Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty cũng như mối quan
hệ giữa Quản trị công ty (QTCT) với hiệu quả hoạt động của công ty hay mối quan
hệ giữa QTCT với thông tin bất đối xứng.
Các kết quả về các mối quan hệ này cũng hết sức khác nhau. Chẳng hạn, nghiên
cứu của Hermalin và Weisbach (1998, 2003), Bhagat và Black (2002) chỉ ra rằng sự độc
lập ngày càng lớn của ban giám đốc có mối quan hệ đồng biến tới kết quả hoạt động của
công ty khi sự độc lập của ban giám đốc được chọn làm thước đo cho quản trị của công
ty. Nhưng gần đây, Bhagat và Bolton (2008) phát hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sự
độc lập của ban giám đốc với kết quả hoạt động của công ty, trong khi quy mô của ban
giám đốc cũng có mối quan hệ nghịch biến với kết quả hoạt động (Bhagat, Carey và
Elson, 1999).
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và thông tin bất đối xứng có sự đồng
thuận cao hơn. Lý thuyết cho thấy, cơ chế QTCT tại các tổ chức ngân hàng lớn bị ảnh
hưởng lớn bởi thông tin bất đối xứng (Raheja, 2005 và Adams và Ferreira, 2007). Bên
cạnh đó, ảnh hưởng của cơ chế quản trị dường như xuất hiện tại các lĩnh vực cụ thể và
không có một cơ chế QTCT nào có thể phù hợp với mọi loại hình công ty (Coles, Daniel
và Naveen, 2008). Vì vậy, việc hiểu rõ vai trò của thông tin bất đối xứng và mối quan hệ
của thông tin bất đối xứng đối với cơ chế QTCT đối với từng lĩnh vực là quan trọng để có
những cơ chế quản trị phù hợp với từng công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Tại Việt Nam gần đây cũng đã có nhiều hơn những nghiên cứu về mối quan hệ
giữa QTCT với hiệu quả hoạt động hay QTCT với thông tin bất đối xứng. Tuy vậy, hầu
như chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ của ba nhân tố này trong cùng
một nghiên cứu hoặc việc đề cập đến rất mờ nhạt và không rõ ràng.
Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, tác giả thấy cần thiết có một nghiên cứu
thực nghiệm nhằm kiểm định mối quan hệ giữa ba nhân tố: thông tin bất đối xứng,
quản trị công ty , hiệu quả hoạt động ngân hàng trên cùng một mô hình, đặc biệt trong
lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực tài chính có nhiều tính chất đặc thù. Do vậy, tác giả
lựa chọn đề tài “Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 474 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về quản trị công ty cũng như mối quan
hệ giữa Quản trị công ty (QTCT) với hiệu quả hoạt động của công ty hay mối quan
hệ giữa QTCT với thông tin bất đối xứng.
Các kết quả về các mối quan hệ này cũng hết sức khác nhau. Chẳng hạn, nghiên
cứu của Hermalin và Weisbach (1998, 2003), Bhagat và Black (2002) chỉ ra rằng sự độc
lập ngày càng lớn của ban giám đốc có mối quan hệ đồng biến tới kết quả hoạt động của
công ty khi sự độc lập của ban giám đốc được chọn làm thước đo cho quản trị của công
ty. Nhưng gần đây, Bhagat và Bolton (2008) phát hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sự
độc lập của ban giám đốc với kết quả hoạt động của công ty, trong khi quy mô của ban
giám đốc cũng có mối quan hệ nghịch biến với kết quả hoạt động (Bhagat, Carey và
Elson, 1999).
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa QTCT và thông tin bất đối xứng có sự đồng
thuận cao hơn. Lý thuyết cho thấy, cơ chế QTCT tại các tổ chức ngân hàng lớn bị ảnh
hưởng lớn bởi thông tin bất đối xứng (Raheja, 2005 và Adams và Ferreira, 2007). Bên
cạnh đó, ảnh hưởng của cơ chế quản trị dường như xuất hiện tại các lĩnh vực cụ thể và
không có một cơ chế QTCT nào có thể phù hợp với mọi loại hình công ty (Coles, Daniel
và Naveen, 2008). Vì vậy, việc hiểu rõ vai trò của thông tin bất đối xứng và mối quan hệ
của thông tin bất đối xứng đối với cơ chế QTCT đối với từng lĩnh vực là quan trọng để có
những cơ chế quản trị phù hợp với từng công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Tại Việt Nam gần đây cũng đã có nhiều hơn những nghiên cứu về mối quan hệ
giữa QTCT với hiệu quả hoạt động hay QTCT với thông tin bất đối xứng. Tuy vậy, hầu
như chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ của ba nhân tố này trong cùng
một nghiên cứu hoặc việc đề cập đến rất mờ nhạt và không rõ ràng.
