Tóm tắt Luận án Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội

Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tình trạng di cư từ nông thôn ra thành phố làm việc đang ngày càng có xu hướng gia tăng cả trong khu vực chính thức (KVCT) và khu vực phi chính thức (KVPCT). Năm 2010, khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) cả nước ta chiếm trên 11 triệu việc làm trong tổng số việc làm cả nước - chiếm khoảng 1/4 tổng việc làm chính và 1/2 số việc làm phi nông nghiệp. Nếu cộng thêm cả những việc làm phụ thì KTPCT có trên 12,4 triệu việc làm. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 8,4 triệu hộ SXKD PCT, trong đó 7,4 triệu người coi việc làm PCT của mình là chính và 1 triệu hộ coi đó là việc làm thứ hai (Đặng Tiến, 2010). Người lao động di cư ra thành phố làm việc trong KVPCT làm nhiều công việc khác nhau, nhìn chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh không ổn định, gần như không có bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTNg) và phần lớn vẫn chưa được hưởng lợi từ những chính sách đặc thù. Năm 2010 trên 50% số lao động làm việc tại khu vực này thu nhập thấp hơn 1,4 triệu đồng/người/tháng, trong khi có tới 30% số lao động phải làm việc trên 60 giờ/tuần, phần lớn người lao động phải làm việc từ 49 giờ đến 52 giờ/tuần (Đặng Tiến, 2010). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải thiện điều kiện tăng thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực này? Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến thu nhập của đối tượng này hầu như vẫn chưa được thực hiện một cách thỏa đáng. Nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải làm sáng tỏ. Hà Nội là một trong số những thành phố có lực lượng lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức rất lớn. Năm 2010 tại thành phố Hà Nội thì khu vực KTPCT là nguồn cung cấp việc làm cho số lượng lớn người lao động và lực lượng lao động này chiếm khoảng 30% tổng số lao động của thành phố. Nếu loại bỏ hoạt động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ SXKD phi chính thức với 470.000 lao động (Minh Bắc, 2010). Người lao động di cư làm việc trong KVPCT ở Hà Nội cũng nằm trong tình trạng chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh, không tiếp cận được sự hỗ trợ các chính sách trợ giúp của nhà nước, không tham gia BHXH, BHYT và BHTNg,. Nhà nước hầu như chưa quản lý đối với khu vực này, vì thế thiếu các chính sách phát triển và đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong khu vực phi chính thức nói chung cũng như đối với lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức nói rêng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bá

pdf13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài luận án Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tình trạng di cư từ nông thôn ra thành phố làm việc đang ngày càng có xu hướng gia tăng cả trong khu vực chính thức (KVCT) và khu vực phi chính thức (KVPCT). Năm 2010, khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) cả nước ta chiếm trên 11 triệu việc làm trong tổng số việc làm cả nước - chiếm khoảng 1/4 tổng việc làm chính và 1/2 số việc làm phi nông nghiệp. Nếu cộng thêm cả những việc làm phụ thì KTPCT có trên 12,4 triệu việc làm. Theo ước tính, Việt Nam có khoảng 8,4 triệu hộ SXKD PCT, trong đó 7,4 triệu người coi việc làm PCT của mình là chính và 1 triệu hộ coi đó là việc làm thứ hai (Đặng Tiến, 2010). Người lao động di cư ra thành phố làm việc trong KVPCT làm nhiều công việc khác nhau, nhìn chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh không ổn định, gần như không có bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTNg) và phần lớn vẫn chưa được hưởng lợi từ những chính sách đặc thù. Năm 2010 trên 50% số lao động làm việc tại khu vực này thu nhập thấp hơn 1,4 triệu đồng/người/tháng, trong khi có tới 30% số lao động phải làm việc trên 60 giờ/tuần, phần lớn người lao động phải làm việc từ 49 giờ đến 52 giờ/tuần (Đặng Tiến, 2010). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để cải thiện điều kiện tăng thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực này? Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các yếu tố tác động đến thu nhập của đối tượng này hầu như vẫn chưa được thực hiện một cách thỏa đáng. Nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải làm sáng tỏ. Hà Nội là một trong số những thành phố có lực lượng lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức rất lớn. Năm 2010 tại thành phố Hà Nội thì khu vực KTPCT là nguồn cung cấp việc làm cho số lượng lớn người lao động và lực lượng lao động này chiếm khoảng 30% tổng số lao động của thành phố. Nếu loại bỏ hoạt động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ SXKD phi chính thức với 470.000 lao động (Minh Bắc, 2010). Người lao động di cư làm việc trong KVPCT ở Hà Nội cũng nằm trong tình trạng chung là thu nhập thấp, việc làm bấp bênh, không tiếp cận được sự hỗ trợ các chính sách trợ giúp của nhà nước, không tham 2 gia BHXH, BHYT và BHTNg,... Nhà nước hầu như chưa quản lý đối với khu vực này, vì thế thiếu các chính sách phát triển và đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong khu vực phi chính thức nói chung cũng như đối với lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức nói rêng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở lý luận về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phí chính thức tại các đô thị, luận án phân tích thực trạng và đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp đảm bảo thu nhâp của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. 2.2. Nhiệm vụ Thứ nhất, tổng quan những nghiên cứu đã được công bố ở trong và ngoài nước liên quan đến thu nhập của lao động di cư làm việc trong khu vực phí chính thức tại các đô thị, chỉ ra khoảng trống nghiên cứu về lý luận, về không gian, thời gian, trên cơ sở đó xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận án. Thứ hai, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức và các yếu tố tác động đến thu nhập của lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức. Thứ ba, phân tích thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội hiện nay, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. Thứ tư, đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thu nhập hợp pháp của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: - Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị bao gồm: i) Tiền công; ii) Tiền thưởng và các khoản thu nhập thêm khác của lao động di cư; iii) Các khoản trợ cấp, trợ giúp của nhà nước, các tổ chức xã hội Người lao động di cư ra thành phố làm thuê ở nhiều lĩnh vực. Luận án này đề cập đến người lao động làm thuê trong bốn lĩnh vực là: i)Xây dựng và phục vụ xây dựng; ii)Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô tô, xe máy; iii) Phục vụ trong các cửa hàng, cửa hiệu; iv)Giúp việc gia đình Các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức có thể nhóm thành bốn nhóm chính là: i)Nhóm yếu tố liên quan đến cung cầu lao động; ii) Nhóm yếu tố liên quan đến điều kiện làm việc và quan hệ chủ - thợ; iii) Nhóm yếu tố liên quan đến bản thân người lao động; iv) Nhóm yếu tố liên quan đến chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước;v)Nhóm yếu tố quan hệ giữa khu vực chính thức và PCT; Về không gian, nghiên cứu tại bốn quận nội thành Hà Nội là Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân và Hà Đông. Về thời gian, số liệu thu thập thực trạng trong những năm 2010-2015; đề xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. 4. Kết cấu Luận án: Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục và 4 chương. Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị. Chương 3: Thực trạng thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến chủ đề Luận án Trong chương này luận án đã tổng quan những nghiên cứ trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đè luận án trên các khía cạnh như về khu vực phi chính thức, về lao động phi chính thức, về việc làm phi chính thức và việc làm của lao động khu vực phi chính thức; về di dân tìm làm việc phi chính thức tại các đô thị, về thu nhập của lao động phi chính thức, về vai trò và những khó khăn thách thức đối với lao động trong khu vực phi chính thức; về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động làm việc trong khu vực phi chính thức. Trên cơ sở đó luận án chỉ ra các khoảng trống đòi hỏi phải có câu trả lời rõ ràng, có hệ thống và căn cứ khoa học thuyết phục hơn như: lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức có những đặc điểm gì? Thu nhập của lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức bao gồm những bộ phận nào? Những yếu tố nào tác động đến thu nhập của lao động di cư ra thành phố làm thuê trong khu vực phi chính thức? