Quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động nhiều chiều đến văn
hóa xã hội Việt Nam, trong bối cảnh này, việc tìm hiểu, xác định
những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống nói chung, trong lĩnh vực
kiến trúc nội thất nói riêng là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiêncứu.
Vùng châu thổ Bắc Bộ (CTBB) là vùng đất lịch sử lâu đời của
người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, là cái nôi
hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng
là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả, việc
nghiên cứu các giá trị nghệ thuật trong kiến trúc cũng như nội thất
của nhà ở truyền thống người Việt vùng CTBB có thể cho ta một cái
nhìn toàn diện hơn về kiến trúc - nội thất truyền thống Việt Nam,
giúp định hướng tốt hơn cho kiến trúc - nội thất hiện đại. Xuất phát
từ những lý do ấy, luận án Thẩm mỹ trong không gian nội thất
nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ tập trung nghiên cứu
nhằm tìm hiểu, hệ thống hóa, xác định những giá trị nghệ thuật tiêu
biểu trong không gian nội thất nhà ở truyền thống (NOTT) vùng
CTBB, hướng tới việc định hướng tốt hơn cho loại hình kiến trúc
nội thất này ở Việt Nam - đặc biệt là ở khu vực nông thôn CTBB
trong bối cảnh đương đại.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------------------
Phạm Thị Ngân
THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội - 2019
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Đỉnh
Phản biện 1: ....
...
Phản biện 2 ..
Phản biện 3: .....
...
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà nội.
Vào lúc..giờ, ngày. thángnăm 2019
Có thể tìm hiểu Luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt nam
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa đã và đang tác động nhiều chiều đến văn
hóa xã hội Việt Nam, trong bối cảnh này, việc tìm hiểu, xác định
những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống nói chung, trong lĩnh vực
kiến trúc nội thất nói riêng là vấn đề quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu.
Vùng châu thổ Bắc Bộ (CTBB) là vùng đất lịch sử lâu đời của
người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, là cái nôi
hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng
là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả, việc
nghiên cứu các giá trị nghệ thuật trong kiến trúc cũng như nội thất
của nhà ở truyền thống người Việt vùng CTBB có thể cho ta một cái
nhìn toàn diện hơn về kiến trúc - nội thất truyền thống Việt Nam,
giúp định hướng tốt hơn cho kiến trúc - nội thất hiện đại. Xuất phát
từ những lý do ấy, luận án Thẩm mỹ trong không gian nội thất
nhà ở truyền thống vùng châu thổ Bắc Bộ tập trung nghiên cứu
nhằm tìm hiểu, hệ thống hóa, xác định những giá trị nghệ thuật tiêu
biểu trong không gian nội thất nhà ở truyền thống (NOTT) vùng
CTBB, hướng tới việc định hướng tốt hơn cho loại hình kiến trúc
nội thất này ở Việt Nam - đặc biệt là ở khu vực nông thôn CTBB
trong bối cảnh đương đại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Xác định, nhận diện và hệ thống hóa những yếu tố thẩm mỹ đặc
trưng của không gian nội thất nhà ở truyền thống của người Việt ở
2
nông thôn CTBB trong mối quan hệ với các điều kiện địa lý - nhân
văn, lịch sử và văn hóa truyền thống của người Việt ở vùng này.
- Xác định những yếu tố ảnh hưởng, những yếu tố bất biến và
khả biến trong thẩm mỹ của không gian nội thất nhà ở nông thôn
CTBB từ truyền thống đến hiện đại, từ đó đưa ra quan điểm định
hướng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị thẩm mỹ cốt lõi và tích cực
vào trong thiết kế, xây dựng nhà ở ở vùng nông thôn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan NOTT của người Việt ở nông thôn
CTBB qua những giai đoạn lịch sử.
- Nghiên cứu các đặc trưng thẩm mỹ trong không gian nội thất
NOTT của người Việt ở nông thôn CTBB.
- Nghiên cứu những yếu tố tác động đến kiến trúc - nội thất
NOTT vùng CTBB (khí hậu, vật liệu, kỹ thuật xây dựng, văn hóa-xã
hội...).
- Nghiên cứu những biến đổi của thẩm mỹ trong không gian nội
thất NOTT của người Việt ở nông thôn CTBB.
