Tóm tắt Luận án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An giang để ứng phó với biến đối khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nhân loại từng đối mặt từ trước đến nay. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng (NBD) 1 m, mỗi năm có khoảng 40 nghìn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn toàn, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. An Giang là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL, nơi chịu nhiều tác động nặng nề bởi BĐKH. Các hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn (XNM), thiên tai, dịch bệnh, ngập lụt, sạt lở, v.v. ngày càng diễn ra thường xuyên, gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất và đời sống nông dân. Để ứng phó với BĐKH, tỉnh An Giang đã triển khai khá nhiều giải pháp. Tuy nhiên, TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện quyết liệt nên đã gây những tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nông dân, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên do vấn đề TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH còn khá mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, chính quyền cấp tỉnh chưa nhận thức đầy đủ tính thời sự cấp thiết và những công việc phải làm trong thực hiện trong TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH,v.v. Vì vậy, đề tài: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu” được lựa chọn làm luận án tiến sĩ khoa học kinh tế là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế chính trị

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An giang để ứng phó với biến đối khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU THỊNH TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ: 62 31 01 02 HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. PHẠM THỊ TÚY 2.TS. ĐỖ ĐỨC QUÂN Phản biện 1: .. Phản biện 2: ......... Phản biện 3: . . Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận án Biến đổi khí hậu (BĐKH) là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà nhân loại từng đối mặt từ trước đến nay. BĐKH đã, đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng (NBD) 1 m, mỗi năm có khoảng 40 nghìn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn toàn, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. An Giang là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL, nơi chịu nhiều tác động nặng nề bởi BĐKH. Các hiện tượng nắng nóng kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn (XNM), thiên tai, dịch bệnh, ngập lụt, sạt lở, v.v.. ngày càng diễn ra thường xuyên, gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất và đời sống nông dân. Để ứng phó với BĐKH, tỉnh An Giang đã triển khai khá nhiều giải pháp. Tuy nhiên, TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện quyết liệt nên đã gây những tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nông dân, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên do vấn đề TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH còn khá mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn, chính quyền cấp tỉnh chưa nhận thức đầy đủ tính thời sự cấp thiết và những công việc phải làm trong thực hiện trong TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH,v.v.. Vì vậy, đề tài: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu” được lựa chọn làm luận án tiến sĩ khoa học kinh tế là cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH, đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nhằm chủ động ứng phó với BĐKH, tạo nền tảng cho sự phát triển KT- XH của tỉnh theo hướng ổn định, hiệu quả và bền vững. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố để xác định những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống cần phải bổ khuyết. Hệ thống hóa và nghiên cứu một cách căn bản những vấn đề lý luận, thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Phân tích thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH, chỉ ra những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất phương hướng và giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH đến năm 2030. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là TCC ngành nông nghiệp theo hướng chủ động ứng phó với BĐKH ở phương diện địa phương cấp tỉnh. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học Kinh tế chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, lôgíc kết hợp với lịch sử, phương pháp điều tra xã hội học,v.v.. để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án đã chỉ ra những khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu. Thứ hai, cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH như: Quan niệm, sự cần thiết, nội dung, tiêu chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng giá và những kinh nghiệm trong thực hiện TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010 - 2017, luận án chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Thứ tư, đề xuất các phương hướng và giải pháp có tính khả thi nhằm TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH giai đoạn 2018 – 2030. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương 13 tiết. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến sự phát triển KT-XH của tất cả các quốc gia trên thế giới, đe dọa sự tồn vong của con người trên trái đất. Do vậy, nghiên cứu về BĐKH luôn nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến đề tài 1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp “Clobal Climate Change and Agricutural Production” (Biến đổi khí hậu toàn cầu và sản xuất nông nghiệp) của Fakhri Bazzaz và Wim Sombroek; “Effects of global climate change on agriculture: an interpretative review” (Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với nông nghiệp) của Richard M. Adams và cộng sự; “Viet nam: Economics of Adaptation to Climate Change” (Việt Nam: Nền kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu) của Ngân hàng Thế giới ; “Climate Change Affecting Land Use in Mekong Delta: Adaptation of Rice based Cropping Systems” (Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa) 1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp “Regional Trends of Agricultural Restructuring in Canada” (Xu hướng vùng miền của tái cơ cấu nông nghiệp ở Canada của Helen E.Parson; “Conceptual framework for analysing structural change in agriculture and rural livelihoods” (Khung lý thuyết phân tích sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp và sinh kế ở nông thôn) của Gertrud Buchenrieder; “China's Economic Restructuring: Role of Agriculture” (Tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc: Vai trò của nông nghiệp) của Zhang Hongzhou. 4 1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu “Building Climate Resilience in the Agricuture Sector of Asia and the Pacific” (Xây dựng khả năng hồi phục khí hậu trong ngành nông nghiệp Châu Á và Thái Bình Dương) của ADB; “Vietnam Development Report 2016 - Transforming Vietnamese Agricuture: Gaining more from less” (Báo cáo phát triển Việt Nam 2016: Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng gía trị, giảm đầu vào); “Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ” của Nhóm Ngân hàng thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến đề tài Không chỉ các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về BĐKH mà ở Việt Nam cũng có không ít công trình nghiên cứu liên quan, trong đó có: 1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường; “Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp thích ứng Đồng bằng Sông Cửu Long” của Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường; “Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp ứng phó” của Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết ; “Đối sách của các quốc gia và các vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001- 2020” do Trần Quang Minh chủ biên; “Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam và một số gợi ý chính sách” của tác giả Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài Thu; “Những thông tin cập nhật về biến đổi khí hậu dùng cho các đối tượng cộng đồng” của Ngô Trọng Thuận và Nguyễn Văn Liêm; “Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long” của Ngô Quang Thành; “Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long” của Lê Quang Trí,v.v.. 1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp “Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam” của Lê Quốc Doanh, Đào Thế 5 Anh và Đào Thế Tuấn; “Cơ sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Uyên; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” do Phạm Thị Khanh làm chủ biên; “Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng cao” của TS. Đặng Kim Sơn; “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay” của Vương Đình Huệ,v.v... 1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi khí hậu và các hoạt động thích ứng ở miền Nam Việt Nam” bài viết của Lê Anh Tuấn; “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với sự biến đổi khí hậu” của Trường Đại học Cần Thơ; “Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương” của TS. Lê Anh Tuấn; “Mô hình tăng trưởng xanh khung phân tích và lựa chọn chính sách cho Việt Nam” của Nguyễn Trọng Hoài; “Cơ sở khoa học để Đồng bằng Sông Cửu long thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng” của Bùi Lai; “Sản xuất lúa và tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Ngọc Đệ và Lê Anh Tuấn; “Một số điều cần biết về biến đổi khí hậu với nông nghiệp” của Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Quang