Chính vì vậy, xuất phát từ thực tế trên, tác giả thấy cần thiết có một nghiên cứu
thực nghiệm nhằm kiểm định mối quan hệ giữa ba nhân tố: thông tin bất đối xứng,
quản trị công ty , hiệu quả hoạt động ngân hàng trên cùng một mô hình, đặc biệt trong
lĩnh vực ngân hàng, một lĩnh vực tài chính có nhiều tính chất đặc thù. Do vậy, tác giả
lựa chọn đề tài “Thông tin bất đối xứng, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án có những mục tiêu chính như sau:
Thứ nhất, kiểm định mối quan hệ giữa quản trị công ty với thông tin bất đối
xứng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Thứ hai, kiểm định môi quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả hoạt động
của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Thứ ba, kiểm định mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt
động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
Thứ tư, Trên cơ sở kiểm định các mối quan hệ, phân tích thực trạng quản trị
công ty tại các NHTMCP, để xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quạn
trị, hạn chế thông tin bất đối xứng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại cổ phần Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, trong nghiên cứu này của mình, câu
hỏi nghiên cứu của tác giả như sau:
2
- Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến thông tin bất đối xứng
trong ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- Những yếu tố nào của thông tin bất đối xứng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
- Những yếu tố nào của quản trị công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt hoạt
động của ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa quản trị công ty, thông tin bất đối
xứng và hiệu quả hoạt động của NHTM cổ phần tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Quản trị công ty, thông tin bất đối xứng, hiệu quả hoạt
động của NHTM cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ chí
Minh từ năm 2006 đến năm 2014.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Quá trình nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Mẫu nghiên cứu gồm 16 ngân hàng thương mại được niêm yết trên sàn
chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến 2014.
- Các biến được chia thành 04 nhóm: Nhóm thứ nhất, các biến đo lường
quản trị ngân hàng gồm 08 biến. Nhóm thứ hai, các biến đo lường thông tin
bất đối xứng gồm 02 biến. Nhóm thứ ba, biến đo lường hiệu quả quản trị
ngân hàng gồm 01 biến. Nhóm thứ tư, các biến kiểm soát gồm 03 biến.
- Phương pháp phân tích dữ liệu: dùng phần mềm SPSS, Excel
1.6. Kết quả đạt được của luận án
Thứ nhất, xây dựng được một hình nghiên cứu. Thứ hai, kiểm định được
mối quan hệ giữa ba nhân tố: quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu quả
hoạt động của ngân hàng thương mại. Thứ ba, đưa ra các kiến nghị.
1.7. Bố cục luận án
Bố cục của luận án dự kiến gồm 5 chương
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị công ty, thông tin bất đối xứng và hiệu
quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Bình luận và kiến nghị
1.8 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết dự kiến
H1: có mối quan hệ giữa thông tin bất đối xứng và hiệu quả hoạt động ngân hàng.
H2: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và thông tin bất đối xứng.
H3: có mối quan hệ giữa quản trị công ty và hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu dự kiến
Quản trị công ty
Hiệu quả hoạt động
ngân hàng
Thông tin bất đối
xứng
3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY, THÔNG TIN
BẤT ĐỐI XỨNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1. Tổng quan về quản trị công ty
2.1.1. Các định nghĩa về quản trị công ty
Các nhà nghiên cứu đã có nhiều định nghĩa về quản trị công ty. Tuy vậy, các nhà
nghiên cứu thường phân chia định nghĩa quản trị công ty theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Financial Times (1997) coi “quản trị công ty có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là quan hệ
của một công ty với các cổ đông, hoặc theo nghĩa rộng là quan hệ của công ty với xã
hội”. Các nhà nghiên cứu định nghĩa QTCT theo nghĩa rộng, Mulbert (2010) coi
QTCT là quá trình ra quyết định của Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cao cấp nhằm
đạt được mục tiêu của công ty và cổ đông. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu này
thì QTCT được định nghĩa là một tập hợp các mối quan hệ giữa quản lý của một công
ty, HĐQT, các cổ đông và các bên liên quan khác. Một cơ chế QTCT được coi là phù
hợp khi đảm bảo được hoạt động của HĐQT và các nhà quản lý theo đuổi mục tiêu vì
lợi ích của công ty và cổ đông của mình (OECD, 2004).
