Tóm tắt Luận án Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Tài chính toàn diện hay tiếp cận tài chính toàn diện được hiểu khái quát là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trải qua nhiều thập kỷ, tài chính toàn diện đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới trong sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng, nơi mọi người đều được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh tế đem lại. Chính vì thế tiếp cận tài chính toàn diện đã trở thành chương trình nghị sự không chỉ ở cấp quốc gia của một nước mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù trong thời gian qua các nước đã đạt được những thành quả nhất định về tăng trưởng kinh tế và mở rộng tiếp cận tài chính, song vẫn còn khoảng trống lớn trong việc tiếp cận tài chính vì trên thế giới vẫn còn rất nhiều người chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Ở Việt Nam, có đến 70% người dân Việt Nam chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng1, một tỷ lệ đáng kể người dân không có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch dịch vụ tài chính chính thức thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nhất là người dân nghèo, phụ nữ và các đối tượng dễ bị tổn thương, họ gặp nhiều rào cản khi tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức do thiếu khuôn khổ pháp lý đồng bộ; cơ sở hạ tầng tài chính phát triển chưa đồng đều và, kiến thức về tài chính và bảo vệ người tiêu dùng còn hạn chế. Có đến một nửa dân số của Việt Nam không có tài khoản ngân hàng tại một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính chính thức (Đức Dũng, 2018). Phần lớn người dân sống ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận với những dịch vụ tài chính cơ bản của các tổ chức tài chính chính thức, họ vẫn quen với cách sử dụng tài chính truyền thống. Những lý do chính được đưa ra là vì địa bàn quá xa, mạng lưới quy mô ngân hàng còn hạn chế, số lượng máy ATM ít, chi phí dịch vụ cho khoản tiết kiệm và cho vay nhỏ cao, thông tin tín dụng còn nghèo, yêu cầu khi mở tài khoản nhiều giấy tờ, thủ tục rườm rà

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------o0o-------- TRẦN THỊ THẮNG THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT UẬN N TIẾN S INH TẾ HÀ NỘI – 2019 CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh 2. TS. Nguyễn Xuân Quang Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Luyện Phản biện 2: PGS.TS. Đào Minh Phúc Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở vào hồi giờ ngày . tháng . năm .. tại Học viện Ngân hàng. 1 MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tài chính toàn diện hay tiếp cận tài chính toàn diện được hiểu khái quát là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Trải qua nhiều thập kỷ, tài chính toàn diện đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới trong sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng, nơi mọi người đều được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh tế đem lại. Chính vì thế tiếp cận tài chính toàn diện đã trở thành chương trình nghị sự không chỉ ở cấp quốc gia của một nước mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù trong thời gian qua các nước đã đạt được những thành quả nhất định về tăng trưởng kinh tế và mở rộng tiếp cận tài chính, song vẫn còn khoảng trống lớn trong việc tiếp cận tài chính vì trên thế giới vẫn còn rất nhiều người chưa được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Ở Việt Nam, có đến 70% người dân Việt Nam chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng 1 , một tỷ lệ đáng kể người dân không có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch dịch vụ tài chính chính thức thấp so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Nhất là người dân nghèo, phụ nữ và các đối tượng dễ bị tổn thương, họ gặp nhiều rào cản khi tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức do thiếu khuôn khổ pháp lý đồng bộ; cơ sở hạ tầng tài chính phát triển chưa đồng đều và, kiến thức về tài chính và bảo vệ người tiêu dùng còn hạn chế. Có đến một nửa dân số của Việt Nam không có tài khoản ngân hàng tại một tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính chính thức (Đức Dũng, 2018). Phần lớn người dân sống ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận với những dịch vụ tài chính cơ bản của các tổ chức tài chính chính thức, họ vẫn quen với cách sử dụng tài chính truyền thống. Những lý do