Tóm tắt Luận án Thành phần loài thuộc họ eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến Sông Hậu

Cá bống có thành phần loài lớn nhất với 220 giống và 1.875 loài thuộc 5 họ (Eleotridae, Gobiidae, Periophthalmidae, Apocrypteidae và Gobioididae) (Healey, 1971), trong đó họ Eleotridae có 31 giống, 178 loài (Froese and Pauly, 2014). Ở lưu vực sông MêKông có 34 giống, 101 loài thuộc 5 họ này (Rainboth, 1996). Ở Việt Nam có 5 họ cá bống, riêng họ Eleotridae có 3 giống, 7 loài (Mai Đình Yên, 1992, Nguyễn Hữu Phụng, 1997 và Nguyễn Nhật Thi, 2000), nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv. (2013) cũng cho thấy có 7 loài phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Butis butis Hamilton, 1822 (Larson, 2012), Butis humeralis Valenciennes, 1837 (Bailly, 2015), Butis koilomatodon Bleeker, 1849 (Bailly, 2015), Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852 (Allen, 2011), Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 (Bailly, 2015), Oxyeleotris urophthalmus Bleeker, 1853 (Bailly, 2015) và Bostrychus scalaris Larson, 2008 (Larson, 2008). Một số loài có giá trị kinh tế gồm cá bống tượng, bống dừa và bống trứng thường phân bố ở vùng nội địa và cửa sông (Murdy, 1989), vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Chotkowski et al., 1999), nhiều loài cá bống đến đây đẻ trứng và hoàn thành vòng đời (Blaber et al., 2000). Trong số 7 loài, chỉ có một loài cá bống tượng đang là đối tượng được nuôi quan trọng vùng ven Sông Hậu, hai loài cá bống khác có giá trị kinh tế do thịt thơm, ngon và có sản lượng cao là cá bống trứng và bống dừa (Bộ Thuỷ sản, 1996); tuy nhiên chúng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, nên có rất ít công trình nghiên cứu về sự phong phú, đặc điểm sinh học của chúng. Điều đó cho thấy hiểu biết về thành phần loài, mức độ phong phú của các loài cá họ Eleotridae phân bố vùng hạ lưu sông MêKông, cũng như đặc điểm dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá bống trứng và cá bống dừa còn hạn chế, trong khi chúng là một trong những nhóm cá có giá trị kinh tế cao ở vùng ĐBSCL. Vì vậy, nghiên cứu thành phần loài cá thuộc họ Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống có giá trị kinh tế là rất cần thiết.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thành phần loài thuộc họ eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống phân bố trên tuyến Sông Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã ngành: 62620301 VÕ THÀNH TOÀN THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC HỌ ELEOTRIDAE VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ BỐNG PHÂN BỐ TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU Cần Thơ, 2016 B CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Đắc Định Người hướng dẫn phụ: TS. Hà Phước Hùng Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ... Vào lúc ..... giờ .. ngày .. tháng .. năm .... Phản biện 1:. Phản biện 2:. Phản biện 3: .... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN 1.1 Giới thiệu Cá bống có thành phần loài lớn nhất với 220 giống và 1.875 loài thuộc 5 họ (Eleotridae, Gobiidae, Periophthalmidae, Apocrypteidae và Gobioididae) (Healey, 1971), trong đó họ Eleotridae có 31 giống, 178 loài (Froese and Pauly, 2014). Ở lưu vực sông MêKông có 34 giống, 101 loài thuộc 5 họ này (Rainboth, 1996). Ở Việt Nam có 5 họ cá bống, riêng họ Eleotridae có 3 giống, 7 loài (Mai Đình Yên, 1992, Nguyễn Hữu Phụng, 1997 và Nguyễn Nhật Thi, 2000), nghiên cứu của Trần Đắc Định và ctv. (2013) cũng cho thấy có 7 loài phân bố ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm: Butis butis Hamilton, 1822 (Larson, 2012), Butis humeralis Valenciennes, 1837 (Bailly, 2015), Butis koilomatodon Bleeker, 1849 (Bailly, 2015), Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1852 (Allen, 2011), Eleotris melanosoma Bleeker, 1853 (Bailly, 2015), Oxyeleotris urophthalmus Bleeker, 1853 (Bailly, 2015) và Bostrychus scalaris Larson, 2008 (Larson, 2008). Một số loài có giá trị kinh tế gồm cá bống tượng, bống dừa và bống trứng thường phân bố ở vùng nội địa và cửa sông (Murdy, 1989), vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Chotkowski et al., 1999), nhiều loài cá bống đến đây đẻ trứng và hoàn thành vòng đời (Blaber et al., 2000). Trong số 7 loài, chỉ có một loài cá bống tượng đang là đối tượng được nuôi quan trọng vùng ven Sông Hậu, hai loài cá bống khác có giá trị kinh tế do thịt thơm, ngon và có sản lượng cao là cá bống trứng và bống dừa (Bộ Thuỷ sản, 1996); tuy nhiên chúng chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều, nên có rất ít công trình nghiên cứu về sự phong phú, đặc điểm sinh học của chúng. Điều đó cho thấy hiểu biết về thành phần loài, mức độ phong phú của các loài cá họ Eleotridae phân bố vùng hạ lưu sông MêKông, cũng như đặc điểm dinh dưỡng và sinh học sinh sản của cá bống trứng và cá bống dừa còn hạn chế, trong khi chúng là một trong những nhóm cá có giá trị kinh tế cao ở vùng ĐBSCL. Vì vậy, nghiên cứu thành phần loài cá thuộc họ Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá bống có giá trị kinh tế là rất cần thiết. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nhằm xác định thành phần loài, mức độ phong phú của họ cá bống Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài có giá trị kinh tế phân bố trên tuyến Sông Hậu, góp phần làm cơ sở cho công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cũng như làm cơ sở cho nghiên cứu sinh sản nhân tạo một số loài cá bống kinh tế trong tương lai. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án nhằm bổ sung dẫn liệu khoa học về thành phần loài cá thuộc họ Eleotridae và đặc điểm sinh học của một số loài cá 2 bống kinh tế phân bố trên tuyến Sông Hậu. Kết quả này là nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm quản lý, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản nói chung và nhóm cá bống nói riêng. 