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào có tác động làm tăng thu nhập, yếu tố nào làm giảm thu nhập của người lao động? Thực trạng các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động di cư đến Hà Nội làm thuê trong khu vực phi chính thức hiện nay như thế nào? Mức độ tác động của các yếu tố này ra sao? Những thành tựu và hạn chế là gì? Nguyên nhân nào hạn chế thu nhập của người lao động di cư ra thành phố làm thuê ở khu vực phi chính thức? Làm thế nào để hoàn thiện các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao động di cư ra thành phố Hà Nội làm thuê trong khu vực phi chính thức những năm tới? 1.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án đã làm rõ thiết kế nghiên cứu, khung phân tích của luận án, các phương pháp tiếp cận, phương pháp thu thập số liệu thứu cấp và sơ cấp, phương pháp đánh giá, phương pháp xử lý số liệu phục vụ cho mục tiêu, nội dung nghiên cứu của chủ đề. 5 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ LÀM THUÊ TRONG KHU VỰC PHÍ CHÍNH THỨC TẠI CÁC ĐÔ THỊ 2.1. Một số vấn đề về khu vực phi chính thức và lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức 2.1.1. Một số vấn đề về khu vực phi chính thức 2.1.1.1. Quan niệm về khu vực phi chính thức Luận án cho rằng , theo quan niệm quốc tế, khu vực phi chính thức là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không phải hoặc không thực hiện đăng ký kinh doanh. Các hoạt động nông nghiệp không tính vào khu vực này do bản chất đặc thù của nó. Theo đó, khu vực phi chính thức ở Việt Nam bao gồm: i) Hộ kinh doanh nhỏ (không cần phải đăng ký theo quy định của pháp luật); ii) Hộ sản xuất kinh doanh theo luật phải đăng ký kinh doanh nhưng trốn không đăng ký kinh doanh; iii) Các doanh nghiệp, theo luật doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh nhưng trốn không đăng ký kinh doanh. 2.1.1.2. Vai trò của khu vực phi chính thức trong nền kinh tế Thứ nhất, khu vực PCT đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi việc làm từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ. Thứ hai, khu vực kinh tế PCT có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm cho cả khu vực thành thị cũng như khu vực nông thôn. Thứ ba, khu vực kinh tế phi chính thức đáp ứng kịp thời các nhu cầu trong nhiều lĩnh vực cả về sản xuất và đời sống, góp phần đảm bảo các điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội bình thường. 2.1.2. Lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị. 2.1.2.1. Quan niệm về lao động di cư Tổng hợp các nghiên cứu, luận án chỉ ra, Di cư là hiện tượng nhân khẩu học chịu tác động tổng hoà của nhiều yếu tố khác nhau. Theo nghĩa rộng di cư có thể được hiểu là sự di chuyển bất kỳ của con người trong không gian. Theo nghĩa hẹp "di cư là sự di chuyển của con người từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác mang đặc trưng thay đổi nơi cư trú theo những chuẩn mực về không gian và thời gian nhất định". 6 Như vậy có thể hiểu, lao động di cư là những người lao động đã di dời khỏi địa bàn cư trú chính thức của họ để đến làm việc với mục đích mưu sinh tại một địa bàn khác. 2.1.2.2. Phân loại lao động di cư Luận án đã phân loại lao động di cư thành lao động di cư ra nước ngoài và di cư trong nước. Đối với lao động đi cư trong nước, luận án chia thành 2 loại là di cư ổn định và di cư không ổn định. Đến lượt nó, lao động di cư không ổn định được chia thành 3 loại là i) Lao động di cư làm việc tự do; ii) lao động di cư làm thuê có hợp đồng tại khu vực chính thức; iii) Lao động di cư làm thuê, có hợp động hoặc không có hợp đồng tại khu vực phi chính thức. Luận án chỉ rõ thu nhập của loại lao động thứ ba này là đối tượng nghiên cứu của Luận án. 2.1.2.3. Đặc điểm của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị. Luận án chỉ ra các đặc điểm của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị là: Thứ nhất, đa số lao động di cư ra làm thuê trong khu vực phi chính thức tại thành phố có nguồn gốc từ nông thôn, nguồn gốc xuất thân của họ là nông dân, hoặc con em nông dân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và khu vực nông thôn. Thứ hai, xét trên mặt bằng chung của nguồn cung về lao động tại các đô thị, thì lao động di cư làm việc trong khu vực phi chính thức đa số là có trình độ học vấn thấp ít vốn, không có điều kiện để mở doanh nghiệp và thậm chí không kiếm được việc làm ở khu vực chính thức. Thứ ba, lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại các đô thị là bộ phận lao động rất dễ bị tổn thương. 