- Nghiên cứu các giải pháp chuyển tải những đặc trưng thẩm mỹ
cốt lõi, tích cực vào thiết kế nhà ở vùng nông thôn CTBB hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố thẩm mỹ trong
không gian nội thất NOTT của người Việt ở CTBB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: phạm vi nghiên cứu của luận án là NOTT
vùng CTBB. Luận án tập trung khảo sát chi tiết tại các địa điểm tiêu
3
biểu có mật độ nhà ở truyền thống cao tại các tỉnh Hải Dương, tỉnh
Bắc Ninh và một số huyện tại Tp. Hà Nội.
- Về mặt thời gian: phạm vi nghiên cứu của luận án là những
NOTT còn lưu giữ được của người Việt ở CTBB vào khoảng những
năm 1800 cho đến nay.
3.3. Đối tượng khảo sát
Nhà ở truyền thống của người Việt tại vùng CTBB, các tài liệu,
các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố về NOTT của người
Việt nói chung và NOTT vùng CTBB của các nhà nghiên cứu.
4. Hƣớng tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Hướng tiếp cận
Luận án tiếp cận đề tài trên quan điểm tiếp cận liên ngành, lý giải
các vấn đề nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau như: mỹ học, triết
học, văn hóa học, Folklore và các chuyên ngành nghệ thuật như kiến
trúc, lịch sử mỹ thuật, nghệ thuật học...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chính của luận án bao gồm:
- Phương pháp cấu trúc: Luận án chọn phương pháp cấu trúc, cụ
thể là phương pháp đồng đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch
sử theo không gian hay so sánh lịch sử “theo đường ngang”) là
phương pháp nghiên cứu chính. Phương pháp này so sánh các sự
kiện, hiện tượng lịch sử xảy ra trong cùng một giai đoạn nhưng ở
những không gian khác nhau, từ đó cho thấy sự giống, khác nhau,
làm rõ mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng.
- Phương pháp điều tra điền dã và phương pháp định lượng: do
số liệu thu thập qua các tài liệu đã công bố về lĩnh vực này còn thiếu
nhiều nên luận án áp dụng phương pháp điều tra điền dã nhằm thu
4
thập dữ liệu và sẽ phân tích định lượng dựa vào những số liệu sơ cấp
do quá trình điều tra thu thập được.
- Phương pháp phân tích văn bản: việc nghiên cứu, thu thập và
hệ thống lại các dữ liệu của luận án còn được củng cố thêm thông
qua việc tiếp cận với các công trình nghiên cứu đã công bố ở nhiều
hình thức khác nhau đang được lưu giữ tại một số địa phương, các
viện nghiên cứu và thư viện của các cơ quan chuyên ngành.
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: NCS đã kết hợp sử dụng
các phương pháp khác như quan sát, phỏng vấn, nhằm phân tích tìm
hiểu thực trạng môi trường vật chất và xã hội của khu vực khảo sát
cũng như thị hiếu thẩm mỹ của các gia chủ
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Nếu như trong lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật luôn là nghệ thuật
đi tiên phong trong các trào lưu, trong việc khẳng định xu hướng
thời đại, cũng như trong việc gìn giữ và phát huy yếu tố văn hóa bản
sắc dân tộc thì trong lĩnh vực kiến trúc - nội thất, yếu tố nào là yếu
tố chính? yếu tố nào là yếu tố tiên phong trong việc tạo ra bản sắc,
tạo ra giá trị nghệ thuật thẩm mỹ cho các công trình?
- Cách làm nào là đúng xu thế và phù hợp để giữ gìn và phát huy
bản sắc dân tộc của kiến trúc - nội thất Việt Nam trong hoàn cảnh và
điều kiện ở nước ta hiện nay?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
1) Kiến trúc và thẩm mỹ không gian nội thất NOTT của người
Việt ở CTBB chịu tác động của địa lý, khí hậu cũng như truyền
thống văn hóa của vùng này.
2) Kiến trúc truyền thống ở Việt Nam không có sự nối dòng về
5
niên đại mà chỉ nối dòng về ý thức xây dựng. Nói cách khác, quan
niệm thẩm mỹ truyền thống của mọi tầng lớp người Việt ở vùng
CTBB có sự tương đồng.