chính được đưa ra là vì địa bàn quá xa, mạng lưới quy mô ngân hàng còn hạn chế, số lượng máy ATM ít, chi phí dịch vụ cho khoản tiết kiệm và cho vay nhỏ cao, thông tin tín dụng còn nghèo, yêu cầu khi mở tài khoản nhiều giấy tờ, thủ tục rườm rà. Đồng bằng Bắc Bộ là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, là một vùng nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, với mật độ dân số cao nhất Việt Nam, hơn 22 triệu người, chiếm tỷ lệ 22,3% tổng dân số cả nước; tỷ lệ GDP (Niên giám thông kê, 2017). Trong đó, người dân sống bằng nghề nông nghiệp chiếm xấp xỉ 62% tổng người dân cả vùng, những người này thường, không có trình độ, thu nhập không ổn định và kiến thức về tài chính chưa nhiều. Cho nên dân ở nông thôn thì khó tiếp cận tài chính hơn so với người người dân thành thị do thu nhập thấp, mật độ chi nhánh ngân hàng 1 https://vtv.vn/kinh-te/70-nguoi-dan-viet-nam-chua-tiep-can-voi-dich-vu-ngan-hang- 20180323150709367.htm 2 thưa, trình độ hiểu biết về tài chính chưa cao, việc sở hữu tài khoản của người dân trong vùng chưa cao, khả năng tiếp cận với dịch vụ tiết kiệm, tín dụng còn gặp nhiều khó khăn mà đây lại là nhóm khách hàng tiềm năng. Nếu thúc đẩy TCTC ở đây thì sẽ thúc đẩy TCTC chung của cả nước, kích thích tăng trưởng kinh, giảm đói nghèo và bất bình đẳng trong xã hội. Chính vì thế, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ” là thực sự cần thiết. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam thông qua các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, trên cơ sở nghiên cứu những kết quả đạt được, một số hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại để để xuất một số khuyến nghị chính sách với các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và trên cả nước nói chung. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây, chủ đề tiếp cận tài chính (TCTC) hay tiếp cận tài chính toàn diện (Financial Inclusion) đã được các tổ chức, các nước trên thế giới quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Luận án thực hiện tổng quan theo các nội dung (i) Khái niệm về TCTC toàn diện; (ii) Vai trò của TCTC được thể hiện: TCTC có tác động giảm nghèo, TCTC giúp tạo việc làm, TCTC thúc đẩy tiết kiệm, TCTC giúp hạn chế bất bình đẳng thu nhập, TCTC đem lại hiệu quả trong đầu tư, TCTC thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống tài chính; (iii) Các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC; (iv) Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC; (v) Các chỉ tiêu đo lường TCTC toàn diện. 3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU Hiện nay chưa có các nghiên cứu về: (i) Thực trạng TCTC toàn diện tại Việt Nam nói chung, về Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC toàn diện dựa trên các mô hình nghiên cứu định lượng tại Việt Nam và tại Đồng bằng Bắc Bộ. Chính vì vậy tác giả cho rằng có một khoảng trống nghiên cứu về đánh giá tình hình TCTC toàn diện của người dân Việt Nam nói chung và Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Đây chính là căn cứ quan trọng để tác giả lựa chọn đề tài của luận án: “Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ”. Nghiên cứu không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó. Và tính đến tháng 4/2019 đây có thể được coi là công trình nghiên cứu đầy đủ về lý luận và thực tiễn TCTC toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. 4. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung của nghiên cứu là phân tích thực trạng cũng như các nhân tố tác động đến mức độ tiếp cận tài chính toàn diện của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các mục tiêu cụ thể là: 3 (i) Cung cấp một phân tích so sánh về thực trạng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của người nghèo, người sống ở vùng nông thôn, người có thu nhập thấp của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. (ii) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cơ bản của người nghèo, người dân nông thôn, người có thu nhập thấp của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. (iii) Đề xuất một số khuyến nghị chính sách đối với các bên có liên quan nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của người nghèo, người dân nông thôn, người có thu nhập thấp đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cơ bản với chi phí phù hợp với họ. 4.2 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản của các tỉnh Đồng Bằng Bắc bộ và