1.4 Những điểm mới của luận án i) Kết quả khảo sát các yếu tố sinh thái cho thấy độ mặn có liên quan đến sự phân bố của các loài cá bống họ Eleotridae, đặc biệt là cá bống trứng (E. melanosoma) và bống trân (B. butis). Mức độ phong phú tương đối (CPUE) của hai loài cá này biến động theo mùa và phụ thuộc vào sự đa dạng các loài thuỷ sinh vật, tốc độ dòng chảy và độ sâu của nước. ii) Có 5 loài cá bống thuộc họ Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu, trong đó cá bống trứng (E. melanosoma), bống dừa (O. urophthalmus) và bống tượng (O. marmorata) xuất hiện nhiều ở đầu nguồn và giữa nguồn, trong khi đó cá bống trân (B. butis) ở giữa nguồn và cuối nguồn, đặc biệt là loài Butis humeralis chỉ phát hiện ở cuối nguồn. Khi khai thác bằng lưới kéo cho thấy cá bống trứng (E. melanosoma) xuất hiện ở đầu nguồn và giữa nguồn, cá bống trân (B. butis) chỉ có ở cuối nguồn và mức độ phong phú tương đối (CPUE) của cá bống trứng nhiều hơn cá bống trân, mùa mưa phong phú hơn mùa khô. iii) Cá bống trứng (E. melanosoma) và cá bống dừa (O. urophthalmus) có cấu tạo ống tiêu hóa phù hợp với loài cá ăn động vật, mặc dù có 4 loại thức ăn xuất hiện trong phổ thức ăn nhưng chỉ có 3 loại được xem là thức ăn ưa thích đối với hai loài cá này là giáp xác, thân mềm và cá con. Tỉ lệ thành phần thức ăn của chúng cũng thay đổi theo chiều dài thân cá. iv) Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá bống trứng và bống dừa cao từ tháng 5 đến tháng 10, trong khi đó hệ số tích luỹ năng lượng (HSI) thấp ở tháng 7, hệ số điều kiện (CF) cao nhất ở tháng 4 và tháng 11, qua đó cho thấy mùa vụ sinh sản của hai loài này khá dài (từ tháng 5 đến tháng 10) và tập trung từ tháng 5 đến tháng 7. Kết quả cũng cho thấy sức sinh sản của cá bống trứng dao động từ 49 đến 930 trứng/g cá cái cao hơn cá bống dừa (từ 44 đến 477 trứng/g cá cái), sức sinh sản tuyệt đối của cá bống trứng từ 2.981-19.520 trứng/cá cái và cá bống dừa từ 1.290-9.999 trứng/cá cái. Chiều dài thành thục (Lm) của cá bống trứng đực là 8,62 cm và cá bống trứng cái là 7,79 cm; Lm của cá bống dừa đực là 11,36 cm và của cá bống dừa cái là 7,96 cm. CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện các nội dung của luận án này được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014. 3 Địa điểm thu mẫu các yếu tố sinh thái và các loài cá bống họ Eleotridae được thực hiện tại ba khu vực gồm: đầu nguồn (An Phú và Long Xuyên), giữa nguồn (Thốt Nốt và Ninh Kiều) và cuối nguồn (Long Phú và Trần Đề) của Sông Hậu (Hình 2.1). Hình 2.1: Sơ đồ khu vực thu mẫu dọc theo tuyến Sông Hậu (www.maps.google.com, cập nhật ngày 05/06/2012) 3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Xác định một số chỉ tiêu sinh thái (nhiệt độ, pH, độ mặn, dòng chảy, độ sâu, thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy) trên Sông Hậu Xác định một số yếu tố sinh thái trong vùng nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 6 năm 2013 cùng thời gian và địa điểm với việc thu mẫu cá bống bằng lưới kéo tại đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn Sông Hậu, mỗi khu vực thu 5 điểm, chu kỳ thu mẫu 2 tháng/lần. Trong đó: a) Chỉ tiêu pH, nhiệt độ và độ mặn của nước được xác định bằng dụng cụ chuyên dùng: pH kế, nhiệt kế và khúc xạ kế tại hiện trường (Hình 2.2). b) Tốc độ dòng chảy được xác định bằng lưu tốc kế số (hiệu 23.090; Paul and Sally, 1977): Tốc độ dòng chảy (km/giờ) = Khoảng cách đo (km)/Thời gian đo (giờ); trong đó: Khoảng cách đo = (Số vòng đã quay của rotor x Hệ số rotor)/999999 Hệ số rotor cho lưu tốc kế (23.090) = 26873 (Paul and Sally, 1977) c) Độ sâu của nước ở các điểm khảo sát được đo đạc tại hiện trường bằng thiết bị đo độ sâu (Hondex model PS-7FL) (Hình 2.2). 