3) Quá trình đô thị hóa có tác động mạnh mẽ đến kiến trúc nhà ở
cũng như các không gian nội thất nhà ở, các giá trị đặc trưng thẩm mỹ
của kiến trúc và nội thất NOTT cũng đã biến đổi theo.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Nhận diện, hệ thống hóa các giá trị thẩm mỹ trong NOTT. Đóng
góp ở phương diện phương pháp luận và cách tiếp cận liên ngành,
kết quả luận án đóng góp vào kho dữ liệu tham khảo về chủ đề
NOTT và các chủ đề khác có liên quan.
6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả luận án sẽ góp phần vào việc gìn giữ những giá trị truyền
thống mang bản sắc dân tộc, các giải pháp góp một phần trong việc
thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh đương đại.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu (13 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham
khảo (10 trang), Phụ lục (59 trang), luận án bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, Cơ sở lý luận và
Khái quát NOTT của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ (50 trang).
Chƣơng 2: Đặc trưng thẩm mỹ trong không gian nội thất nhà ở
truyền thống của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ (59 trang).
Chƣơng 3: Phát huy giá trị của nhà ở truyền thống trong xây
dựng nhà ở nông thôn hiện nay (34 trang).
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT
VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
Qua nghiên cứu các tài liệu thu thập được phục vụ cho việc viết
luận án, tác giả luận án phân chia tài liệu thành 2 nhóm lớn sau:
1.1.1. Những công trình đề cập đến loại hình kiến trúc truyền
thống ở vùng châu thổ Bắc Bộ: bao gồm các công trình nghiên cứu đề
cập đến Kiến trúc truyền thống Việt Nam nói chung, gián tiếp đề cập đến
NOTT vùng CTBB.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu về loại hình
kiến trúc nhà ở truyền thống: bao gồm những nghiên cứu chuyên
sâu về loại hình NOTT Việt Nam, NOTT vùng CTBB và một số
nghiên cứu khác đề cập tới vấn đề của đề tài luận án.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Những khái niệm, thuật ngữ liên quan đến luận án
a. Thẩm mỹ: Thẩm mỹ là “hiểu biết và thưởng thức cái đẹp”.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, NCS sử dụng luận điểm
“thẩm mỹ là cái đẹp”. Liên quan đến khái niệm Thẩm mỹ còn có
một số khái niệm khác nữa: Năng lực thẩm mỹ; Hoạt động thẩm mỹ;
Giá trị thẩm mỹ.
b. Không gian nội thất: không gian dạng khép kín hay nửa khép
kín bị giới hạn bởi các thành phần kiến trúc được gọi là Không gian
nội thất.
c. Thẩm mỹ không gian nội thất: có thể hiểu là vẻ đẹp của không
gian nội thất tạo ra bởi sự phối hợp của các yếu tố tạo thành.
7
d. Nhà ở truyền thống: là loại nhà ở được xây dựng theo tập
quán, lối sống, thói quen được hình thành lâu đời và được truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
e. Châu thổ Bắc Bộ: là vùng đất tạo ra bởi phù sa hệ sông Hồng,
hệ sông Thái Bình và hệ sông Mã bao gồm các tỉnh: Nam Định, Hà
Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, Hải
Phòng và một phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Ninh Bình...
1.2.2. Cơ sở lý thuyết của luận án
Luận án lựa chọn phương pháp nghiên cứu cấu trúc, phương pháp
này gắn với lý thuyết Cấu trúc (hay còn gọi là Thuyết cấu trúc). Trong
lý luận phê phán, thuyết cấu trúc là một hệ lý thuyết khẳng định rằng
các yếu tố của nền văn hóa phải được hiểu trong mối quan hệ của chúng
với một hệ thống hay cấu trúc bao quát, rộng hơn. Dựa trên lý thuyết
Cấu trúc, luận án cho rằng Kiến trúc nhà ở không chỉ là hiện tượng
“khoa học kết hợp với nghệ thuật” mà cần được xem xét như là một
hiện tượng tổng thể, do đó đối tượng nghiên cứu sẽ được quan sát,
phân tích một cách toàn diện, tổng hợp và tiếp cận cùng lúc dưới
nhiều phương diện khác nhau (tự nhiên, kinh tế, chính trị, lịch sử, xã
hội, khoa học, thẩm mỹ).