Từ hai cách tiếp cận trên, ta nhận thấy tuy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp
cận khác nhau về QTCT theo nghĩa hẹp và rộng nhưng giữa hai cách tiếp cận này vẫn
có những điểm tương đồng. Thứ nhất, cơ cấu của bộ máy quản lý công ty xác định sự
phân chia quyền hạn và trách nhiệm giữa các thành viên khác nhau trong công ty. Cấu
trúc QTCT hoàn chỉnh và hiệu quả gồm các cấu phần: chủ sở hữu, HĐQT, các ban giúp
việc cho HĐQT, Ban điều hành cấp cao, cấp trung và các nhân viên tác nghiệp trực tiếp.
Thứ hai, cấu trúc QTCT được coi như một yếu tố vô hình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
của các cổ đông, của người gửi tiền đảm bảo tính minh bạch trong việc cung cấp các
thông tin, báo cáo; tính tuân thủ các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế; văn hóa tổ
chức và những chuẩn mực đạo đức. Thứ ba, QTCT có thể coi là một trong những công
cụ của quản lý nhằm giúp người chủ công ty có thể kiểm soát được các hoạt động của
giám đốc điều hành, ban kiểm soát, hội đồng quản trị và một số đối tượng khác trong
công ty.
2.1.2 Tầm quan trọng của quản trị công ty
Quản trị công ty được tạo ra với mục đích cuối cùng là ra các quyết định đúng đắn
để vận hành công ty thông qua việc xây dựng một cơ chế phân định rõ quyền và trách
nhiệm của mỗi thành phần liên quan đến công ty. Việc nhìn rõ trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi của mình sẽ giúp các bên liên quan đưa ra các quyết định đúng đắn vì lợi ích
chung. Nếu công ty có hoạt động yếu kém, thì đó là lỗi của HĐQT không thực hiện
đúng vai trò của mình và hạn chế tình huống không ai chịu trách nhiệm về những sai
lầm trong hoạt động điều hành công ty. Trách nhiệm là những gì giúp mọi người trong
công ty đưa ra quyết định ở vị trí của mình. Một khía cạnh quan trọng của QTCT là
giảm rủi ro cho công ty. Việc thực thi QTCT bên cạnh việc xác định vai trò của mỗi
thành viên sẽ gắn trách nhiệm của họ với từng hoạt động. Mỗi hoạt động sai lầm hoặc
cố tình vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước các quy định chung công ty cũng như các quy
định của pháp luật. Bên cạnh đó, đối với hoạt động kinh doanh, QTCT sẽ giúp công ty
được chấp nhận rộng rãi hơn. Điều này có được là do nguyên tắc minh bạch trong hoạt
động, từ các vấn đề tài chính, đầu tư đến định hướng chung trong hoạt động hay tầm
nhìn của công ty cơ bản sẽ được công khai.
2.1.3 Một số mô hình quản trị công ty trên thế giới
Căn cứ vào đặc điểm hệ thống tài chính và sự phân tách giữa sở hữu và quản
trị, các nhà nghiên cứu chia QTCT thành 3 mô hình sau: (1) Mô hình QTCT của
4
các nước Anh, Mỹ (Anglo-Saxon); (2) Mô hình QTCT của Đức; (3) Mô hình
QTCT của Nhật Bản.
