Lạc(Arachis hypogaea L.) là cây thực phẩm, cây côngnghiệplấydầu, được
nhiều quốc gia trên thế giới có nhucầu ngày càngmởrộng phát triểnsản xuất.
Câylạc thuộc nhóm cây đậu đỗ cókhảnăng chịuhạn kém. Sovới nhiều cây trồng
khác, câylạc có nhucầu đặc biệtvềnướcbởirễlạc không có lông hút, quảlạc
hình thànhdưới đất.Kết quả thống kê cho thấy, ởnước tasản suấtlạc chiếm
khoảng40% tổng diện tích đất gieo trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó
có 2/3 diện tích trồnglạc phụ thuộc vàonước trời. Đốivới nhiều địa phương, cây
lạc là cây trồng chính, tuy nhiên việc đầutư chosự phát triển ngànhsản xuấtlạc
được đánh giá là chưatươngxứngvới tiềmnăngvốn có của nó.
Có nhiều phương phápcảitạo giống cây trồng, trong đó nuôicấy môtế bào
thựcvật làmộtkỹ thuật hiệu quả, cho phép ứngdụng vàcải tiến nhiều đặc tính
của cây trồng. Trong quá trình nuôicấy do ảnhhưởngcủa môi trường, cáctế bào
có thểbị biến đổivật chất di truyền. Nếukếthợpvới các tác nhân gây đột biến thì
tầnsố phát sinh đột biếnsẽ đượctăng lên đángkể. Điều nàyrất có ý nghĩa trong
việctạo ra nguồnvật liệu cho quá trình chọn giống. Hiệu quả việc ứng dụng công
nghệ tế bào thựcvật để nâng cao tính chống chịuvới các điều kiệnbấtlợicủa
ngoạicảnh liên tục được khẳng định. Ở Việt Nam,sự ra đời của 2 giống lúa DR1
và DR2 có khả năng chịu hạn, chịu lạnhtốt là minh chứng đầu tiên cho những khả
năng đó. Tiếp sau là công trình nghiên cứucải thiện khảnăng chịuhạn, chịu muối
ở cây míacủa Yadav và đtg (2006),tăng khảnăng chịuhạn cây lúamỳcủa
Abdelsamad và đtg (2007)
Khảnăng chịuhạncủa thựcvật là tính trạng do nhiều gen quy định, dovậy
việc tìm kiếm và phân tích gen liên quan đến đặc tính chịuhạn được nhiều nhà
khoahọc quan tâm nghiêncứu.Mộtsố gen liên quan đến tính chịuhạncủa câ y
trồng đã được phânlập và côngbố như: gen LEA ở cây đậutương và đậu xanh,
gen P5CS ở cây đậutương, gen cystatin ở cây đậu xanh, gen DREB ở câ y
Arabidopsis. Gen cystatin(CYS) của thựcvật được côngbố đầu tiên trên cây lúa
bởi Abe và đtg (1987). Đến nay, gen CYS được phânlập ở nhiều loài thựcvậtbậc
cao,cả ở câymột lámầm và hai lámầm(CYS ở đậu xanh, gen CYS ở khoai tây,
gen CYS ở ngô). Các nghiêncứuvề gen cystatin đã được bàn luận nhiềuvềmối
liên quan củanóvớikhảnăng chống chịuhạn, lạnh, mặn.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen cystain liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
VŨ THỊ THU THỦY
TẠO DÒNG CHỊU HẠN VÀ PHÂN LẬP GEN CYSTAIN
LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CHỊU HẠN Ở CÂY LẠC
(Arachis hypogaea L.)
Chuyên ngành: Di truyền học
Mã số: 62.42.70.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Thái Nguyên - 2011
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây thực phẩm, cây công nghiệp lấy dầu, được
nhiều quốc gia trên thế giới có nhu cầu ngày càng mở rộng phát triển sản xuất.