Dựa trên phân tích, luận án đưa ra quan điểm “Kiến trúc và nội
thất là một hiện tượng văn hóa”. Để làm rõ hiện tượng văn hóa này,
luận án đã chọn thêm một số lý thuyết và luận điểm khoa học dưới
đây bổ sung cho cơ sở lý luận của mình:
a/ Lý thuyết nghiên cứu văn hoá vùng và phân vùng văn hóa;
b/ Lý thuyết, luận điểm về tộc người và văn hoá tộc người;
8
c/ Luận điểm về sự nối dòng ý thức xây dựng trong kiến trúc
NOTT;
d/ Luận điểm về tính ước lệ và tính biểu tượng;
e/ Luận điểm về công năng và hình thức.
1.3. Khái quát về NOTT của ngƣời Việt vùng CTBB trong
những giai đoạn lịch sử
1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển của kiến trúc NOTT
Qua nghiên cứu, luận án chia quá trình hình thành và phát triển
kiến trúc NOTT thành các giai đoạn như sau: Kiến trúc nhà ở truyền
thống giai đoạn xã hội công xã nguyên thủy; Kiến trúc nhà ở nông
thôn thời kỳ phong kiến và thuộc Pháp trước năm 1954; Kiến trúc
nhà ở nông thôn giai đoạn 1954 - 1986 và Kiến trúc nhà ở nông
thôn từ 1986 đến nay. Phần phân tích tập trung vào phân loại, so
sánh và nêu các đặc điểm nổi trội, các yếu tố ảnh hưởng tác động
đến loại hình kiến trúc này.
1.3.2. Phân loại nhà ở truyền thống
- Phân loại theo bố cục mặt bằng: 1)Tổ hợp nhà kiểu chữ Tam;
2)Tổ hợp nhà kiểu chữ Nhị; 3)Tổ hợp nhà kiểu chữ Nhất; 4)Tổ hợp
nhà kiểu chữ Môn; 4)Tổ hợp nhà kiểu thước thợ.
- Phân loại theo bố cục không gian: bố cục không gian NOTT
đặt tính chất đối xứng và ngay ngắn lên hàng đầu. Nhà được xây
kiểu hai mái với mặt bằng bố cục đối xứng và số gian lẻ (3, 5, 7),
bao gồm các gian giữa và 2 gian buồng nằm về hai phía của gian
giữa. Phía trước có hàng hiên chạy dài suốt chiều ngang mặt đứng.
Gian giữa và 2 gian buồng được ngăn bởi vách ngăn bằng gỗ (bức
thuận), phía trong gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên, hai bên và
phía trước của bàn thờ đặt các bộ phản hoặc bàn ghế là nơi tiếp
9
khách và chỗ ngủ của chủ nhà.
- Phân loại theo tổ chức không gian chức năng: Cách phân loại
này chủ yếu so sánh vị trí các không gian chức năng trong nhà ở
truyền thống, dựa trên vị trí các chức năng có thể chia làm 4 loại
chính: 1) Nhà có cấu trúc dạng nội tự - ngoại khách; 2) Nhà có cấu
trúc dạng tiếp khách kết hợp thờ cúng 3) Nhà có cấu trúc dạng tiền
tế - hậu tự; 4) Nhà có cấu trúc dạng tiền khách - hậu tự.
- Phân loại theo cấu trúc bộ vì kèo: Vì kèo là yếu tố cơ bản để tạo
nên cấu trúc của một ngôi nhà truyền thống. Có các loại vì kèo cơ
bản sau: (1)Vì kèo nhà lều, nhà tạm; (2)Vì kèo ba cột; (3) Vì quá
giang - kèo cầu; (4) Vì kèo cầu - cánh ác; (5)Vì kèo suốt - quá
giang; (6)Vì kèo suốt - giá chiêng; (7) Vì trên kèo dưới kẻ; (8)Vì
trước kèo - sau bẩy; (9)Vì kẻ truyền - giá chiêng; (10)Vì chồng
rường - giá chiêng; (11) Vì chồng rường.
Tiểu kết
Chương 1 của luận án bao gồm 3 nội dung lớn:
- Phần Tổng quan cho thấy toàn cảnh các nghiên cứu khoa học
liên quan đến đề tài, NCS đã trình bày tóm tắt nội dung và các quan
điểm của các nghiên cứu đã nêu.
