Tóm tắt Luận án Tài chính công, quản trị nhà nước và tăng trưởng kinh tế

Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nền kinh tế toàn cầu giai đoạn 1996–2016 Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra sau khi bong bóng bất động sản của Mỹ nổ kéo theo khủng hoảng tài chính tại Mỹ và sau đó ảnh hưởng lên hoạt động xuất, nhập khẩu của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên Ngân hàng thế giới đã báo cáo rằng năm 2016 tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã thật sự hồi phục. 1.1.2. Sự khác nhau giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển a) Tỷ lệ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế Các nước phát triển duy trì sự ổn định kinh tế tốt hơn các nước đang phát triển (Ngân hàng thế giới, 2017). Thu thuế, chi tiêu công và kiểm soát tham nhũng: Thu thuế là thành phần quan trọng nhất trong thu ngân sách của mọi quốc gia. Các nước đang phát triển đều thu thuế ít hơn các quốc gia phát triển nhưng họ lại chi tiêu nhiều hơn, và nền kinh tế của họ lại tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 1996 to 2016. Điều gì làm cho có sự khác biệt giữa các nhóm nền kinh tế này? Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đều đang đối mặt với thách thức này.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tài chính công, quản trị nhà nước và tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH _________ NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN TÀI CHÍNH CÔNG, QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Tài chính công) Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tp. Hồ Chí Minh - 2018 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nền kinh tế toàn cầu giai đoạn 1996–2016 Trong giai đoạn này, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra sau khi bong bóng bất động sản của Mỹ nổ kéo theo khủng hoảng tài chính tại Mỹ và sau đó ảnh hưởng lên hoạt động xuất, nhập khẩu của các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên Ngân hàng thế giới đã báo cáo rằng năm 2016 tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã thật sự hồi phục. 1.1.2. Sự khác nhau giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển a) Tỷ lệ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế Các nước phát triển duy trì sự ổn định kinh tế tốt hơn các nước đang phát triển (Ngân hàng thế giới, 2017). Thu thuế, chi tiêu công và kiểm soát tham nhũng: Thu thuế là thành phần quan trọng nhất trong thu ngân sách của mọi quốc gia. Các nước đang phát triển đều thu thuế ít hơn các quốc gia phát triển nhưng họ lại chi tiêu nhiều hơn, và nền kinh tế của họ lại tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 1996 to 2016. Điều gì làm cho có sự khác biệt giữa các nhóm nền kinh tế này? Các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đều đang đối mặt với thách thức này. Tổng thu thuế và chi tiêu công có thể nói lên hiệu quả của chất lượng và năng lực của một chính phủ. Hiện nay, mối quan hệ trong dài hạn giữa thu thuế, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế đang là một thách thức quan trọng thu hút được nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu để hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách ban hành được các chính sách tài khóa phù hợp nhằm vận hành nền kinh tế và kiểm soát lạm phát trong tương lai. Cho đến bây giờ câu trả lời cho câu hỏi: “Quản trị nhà nước trong kiểm soát tham nhũng đã điều khiển tài chính công 2 và tăng trưởng kinh tế như thế nào?” vẫn đang là một thách thức cho các nhà kinh tế trên toàn