An và Nguyễn Thiện Sơn; “Chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Hội đồng khoa học các cơ quan Trung ương; “Đầu tư phát triển nông nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu” luận án tiến sĩ của Phạm Văn Ơ”; “Quy hoạch chiến lược sử dụng bền vững tài nguyên đất và nước thích ứng với biến đổi khí hậu Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Hiếu Trung và cộng sự; “Chọn giống lúa ngập và mặn phục vụ Đồng bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Thị Lang và cộng sự; “Biến động cơ cấu sử dụng đất lúa và vùng dễ bị ảnh hưởng dưới tác động của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long” của Võ Quang Minh và cộng sự.; Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ: Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu” của Nguyễn Thị Hường và cộng sự; “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm ứng phó với 6 biến đổi khí hậu ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ” của TS. Trương Thị Mỹ Nhân và TS. Lê Thị Thục,v.v; “Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến canh tác lúa tỉnh An Giang trên cơ sở các kịch bản biến đổi khí hậu khác nhau” của Nguyễn Thị Hà Mi và Võ Quang Minh 1.2. TỔNG QUAN KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tổng quan kết quả nghiên cứu đã công bố 1.2.1.1.Về lý luận Thứ nhất, nhiều vấn đề lý luận cơ bản về TCC ngành nông nghiệp đã được làm sáng tỏ. Nhiều công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu khái niệm, lý thuyết TCC, tính quy luật của TCC nền kinh tế và những cơ chế, chính sách liên quan. Thứ hai, các vấn đề lý luận liên quan đến BĐKH đã được các nhà khoa học đề cập khá toàn diện, sâu sắc. Thứ ba, một số công trình nghiên cứu về tác động của BĐKH đã chỉ ra các ngành dễ bị tổn thương nhất do BĐKH là nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, tài nguyên biển, tài nguyên nước. Thứ tư, một số công trình nghiên cứu đã đề cập nhiều vấn đề lý luận liên quan đến TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. 1.2.1.2.Về thực tiễn Thứ nhất, các nghiên cứu chỉ ra rằng, BĐKH là thách thức lớn nhất đối với nhân loại hiện nay. BĐKH giờ đây là một thực tế đã được chứng minh trên cơ sở khoa học. Thứ hai, các nhà nghiên cứu đã đánh giá thực trạng, xu thế BĐKH toàn cầu, Việt Nam và khu vực ĐBSCL; Xây dựng các kịch bản BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam và ĐBSCL trong thế kỷ XXI. Thứ ba, nghiên cứu về BĐKH tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau, song tất cả đều thống nhất rằng nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện và sâu sắc nhất bởi BĐKH. 7 Thứ tư, nhiều công trình nghiên cứu đã thành công trong phân tích, đánh giá thực trạng TCC ngành nông nghiệp ở Việt Nam, ĐBSCL và nhiều địa phương khác trong cả nước. Thứ năm, một số công trình khoa học đã nghiên cứu thành công những mô hình, kỹ thuật canh tác, các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng thích ứng tốt với điều kiện BĐKH và NBD. 1.2.2. Những khoảng trống, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Qua tổng quan kết quả các công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy, công trình nghiên cứu vấn đề TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH vẫn còn rất ít, chưa tương xứng với vị trí, vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này. Trong thực tiễn, việc vận dụng lý luận để thực hiện TCC ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH còn không ít hạn chế. Vì vậy, đề tài luận án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu” là hoàn toàn mới, cần thiết, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng, phù hợp với chuyên ngành Kinh tế chính trị. Đề tài luận án sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu như sau: Về lý luận: Làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH: Quan niệm, sự cần thiết, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH. Qua đó, cung cấp luận cứ khoa học trong TCC ngành nông nghiệp hiện nay. Về thực tiễn: Nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm kinh nghiệm ứng phó với BĐKH thông qua TCC ngành nông nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam; Đánh giá thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH trong những năm qua, chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp thực hiện TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH từ nay đến năm 2030. 