các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC toàn diện tại vùng này. 4.3 Phạm vi nghiên cứu a/ Phạm vi nội dung Phạm vi về không gian nghiên cứu: Luận án chỉ giới hạn ở việc đánh giá thực trạng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cơ bản của cá nhân người dân các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt những người sống ở vùng nông thôn, người có thu nhập thấp. Thêm vào đó, để đánh giá toàn diện hơn các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận tài chính toàn diện, Luận án đã thực hiện nghiên cứu khách hàng trên 10 tỉnh, thành phố thông qua lấy phiếu khảo sát trực tiếp. b/ Phạm vi thời gian Dữ liệu thứ cấp về ngành ngân hàng được thu thập trong giai đoạn 2013 – 2017 tại 10 chi nhánh NHNN thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ. Dữ liệu thứ cấp về dân số, điều kiện tự nhiên được thu thập trong giai đoạn 2013 – 2017 tại niên giám thống kê và báo cáo tổng kết hàng năm của các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ. Dữ liệu thứ cấp so sánh các chỉ tiêu tiếp cận các sản phẩm dịch vụ cơ bản trong giai đoạn 2013 – 2017 được tính toán từ năm 2013 – 2017 để đưa ra các con số bình quân cho giai đoạn này. Dữ liệu sơ cấp về khách hàng được thu thập từ cuộc khảo sát trực tiếp thông qua phiếu hỏi đối với người trưởng thành trong vùng, chủ yếu là những người sống ở vùng nông thôn, từ tháng 1 - 7/2018. 5. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (i) Thực trạng TCTC toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ? (ii) Những nhân tố nào ảnh hưởng từ phía cầu và từ phía cung đến TCTC toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ? 4 (iv) Giải pháp nào để thúc đẩy TCTC toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ? 6. PHƢƠNG PH P NGHIÊN CỨU 6.1. Phƣơng pháp thống kê 6.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát Tác giả tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng là cá nhân thông qua Phiếu điều tra khảo sát để tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mà khách hàng đang sử dụng. Tìm ra các nguyên nhân và một số đề xuất của khách hàng. 6.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Việc xác định các chỉ tiêu dùng để nghiên cứu về mức độ TCTC toàn diện của vùng Đồng bằng Bắc bộ dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu, sách, tạp chí, bài báo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của NHNN chi nhánh các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, báo cáo tổng kết thường niên của UBND các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, và niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Thông tin sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế thông qua bảng hỏi được chuẩn bị sẵn. Chọn mẫu nghiên cứu: Điều tra tổng thể Số phiếu khảo sát được phát ra là 425 phiếu. 6.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp thông tin 6.4.1. Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp Trong quá trình nghiên cứu, các thông tin về những chỉ tiêu của ngân hàng được tác giả thu thập dựa vào các báo thường niên của NHNN chi nhánh các tỉnh. Bao gồm số lượng chi nhánh NHTM, số lượng thẻ các loại, số lượng cây ATM, số lượng máy POS, tổng nguồn huy động từ nền kinh tế, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 6.4.2. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê suy luận Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu thập được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm: số lượng của chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người dân, số lượng của chi nhánh ngân hàng trên 1.000km2, Lập bảng tần số để mô tả mẫu Mẫu thu được sẽ được mô tả theo các thuộc tính như giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, nơi ở. 7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5 (i) Luận án khái quát hóa quá trình phát triển của TCTC trên thế giới và Việt Nam đồng thời tổng hợp lý luận chung về TCTC toàn diện, các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC, vai trò của TCTC và những bài học kinh nghiệm quốc tế về TCTC toàn diện áp dụng cho Việt Nam. (ii) Luận án là tài liệu đầu tiên nghiên cứu về thực trạng TCTC toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ trên cơ sở tổng hợp số liệu từ ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, dụng số liệu của Tổng cục thống kê và bộ số liệu khảo sát. Từ bộ chỉ số đánh giá TCTC của Global Findex luận án tính toán các chỉ tiêu TCTC phù