- Phần Cơ sở lý luận, luận án đã nêu và giải nghĩa các khái niệm,
thuật ngữ liên quan đến đề tài. Trình bày phương pháp nghiên cứu
cấu trúc - dựa trên lý thuyết cấu trúc, đưa ra các giả thuyết khoa học:
Kiến trúc nhà ở không chỉ là hiện tượng “khoa học kết hợp với nghệ
thuật” mà cần được xem xét như là một hiện tượng tổng thể, Kiến
trúc và nội thất là một hiện tượng văn hóa
- Phần khái quát về NOTT đã tổng kết được quá trình diễn tiến
NOTT của người Việt vùng CTBB trong những giai đoạn lịch sử.
10
Phần phân loại kiến trúc NOTT luận án trình bày 4 cách phân loại
chính: Phân loại theo bố cục mặt bằng; Phân loại theo bố cục không
gian; Phân loại theo tổ chức không gian chức năng; Phân loại theo
cấu trúc bộ vì kèo. Qua các phân loại cho thấy, những đặc điểm
không gian không chỉ thể hiện hình thức kiến trúc ngoại thất của
ngôi nhà mà còn thể hiện những vấn đề về không gian và thẩm mỹ
nội thất, những nội dung này là tiền đề căn bản cho các phân tích
tiếp theo trong chương 2.
Chƣơng 2
ĐẶC TRƢNG THẨM MỸ TRONG KHÔNG GIAN NỘI THẤT
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT
VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ
2.1. Những đặc điểm cơ bản của Kiến trúc NOTT
Thông qua nghiên cứu, phân tích về quá trình phát triển của
NOTT, nghiên cứu cách lựa chọn vị trí, sử dụng vật liệu, kĩ thuật
xây dựng, màu sắc và các hình thức trang trí - điêu khắcKể cả
việc phân tích những nguyên tắc, qui luật thiết kế cơ bản được áp
dụng trong kiến trúc truyền thống nói chung, NOTT nói riêng, có thể
thấy rõ ràng những đặc điểm cơ bản như sau:
- Tính dân tộc, tính địa phương và bản sắc riêng biệt
- Hình thức giản dị, khoáng đạt phù hợp tập quán và khí hậu,
cảnh quan
- Bố cục hài hòa, tỉ lệ cân xứng, màu sắc đẹp mắt, giàu tính dân
gian
- Khai thác và sử dụng vật liệu địa phương, hệ thống cấu trúc
vững vàng, có tính khoa học - kinh tế cao
11
2.2. Những biểu hiện về công năng và hình thức của kiến trúc
nhà ở truyền thống
2.2.1. Những biểu hiện về công năng
Những biểu hiện về công năng thể hiện ở mặt bằng và tổ chức
không gian. Những dạng mặt bằng của nhà ở người Việt vùng CTBB
bao gồm:
Nhà ở kết hợp thờ cúng;
Nhà ở tiền khách - nội tự;
Nhà ở kiểu tiền tế - hậu tự;
Nhà ở kiểu tiền khách - hậu tự.
Không gian trong NOTT được tổ chức thành các khu vực chức
năng riêng biệt: Không gian sinh hoạt chung; Không gian thờ cúng;
Không gian tiếp khách; Không gian ngủ; Không gian sản xuất và
Kho.
2.2.2. Những biểu hiện về hình thức
Biểu hiện về hình thức của NOTT thể hiện qua: Tỷ lệ cân xứng - hài
hòa về hình khối; Tính thống nhất và biến hóa, cân bằng và ổn định; Tỷ
lệ và tầm thước; Tính biểu tượng; Tính ẩn dụ; sự hàm súc; Tính linh
hoạt, đa năng, biến hóa phong phú.
2.3. Nhận diện đặc trƣng thẩm mỹ trong không gian nội thất
NOTT
2.3.1. Đặc trưng thẩm mỹ qua bố cục không gian
- Tính đăng đối: tính đăng đối là một trong những yếu tố quan
trọng đem lại giá trị thẩm mỹ cho NOTT, tính đăng đối thể hiện ở
cách chia không gian đối xứng và như vậy sẽ quy định sự đối xứng
cho các cột chịu lực, các vì kèo, đồ gỗ nội thất cũng cân xứng.