thế giới. 1.2. Các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Trước hết, luận án này kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, nhận diện mối quan hệ nhân quả giữa thu thuế và chi tiêu tại các quốc gia phát triển và đang phát triển. Thứ ba, luận án này đánh giá tác động của quản trị nhà nước lên điều tiết sự ảnh hưởng của tài chính công lên tăng truwonrg kinh tế theo các nhóm nền kinh tế khác nhau. Để đạt mục tiêu nghiên cứu, luận án này cố gắng làm rõ các câu hỏi dưới đây: (1) Tài chính công quan hệ như thế nào với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn? (2) Giữa thu thuế và chi tiêu công có mối quan hệ nhân quả lẫn nhau hay không? (3) Quản trị nhà nước điều tiết tác động của tài chính công lên tăng trưởng kinh tế như thế nào? 1.3. Phạm vi nghiên cứu Luận án này điều tra mối quan hệ giữa thu thuế, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế cho 82 quốc gia phát triển và đang phát triển trong 21 năm từ 1996 đến 2016. 1.4. Các phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu Thứ nhất, để trả lời câu hỏi nghiên cứu đầu tiên, luận án này áp dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết theo phương pháp của Persyn and Westerlund’s (2008) để xác định sự tồn tại trong dài hạn giữa thu thuế, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Tiếp theo, việc thực hiện kiểm định Granger giúp cho nghiên cứu này trả lời câu hỏi nghiên cứu số hai. Ngoài ra để giảm thiểu sự sai chệch do giai đoạn nghiên cứu phải chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính lớn, luận án này áp dụng mô hình hệ phương trình đồng thời (SUR) và mô hình 3 SGMM hai bước để đo lường vai trò của quản trị nhà nước trong việc điều tiết tác động của tài chính công lên tăng trưởng kinh tế. 1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu Luận án sử dụng bộ số liệu bảng cân bằng cho 82 quốc gia phát triển và đang phát triển từ 1996 đến 2016. Chúng tôi đã thu thập các số liệu như Thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ giá trị thương mại trên tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát và dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng từ bộ chỉ số phát triển thế giới từ cơ sở dữ liệu của ngân hàng thế giới (WDI). Để đo lường vai trò quản trị nhà nước, nghiên cứu này sử dụng chỉ số kiểm soát tham nhũng từ cơ sở dữ liệu của ngân hàng thế giới – bộ chỉ số quản trị nhà nước (WGI) và chỉ số cảm nhận về tham nhũng từ cơ sở dữ liệu của tổ chức Minh bạch quốc tế (TI). Trong luận án này, tài chính công được đo lường bởi tỷ lệ tổng thu thuế trên tổng sản phẩm quốc nội và tổng chi tiêu công trên tổng sản phẩm quốc nội, số liệu này được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) – trong bộ số liệu phân tích tài chính nhà nước(GFS). 1.5. Cấu trúc của luận án Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết và phát triển các giả thuyết Chương 3: Các phương pháp và dữ liệu nghiên cứu Chương 4: Tài chính công, quản trị nhà nước và tăng trưởng kinh tế: Một phân tích trong dài hạn Chương 5: Kết luận, hàm ý nghiên cứu và các hạn chế 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Tài chính công Tài chính công ảnh hưởng lên các hoạt động của nền kinh tế mỗi ngày bởi vì mối quan hệ giữa chi tiêu của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công và năng lực thu thuế (Philips, 1957). Wagner (1883) nhấn mạnh rằng tài chính công là khoa học nghiên cứu về bản chất của một nền kinh tế tài khóa nó chú trọng vào hai đặc điểm chính của nhà nước đó là thu nhập và chi tiêu, đó cũng