Cây lạc thuộc nhóm cây đậu đỗ có khả năng chịu hạn kém. So với nhiều cây trồng
khác, cây lạc có nhu cầu đặc biệt về nước bởi rễ lạc không có lông hút, quả lạc
hình thành dưới đất. Kết quả thống kê cho thấy, ở nước ta sản suất lạc chiếm
khoảng 40% tổng diện tích đất gieo trồng các cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó
có 2/3 diện tích trồng lạc phụ thuộc vào nước trời. Đối với nhiều địa phương, cây
lạc là cây trồng chính, tuy nhiên việc đầu tư cho sự phát triển ngành sản xuất lạc
được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Có nhiều phương pháp cải tạo giống cây trồng, trong đó nuôi cấy mô tế bào
thực vật là một kỹ thuật hiệu quả, cho phép ứng dụng và cải tiến nhiều đặc tính
của cây trồng. Trong quá trình nuôi cấy do ảnh hưởng của môi trường, các tế bào
có thể bị biến đổi vật chất di truyền. Nếu kết hợp với các tác nhân gây đột biến thì
tần số phát sinh đột biến sẽ được tăng lên đáng kể. Điều này rất có ý nghĩa trong
việc tạo ra nguồn vật liệu cho quá trình chọn giống. Hiệu quả việc ứng dụng công
nghệ tế bào thực vật để nâng cao tính chống chịu với các điều kiện bất lợi của
ngoại cảnh liên tục được khẳng định. Ở Việt Nam, sự ra đời của 2 giống lúa DR1
và DR2 có khả năng chịu hạn, chịu lạnh tốt là minh chứng đầu tiên cho những khả
năng đó. Tiếp sau là công trình nghiên cứu cải thiện khả năng chịu hạn, chịu muối
ở cây mía của Yadav và đtg (2006), tăng khả năng chịu hạn cây lúa mỳ của
Abdelsamad và đtg (2007) …
Khả năng chịu hạn của thực vật là tính trạng do nhiều gen quy định, do vậy
việc tìm kiếm và phân tích gen liên quan đến đặc tính chịu hạn được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Một số gen liên quan đến tính chịu hạn của cây
trồng đã được phân lập và công bố như: gen LEA ở cây đậu tương và đậu xanh,
gen P5CS ở cây đậu tương, gen cystatin ở cây đậu xanh, gen DREB ở cây
Arabidopsis... Gen cystatin (CYS) của thực vật được công bố đầu tiên trên cây lúa
bởi Abe và đtg (1987). Đến nay, gen CYS được phân lập ở nhiều loài thực vật bậc
cao, cả ở cây một lá mầm và hai lá mầm (CYS ở đậu xanh, gen CYS ở khoai tây,
gen CYS ở ngô). Các nghiên cứu về gen cystatin đã được bàn luận nhiều về mối
liên quan của nó với khả năng chống chịu hạn, lạnh, mặn...
2
Từ những lý do trên và xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của việc chọn tạo
giống lạc theo hướng nâng cao khả năng chịu hạn, chúng tôi đã tiến hành đề tài
của luận án: “Tạo dòng chịu hạn và phân lập gen cystatin liên quan đến tính
chịu hạn ở cây lạc (Arachis hypogaea L.)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tạo được dòng lạc có khả năng chịu hạn cao hơn giống gốc bằng công nghệ
nuôi cấy mô tế bào thực vật.
- Xác định được sự khác biệt trong trình tự của gen cystatin giữa dòng lạc chọn
lọc có nguồn gốc từ mô sẹo và các giống lạc có khả năng chịu hạn khác nhau.
3. Nội dung nghiên cứu
- Sàng lọc dòng mô sẹo chịu mất nước dưới tác động của thổi khô và tác động
của chiếu xạ tia gamma kết hợp với thổi khô.
- Phân tích sự biến động một số tính trạng số lượng, chất lượng hạt và khả năng chịu
hạn của các dòng chọn lọc.
- So sánh và xác định sự sai khác trong hệ gen của các dòng chọn lọc bằng kỹ
thuật RAPD.
- Khuếch đại, tách dòng và xác định trình tự gen cystatin của dòng lạc chọn lọc
và giống gốc.