Mỹ - Anh Đức (Châu Âu) Nhật Bản
Định hướng Thị trường chứng khoán Hệ thống ngân hàng Hệ thống ngân hàng
Đảm bảo lợi
ích
Quyền sở hữu của cổ đông Quyền sở hữu tài sản của cổ
đông và mối quan hệ giữa
công ty và nhân viên
Lợi ích của các đối
tượng liên quan (các
công ty xoay quanh một
định chế tài chính) -
keiretsu
Quản lý Giám đốc điều hành Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Điểm mạnh
Kỷ luật thị trường
Minh bạch cao
Nhiều rào cản ngăn ngừa rủi
ro
Lợi ích đối với các bên
Trực tiếp chịu ảnh
hưởng của chủ sở hữu
Tăng trưởng Thông qua mua bán, sáp nhập và tăng trưởng nội sinh
Cung cấp tài
chính
- Xu hướng nợ thấp
- Xu hướng giảm nợ/ vốn chủ sở
hữu
- Sử dụng các công cụ tài chính
đa dạng và phức tạp
- Xu hướng nợ cao
- Xu hướng nợ trên vốn chủ sở hữu cao
- Ít sử dụng các công cụ tài chính phức tạp
Kiểm soát
- Chia tách giữa sở hữu và quản lý
- Giảm động lực đối với nhà đầu
tư tham gia quản lý
- Phối hợp giữa kiểm soát và quản lý
- Quản lý bởi các đối tượng có liên quan (ngân
hàng, công ty, cổ đông)
Hạn chế
- Dễ gây đổ vỡ
- Thâu tóm dẫn đến độc quyền
- Các nhà quản lý có thể thực hiện
các hoạt động vì lợi ích cá nhân
- Chậm thay đổi
- Hệ thống có thể tạo
ra xung đột
Khó thay đổi và thích
nghi với cơ chế mới
Bảng 2.1: So sánh đặc điểm về mô hình quản trị công ty các nước
2.1.4. Sự khác biệt giữa quản trị công ty ngân hàng và công ty khác
Nguyên nhân có sự khác biệt giữa QTCT ngân hàng và các công ty khác là do sự
tác động bởi sáu điểm khác biệt giữa hai loại hình công ty này gồm: (1) qui mô ảnh
hưởng của ngân hàng lớn hơn công ty phi tài chính; (2) hoạt động ngân hàng sử dụng
đòn bẩy tài chính lớn hơn công ty phi tài chính; (3) hoạt động của ngân hàng chịu tác
động bởi nhiều qui tắc; (4) cấu trúc vốn phức tạp hơn công ty phi tài chính; (5) thông tin
không đối xứng và sự lựa chọn đối nghịch trong ngân hàng nghiêm trọng hơn các loại
hình công ty khác; (6) tính chất phức tạp trong các hoạt động ngân hàng.
2.1.5 Các lý thuyết về quản trị công ty và thang đo quản trị công ty
2.1.5.1 Lý thuyết người đại diện
Thuật ngữ “quản trị công ty” liên quan tới lý thuyết “người đại diện”. Ở cấp này,
“người đại diện” là người sở hữu công ty nhưng không tham gia vào quản lý công ty đó.
Theo cách hiểu này, quản trị công ty bắt nguồn từ khu vực tư nhân cũng như thường tập
trung quan tâm đến mối quan hệ giữa cổ đông và công ty. Tuy vậy, OECD (2004) đã
đưa ra một định nghĩa về QTCT mang nghĩa rộng hơn. Tổ chức này cho rằng QTCT là
tổng hòa các mối quan hệ đầy đủ giữa quản lý công ty, các cổ đông, ban giám đốc và
các bên có liên quan. Theo như cách hiểu này, QTCT sẽ là cơ sở để thiết lập các mục
tiêu của công ty và các phương thức được đưa ra nhằm đạt được mục tiêu cũng như
kiểm soát các kết quả hoạt động. Theo như tác giả Đào Thị Thanh Bình (2012) thì lý
thuyết người đại diện có ba giả thiết chủ yếu sau: thứ nhất, các thị trường bình thường
/cạnh tranh; thứ hai, các mối quan hệ của thông tin bất đối xứng là mối quan hệ người
ủy quyền và người được ủy quyền giữa chủ sở hữu và người quản lý; thứ ba, cấu trúc
5
vốn tối ưu đòi hỏi phải tận dụng đòn bẩy tài chính.
2.1.5.2. Lý thuyết các bên có liên quan
QTCT chia các nhóm liên quan thành hai nhóm chính: bên trong và bên ngoài
công ty. Nhóm bên ngoài công ty gồm: cổ đông, chủ nợ, nhà cung cấp, nhà cung cấp
cho trả chậm, khách hàng và cơ quan quản lý. Nhóm bên trong hay còn gọi là nhóm nội
bộ công ty gồm: ban giám đốc điều hành, nhân viên và HĐQT của công ty. Tất cả các
bên tham gia đều nằm trong quá trình giám sát hiệu quả hoạt động của công ty hoặc trực
tiếp hoặc gián tiếp nhưng ở các cấp độ khác nhau và với các mục tiêu khác nhau.