hợp với Đồng bằng Bắc Bộ và so sánh với cả nước. (iii) Luận án sử dụng mô hình định lượng probit dựa trên bộ số liệu khảo sát thu được từ phiếu điều tra trực tiếp để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến TCTC toàn diện các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. (v) Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân ảnh hưởng đến tiếp cận tại chính toàn diện trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ luận án đề xuất một số khuyến nghị với các bên liên quan nhằm thúc đẩy TCTC tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ và Việt Nam. 8. ẾT CẤU UẬN N Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được chia thành bốn chương, cụ thể: Chương 1: Những lý luận cơ bản về tiếp cận tài chính toàn diện. Chương 2: Thực trạng tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Chương 3: Mô hình và kết quả nghiên cứu tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Chương 4: Một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG Ý UẬN CƠ BẢN VỀ THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN 1.1. TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN 1.1.1. Khái niệm tiếp cận tài chính toàn diện Tài chính toàn diện hoặc tiếp cận tài chính (TCTC) toàn diện đều là cách dịch khác nhau của thuật ngữ Financial Inclusion. “TCTC là quá trình quảng bá các sản phẩm, dịch vụ tài chính và mở rộng phạm vi sử dụng cho tất cả các phân đoạn của xã hội thông qua việc thực hiện các cách tiếp cận hiện tại và sáng tạo, bao gồm nhận thức và giáo dục về tài chính nhằm thúc đẩy tiếp cận tài chính và hội nhập kinh tế, xã hội” Atkinson & Messy (2013). Trên cơ sở đó, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu luận án sử dụng khái niệm TCTC toàn diện như sau: “TCTC là phần lớn người dân tiếp cận và sử dụng rộng rãi các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích một cách thuận tiện, có chất lượng với giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của họ, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp, sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Bao gồm các dịch vụ tiết kiệm, tín dụng, giao dịch, thanh toán, bảo hiểm. Đồng thời có cơ chế giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng”. Nghĩa là TCTC đòi hỏi khuyến khích thị trường phát triển và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính tập trung vào những người có mức truy cập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn. TCTC lớn hơn có thể thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc thiết lập các cơ chế cho phép truy cập nhiều hơn vào các sản phẩm và dịch vụ của các tổ chức tài chính; kiến thức sâu hơn về ngân hàng và các tổ chức tài chính vi mô. 1.1.2. Vai trò của tiếp cận tài chính 1.1.2.1. Vai trò của tiếp cận tài chính với nền kinh tế a/ TCTC là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu của Calderon & Liu (2002) cho thấy mối quan hệ nhân quả giữa sự tiếp cận tài chính và tăng trưởng kinh tế vẫn tồn tại, song sự tiếp cận tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển cao hơn ở các nước phát triển đang phát triển. b/ TCTC giúp giảm đói nghèo và bất bình đẳng xã hội Các nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ tích cực mạnh mẽ ở cấp độ quốc gia giữa TCTC với mức thu nhập và giảm nghèo. Cụ thể là có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy TCTC đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm nghèo, giảm sự chênh lệch về thu nhập và giảm sự bất bình đẳng xã hội. Đó là, TCTC giúp tạo ra giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ, đem lại tác động lớn cho việc cải thiện các chỉ số phát triển con người như y tế, dinh dưỡng và giáo dục - và đẩy lùi bất bình đẳng, nghèo đói (CIMP, 2011). c/ TCTC tạo điều kiện cho việc thanh toán, chuyển tiền an toàn, tiện lợi, bảo mật và tăng tiết kiệm quốc gia. 7 Việc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng thụ hưởng, thay vì thanh toán bằng tiền mặt đối với các khoản trợ cấp sẽ tránh được những rủi ro trên đường vận chuyển tiền mặt. TCTC cải thiện việc thanh toán các khoản chuyển khoản có điều kiện như cha mẹ gửi tiền cho con đi học, hoặc đóng học phí cho con thông qua chuyển khoản ngân hàng thay vì nộp tiền mặt trực tiếp. 1.1.2.2 Vai trò của TCTC với các cá nhân trong nền kinh tế a/ Giúp người dân dễ dàng hơn trong quản lý tài chính cá nhân. Tiết kiệm giúp các hộ gia đình tăng khả năng quản lý dòng tiền mặt, chủ động trong việc sử