4. Những đóng góp mới của luận án
i) Luận án xây dựng được quy trình chọn dòng lạc chịu hạn theo cách sử
dụng kết hợp các phương pháp nuôi cấy mô tế bào, gây đột biến bằng tia gamma
và sử dụng chỉ thị phân tử RAPD; tách dòng và so sánh sự khác biệt trình tự gen
cystatin liên quan đến tính chịu hạn. Quy trình này có thể rút ngắn thời gian cần
thiết và nâng cao hiệu quả cho công tác chọn giống lạc.
ii) Xử lý mô sẹo bởi tia gamma đã làm giảm chiều cao và tỷ lệ tái sinh cây,
biến đổi màu sắc và hình dạng lá. Phát hiện được 5 chỉ thị RAPD đặc trưng cho hai
dòng lạc chọn lọc RM47 và RM48: RM48/OPA07-750bp; RM48/OPA08-500bp;
RM48/OPB05-900bp; RM48/UPC348-200bp; RM47/OPH08-250bp. Phát hiện gen
cystatin của cây lạc thuộc nhóm I của phytocystatin, có có sự tương đồng cao nhất
với cystatin của đậu xanh (81,3%), thấp nhất với cystatin của quả kiwi (42,9%).
Gen có chứa 1 intron và 2 exon mã hóa cho protein có 98 amino acid. Cystatin của
dòng RM48 có nguồn gốc từ mô sẹo được xử lý bởi tia gamma kết hợp với thổi khô
3
đã có 7 vị trí amino acid sai khác so với giống gốc L18. Sự thay thế amino acid của
dòng RM48 bởi amino acid của giống gốc các ở vị trí 29 (Glu ®Asp), 30
(His®Thr), 31 (Asn®Thr), 32 (Lys ®Arg), 33 (Lys ®Asn), 34 (Glu ®Arg), 36
(Gly ®Ala).
iii) Xác định được sự khác biệt so với giống gốc L18 về khả năng chịu hạn
của ba dòng lạc RM48, RM47, R46 có nguồn gốc từ mô sẹo chịu mất nước được
xử lý bởi tia gamma (2krad) kết hợp với thổi khô liên tục 9 giờ trong hệ thống
nuôi cấy in vitro.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
i) Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp dẫn liệu khoa học về ứng dụng
công nghệ tế bào thực vật để cải tiến khả năng chịu hạn của cây lạc. Kỹ thuật chọn
dòng tế bào chịu mất nước và xử lý mô sẹo để tăng tần số phát sinh đột biến. Cách
tiếp cận và phương pháp đánh giá sự khác biệt của các dòng lạc chọn lọc so với
giống gốc trên phương diện hình thái, biểu hiện tính trạng cấu thành năng suất,
khả năng chịu hạn, đặc điểm hóa sinh hạt và sự sai khác trong hệ gen.
ii) Cung cấp những thông tin về cystatin và gen cystatin ở cây lạc. Xử lý mô
sẹo bởi chiếu xạ kết hợp với thổi khô gây mất nước là tác nhân làm xuất hiện đột
biến gen cystatin được minh chứng bằng sự sai khác trong trình tự gen của dòng
RM48 (có nguồn gốc từ mô sẹo chịu chiếu xạ kết hợp với thổi khô) so với các
dòng R46 (có nguồn gốc từ mô sẹo chịu thổi khô) và giống gốc L18.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả đánh giá toàn diện khả năng chịu hạn của cây lạc ở mức độ
mô sẹo, hạt nảy mầm và cây non làm căn cứ để đánh giá và ứng dụng biện pháp
cải thiện được khả năng chịu hạn của cây lạc. Kết quả chọn tạo 3 dòng lạc có
nguồn gốc từ mô sẹo chịu xử lý bởi chiếu xạ và thổi khô ưu việt về khả năng chịu
hạn và một số đặc điểm nông sinh học, hoá sinh hạt có thể bồi dưỡng thành giống
mới hoặc làm vật liệu cho lai giống.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 128 trang (kể cả tài liệu tham khảo), được chia thành các phần:
Phần Mở đầu gồm có 3 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu, 39 trang; Chương 2:
4
Vật liệu và Phương pháp, 14 trang; Chương 3: Kết quả và thảo luận, 54 trang;
Phần Kết luận và đề nghị: 2 trang; Các công trình đã công bố liên quan đến luận
án: 1 trang. Tài liệu tham khảo: 15 trang với 145 tài liệu tham khảo bằng tiếng
Việt và tiếng Anh. Luận án có 22 bảng số liệu, 20 hình.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Luận án đã tham khảo và tổng kết 34 tài liệu trong nước và 98 tài liệu nước
ngoài với các nội dung liên quan, bao gồm: (1) Cây lạc và đặc tính chịu hạn của
cây lạc; (2) Nghiên cứu nâng cao khả năng chịu hạn của cây trồng bằng công nghệ
tế bào thực vật; (3) Phân tích, đánh giá các dòng chọn lọc có nguồn gốc từ nuôi
cấy mô sẹo (4) Gen liên quan đến tính chịu hạn ở cây lạc; (5) Cystatin và vai trò
của cystatin ở thực vật.