Theo Friedman (2006) cho rằng công ty nên được xem là nơi tổng hòa của các bên
liên quan và mục đích của doanh ngiệp là quản lý lợi ích, nhu cầu và quan điểm của họ
dựa trên một số nguyên tắc đạo đức.
Có 3 cách tiếp cận lý thuyết các bên liên quan: mô tả / thực tiễn, mang tính công
cụ, và chuẩn tắc (Đào Thị Thanh Bình, 2012). Tuy nhiên, Donaldson và Preston (1995)
cho rằng cả ba cách tiếp cận lý thuyết về các bên liên quan mặc dù khá khác nhau,
nhưng lại hỗ trợ lẫn nhau và cơ sở lý thuyết chuẩn tắc đóng vai trò quan trọng cho lý
thuyết này.
2.1.5.3.Lý thuyết về nhà quản lý
Ý tưởng chính của lý thuyết người quản lý là phản ánh ý niệm về bổn phận và
trách nhiệm đối với người khác dựa trên việc duy trì mối quan hệ giao ước. Theo như
Penner, Dovidio, Piliavin, & Schroeder (2005) thì các hành vi quản lý là một loại hành
động xã hội nhằm mục đích ảnh hưởng tích cực lên người khác. Lý thuyết về nhà quản
lý lại chỉ ra rằng nhà quản lý còn tìm kiếm các lợi ích khác ngoài lợi ích về kinh tế như:
vị trí xã hội, lòng trắc ẩn, danh tiếng tốt, việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cảm
giác hài lòng về công việc và ý thức được làm việc vì mục đích tốt đẹp. Lý thuyết về
nhà quản lý cũng chỉ ra rằng các nhà quản lý tự họ muốn làm tốt công việc, tối đa hóa
lợi nhuận của công ty và đem lại lợi nhuận tốt cho các cổ đông. Họ không nhất thiết làm
việc này vì lợi ích tài chính của họ, mà họ cảm thấy có một trách nhiệm cao cả đối với
công ty. Lý thuyết về nhà quản lý cũng ủng hộ các nhà quản lý được tự do theo đuổi
mục đích riêng của mình.
2.1.5.4 Thang đo quản trị công ty
Quản trị công ty được đại diện bởi nhiều biến với nhiều cách thức khác nhau.
Edward và Clough (2005) đã tổng hợp các thước đo về quản trị công ty trong các nghiên
cứu trước, các luật định về quản trị công ty gồm có: quy mô ban giám đốc; sự tách biệt
giữa chủ tịch và CEO (tính nhị nguyên); thành viên HĐQT độc lập; sự cân bằng kỹ
năng và năng lực của giám đốc; ban kiểm soát và các ban khác. Một số nghiên cứu (ví
dụ nghiên cứu của Võ Đức và Phan Thúy, 2013) sử dụng nữ thành viên HĐQT và trình
độ giáo dục của thành viên HĐQT như là các biến đại diện cho quản trị. Lê Quang Cảnh
và cộng sự (2015), lại dùng thang đo gồm: qui mô HĐQT, tính nhị nguyên giữa chủ tịch
và giám đốc điều hành, giới tính của CEO, các thành viên độc lập của HĐQT và qui mô
của ban giám đốc làm thước đo cho biến quản trị công ty. Tác giả Đào Thị Thanh Bình
và cộng sự (2012) lại dùng các biến như: số lượng thành viên HĐQT, tỉ lệ quyền sở hữu
nước ngoài, đặc điểm và thành phần HĐQT làm thước đo cho quản trị công ty. Nghiên
cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) cũng lựa chọn cấu trúc sở hữu trong đó có
biến sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài là một trong những thang đo QTCT. Các
nghiên cứu về quyền sở hữu của Gursory và Aydogan (2002); Rokwaro (2013);
Anstoniasidis (2010); Peong (2012) cũng có cùng thước đo như trên ty nhưng thêm
thước đo cổ đông lớn đối với quản trị công. Trong nghiên cứu của Adams và Fereira
(2007); Đoàn Hồng Phúc và Lê Văn Thông (2014) các tác giả này cũng xây dựng các
6
thước đo về quản trị công ty gồm nhiều biến trong đó biến kinh nghiệm của HĐQT là
một trong những thước đo được sử dụng.