chính là thu thuế và chi tiêu công. a) Thu thuế “Hillman (2009) đã cho rằng thu thuế bao gồm các loại thuế khác nhau và nó là nguồn lực chính cung cấp cho việc chi tiêu của chính phủ. Hơn nữa, tổng thu thuế có thể thay đổi khi tăng thuế suất. Wellisch (2004) đã kiến nghị rằng các quốc gia thường thu thuế từ việc sản xuất hàng hóa và điều này làm gia tăng gánh nặng thuế lên công dân nước họ khi họ tiêu dùng các hàng hóa. Còn McGee (2008) mô tẳ rằng thu thuế là một công cụ đánh giá năng lực của nhà nước trong việc cải thiện nỗ lực thuế.” b) Chi tiêu công Holley (2011) xác nhận rằng khi chính phủ sử dụng thu thuế vào chi tiêu để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng thì gọi là chi tiêu công. Tại các quốc gia kém phát triển, chính phủ các nước thường đối mặt với áp lực phát triển kinh tế nên họ thường tăng chi tiêu và như thế họ phải tăng thu thuế để giúp họ có nhiều tiền hơn (Philips, 1957).” 2.1.2. Quản trị nhà nước và tham nhũng Hague and Martin (2004) cho rằng quản trị nhà nước đại diện cho các hoạt động ra quyết định tập thể. Chính vì vậy mà các tác giả này cho rằng nhà nước ra quyết định phụ thuộc vào quyền lực của người có quyền hành động hơn là quyền hành thực thi. Tuy nhiên, một quan chức có thể tạo ra quyền lực của mình dài bao lâu là phụ thuộc vào việc mọi người có chấp nhận các quyết định của anh ta có đúng đắn hay không, chính vì vậy mà kiểm soát tham nhũng giữ vai trò quan trọng trong quản trị nhà nước. Ngoài ra, Dzhumashev (2014) cũng cho rằng tham nhũng đại diện cho chất 5 lượng của quản trị nhà nước và ảnh hưởng lên nền kinh tế tư nhân và sản xuất hàng hóa công thông qua việc chính phủ sử dụng hiệu quả của việc chi tiêu cũng như là việc kiểm soát chi phí sản xuất đến đâu. 2.1.3 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế giữ vai trò quan trọng trong xã hội và nó xác định điều kiện sống của con người trên toàn thế giới. Đã có rất nhiều các lý thuyết về tăng truwonrg kinh tế. Nhìn chung thì khá nhiều các nhà nghiên cứu đều dùng chỉ số thu nhập bình quân đầu người để đo lường tăng trưởng kinh tế (xem d'Agostino và cộng sự, 2016). Biến này nói lên đầy đủ năng lực của một nền kinh tế, nó còn liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực của nền kinh tế đó. 2.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế 2.2.1 Lý thuyết về lựa chọn công Lý thuyết này giải thích cách nhà nước và các chính trị gia điều khiển nền kinh tế thông qua các công cụ. Lý thuyết này cung cấp một cơ chế phân bổ nguồn lực (Stiglitz, 2000). Lý thuyết này đề cập đến hai trường phái. Một trường phái cho rang nhà nước không quan tâm đến lý thuyết “đánh đổi” vì vậy mà họ sẵn sàng thu thuế nhiều lên hoặc chỉ cắt giảm chi tiêu để kiểm soát lạm phát; Một trường phái khác lại cho rằng chính phủ luôn quan tâm đến lý thuyết “đánh đổi” do đó họ luôn cố gắng tăng trưởng bằng cách đồng thời thu thuế nhiều và cùng cắt giảm cả chi tiêu. Bên cạnh đó, lý thuyết này đang tiếp tục thách thức các nhà nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu thuế và chi tiêu như thế nào cho hiệu quả nhất. Đây là vấn đề vẫn chưa được giải quyết. 