Với các dẫn liệu thu thập được, kết quả phân tích đã khẳng định, cây lạc có
giá trị và vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Xu thế
biến đổi khí hậu đã làm thay đổi các yếu tố của điều kiện môi trường, vì vậy ngày
càng có nhiều nghiên cứu đánh giá, chọn tạo giống lạc theo hướng nâng cao tính
chống chịu được thực hiện. Cũng giống như những cây trồng khác, các phương
pháp sử dụng trong chọn tạo giống lạc bao gồm lai giống, tạo giống đột biến, chọn
lọc từ quần thể và sử dụng công nghệ sinh học hiện đại. Ứng dụng kỹ thuật hiện
đại của công nghệ sinh học để nâng cao tính chống chịu của cây trồng được tiến
hành theo hai hướng, đó là chọn dòng biến dị soma và chuyển gen. Thành công
của kỹ thuật chuyển gen đã được công bố trên nhiều loại cây trồng và nhiều đặc
tính liên quan đến khả năng chịu hạn của thực vật đã được cải thiện.
Kỹ thuật chọn dòng tế bào ở thực vật bậc cao ứng dụng dựa trên cơ sở hiểu
biết về tính toàn năng của tế bào; sự không đồng nhất của mô hoặc quần thể tế bào
nuôi cấy; ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy trong quá trình hình thành một cơ
thể hoàn chỉnh... làm cho quần thể tế bào nuôi cấy có thể coi là quần thể tế bào
thực vật, do đó sàng lọc các cá thể sẽ nhanh hơn và hiệu quả hơn các phương pháp
chọn giống thông thường áp dụng trên cây nguyên vẹn. Chọn dòng theo hướng
tăng cường khả năng chống chịu các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh đã khá thành
công trên một số đối tượng như lúa nước, lúa cạn, lúa mỳ, thuốc lá... Đây chính là
5
những gợi ý để chúng tôi lựa chọn kỹ thuật nuôi cấy in vitro để nâng cao khả năng
chống chịu hạn ở cây lạc.
Tính chịu hạn của thực vật là tính trạng do nhiều gen quyết định. Xu hướng tìm
kiếm gen chịu hạn là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả. Các gen liên quan
đến khả năng chịu hạn của cây lạc được công bố trong những năm gần đây như: gen
LEA liên quan đến sự mất nước của tế bào. Nghiên cứu của Su và đtg (2010) trên
giống lạc Luhua 14 phát hiện có ít nhất 8 loại gen LEA. Gen AhNCED mã hóa tổng
hợp 9-cis epoxycarotenoid dioxygenase cũng được xác nhận có liên quan với khả
năng chống chịu của thực vật, trên cây lạc AhNCED được phân lập bởi Wan và đtg
(2005) có kích thước 2486bp, mã hóa một protein gồm 610 amino acid. Gen PLD mã
hóa phospholipase D cũng được khẳng định có liên quan đến hạn đã được phát hiện ở
lạc gồm hai loại là AhPLD1 và AhPLD2 nhờ nhóm nghiên cứu của Nakazwa
(2006)... Cystatin ở thực vật gọi là phytocystatin, gồm có hai nhóm, khác biệt nhau về
kích thước, khối lượng và những vùng gắn với cysteine proteinase. Từ năm 1987, gen
cystatin được phân lập trên cây lúa, đến nay gen cystatin được phân lập ở nhiều loài
thực vật, tuy nhiên trên cây lạc còn ít được biết đến. Nghiên cứu chức năng của
cystatin, nhiều tác giả bàn luận mối liên quan của cystatin với tính chống chịu của
thực vật. Sự phức tạp trong cấu trúc của gen cystatin, khả năng biểu hiện của gen
trong các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây trồng và trong mối liên quan với
tính chống chịu các yếu tố bất lợi của ngoại cảnh... Một số công bố về biểu hiện của
gen cystatin liên quan đến khả năng chịu hạn đã được minh chứng trên cây đậu cove,
cây rau giền, cây cải biển, cây lúa mỳ đông... đó là những căn cứ để chúng tôi tiếp tục
tìm và phân tích gen cystatin trên cây lạc.