Từ những tổng kết về các thước đo quản trị công ty như đã nêu trên, tác giả sẽ sử
dụng tám thước đo gồm: Qui mô hội đồng quản trị; Số lượng nữ giới trong hội đồng
quản trị; Trình độ học vấn của hội đồng quản trị; Kinh nghiệm làm việc của hội đồng
quản trị; Số lượng thành viên độc lập của hội đồng quản trị; Cổ đông lớn; Sở hữu nhà
nước và % sở hữu nước ngoài
STT Tên nhân
tố
Ý nghĩa Cách tính
1 Broad size Thành viên HĐQT Số lượng thành viên thuộc HĐQT
2 Gender Thành viên nữ thuộc
HĐQT
Số lượng thành viên là nữ thuộc HĐQT
3 Edu Trình độ của HĐQT Thành viên có trình độ sau đại học
4 Board
Age
Kinh nghiệm làm việc của
thành viên HĐQT
Độ tuổi trung bình của các thành viên HĐQT
5 Block Cổ đông lớn “1” nếu tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các cổ
đông lớn hơn 5% (không tính số cổ phiếu
thuộc nhà nước) và “0” nếu ngược lại
6 State Quyền sở hữu của nhà
nước
“1” nếu nhà nước làm chủ và “0” nếu ngược
lại
7 Fown Sở hữu nước ngoài Tỷ lệ % sở hữu
8 Outdir Số lượng thành viên độc
lập của hội đồng quản trị
Số lượng thành viên . Chú ý có thể tính bằng
% độc lập trên tổng số thành viên
Bảng 2.3: Các thước đo quản trị ngân hàng
2.2 Tổng quan về thông tin bất đối xứng
2.2.1 Khái niệm về thông tin bất đối xứng
Thông tin bất đối xứng là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác,
đầy đủ về thị trường và diễn biến của nó. Điều này có nghĩa các đối tượng cùng giải
quyết một vấn đề, cùng tham gia một thị trường nhưng một bên giao dịch có các thông
tin liên quan trong khi bên kia không có hoặc không có đầy đủ. Nguyên nhân của điều
này có thể do các lý do sau: thứ nhất, nguồn thông tin khác nhau; thứ hai thời điểm tiếp
nhận thông tin khác nhau; thứ ba, do trình độ xử lý thông tin khác nhau của các bên
nhận được các luồng thông tin. Thông tin bất đối xứng là nguyên nhân dẫn đến thị
trường kém hiệu quả.
2.2.2 Các hình thức thông tin bất đối xứng
Trong thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng, thông tin
bất đối xứng thể hiện cụ thể dưới ba hình thức: thứ nhất, lựa chọn đối nghịch; thứ hai,
tâm lý ỷ lại; thứ ba, chi phí giám sát.
2.2.3 Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng trong hệ thống tài chính-ngân hàng
Về khía cạnh “lựa chọn bất lợi”. Lựa chọn bất lợi xảy ra phổ biến ở thị trường tài
chính nói chung và ngân hàng nói riêng. Nghiên cứu của Awargal và các cộng sự (2011)
đã chỉ ra ảnh hưởng của lựa chọn bất lợi trong quá trình chứng khoán hóa các khoản cho
vay có thế chấp của hệ thống ngân hàng Mỹ trong thời gian từ 2004-2008, trong đó các
ngân hàng, do không có đầy đủ thông tin, đã giữ lại các khoản vay thực chất có độ rủi ro
cao hơn, trong khi lại tập hợp các khoản vay có độ rủi ro thấp chuyển đổi thành các cổ
phiếu bán ra thị trường. Đây được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng khả
năng mất thanh khoản của ngân hàng, góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính. Thông
tin bị che đậy đã khiến cho việc cho vay vốn trở nên không kiểm soát được, nợ xấu chắc
chắn xuất hiện khi thị trường suy yếu.
7
Về khía cạnh “tâm lý ỷ lại”. Có thể coi trường hợp của 2 tập đoàn Fannie Mae và
Freddie Mac tại Mỹ là điển hình của “tâm lý ỷ lại”. Tâm lý ỷ lại được coi là nguyên
nhân chính gây ra hiện tượng “sản xuất và tiêu dùng” quá mức tối ưu sản phẩm tài chính
MBS, đánh mất tính hiệu quả của thị trường, và khi thị trường cho vay dưới chuẩn của
Mỹ sụp đổ, Fannie Mae và Fredie Mac hoàn toàn mất thanh khoản.
Vấn đề “người ủy thác” và “đại diện”. Nhà quản lý của các tổ chức tài chính là
người đại diện cho các cổ đông và nhà đầu tư để điều hành tổ chức đó. Do tí