2.2.2. Lý thuyết về chi phí và lợi ích của thuế Dasgupta and Pearce (1972) lưu ý rằng phân tích chi phí và lợi ích (CBA) liên quan đến việc được mất của xã hội. Schmid (2004) cũng cho rằng phân tích chi phí và lợi ích là một bộ công cụ của nền kinh tế nhằm đánh giá ngân sách, chi tiêu công và các điều luật. Đứng trên quan điểm phân tích chi phí và lợi ích, chúng ta biết rằng lạm phát là một thách thức rất lớn cản trở việc tạo ra ngân sách (McGee, 2008). Để kiểm soát lạm phát tốt hơn, chính phủ phải hiểu thật rõ về mối quan hệ giữa thu ngân sách và chi tiêu công. Nói tóm lại, cho đến hôm nay, lý thuyết về chi phí và lợi ích vẫn đang thách thức các nhà nghiên cứu , những người quan tâm đến việc kiểm tra 6 mối quan hệ giữa thu thuế và chi tiêu công. Hầu hết các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ được các giả thuyết về mối quan hệ giữa tổng thu thuế và tổng chi tiêu của các quốc phát triển và đang phát triển. 2.2.3. Lý thuyết về quản trị nhà nước Quản trị nhà nước giữ vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội, thiết lập luật pháp và tăng trưởng kinh tế. Hơn thế, việc giữ được cân bằng giữa thu nhập và chi tiêu vẫn đang là một thách thức lớn với quản trị nhà nước. Cho đến bây giờ, hầu hết các lý thuyết đều chỉ dừng ở việc xác định vai trò của tham nhũng hay quản trị nhà nước trong một nền kinh tế hoặc với một thành phần nào đó của thu thuế. Tuy nhiên tổng thu thuế và chi tiêu ngân sách lại là các yếu tố quan trọng trong việc tạo ra ngân sách của một quốc gia và là những yếu tố đầu vào của một nền sản xuất. Cả hai yếu tố này đều đại diện nói lên năng lực của một nhà nước và sự hiện diện của mối quan hệ giữa chúng với tăng trưởng kinh tế và quản trị nhà nước vẫn đang cần dduwwojc làm sáng tỏ.” 2.2.4. Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế: hay còn gọi là lý thuyết nội sinh và ngoại sinh “Barro and Sala-i-Martin (2004) xác định rằng một tỷ lệ tăng trưởng nhỏ của nền kinh tế cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo ra tiêu chuẩn sống, do đó cách nhà nước chọn chính sách đều có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn. Bên cạnh đó, cả thu thuế và chi tiêu công là hai yếu tố quan trọng của nền sản xuất. Chúng nói lên năng lực của một nhà nước. Các tác giả này còn nhận định rằng lý thuyết tân cổ điển và tăng trưởng ngoại sinh đã không còn phù hợp để giải thích về tăng trưởng dài hạn. Theo các tác giả này thì lý thuyết tăng trưởng nội sinh giải thích về mối quan hệ trong dài hạn của tăng trưởng tốt hơn lý thuyết ngoại sinh và cho đến nay lý thuyết tăng trưởng nội sinh vẫn đòi hỏi tiếp tục làm rõ mối quan hệ của tài chính công, quản trị nhà nước và tăng trưởng kinh tế. 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tài chính công, quản trị nhà nước và tăng trưởng kinh tế 2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế Trong những thập kỷ gần đây, nổi lên hai trường phái đánh giá về mối quan hệ giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế. Một trường phái vận dụng kiểm định nhân quả và đồng liên kết để thu 7 được những giải thích về mối quan hệ giữa cấu trúc thuế hoặc một mảng chi tiêu công nào đó với tăng trưởng kinh tế (xem Azam và cộng sự, 2015.) Trường phái thứ hai, có một nhóm các nhà nghiên cứu thực hiện mô hình tăng trưởng nội sinh để giải thích mối quan hệ giữa một thành phần nào đó của thu thuế haowjc một thành phần chi tiêu công cho một mục đích gì đó với tăng trưởng. Từ thế kỷ 19 trở lại đây hầu hết cá nhà nghiên cứu đều thấy rõ vai trò của tổng thu thuế và chi tiêu công trong việc tạo lập ngân sách nhà nước. Mặt khác một số tác giả cho rằng tài chính công (Thu thuế và chi tiêu) có tác động dương hay âm lên nền kinh tế phụ thuộc vào từng phân loại nền kinh tế (xem Azam và cộng sự, 2015). Trong khi đó, lại có những tác giả cho rằng tài chính công phụ thuộc vào từng loại thuế hoặc từng loại chi tiêu riêng rẽ chính vì vậy mà nó có tác động lên nền kinh tế khá phức tạp (xem d'Agostino