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu thực vật
Luận án sử dụng 10 giống lạc làm vật liệu nghiên cứu. Trong đó, 8 giống (L05,
L16, L18, L23, L24, V79, MD7, MD9) được cung cấp bởi Trung tâm Nghiên cứu và
phát triển đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm Việt Nam. Giống SD30 do
Trung tâm khuyến nông tỉnh Nam Định cung cấp và giống lạc đỏ (Đỏ BG) do Trung
tâm phát triển đậu đỗ huyện Việt Yên, Bắc Giang cung cấp.
6
2.2 Hoá chất và thiết bị
Sử dụng các loại hóa chất tinh khiết và chuyên dụng có nguồn gốc từ các
hãng có uy tín như: các chất kích sinh trưởng của hãng Sigma; Taq-polymerase,
EDTA, SDS, agarose... của hãng Invitrogen.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nuôi cấy in vitro
Để tạo ra các dòng lạc bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, quá trình nuôi cấy
gồm các bước: Tạo mô sẹo trong môi trường tối hoàn toàn (10 ngày); tiến hành
gây mất nước bằng luồng khí vô trùng của box cấy và chiếu xạ sau đó kết hợp gây
mất nước bằng xử lý thổi khô; tái sinh cây; tạo cây hoàn chỉnh theo mô tả của
Nguyễn Thị Tâm và đtg (2006).
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng
Đánh dấu riêng các dòng cây tái sinh từ mô sẹo. Thực hiện chế độ trồng và
chăm sóc các dòng và giống như nhau theo chỉ dẫn của Bộ Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn. Các chỉ tiêu nông học và năng suất được xác định vào thời kỳ
chín của cây.
2.3.3. Phương pháp sinh lý, hoá sinh
Định lượng protein hòa tan theo phương pháp Lowry; định lượng lipid theo
phương pháp Soxhlet; Xác định hoạt độ a-amylase theo phương pháp Heinkel;
Định lượng đường bằng phương pháp vi phân tích.
Đánh giá khả năng chịu mất nước của mô sẹo bằng phương pháp nhuộm
màu tế bào với TTC của Towill và đtg (1975).
Đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn hạt nảy mầm bằng phương pháp gây
hạn với sorbitol 7%; xác định khả năng chịu hạn thông qua xác định hoạt độ a-
amylase, hàm lượng đường.
Đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây non bằng phương pháp gây hạn
nhân tạo theo Lê Trần Bình và đtg (1998).
2.3.3. Phương pháp sinh học phân tử
Tách chiết DNA tổng số theo phương pháp Gawell và đtg (1991).
Phân tích đa hình DNA bằng kỹ thuật RAPD theo William và đtg (1990).
7
Phân lập gen bằng kỹ thuật PCR. Tách dòng gen theo phương pháp của
Sambrook và đtg (2001).
Trình tự gen được xác định trên máy tự động tại Viện Công nghệ Sinh học.
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích các trị số thống kê bằng phần mềm Excel theo Chu Hoàng Mậu
(2008); Phân tích số liệu RAPD bằng phần mềm NTSYSpc version 2.0; Kết quả
phân tích gen bằng phần mềm BioEdit và DNAstar.
2.4. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại trường Đại học Sư phạm; Trường Đại học
Khoa học; Viện Khoa học Sự Sống- thuộc Đại học Thái Nguyên.
Chiếu xạ tia gamma tại Trung tâm chiếu xạ Quốc gia, Từ Liêm- Hà Nội.
Trình tự DNA được xác định tại Viện Công nghệ Sinh học.