8 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. QUAN NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1.1.Quan niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu Khi BĐKH là thách thức thực sự cho sự phát triển KT-XH cả hiện tại và tương lai, thì công tác ứng phó với BĐKH được đánh giá là hoạt động ưu tiên của bất kỳ địa phương hay quốc gia nào trên thế giới. Ứng phó với BĐKH được hiểu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Thích ứng với BĐKH của ngành nông nghiệp là việc điều chỉnh, quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện khí hậu đang thay đổi. Nó có thể bao gồm các giải pháp sản xuất nông nghiệp sạch, đa dạng hóa và bền vững. Hoạt động thích ứng trong nông nghiệp cũng cần tiếp cận nhanh và hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh cả trong nước và quốc tế. Giảm nhẹ BĐKH trong nông nghiệp được hiểu là giảm phát thải KNK trong sản xuất nông nghiệp. Để làm được điều này, cần cải tiến quản lý và kỹ thuật nông nghiệp; tăng cường sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học, hạn chế khai phá rừng, tăng cường trồng rừng và tái tạo rừng, phòng chống cháy rừng; nghiên cứu công nghệ sinh học nhằm cải thiện nguồn giống loài thủy sản, khả năng thích nghi với môi trường, có phát thải KNK thấp,v.v.. Từ sự phân tích trên có thể quan niệm: TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH là quá trình phát triển ngành nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại các chuyên ngành sản xuất nhằm tạo ra cơ cấu ngành nông nghiệp hiện đại với tính hiệu quả và phát triển bền vững hơn để thích ứng và giảm nhẹ những tác động của BĐKH. Bản chất của TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH là quá trình phân bổ lại nguồn lực theo hướng tối ưu hóa để tạo ra cơ cấu mới với hiệu quả cao hơn và ứng phó tốt hơn với BĐKH. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, việc phân bổ lại các nguồn lực cho TCC bị chi phối bởi nhiều quan hệ từ phía 9 chủ thể quản lý nhà nước và từ phía khách quan cơ chế thị trường. Vì vậy, để phân bổ và sử dụng nguồn lực hiệu quả, Nhà nước phải lấy thị trường làm căn cứ để phân bổ lại nguồn lực, hạn chế tới mức tối đa sự can thiệp hành chính thô bạo, loại bỏ cách tiếp cận theo hướng xin - cho, phải bảo đảm các quyền cho mọi chủ thể có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực “đầu vào” của sản xuất. Muốn vậy, Nhà nước phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, định vị lại hệ thống kết cấu hạ tầng, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng trong nông nghiệp, đất đai, phát triển KHCN trong nông nghiệp, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, đào tạo nghề cho nông dân,v.v.. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH là vấn đề mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, xét về tổng thể thì quá trình này có một số đặc điểm cơ bản như sau: Thứ nhất, đây là quá trình Nhà nước chủ động sử dụng những chính sách, công cụ và nguồn lực để bố trí, sắp xếp lại ngành nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện BĐKH. Thứ hai, chủ thể liên quan đến TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH bao gồm chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương, nông dân, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và hiệp hội ngành nghề có liên quan,v.v..Trong đó, chính quyền các cấp đóng vai trò định hướng, điều tiết, hỗ trợ, còn nông dân là chủ thể trực tiếp tham gia thực hiện. Thứ ba, tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH là quá trình thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ là thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH đối với ngành nông nghiệp, trong đó thích ứng là trọng tâm. Thứ tư, mục tiêu cao nhất của TCC ngành nông nghiệp là để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những cơ hội, đồng thời giảm thiểu những tác động bất lợi của BĐKH đối với ngành nông nghiệp và sinh kế của nông dân, đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững. Thứ năm, tái cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH là quá trình cải biến tổng thể về không gian kinh tế (cơ cấu ngành, nguồn nhân lực và vật lực cho phát triển, chuỗi giá trị gia tăng), không gian xã hội (lao động việc làm, di chuyển dân cư) và không gian vùng địa lý (liên kết vùng, lợi thế địa lý). Quá trình này tạo ra sự thay đổi cấp tiến về năng lực sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với BĐKH. 10 Thứ sáu, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong CCKT sẽ ngày càng giảm. Trong nội bộ ngành, tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi giảm xuống, ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng lên. Những loại cây trồng, vật nuôi kém thích nghi với BĐKH sẽ ngày càng giảm, đồng thời những cây trồng, vật nuôi mới thích ứng tốt với điều kiện BĐKH sẽ ngày càng tăng. Thứ bảy, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ (KH-CN) là khâu đột phá trong TCC ngành nông nghiệp ứng phó với BĐKH. Thực tế cho thấy, để ngành nông nghiệp thực hiện tốt hơn những chức n
Luận văn liên quan