4 Thiết bị đo độ sâu Khúc xạ kế Lưu tốc kế và GPS pH kế và nhiệt kế Hình 2.2: Một số thiết bị dùng trong thu mẫu chỉ tiêu sinh thái d) Xác định thành phần loài thực vật phù du, động vật phù du và động vật đáy bằng lưới phiêu sinh thực vật (kích thước mắt lưới 30 µm), lưới phiêu sinh động vật (60 µm), gàu đáy Petersen (diện tích miệng gàu d=0,028 m 2 ) và sàn lưới (500 µm), thu 15 điểm tại ba khu vực trên tuyến Sông Hậu, mỗi khu vực thu 5 điểm đại diện. Mẫu sau khi thu cho vào chai nhựa 110 mL cố định bằng dung dịch formol có nồng độ từ 2- 8% (Petersen, 1990), mẫu thực vật phù du được cố định trong dung dịch formol 2%, động vật phù du 4% và động vật đáy 8%. Sau đó đem về phòng thí nghiệm thủy sinh vật, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ phân tích và dùng kính hiển vi ở vật kính E10 để quan sát. + Xác định thành phần giống loài thực vật phù du, động vật phù du và động vật đáydựa theo tài liệu phân loại của Shirota (1966), Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997) và Carmelo et al. (1996). + Xác định mật độ thực vật phù du, động vật phù du và động vật đáy dựa theo tài liệu của Boyd and Tucker (1992).  Mật độ thực vật phù du: X (cá thể/Lít) = (T*1.000*Vcđ*10 3 )/(A*N*Vm) T là số cá thể đếm được theo từng nhóm ngành Vcđ là thể tích mẫu cô đặc (mL) A là diện tích 1 ô đếm (mm2) N là tổng số ô được đếm của buồng đếm Sedgewick rafter cell S50 Vm là thể tích mẫu thu qua lưới lọc (mL) 5  Mật độ động vật phù du: X (cá thể/m3) = (T*1.000*Vcđ*10 6 )/(A*N*Vm) T là số cá thể đếm được theo từng nhóm ngành Vcđ là thể tích mẫu cô đặc (mL) A là diện tích 1 ô đếm (mm2) N là tổng số ô được đếm của buồng đếm Sedgewick rafter cell S50 Vm là thể tích mẫu thu qua lưới lọc (mL)  Mật độ động vật đáy: D (cá thể/m2) = X/(n*d) X là số cá thể đếm được theo từng nhóm lớp n là số lượng thu bằng gàu đáy Petersen d là diện tích miệng gàu đáy Petersen (d=0,028 m2) 3.2.2 Xác định thành phần loài và mức độ phong phú (CPUE) của cá bống họ Eleotridae phân bố trên tuyến Sông Hậu Để xác định thành phần loài, mẫu cá bống được thu bằng nhiều loại ngư cụ khác nhau như chài, vợt, lưới rê, lưới kéo và thu trực tiếp của ngư dân từ hoạt động đánh bắt tại các địa điểm nghiên cứu gồm các loại nghề khai thác như lưới đáy, chài, đặt dớn, giăng lưới, chất chà, lưới kéo. Mẫu cá sau khi thu được bảo quản lạnh và đưa về phòng thí nghiệm phân tích nguồn lợi thủy sản Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ phân tích. Các chỉ tiêu phân tích gồm: + Tỉ lệ chiều dài chuẩn (cm) / chiều dài đầu (cm); + Tỉ lệ chiều dài chuẩn (cm) / chiều cao thân (cm); + Tỉ lệ chiều dài đầu (cm) / khoảng cách hai mắt (cm); + Tỉ lệ chiều dài đầu (cm) / chiều dài mõm (cm); + Tỉ lệ chiều dài cạnh đuôi (cm) / chiều cao cạnh đuôi (cm); + Tỉ lệ chiều cao thân (cm) / chiều cao cạnh đuôi (cm). Bảng 3.1: Cỡ mẫu xác định chỉ tiêu hình thái của các loài cá bống Đơn vị tính: cá thể/loài Loài cá Bống trứng Bống dừa Bống tượng Bống trân (B.butis) Bống trân (B.humeralis) Số mẫu 45 50 36 41 54 Hệ thống phân loại trong nghiên cứu này được xác định từ cấp họ (Eleotridae) dựa theo Lindberg (1971) (trích dẫn bởi Kanayama, 1991), các cấp giống loài chủ yếu dựa theo Smith (1991). Ngoài ra, tham khảo thêm tài liệu phân loại của các tác giả như: Cuvier and Valenciennes (1828- 1848), Cantor (1848) (trích dẫn bởi Manilo and Bogorodsky, 2003), Taki (1974), Vương Dĩ Khang (1962). Ba giống cá thuộc họ Eleotridae được xác định theo khoá phân loại sau: 1.a- Cạnh sau xương nắp mang trước có 1 gai nhọn hướng về trước .... Eleotris 6 2.a- Da đầu mỏng. Phần trán giữa hai mắt, xương sọ nổi lên rõ ràng. Toàn thân phủ vẩy lược. Vẩy đường dọc 26-30 .......................................................... Butis 2.b- Da đầu dày, phủ kín xương sọ. Đầu và phần trước của thân phủ vẩy tròn, phần sau phủ vẩy lược. Vẩy đường dọc 60-90 ......... Oxyeleotris Trong nghiên cứu này có tham khảo tài liệu của Mai Đình Yên (1992), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Nguyễn Nhật Thi (2000), Trần Đắc Định và ctv. (2013), Froese and Pauly (2014) để so sánh và định danh các loài cá bống thu được. A) Vây bụng tách biệt nhau B) Không có đường bên C) Hai vây lưng tách biệt nhau, gồm có tia vây cứng và tia vi mềm D) Màng mang không liên tục Hình 2.3: Một số đặc điểm hình thái chủ yếu của cá bống (Trần Đắc Định và ctv., 2013) Xác định mức độ phong phú tương đối (CPUE-cacth per unit effort) của các loài cá bống này được thu thập bằng lưới kéo với các thông số kỹ thuật: chiều rộng khung lưới là 4,5 m, chiều cao khung lưới là 0,5 m, kích thước mắc lưới ở phần miệng và thân lưới là a=25 mm, ở đụt lưới là a=15 mm, chu kỳ thu mẫu 2 tháng/lần. Vị trí các điểm thu mẫu dọc theo Sông Hậu trên sông chính và sông nhánh (từ sông chính đi vào 1 km, nằm dọc hai bên sông chính) bắt đầu từ đầu nguồn và kết thúc ở cuối nguồn tại khu vực An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng, mỗi khu vực thu 5 điểm, 3 điểm thu tại sông chính và 2 điểm thu tại sông nhánh, vị trí các điểm thu được xác định bằng GPS (Global Positional System). Mức độ phong phú của cá bống được đánh giá tại 15 điểm trên tuyến Sông Hậu ở ba khu vực đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn. Vị trí các điểm này được xác định bởi các toạ độ và được thể hiện ở Bảng 3.2, Bảng 3.3 và Bảng 3.4. Bảng 3.2: Toạ độ các vị trí thu mẫu tại khu vực đầu nguồn Sông Hậu Địa điểm Nhánh sông Tọa độ Điểm 1 Sông chính (xã Long Bình , huyện An Phú) : 10o56,221' N : 105o04,278'E Điểm 2 Sông chính (xã Khánh An, huyện An Phú) : 10o56,277'N : 105o06,734'E Điểm 3 Sông chính (xã Bình Hoà, thành phố Long Xuyên) : 10o33,025' N : 105o18,724'E Điểm 4 Sông nhánh (xã Bình Hoà, thành phố Long Xuyên) : 10o28,767' N : 105o20,417'E Điểm 5 Sông nhánh (xã Bình Hoà, thành phố Long Xuyên) : 10o28,113'N : 105o20,531'E Trong đó:  là vĩ độ (Latitive),  là kinh độ (Longitive), N là Bắc bán cầu, E là Đông bán cầu 7 Bảng 3.3: Toạ độ các vị trí thu mẫu tại khu vực giữa nguồn Sông Hậu Địa điểm Nhánh sông Tọa độ Điểm 1 Sông chính (Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt) : 10o12,645' N : 105o35,591'E Điểm 2 Sông chính (Phường Thốt Nốt, Quận Thốt Nốt) : 10o11,971' N : 105o35,696'E Điểm 3 Sông chính (Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều) : 10o03,184' N : 105o47,542'E Điểm 4 Sông nhánh (Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều) : 10o00,456' N : 105o44,838'E Điểm 5 Sông nhánh (Phường Lê Bình, Quận Cái Răng) : 10o00,467' N : 105o45,537'E Trong đó:  là vĩ độ (Latitive),  là kinh độ (Longitive), N là Bắc bán cầu, E là Đông bán cầu Bảng 3.4: Toạ độ các vị trí thu mẫu tại khu vực cuối nguồn Sông Hậu Địa điểm Nhánh sông Tọa độ Điểm 1 Sông chính (Thị trấn Đại Ngãi, Huyện Long Phú) : 09o44,206'N : 106o04,427'E Điểm 2 Sông chính (Thị trấn Đại Ngãi, Huyện Long Phú) : 09o43,695' N : 106o04,406'E Điểm 3 Sông nhánh (Thị trấn Đại Ngãi, Huyện Long Phú) : 09o43,241' N : 106o04,246'E Điểm 4 Sông nhánh (Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) : 09o31,646' N : 106o12,139'E Điểm 5 Sông chính (Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) : 09o30,144' N : 106o12,838'E Trong đó:  là vĩ độ (Latitive),  là kinh độ (Longitive), N là Bắc bán cầu, E là Đông bán cầu 3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm dinh dƣỡng của cá bống trứng (Eleotris melanosoma) và cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) Mẫu cá được thu từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 5 năm 2014, chu kỳ thu mẫu 2 tháng/lần và được thu ở các nhóm kích cỡ khác nhau, mỗi nhóm thu ít nhất là 30 cá thể/loài (Bảng 3.5). Bảng 3.5: Số lượng mẫu phân tích tính ăn của cá bống trứng và cá bống dừa Đơn vị tính: cá thể/loài/tháng Loài cá Mùa mưa (2013) Mùa khô (2014) Tổng cộng Tháng 6 Tháng 8 Tháng 10 Tháng 1 Tháng 3 Tháng 5 Bống trứng 53 56 61 45 49 38 302 Bống dừa 59 40 42 42 36 34 253 Mẫu cá sau khi thu được cố định trong dung dịch formaline 10%, sau đó đem về phòng thí nghiệm nguồn lợi thuỷ sản của Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ phân tích. Xác định tính ăn của cá dựa vào hình thái cấu tạo của hệ thống ống tiêu hóa (hình dạng răng, miệng, lược mang, chiều dài ruột và thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa). Thức ăn trong mỗi dạ dày của cá được pha loãng với nước cất ở thể tích thích hợp (từ 5-10 mL) và lắc đều, sau đó lấy 1 ml cho vào buồng đếm (Sedgewick rafter cell S50) và đưa lên kính hiển vi quan sát và phân tích theo phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp khối lượng (Pillary, 1952). 2.2.3.1 Phương pháp xác định hình thái cấu tạo ống tiêu hoá Các mẫu cá bống trứng và bống dừa thu được từ Bảng 3.5 được phân tích xác định các chỉ tiêu: độ rộng miệng, chiều dài toàn thân và chiều dài ruột của cá (Pravdin, 1973). Tính ăn của cá xác định dựa vào chỉ số tương quan 8 giữa chiều dài ruột và chiều dài toàn thân cá (RLG). Giá trị RLG được tính theo công thức của Al-Hussaini (1949): RLG=Chiều dài ruột (cm)/Chiều dài toàn thân (cm) (RLG1: cá ăn thực vật). 