Thí nghiệm đồng ruộng đặt tại Tổ Rừng Vầu, Phường Quang Vinh- Thành
phố Thái Nguyên.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. KẾT QUẢ TẠO DÒNG CHỊU HẠN BẰNG KỸ THUẬT XỬ LÝ MÔ
SẸO TRONG HỆ THỐNG NUÔI CẤY IN VITRO
3.1.1. Sàng lọc dòng mô sẹo chịu tác động của thổi khô
3.1.1.1. Khả năng tạo mô sẹo và độ sinh trưởng của mô sẹo 10 giống lạc nghiên cứu
Với mục đích đánh giá khả năng tạo mô sẹo của các giống lạc trong hệ thống
nuôi cấy in vitro làm cơ sở cho các nghiên cứu tạo dòng lạc chịu hạn bằng công nghệ
tế bào thực vật, chúng tôi tiến hành thăm dò khả năng tạo mô sẹo từ các tế bào phôi
mầm của hạt và tốc độ sinh trưởng của mô sẹo ở 10 giống lạc nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ tạo mô sẹo từ phôi mầm của 10 giống lạc dao động từ
82,71% (L18) đến 98,55% (V79). Các giống lạc có tỷ lệ tạo mô sẹo đạt trên 97%
là các giống MD7, MD9, V79. Giống có tỷ lệ tạo mô sẹo thấp hơn 90% gồm các
giống L18, L23, Đỏ BG. Trong đó, tỷ lệ tạo mô sẹo thấp nhất là giống L18
(82,71%). Khối lượng mô sẹo của các giống lạc được tạo thành dao động từ
8
115,00mg (L18) đến 198,00mg (V79). Các giống L05, L23, MD7, MD9, SD30,
V79 có khối lượng mô sẹo đạt trên 180mg. Bốn giống L16, L18, L24 và Đỏ BG có
khối lượng mô sẹo tạo thành nhỏ hơn 160mg. Kết quả thu được cho thấy, khả năng
tạo mô sẹo và sự sinh trưởng của mô sẹo 10 giống lạc đáp ứng cho các nghiên cứu
tiếp theo trong chọn dòng tế bào.
3.1.1.2. Khả năng chịu mất nước của mô sẹo các giống lạc nghiên cứu
Khả năng chịu mất nước của mô sẹo được xác định thông qua độ mất nước,
qua kết quả đánh giá nhanh sức sống của mô sẹo bằng phương pháp nhuộm TTC
và xác định tỷ lệ sống sót của mô sẹo sau xử lý bởi thổi khô. Kết quả xác định tỷ lệ
sống sót của mô sẹo sau xử lý bằng thổi khô thể hiện sức chịu đựng của tế bào và
đây là cơ sở để sàng lọc dòng tế bào. Các mô sẹo chịu mất nước thu được là nguồn
nguyên liệu để thực hiện tái sinh cây phục vụ chọn dòng lạc chịu hạn.
Kết quả nghiên cứu khả năng tái sinh cây của mô sẹo chịu mất nước cho thấy, tất
cả các giống lạc tham gia thí nghiệm đều có khả năng tái sinh cây từ các mô sẹo sống
sót. Các mô sống sót cho tỷ lệ tái sinh cây từ 83,33% đến 100,00%. Căn cứ vào kết quả
nghiên cứu, chúng tôi chọn thời điểm mô mất trên 84% nước so với khối lượng tươi ban
đầu và tỷ lệ mô sống sót trong khoảng từ 10% đến 20% là ngưỡng sàng lọc dòng.
Xử lý mô sẹo lạc bằng kỹ thuật thổi khô mô sẹo, chúng tôi xác định giống lạc
L18 có khả năng chịu mất nước kém nhất và lựa chọn mức thổi khô 9 giờ làm
ngưỡng sàng lọc. Kết quả đánh giá khả năng chịu mất nước của mô sẹo, kết hợp với
đánh giá khả năng chịu hạn của 10 giống lạc ở giai đoạn hạt nảy mầm khi bị hạn sinh
lý và giai đoạn cây non khi bị hạn nhân tạo đã cho thấy, trong 10 giống lạc nghiên
cứu, giống L18 có khả năng chịu mất nước kém nhất, có hoạt độ a- amylase và hàm
lượng đường ở nhóm thấp nhất trong các ngày hạt nảy mầm khi bị hạn, có chỉ số chịu
hạn thấp nhất. Kết quả này phù hợp với công bố do Trung tâm Đậu đỗ, Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm Việt Nam cung cấp.