12
- Tính cân bằng, nhịp điệu: tính cân bằng được thể hiện trong
việc tổ chức mặt bằng, được biểu hiện trong những dạng nhà chữ
Tam, chữ Nhị, chữ MônTính nhịp điệu trong NOTT, có thể là
nhịp điệu về đường cong, đường thẳng, hình kỷ hà, nhịp điệu về chi
tiết. điều này được thể hiện rất rõ từ chi tiết rui, mè trên trần nhà
đến chi tiết chạm khắc ở gian giữa, chi tiết đầu cột, chân cột hai bên.
- Tính ước lệ và linh hoạt: là một đặc trưng quan trọng của
NOTT thể hiện qua không gian ước lệ; ngăn chia ước lệ và trang trí
ước lệ. Cụ thể là không gian sinh hoạt chung, đặc điểm của không
gian này là tính chất sử dụng “đa năng và xen kẽ”, kết hợp nhiều
hoạt động. Cách tổ chức không gian này vừa có chức năng độc lập,
vừa có chức năng kết hợp mà không làm phá vỡ cấu trúc bố cục,
không phá vỡ tính đăng đối, tính cân bằng của nội thất NOTT.
2.3.2. Đặc trưng thẩm mỹ qua vật liệu và cấu trúc
- Vật liệu xây dựng: Đặc trưng dễ nhận thấy nhất là vật liệu tự
nhiên, khai thác ngay tại địa phương. Những vật liệu này thuận tiện,
sẵn có và phù hợp, thích ứng với điều kiện môi trường, khí hậu của
khu vực xây dựng. Những vật liệu thường thấy và được sử dụng
thường xuyên nhất là gỗ, đất, đá, sơn ta.sau này có thêm kim loại.
- Kết cấu bộ vì kèo và kỹ thuật gia công nhà: Hệ kết cấu NOTT
là bộ vì kèo gỗ, ngoài kết cấu nâng đỡ ngôi nhà nó còn thể hiện sự
đơn giản hay phức tạp về cấu trúc và thẩm mỹ của ngôi nhà. Kỹ
thuật gia công nhà ở của người Việt rất tinh xảo với vật liệu chủ yếu
là gỗ (nhờ kỹ thuật làm vì kèo, trốn cột), đến sự liên kết giữa các cột
với những kết cấu khác (các kiểu mộng, đòn chống, bảy, đỡ lực),
đến sự cân bằng tỷ lệ và cân bằng lực (được tính theo các thức cổ
truyền) cũng tạo ra đặc trưng thẩm mỹ cho NOTT.
13
- Phân chia không gian: Người Việt, trong tâm thức, luôn phân
chia không gian kiến trúc nhà ở nói chung thành cặp phạm trù
“Khinh/ Trọng” hay “chính/ phụ”, ở những “chỗ chính” bao giờ
cũng được đầu tư tiền bạc và thẩm mỹ nhiều hơn. Gian chính là bộ
mặt của chủ nhà, lại là nơi thờ cúng của tổ tiên nên được bài trí hết
sức công phu so với các gian bên cạnh.
2.3.3. Đặc trưng thẩm mỹ qua nghệ thuật tạo hình và trang trí
Các đặc trưng thẩm mỹ qua nghệ thuật tạo hình và trang trí trong
NOTT thể hiện qua: Tỷ lệ và kết cấu trong nội thất; Nghệ thuật
chạm khắc; Mô típ trang trí.
- Tỷ lệ và kết cấu trong nội thất: NOTT có quan hệ tỷ lệ không
những hài hòa với thiên nhiên, hài hòa với khuôn viên mà sự phối
hợp của các thành phần như cột, xà, hoành đỡ cũng dựa trên các
quy thức, qui luật cân bằng và thống nhất về tỷ lệ đã tạo ra đặc trưng
thẩm mỹ mang tính bền vững.
- Nghệ thuật chạm khắc: phương thức thể hiện đặc trưng này chủ
yếu là nghệ thuật chạm khắc trên gỗ bao gồm bốn kiểu chạm: chạm
lộng, chạm thủng, chạm nông, chạm sâu. Nội dung biểu hiện của
nghệ thuật chạm