2.2.3.2 Phương pháp xác định phổ thức ăn + Phương pháp tần số xuất hiện: Số lượng dạ dày của cá hiện diện mỗi loại thức ăn được tính ra phần trăm (%) trên tổng số dạ dày cá được quan sát, dựa theo tài liệu định loại động và thực vật thuỷ sinh của Shirota (1966), Dương Đức Tiến và Võ Hành (1997) và Carmelo et al. (1996). + Phương pháp khối lượng: Đa phần các loài cá bống họ Eleotridae có thành phần thức ăn có nguồn gốc động vật với khối lượng tương đối lớn, do đó nghiên cứu này sử dụng phương pháp khối lượng và kết hợp với phương pháp tần số xuất hiện để xác định phổ thức ăn của cá bống trứng và cá bống dừa theo hai bước: (i) sử dụng cân điện tử (3 số lẻ) cân tổng khối lượng mỗi loại thức ăn có trong dạ dày cá; và (ii) khối lượng của mỗi loại thức ăn được qui đổi ra tỉ lệ phần trăm (%) tính trên tổng khối lượng của mỗi thức ăn có trong dạ dày cá. 3.2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá bống trứng (Eleotris melanosoma) và bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) Mẫu cá được thu từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 7 năm 2013, chu kỳ thu mẫu là 1 tháng/lần. Các chỉ tiêu phân tích gồm: (i) Giai đoạn thành thục sinh dục: dựa theo 6 bậc thang thành thục sinh dục của Nikolsky (1963), kết hợp với phương pháp mô học của Drury & Wallington (1980) và Kiernan (1990). (ii) Tỉ lệ cá đực-cái: Quan sát đặc điểm hình thái kết hợp quan sát tuyến sinh dục của cá để xác định giới tính. (iii) Hệ số thành thục sinh dục (Gonadosomatic Index-GSI): xác định cho từng tháng, GSI (%)=(GW/BW)*100 (GW: khối lượng tuyến sinh dục cá; BW: khối lượng toàn thân cá). (iv) Hệ số tích luỹ năng lượng (Hepatosomatic Index-HSI): cũng được xác định cho từng tháng. HSI (%)=(LW/(BW)*100 (LW: khối lượng gan cá; BW: khối lượng toàn thân cá). (v) Tương quan chiều dài-khối lượng, hệ số điều kiện (CF): Xác định phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá dựa theo Huxley (1924): W=a*L b (W: khối lượng toàn than cá; L: chiều dài than cá; a và b: hệ số). Hệ số điều kiện (CF) được xác định: CF=W/Lb (W: khối lượng toàn thân cá qua các tháng; L: chiều dài thân trung bình của cá theo tháng; b: hệ số được xác định dựa vào phương trình W=a*Lb). (vi) Mùa vụ sinh sản: được xác định dựa vào kết quả xác định các giai 9 đoạn thành thục sinh dục, hệ số thành thục sinh dục (GSI), hệ số tích lũy năng lượng (HSI) và hệ số điều kiện (CF) của cá. (vii) Sức sinh sản: xác định dựa vào khối lượng buồng trứng, số lượng 1 mẫu trứng đại diện và được lấy tại 3 vị trí (phần đầu, phần giữa và phần cuối buồng trứng). Sức sinh sản tuyệt đối xác định: PF=(n*G)/g (G: khối lượng buồng trứng (g); g: khối lượng thân cá (g); n: số lượng mẫu trứng đại diện (trứng)). Sức sinh sản tương đối xác định: RF=PF/BW (PF: sức sinh sản tuyệt đối; BW: khối lượng cơ thể) (Banegal, 1967). (viii) Chiều dài thành thục (Lm): là chiều dài thành thục đầu tiên tại đó 50% tổng số cá thể trong quần đàn phát triển đến giai đoạn thành thục (giai đoạn III) (King, 1995). Đường biểu diễn của P được thể hiện qua phương trình: ln[(1-P)/P]= r*Lm-r*L, đường biểu diễn của phương trình này có dạng đường thẳng (y=ax+b), với hệ số gốc a=-r và tung độ gốc b=r*Lm, bằng phương pháp hồi qui sẽ xác định được Lm= -b/a và trong nghiên cứu này Lm được xác định bằng phần mềm Stat (8.0). CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Xác định một số yếu tố sinh thái (nhiệt độ, pH, độ mặn, dòng chảy, độ sâu, thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy) trên Sông Hậu 4.1.1 Yếu tố thủy lý (pH, nhiệt độ, độ mặn) Kết quả cho thấy pH ít biến động qua 6 đợt khảo
Luận văn liên quan