3.1.2. Ảnh hưởng của tia gamma kết hợp với thổi khô đến tỷ lệ sống sót và tái
sinh cây của giống lạc L18
Giống lạc L18 được xác định là giống có khả năng chịu hạn, chịu mất nước
mất nước kém nhất trong số 10 giống lạc nghiên cứu. Bên cạnh đó, giống L18 có
năng suất cao. Vì vậy, với mục tiêu cải thiện khả năng chịu hạn của giống lạc năng
9
suất cao này, chúng tôi tiến hành thăm dò ảnh hưởng kết hợp của chiếu xạ tia
gamma với sàng lọc dòng chịu mất nước bằng kỹ thuật thổi khô đối với mô sẹo
giống lạc L18.
Kết quả thăm dò ảnh hưởng của tia gamma được thực hiện trên 5 liều lượng
chiếu xạ ở mức: 0,5krad; 1,0krad; 2,0krad; 3,0krad; 4,0krad kết hợp với thổi khô
mô sẹo trong 9 giờ. Kết quả xác định tỷ lệ mô sống sót tái sinh thành cây cho thấy,
khả năng tái sinh cây của mô sẹo chịu ảnh hưởng kết hợp của chiếu xạ với thổi khô
dao động từ 21,30% đến 88,87%. So với khả năng tái sinh cây của mô sống sót chỉ
chịu thổi khô, thì việc xử lý mô sẹo bằng chiếu xạ kết hợp với thổi khô đã làm
giảm tỷ lệ tái sinh cây. Sự khác biệt quan trọng của cây tái sinh chịu tác động của
chiếu xạ kết hợp với thổi khô biểu hiện rõ nét ở đặc điểm hình thái, đặc biệt về
màu sắc và hình dạng lá.
Với liều chiếu xạ thấp (0,5krad; 1krad; 2krad), lá cây vẫn có màu xanh như
những cây đối chứng. Nhưng với liều chiếu xạ cao như 3krad và 4krad thì màu xanh
của lá xuất hiện trong khoảng 1-2 tuần đầu sau đó lá bắt đầu chuyển màu vàng úa.
Hình thái lá nhỏ và xuất hiện hiện tượng xoăn lá. Tốc độ sinh trưởng của cây tỷ lệ
nghịch với cường độ của liều chiếu xạ. Ở liều chiếu xạ cao cây có hiện tượng lụi dần,
thân cằn cỗi. Chiều cao cây tái sinh thấp hơn rất nhiều so với cây đối chứng.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chiếu xạ kết hợp với thổi khô 9 giờ đến tỷ lệ sống sót và
tái sinh cây của mô sẹo ở giống lạc L18
Từ kết quả đánh giá khả năng sống sót và tái sinh của mô sẹo sau khi xử lý mô
sẹo bằng chiếu xạ tia gamma chúng tôi đã xác định được liều tới hạn của mô sẹo
Liều chiếu xạ kết
hợp thổi khô
9 giờ
Tỷ lệ mô sống sót
(% )
Tỷ lệ tái sinh
(% )
Hình thái cây tái sinh
0,5krad 34,23 ± 0,37 47,63 ± 2,37 Bình thường
1,0krad 33,65 ± 0,52 88,87 ± 5,57 Bình thường
2,0krad 28,42 ± 0,43 38,87 ± 5,54 Bình thường
3,0krad 18,87 ± 0,59 26,17 ± 4,97 Lá nhỏ, mép lá xoăn,
vàng và rụng
4,0krad 12,51 ± 0,42 21,30 ± 6,03 Lá nhỏ, mép lá xoăn,
vàng và rụng
10
lạc là liều chiếu xạ 4krad. Nếu vượt quá giới hạn 4krad đa số mô sẹo chết, không
thể tạo số dòng mô đủ lớn phục vụ những nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt là nghiên
cứu chọn dòng. Tuy nhiên, để thu được nhiều đột biến cần xác định liều lượng
chiếu xạ thích hợp, có thể vừa tạo ra những biến dị di truyền có lợi, vừa có tỷ lệ
các dòng mô sống sót và tái sinh cao. Do vậy, chúng tôi lựa chọn liều lượng 2krad
kết hợp với thổi khô 9 giờ để sàng lọc dòng mô và tạo cây hoàn chỉnh.
A B
C D
E G
Hình 3.3. Một số hình