động vô hình khác như làm gia tăng nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập, đổi mới mạnh mẽ thể chế nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ. Tuy nhiên, Việt Nam không thể né tránh những vấn đề thương mại và suy thoái môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong WTO nói riêng. Vấn đề thương mại và môi trường trong các Hiệp định của WTO; hiệp định thương mại song phương, đa phương được thể hiện dưới dạng tiêu chuẩn về quy trình sản xuất và chế biến, các quy định về nhãn mác, các hệ thống phí, lệ phí liên quan đến môi trường đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu (MUTRAP, 2015). Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn nền kinh tế của Việt Nam vì đây là ngành lớn, đóng góp hơn 70% tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, đóng góp khoảng 18% vào GDP của cả nước. Khu vực sản xuất công nghiệp từ giai đoạn năm 2007-2011 chịu ảnh hưởng lớn của sự tăng giá đầu vào, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công khiến mức tăng trưởng chậm lại và hiệu quả thấp. Giai đoạn 2011-2015, sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi; chỉ số phát triển công nghiệp 2015 tăng khoảng 10%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng mạnh. Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp đã dần chuyển dịch theo hướng tích cực. Công nghiệp khai khoáng giảm từ 37,1% năm 2011 xuống khoảng 33,1% năm 2015; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 50,1% năm 2011 lên 51,5% năm 2015. Sau 10 năm gia nhập WTO, độ mở nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 144% năm 2007 lên 173% năm 2016 (Bộ Công Thương, 2017). Như vậy, tự do thương mại đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhưng sự phát triển đó có tác động đến chất lượng môi trường hay không? Đã có những nghiên cứu thực địa chứng minh rằng, có mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (Hettige và cộng sự, 1996) hay (Dean, 2002; Edwards, 1993; Ederington và cộng sự, 2004; Nguyen Duy Loi, 2010).

pdf13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng, tự do hóa thương mại có những tác động trực tiếp và gián tiếp tới ô nhiễm môi trường của một ngành và một quốc gia. Nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước trên thế giới như Hettige và cộng sự (1996), Edward (1993), Mani và Wheeler (1999), Dean (2002), Ederington (2004), Mani và Jha (2005), Guminlang (2011) đã cho thấy, không phải mọi tác động là như nhau mà có sự khác nhau xuất phát từ đặc thù riêng của từng ngành và từng quốc gia. Nhưng tổng hợp lại thì tác động tiềm tàng của tự do hóa thương mại đến môi trường gồm: (i) tự do hóa thương mại tác động tới các quy định môi trường; (ii) tự do hóa thương mại tác động tới môi trường thông qua sự chuyên môn hóa, chuyển dịch cơ cấu trong ngành; (iii) tự do hóa thương mại tác động tới môi trường thông qua kênh đầu tư, chuyển giao công nghệ; (iv) tự do hóa thương mại tác động tới môi trường bằng hiệu ứng trực tiếp. Do vậy, cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo ở mức độ chi tiết hơn những kênh nào cũng như những yếu tố nào diễn ra tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường và mức độ tác động của nó đến các ngành và các doanh nghiệp. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới - WTO (World Trade Organization) từ năm 2007. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hầu hết các nước trên thế giới. Tự do hóa thương mại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, có tác động trực tiếp và nhanh nhất đến thương mại quốc tế và đầu tư, từ đó lan tỏa đến sản xuất trong nước, tạo việc làm và giảm nghèo. Ngoài ra, tự do hóa thương mại còn có những tác động vô hình khác như làm gia tăng nhận thức của xã hội về nhu cầu hội nhập, đổi mới mạnh mẽ thể chế nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng đồng bộ. Tuy nhiên, Việt Nam không thể né tránh những vấn đề thương mại và suy thoái môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và trong WTO nói riêng. Vấn đề thương mại và môi trường trong các Hiệp định của WTO; hiệp định thương mại song phương, đa phương được thể hiện dưới dạng tiêu chuẩn về quy trình sản xuất và chế biến, các quy định về nhãn mác, các hệ thống phí, lệ phí liên quan đến môi trường đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu (MUTRAP, 2015). Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng toàn nền kinh tế của Việt Nam vì đây là ngành lớn, đóng góp hơn 70% tỷ trọng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa, đóng góp khoảng 18% vào GDP của cả nước. Khu vực sản xuất công nghiệp từ giai đoạn năm 2007-2011 chịu ảnh hưởng lớn của sự tăng giá đầu vào, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công khiến mức tăng trưởng chậm lại và hiệu quả thấp. Giai đoạn 2011-2015, sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi; chỉ số phát triển công nghiệp 2015 tăng khoảng 10%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng mạnh. Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp đã dần chuyển dịch theo hướng tích cực. Công nghiệp khai khoáng giảm từ 37,1% năm 2011 xuống khoảng 33,1% năm 2015; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 50,1% năm 2011 lên 51,5% năm 2015. Sau 10 năm gia nhập WTO, độ mở nền kinh tế Việt Nam đã tăng từ 144% năm 2007 lên 173% năm 2016 (Bộ Công Thương, 2017). Như vậy, tự do thương mại đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhưng sự phát triển đó có tác động đến chất lượng môi trường hay không? Đã có những nghiên cứu thực địa chứng minh rằng, có mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (Hettige và cộng sự, 1996) hay (Dean, 2002; Edwards, 1993; Ederington và cộng sự, 2004; Nguyen Duy Loi, 2010). Ở Việt Nam, các nhà kinh tế cũng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại với ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và cho rằng đó là mối quan hệ thuận chiều (Mani và Jha.S, 2005) (Pham Thai Hung và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện khi Việt Nam mới bắt đầu gia nhập WTO, vì vậy chưa có nhiều thời gian để kiểm định. Ngân hàng thế giới cũng đã nghiên cứu mối quan hệ giữa thương mại và ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam (WB, 2007), nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xếp hạng các ngành gây ô nhiễm môi trường . Tóm lại, tự do thương mại có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam, nhưng đồng thời cũng gây ra những tác động tới môi trường. Tuy nhiên, tác động này chưa được xác định rõ và đầy đủ trên cả phương diện định tính và định lượng. Từ thực tế đó việc nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài “Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng đúng yêu cầu thực tiễn quản lý ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giảm nhẹ tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành này. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu cơ sở lý luận tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; - Phân tích thực trạng của tự do hóa thương mại và ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam; - Phân tích tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung: Luận án nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại tác động tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam thông qua doanh nghiệp trong ngành, các doanh nghiệp được sử dụng theo ngành cấp 4 và các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, NCS còn nghiên cứu theo loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp và phân vùng kinh tế. + Thời gian: từ năm 2006 đến năm 2014, các giải pháp, kiến nghị được đề xuất đến 2025, tầm nhìn 2035; + Không gian: Luận án nghiên cứu trên phạm vi cả nước Việt Nam, dựa trên 7 vùng kinh tế là Thành phố Trung Ương, Đồng bằng sông Hồng, Miền núi phía Bắc, Duyên Hải, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 4. Đóng góp mới của luận án Luận án này, nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Bên cạnh những kế thừa, luận án đã khắc phục được một số hạn chế của các nghiên cứu đi trước. Sau đây là một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận: Luận án khẳng định tự do hóa thương mại có tác động tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong cùng một môi trường tự do thương mại như nhau thì loại hình, quy mô, khu vực phân bố của doanh nghiệp có tác động đến ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở những cấp độ khác nhau. Về mặt thực tiễn: Luận án có khung lý thuyết vững, sử dụng mô hình nghiên cứu của nhà kinh tế học Hettige và cộng sự cùng bộ dữ liệu mảng được ghép nối từ bộ số liệu của GES và IPPS giai đoạn từ năm 2006 đến 2014. Ngoài các biến thể hiện đặc điểm doanh nghiệp như yếu tố đầu vào, tuổi, vùng phân bố thì luận án còn sử dụng thêm các biến kiểm soát như: i) loại hình, quy mô doanh nghiệp, ngành; ii) biến tương tác là tích số giữa tự do thương mại lần lượt với loại hình và quy mô doanh nghiệp, ngành. Đặc biệt, luận án sử dụng tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nhập khẩu và tỷ lệ tổng kim ngạch để làm thước đo của tự do hóa thương mại, đây là thước đo được sử dụng rộng rãi ở trên thế giới, nhưng còn hạn chế ở Việt Nam. Bằng chứng thực nghiệm khẳng định tự do hóa thương mại có tác động đến ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Cụ thể, tự do hóa thương mại và ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam biến thiên ngược chiều. Đây là kết quả khác biệt so với những kết quả nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, chỉ có sự tương tác là tích số giữa tự do hóa thương mại và loại hình, quy mô doanh nghiệp, ngành có tác động đến ô nhiễm môi trường. Đồng thời, trong cùng một môi trường tự do hóa thương mại, ô nhiễm môi trường do doanh nghiệp FDI gây ra lớn hơn DN ngoài NN. Còn DN lớn gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn DN nhỏ và DN siêu nhỏ. Đặc biệt, tốc độ gây ô nhiễm môi trường của ngành bẩn lớn hơn nhiều lần ngành sạch. Cuối cùng, khu vực Miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều DN gây ô nhiễm nhất. Đồng bằng sông Cửu Long và Miền núi phía Bắc là hai khu vực được nhận thấy ô nhiễm nhiều nhất do ngành bẩn gây ra. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm, luận án đưa ra các kiến nghị nhằm giảm nhẹ tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Thiếu hụt dữ liệu về ô nhiễm môi trường là một hạn chế trong nghiên cứu, nhưng trong luận án này, NCS đã nghiên cứu và xử lý để có bộ dữ liệu về cường độ ô nhiễm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Đây là một phần đóng góp của luận án về cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Điểm mới này được các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý môi trường đánh giá cao. Bên cạnh đó, tác giả đã phân loại ngành sạch và ngành bẩn ở cấp độ chi tiết 4 chữ số bằng việc sử dụng bộ dữ liệu GES và IPPS. Đây là cấp phân loại ngành sạch – bẩn nối giữa VSIC và ISIC chi tiết nhất hiện nay. 5. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3. Đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam Chương 4. Định hướng và giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong bối cảnh tự do hóa thương mại ở Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI TỚI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 1.1.1 Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng phương pháp định tính 1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bằng phương pháp định lượng 1.1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu của luận án Các nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu IPPS và GSO để đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đều khẳng định rằng: quá trình hội nhập kinh tế thế giới, tự do thương mại đã tác động đến môi trường, Việt Nam không nằm ngoài quy luật đó.Tuy nhiên, đánh giá tác động của tự do hóa thương mại tác động tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam trong thời gian Việt Nam gia nhập WTO tới nay thì còn hạn chế. Đặc biệt là sử dụng mô hình của Hettige và cộng sự để đánh giá tác động của tự do thương mại lên ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam còn ít. Vì vậy NCS lựa chọn mô hình lý thuyết của Hettige và cộng sự để phân tích tác động động của tự do thương mại tới ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam dưới hai góc độ: Doanh nghiệp và ngành. Về mặt lý thuyết, từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tự do hóa thương mại tác động tới môi trường cả mặt tích cực lẫn tiêu cực và bằng cả phương pháp định lượng lẫn định tính. Vì vậy trong nghiên cứu của mình, NCS sử dụng cả phương pháp định lượng và phỏng vấn chuyên gia để nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thông qua các kênh: quy định môi trường; thay đổi quy mô sản xuất và thay đổi cơ cấu nền kinh tế; di cư ô nhiễm từ các nước phát triển qua các nước đang phát triển thông qua đầu tư. Đây là nghiên cứu chi tiết hơn các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam. Ngoài ra, xét dưới góc độ ngành, nghiên cứu của WB thực hiện ở Việt Nam năm 2008 chỉ dừng lại ở xếp loại ngành sạch, ngành bẩn theo mã ngành ISIC bản sửa đổi lần 3. Nhưng trong nghiên cứu này, ngoài xếp loại ngành sạch ngành bẩn chi tiết nhất ở cấp độ 4 chữ số theo VSIC bản sửa đổi lần 4 thì NCS còn so sánh tốc độ gia tăng ô nhiễm giữa hai ngành sạch và bẩn để từ đó thấy được sự thay đổi cơ cấu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, NCS tiến hành đo lường tình trạng ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dựa trên lượng thải. Từ đó, NCS sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo qua thành phần ô nhiễm là nước, không khí, chất độc và kim loại ở cấp độ DN thuộc ngành. Bởi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp luôn thải ra chất thải ở thể lỏng và khí, các thành phần ô nhiễm: nước, không khí, chất độc, kim loại được nghiên cứu nhiều ở trên thế giới. Tình trạng ô nhiễm nước, không khí, chất độc, kim loại đang là vấn đề môi trường trầm trọng ở Việt Nam. Tác động này được kiểm định qua biến loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, phân loại ngành. Cuối cùng, NCS tiến hành phỏng vấn sâu để bổ sung vào kết quả định lượng và gợi ý chính sách để giảm nhẹ những tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở nước ta. 1.2 Cơ sở lý luận về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 1.2.1 Một số vấn đề lý luận về tự do hóa thương mại 1.2.2 Một số vấn đề lý luận về ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 1.2.3 Tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 1.2.3.1 Khái niệm về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Tự do hóa thương mại tác động tích cực, tiêu cực đến các khía cạnh môi trường xuất phát từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo gọi là tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. 