2.2. Những vấn đề cơ bản về thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị. 2.2.1. Thu nhập của người lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức. 2.2.1.1. Việc làm trong khu vực phi chính thức. Từ quan niệm lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức là các lao động di cư làm thuê trong các đơn vị kinh tế thuộc khu vưc phi chính thức, luận án chỉ ra, việc làm trong khu vực phi chính thức là những việc làm cho các tổ chức và cá nhân không đăng ký kinh doanh, vì vậy, người lao động làm việc không có hợp đồng lao động, không có sổ lương, không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và khó có 7 cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhà nước và tư nhân. 2.2.1.2. Quan niệm về thu nhập của người lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên thị trường lao động. Luận án chỉ ra là thu nhập của người lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức là khoản tiền mà họ được chủ sử dụng lao động trả công sau một thời gian làm việc nhất định; nó bao gồm tiền công và các khoản thu nhập khác mà người lao động di cư nhận được từ chủ sử dụng lao động để nuôi sống bản thân người lao động và gia đình họ. 2.2.1.3. Các bộ phận cấu thành thu nhập của người lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức. Luận án cho rằng thu nhập của người lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức bao gồm ba bộ phận cơ bản: i) Tiền công; ii) Các khoản thu nhập khác mà chủ sử dụng trả cho người lao động; iii) các khoản trợ cấp khác từ nhà nước và xã hội. 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị. Luận án chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị là: i)Năng lực của người lao động di cư’ii) Điều kiện làm việc và quan hệ chủ thợ; iii)Quan hệ cung - cầu về lao động di cư và tình hình thị trường lao động;iv) Luật pháp, chính sách của Nhà nước và vai trò của các tổ chức xã hội; v) Quan hệ giữa khu vực phi chính thức với khu vực chính thức của nền kinh tế. Trong mỗi nhân tố ảnh hưởng, luận án làm rõ nội hàm của nhân tố đó và lý giải vì sao nó ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động 2.3. Kinh nghiệm đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại đô thị của một số quốc gia và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội. Luận án trình bày kinh nghiệm đảm bảo thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại một số nước tại một số quốc gia Châu Mỹ Latin trên cơ sở đó, rút ra một số bài học rút ra cho thành phố Hà Nội. Cụ thể là Thứ nhất, lao động di cư từ nông thôn ra thành phố và làm việc trong khu vực phi chính thức là vấn đề có ý nghĩa lâu dài đối với các nước đang phát triển nói chung, trong đó có Việt Nam. Thứ hai, lao động khu vực phi chính thức thường có trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ chưa được đào tạo cao, phần lớn là không có hợp đồng lao động, phụ nữ và lao 8 động trẻ chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động khu vực chính thức; do đó họ thường gặp nhiều bất lợi khi sống và làm việc tại các thành phố lớn và chưa được đưa vào phạm vi quản lý, vận động và hỗ trợ của chính quyền địa phương. Thứ ba, tiền công và thu nhập của lao động phi chính thức nhìn chung là thấp hơn so với lao động chính thức; hầu hết lao động khu vực này lại không được chủ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và không được nhà nước hỗ trợ khi gặp rủi ro trong cuộc sống. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của lao động di cư; vì vậy, cần có chính sách y tế và giáo dục dành cho các nhóm con của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức. Thứ tư, hiện nay lao động việc làm và thu nhập trong khu vực phi chính thức chưa được điều chỉnh bởi pháp luật lao động và quản lý của nhà nước. Vì thế, trong chính sách giải quyết việc làm của mỗi quốc gia cần quan tâm giải quyết vấn đề lao động, việc làm của khu vực này. Chương 3 THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ LÀM THUÊ TRONG KHU VỰC PHI CHÍNH THỨC TRÊN ĐỊA BÀN NỘI THÀNH HÀ NỘI 3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức. 3.1.1. Khái quát chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội. Luận án chỉ ra xu hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010-2015, luận án cho thấy, sau khi mở rộng địa giới, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu bình quân theo đầu người như tổng sản phẩm nội địa, tổng giá trị Xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, vốn đầu tư xã hội, số học sinh phổ thông/vạn dân của Hà Nội mới liên tục tăng lên; cơ cấu kinh tế phân theo khu vực trên địa bàn thành phố cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ, xu hướng là tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp và thủy sản giảm tỷ trong ngành dịch vụ tăng lên, mặc dù tốc độ giảm và tăng cũng chưa thật mạnh. 3.1.2. Tình hình lao động di cư từ các địa phương vào thủ đô Hà Nội những năm gần đây Bằng các tài liệu thứ cấp thu thập được, luận án cho thấy xu hướng biến động của lao động di cư từ các địa phương vào thủ đô Hà Nội những năm gần đây.Theo đó, 9 mức độ di cư vào thành phố Hà Nội để sinh sống dài hạn từ năm 2004 đến 2014 có xu hướng giảm, nhưng số người nhập cư ngắn hạn và tạm thời tới thành phố Hà Nội lại tăng lên; địa bàn của những người nhập cư vào thành phố Hà Nội chủ yếu từ từ các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh Bắc Trung bộ; các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long chiếm một tỷ lệ nhỏ. Luận án cho rằng, tình trạng di cư ngắn hạn, di cư tạm thời gia tăng, làm tăng cung về lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, trong đó đáng chú ý là làm thuê ngắn hạn và tạm thời tại Hà Nội. 3.1.3. Khu vực phí chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. Theo tác giả luận án, nếu loại bỏ hoạt động nông nghiệp thì tại Hà Nội, có 300.000 hộ SXKD phi chính thức, chủ yếu tập trung vào ngành dịch vụ như các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sửa chữa nhỏ... chiếm tỷ trọng trên 40%, tiếp theo là thương mại (bán buôn, bán lẻ) và một bộ phận nhỏ thuộc ngành công nghiệp và xây dựng... Khu vực phi chính thức có vị trí dẫn đầu trong việc cung cấp việc làm ở Hà Nội. Theo Điều tra Lao động và Việc làm năm 2009 trong tổng số 3.326.000 việc làm ở Hà Nội thì việc làm khu vực phi chính thức chiếm 61%. Giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2007 - 2009, số lượng hộ sản xuất kinh doanh làm việc trong khu vực PCT không những giảm mà lại có xu hướng tăng lên. 3.1.4. Tình hình lao động làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội. 3.1.4.1. Khái quát tình hình chung. Luận án đã khái quát tình tạng chung về điều kiện làm việc, về cư trú, nhà ở và các điều kiện vệ sinh, nguồn nước và môi trường, về giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, về tham gia BHXH, BHYT của nhóm lao động phi chính thức. Kết quả cho thấy, nhìn chung đối với người lao động khu vực phi chính thức điều kiện lao động không được đảm bảo; hầu như không có hợp đồng lao động; điều kiện nhà ở tạm bợ, chặt chội, vệ sinh môi trường không được đảm bảo; các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, phân chia lợi nhuận, nghỉ phép được trả công gần như không tồn tại đối với việc làm trong khu vực này. Thu nhập bình quân tháng của lao động trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội thấp 10 3.1.4.2. Phân tích tình trạng tham gia thị trường lao động của nhóm lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội qua kết quả điều tra khảo sát Để phân tích tình trạng tham gia thị trường lao động của nhóm lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức trên địa bàn nội thành Hà Nội, Luận án đã tiến hành điều tra 240 người lao động thuộc bốn ngành nghề làm việc là thợ xây dựng và phục vụ xây dựng; thợ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sửa chữa ô tô, xe máy; người phục vụ trong các cửa hàng, cửa hiệu và
Luận văn liên quan