dụng và xây dựng nguồn vốn lưu động. Tín dụng tạo điều kiện cho các hộ gia đình có nguồn vốn để làm ăn và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Nếu hộ gia đình có điều kiện tiếp cận với tiết kiệm, tín dụng thì họ có khả năng tăng thu nhập. Với sự gia tăng vê thu nhập, hộ gia đình có nhu cầu thêm về các dịch vụ tài chính khác như thanh toán, bảo hiểm từ đó, cho phép họ chủ động hơn trong việc quản lý nguồn tài chính, rủi ro gặp phải đồng thời giảm thiểu những nguy cơ đối với các cú sốc và căng thẳng từ bên ngoài. b/ Giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính phù hợp, chủ động trong kế hoạch chi tiêu và đầu tư Mở rộng TCTC sẽ giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính phù hợp, chủ động trong kế hoạch chi tiêu và đầu tư, tiếp cận với tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm với chi phí phải chăng. 1.2. CÁC CHỈ TIÊU Đ NH GI TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN 1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá tiếp cận tài chính toàn diện của Global Findex Các chỉ tiêu đánh giá TCTC toàn diện của Global Findex là cơ sở dữ liệu toàn diện nhất đo lường mức độ TCTC toàn diện, cung cấp dữ liệu chuyên sâu về cách thức các cá nhân sử dụng tài khoản, tiết kiệm, vay mượn, thanh toán và quản lý rủi ro. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá tiếp cận tài chính toàn diện theo phƣơng pháp phân tích thành phần cơ bản (PCA) Theo Cárama (2014), đánh giá TCTC bởi ba khía cạnh: sử dụng, rào cản và sự tiếp cận. 1.2.3. Chỉ số tiếp cận tài chính toàn diện của Sarma Theo Sama (2015) đánh giá TCTC toàn diện trên cơ sở: sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng, sự thuận tiện của các dịch vụ ngân hàng và mức độ sử dụng. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN 1.3.1. Nhóm nhân tố từ phía cầu Thứ nhất, về giới tính. Khoảng cách về giới tính được tìm thấy trong quyền sở hữu các tài khoản chính thức. Thứ hai, trình độ học vấn. Những người không có khả năng đọc viết hoặc không có kiến thức về tài chính sẽ vấp phải những bất lợi trong TCTC. Thứ ba, về độ tuổi. Tuổi càng nhiều thì càng mức độ tiếp cận các sản phẩm tài chính cao. 8 Thứ tư, việc làm và mức thu nhập. Những người có việc làm và thu nhập ổn định sẽ sử dụng các sản phẩm tài chính nhiều hơn. Thứ năm, mức độ tổn thương của hộ gia đình. Đối với hộ gia đình có mức độ tổn thương cao thì nhu cầu TCTC sẽ thấp hơn. Thứ sáu, do thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt. Tâm lý cất giữ tiền mặt, vàng, tài sản ở nhà và thói quen sử dụng tiền mặt ảnh hưởng đến TCTC trong dân cư. Bảy là, lý do về tôn giáo. Niềm tin mạnh mẽ vào tôn giáo và ác cảm sâu sắc từ các giao dịch ngân hàng dựa trên sở thích đã ngăn cản một bộ phận của xã hội không TCTC. 1.3.2. Nhóm nhân tố từ phía cung Thứ nhất, do hạn chế về mạng lưới và kênh cung ứng dịch vụ. Nếu mạng lưới tài chính càng phát triển thì việc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân càng dễ dàng, thuận tiện hơn. Thứ hai, sự phù hợp của sản phẩm tài chính đối với người dân: Các sản phẩm, dịch vụ tài chính cần phải phù hợp với mức thu nhập của tưng người. Thứ ba, chi phí dịch vụ tài chính: Là một rào cản đối với người dân, nhất là đối với nhóm thu nhập thấp, chi phí càng cao càng hạn chế việc sử dụng sản phẩm tài chính. Thứ tư, đặc điểm của ngân hàng: Đặc điểm của ngân hàng như tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng quốc doanh, có tác động đến TCTC của người dân. Thứ năm, sự tin tưởng đối với các tổ chức tài chính. 1.3.3. Nhóm nhân tố môi trƣờng kinh tế - xã hội Thứ nhất, về văn hóa tiêu dùng. TCTC phụ thuộc vào nhận thức của người dân và văn hóa sử dụng sản phẩm tài chính trong xã hội. Thứ hai, điều kiện kinh tế địa phương. Là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến TCTC. Thứ ba, về hạ tầng xã hội. Mạng lưới giao thông, hệ thống thông tin tác động tích cực đến TCTC của người dân. Thứ tư, về cấu trúc dân số trong xã hội. Đất nước nào có cấu trúc dân số già và tỷ lệ phụ thuộc cao thì TCTC có xu hướng kém phát triển hơn. Thứ năm, sự phát triển của công nghệ. Ảnh hưởng tích cực đến thúc đẩy TCTC. Thứ sáu, thu nhập bình quân đầu người. GDP bình quân đầu người càng cao thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính càng lớn. 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 1.4.1. inh nghiệm quốc tế về thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện
Luận văn liên quan