1.2.3.2 Tự do hóa thương mại tác động tới các quy định môi trường trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Tóm lại, có 03 nhóm các quy định thương mại để xử lý các vấn đề môi trường: - Để xử lý các vấn đề môi trường bên ngoài lãnh thổ thông qua các công cụ thương mại như: cấm, hạn ngạch; - Để bù đắp đối với các quốc gia nới lỏng các quy định/ tiêu chuẩn về môi trường thông qua đánh thuế hoặc biện pháp về hải quan; - Các biện pháp phía sau biên giới: các biện pháp môi trường nội địa không trực tiếp vào các quốc gia khác. Đây là nhóm công cụ không rõ ràng và dễ bị cho là có nhiều nguy cơ gây ra các tranh chấp thương mại và tạo ra các rào cản thương mại, như: thuế và các quy định nội địa của quốc gia nhập khẩu được áp dụng không phân biệt đối xử với các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu có thể tạo ra rào cản thương mại cho quốc gia xuất khẩu nếu các quy định môi trường ở quốc gia nhập khẩu cao hơn so với quốc gia xuất khẩu. Các trợ cấp cho hàng hóa xuất khẩu gây ra sự gia tăng các vấn đề môi trường. 1.2.3.3 Tự do hóa thương mại tác động tới tăng năng suất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Như vậy, tự do hóa thương mại tác động lên toàn bộ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.Tác động này bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, cũng như cả khu vực phi chính thức và chính thức. Đối với khu vực kinh tế chính thức, việc giảm thuế hàng hóa cuối cùng làm tăng năng suất trung bình, với sự gia tăng lớn nhất là kênh phân phối. Nếu các DN đầu tư công nghệ và phân phối lại lực lượng sản xuất để tăng năng suất thì tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường sẽ giảm đi và DN đó có khả năng thành công trong môi trường tự do hóa thương mại. Ngược lại, nếu DN tăng năng suất bằng sản xuất nhiều hơn sẽ dẫn đến sự phá sản và gia tăng ô nhiễm bởi cạn kiệt tài nguyên và gia tăng chất thải. 1.2.3.4 Tự do hóa thương mại tạo sự di cư của các ngành công nghiệp bẩn đến các nước đang phát triển Từ lý thuyết của các nhà kinh tế đưa ra, NCS sử dụng dữ liệu để xem xét, trong tiến trình tự do hóa thương mại, Việt Nam có nằm trong quy luật là “ổ chứa ô nhiễm” của một nước đang phát triển thông qua dòng vốn FDI mà các nhà kinh tế đã đưa ra? Thành phần môi trường bị ô nhiễm được xét đến trong nghiên cứu này là nước, không khí, chất độc và kim loại. 1.2.3.5 Tự do hóa thương mại tạo sự chuyên môn hóa trong ngành công nghiệp bẩn Với việc Việt Nam khai thác lợi thế cạnh tranh chính trong các mặt hàng thâm dụng lao động và thâm dụng tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu sang các đối tác thương mại chính. Những đối tác nhìn chung có các quy định môi trường nghiêm ngặt hơn. Vì vậy, sự mở cửa thương mại ấn tượng của Việt Nam có thể có những ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường. Bởi vì, để tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng như những năm vừa qua, Việt Nam có thể “chuyên môn hóa” trong những ngành “thâm dụng ô nhiễm” hay những ngành có cường độ ô nhiễm cao (ngành bẩn). Nghiêm cứu thực nghiệm của Mani và Jha năm 2005 đã cho chúng ta thấy điều đó (Mani và Jha.S, 2005). Như vậy, từ lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy, các nước đang phát triển đang “chuyên môn hóa” trong những ngành “thâm dụng ô nhiễm”. Vậy, Việt Nam có nằm trong quy luật đó hay không chính là mục tiêu của nghiên cứu này. 1.2.3.6 Tự do thương mại tác động đến đến môi trường bằng chuyển giao công nghệ, tri thức và đầu tư Tự do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho quốc gia tham gia giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng việc áp dụng những công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh. Nhưng ngược lại, tự do thương mại sẽ tạo ra áp lực cho môi trường nếu quốc gia đó bị hạn chế về tài chính, chính sách. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan về tác động của tự do hóa thương mại tới ô nhiễm môi trường trong ngành công nghiệp sản xuất. Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và kiểm định giả thuyết nghiên cứu, NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Stata 12 và phương pháp phỏng vấn, thống kê cùng với khung phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này như sau: Sơ đồ 2.1: Khung phân tích Nguồn: NCS Tổng hợp từ cơ sở lý luận Từ các mối quan hệ của khung phân tích này và dựa trên tổng quan nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra để kiểm định thực nghiệm như sau: Giả thuyết 1: Khi tự do thương mại gia tăng thì ô nhiễm môi trường từ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam gia tăng. (Dean, 2002) (Gumilang, 2011; Mani và Wheeler, 1998). Giả thuyết nghiên cứu: dưới góc độ ngành và Doanh nghiệp Dưới góc độ ngành: Giả thuyết 2: Khi tự do thương mại gia tăng thì tải lượng ô nhiễm từ ngành bẩn lớn hơn ngành sạch. Hay nói cách khác, khi tự do hóa thương mại gia tăng thì cơ cấu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam dịch chuyển theo chiều hướng gia tăng ngành công nghiệp bẩn. (Mani và Jh
Luận văn liên quan