và cộng sự, 2016; Stoilova, 2017). Một nhóm các học giả khác lại cho rằng giữa thu thuế hoặc chi tiêu có mối quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế (xem Azam và cộng sự, 2015). Xuất phát từ các lập luận này, chúng ta thấy rằng chỉ có tổng thu thuế và chi tiêu công mới nói lên đầy đủ năng lực của nhà nước. Ngoài ra, để hiểu được năng của nhà nước cũng như tính hiệu quả của nó trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế, các nhà nghiên cứu cần thiết phải xem xét và làm rõ hơn về mối quan hệ giữa tổng thu thuế, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế bằng các mô hình. Hiện nay chúng ta thấy các nghiên cứu này chưa có nhiều thậm chí là gần như không có. 2.3.2. Mối quan hệ giữa thu thuế và chi tiêu công Thật không may, mô hình hiệu chỉnh sai số (EC) không chỉ ra được hướng quan hệ nhân quả giữa thu thuế và chi tiêu. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều điều tra về mối quan hệ dài hạn giữa thu thuế và chi tiêu công với những lý giải chưa thật rõ ràng và cho thấy sự phức tạp của mối quan hệ này. Một bộ phận khá lớn các nghiên cứu trước đó đều tập trung giải thích vai trò của một loại thuế hay một loại chi tiêu với nền kinh tế mà thôi. Hầu hết các nghiên cứu này chỉ dừng ở việc sử dụng kiểm định Granger và đồng liên kết để giải thích về mối quan hệ này. Tóm lại, có thể thấy có 3 trường phái chính bàn luận về sự tương tác của thu thuế và chi tiêu công. Một là, các tác giả cho rằng giữa thu thuế và chi tiêu công có mối quan hệ nhân quả hai chiều (xem Musgrave, 1966 và Chang và Chiang, 2009). Thứ hai, 8 trường phái “chi quyết định thu” cho rằng việc chính phủ chi tiêu là nguyên nhân gốc rễ của sự thay đổi trong thu thuế (Friedman, 1978). Cuối cùng là trường phái cho rằng “thu quyết định chi” , theo trường phái này thì việc thu thuế làm nảy sinh việc nhà nước quản lý chi tiêu (Hansan và cộng sự, 2012.) Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này chỉ dừng ở việc xem xét với số liệu của các quốc gia thu nhập cao hoặc số liệu của một quốc gia cụ thể để đi đến kết luận chứng minh cho 1 trong số ba giả thuyết nêu trên. Hầu hết các nhà nghiên cứu này dừng lại ở việc kiểm định với ba biến nghiên cứu chính đó là thu thuế, chi tiêu và tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên chúng ta đều biết rằng các hoạt động của mọt nền kinh tế có thể tăng hay giảm không chỉ phụ thuộc vào thu hay chi mà còn phụ thuộc vào các biến khác kinh tế vĩ mô khác như đầu tư, lạm phát, năng lực thương mại, chất lượng và số lượng vốn con người. Để lấp vào khoảng trống này, luận án đã bổ sung các biến kinh tế vĩ mô khác để thực nghiệm và tiếp tục phân tích tác động của các yếu tố chính và sự tương tác của nó với các biến kiểm soát. 2.3.3. Ảnh hưởng của quản trị nhà nước lên tài chính công và tăng trưởng kinh tế Dzhumashev (2014) lập luận rằng chi tiêu công phụ thuộc vào hiệu quả của quản trị nhà nước và mức độ tham nhũng. Imam and Jacobs (2007) đã áp dụng cả hai bộ chỉ số kiểm soát tham nhũng và cảm nhận về tham nhũng và cho rằng tham nhũng chỉ ảnh hưởng lên quản lý thuế mà thôi. Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều điều tra vai trò của tham nhũng hoặc quản trị nhà nước trong mối quan hệ ngắn hạn hoặc dài hạn của một thành phần của tài chính công là thu thuế hoặc chi tiêu công với mô hình hồi quy những phương trình đơn lẻ với các bộ số liệu thứ cấp của nhiều quốc gia mà thôi. Ngoài ra, quản trị nhà nước và tài chính công có mối quan hệ phức tạp với tăng trưởng kinh tế. Để giảm sai chệch do sự khác biệt giữa các quốc gia chúng tôi áp dụng mô hình hệ phương trình đồng thời (SUR) để xác định vai trò của quản trị nhà nước trong điều tiết tác động của thu thuế và chi tiêu công lên tăng trưởng. Zellner (1962) xác nhận rằng việc đánh giá hệ số của một bộ phương trình hồi quy sẽ giúp giảm sai chệch do việc sử dụng dữ liệu vĩ mô khi hồi quy đơn. 2.4 Thiết kế khung phân tích và phát triển giả thuyết 9 Giả thuyết (1): Có mối quan hệ dài hạn giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế. Giả thuyết (2): Thu thuế và chi tiêu có mối quan hệ nhân quả lẫn nhau. Giả thuyết (3): Quản trị nhà nước điều tiết tác động của tài chính công lên tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào loại nhóm nền kinh tế . Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau. Hình 2.2: Khung phân tích mối quan hệ giữa tài chính công, quản trị nhà nước và tăng trưởng kinh tế. Nguồn tác giả thiết kế. 2.5. Tóm tắt Luận án này dựa trên lý thuyết chọn lựa công và lợi ích chi phí của thuế để làm rõ mối quan hệ giữa thu thuế và chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các nghiên cứu phân tích tác động của tham nhũng trực tiếp lên tăng trưởng kinh tế, còn luận án này xem xét tác động của quản trị nhà nước thông qua việc điều tiết tài chính công lên tăng trưởng kinh tế như thế nào. Quản trị nhà nước: Kiểm soát tham nhũng Tăng trưởng kinh tế: Log GDP bình quân đầu người Tài chính công: Thu thuế Chi tiêu công 10 CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1. Các mô hình nghiên cứu 3.1.1 Mối quan hệ dài hạn giữa tài chính công và tăng trưởng kinh tế: Barro (1990) cho rằng chi tiêu được tính bằng thuế suất thuế thu nhập ông đề xuất công thức: 𝑔 = 𝑇 = 𝜏𝑦 = 𝜏. 𝑘. ∅ ( 𝑔 𝑘 ), (1) với g là chi tiêu công, T là thu thuế, 𝜏 là thuế suất thuế thu nhập, và nó bị ảnh hưởng bới nguồn lực tài chính, 𝑦 đại diện cho kết quả của nền kinh tế. Romero-Ávila and Strauch (2008) đã phát triển mô hình này với thuế suất và tổng thuế T, chi tiêu cho sản xuất của chính phủ là g và chi tiêu khác là G và đưa ra công thức: 𝑔 + 𝐺 = 𝜏. 𝑦 + 𝑇, (2) Barro và Sala-i-Martin (1992), dựa vào lập luận của Arrow (1962) và Rome (1986), tuyên bố rằng sản lượng sản xuất theo nhân công không chỉ phụ thuộc vào vốn con người k, mà còn phụ thuộc vào sự lan tỏa tri thức hoặc các ý tưởng từ người lao động �̅�, do đó hàm sản xuất có thể viết lại như bên dưới: 𝑦 = 𝐴. 𝑘1−𝛼(𝑘)̅̅ ̅𝛼 0 < 𝛼 < 1, (3) Bên cạnh đó, các tác giả này còn căn cứ vào nghiên cứu của Samuelson (1954) và cho rằng tổng mua sắm của nhà nước G có thể chịu ảnh hưởng bởi hàm sản xuất, do đó kết quả của nền kinh tế còn được giải thích bằng phương trình dưới đây: 𝑦 = 𝐴. 𝑘1−𝛼𝐺𝛼 , (4) Từ (3) và (4) đã thiết kế ra mô hình đánh giá tăng trưởng kinh tế: 𝑦 = 𝐴. 𝑘. (𝐺/𝐾)𝛼, (5) Barro và Sala-i-Martin (1992) đã chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng dài hạn trong mô hình này là ∅ có thể được diễn đạt thành: ∅ = (1 − 𝜏)(1 − 𝛼)𝐴 1 (1−𝛼)⁄ (𝑔/𝑦)𝛼/(1−𝛼) − 𝜇, (6) với  và 𝜇 là các hằng số phản ánh các tham số trong hàm hữu dụng, tỷ lệ tăng trưởng sẽ giảm khi thuế suất tăng lên 𝜏, và tăng khi chi tiêu cho công hiệu quả là g. 11 Mankiw, Romer and Weil (1992) xác định cách thức giải thích tăng trưởng kinh tế như sau: 𝑦(𝑡) = 𝐾(𝑡)𝛼𝐻(𝑡)𝛽(𝐴(𝑡)𝐿(𝑡))1−𝛼−𝛽 0 < 𝛼 < 1, 𝛼 + 𝛽 < 1, (7) với 𝑦(𝑡) là kết quả của nền kinh tế tại thời điểm t, K(t) là tài sản vật chất, H(t) là tài sản nhân lực, và L(t) lực lượng lao động. Do, A(t)L(t) không bao giờ dừng, họ đã giả định rằng tỷ lệ tăng trưởng của A(t)L(t) là (n+g), khấu hao tài sản là 𝛿, 𝑠𝑘 là hệ
Luận văn liên quan