Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất bảo đảm cho sự sống còn và phát triển tối ưu cho trẻ em mà
không có một loại thức ăn nào có thể thay thế được. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết và dễ cho trẻ tiêu hoá, hấp thu. Cùng với sự lớn lên của trẻ, sữa mẹ thay đổi số lượng để đáp
ứng nhu cầu thay đổi đó kể cả số lượng sản xuất trong ngày và cho từng bữa bú. Một số thành
phần trong sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.
Các phân tích về thành phần và số lượng sữa, các nhà khoa học đã khẳng định là nếu bà
mẹ khỏe mạnh, dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng mà
không cần bất cứ thức ăn, nước uống nào khác [176], [171]. Chính vì thế, WHO khuyến khích các
bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát
triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng thu nhập của trẻ trong tương lai [170]. Đồng thời
WHO cũng chỉ ra rằng việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử
vong cho trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm
[172]. Vì vậy, WHO khuyến cáo cho tất cả các bà mẹ cần cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho ăn bổ sung hợp lý khi trẻ được tròn 6 tháng và
tiếp tục bú mẹ cho đến 24 tháng hoặc lâu hơn [171], [59].
28 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con 0 - 25 tháng tuổi tại 3 tỉnh Hà nam, Quảng bình, Lào cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*-----------------
ĐẶNG CẨM TÚ
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON 0 - 25 THÁNG TUỔI
TẠI 3 TỈNH HÀ NAM, QUẢNG BÌNH, LÀO CAI
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP,
2013-2015
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
------------------*-----------------
ĐẶNG CẨM TÚ
THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON 0 - 25 THÁNG TUỔI
TẠI 3 TỈNH HÀ NAM, QUẢNG BÌNH, LÀO CAI
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP,
2013-2015
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hoàng Văn Tân
2. PGS.TS. Khương Văn Duy
HÀ NỘI - 2018
Công trình được hoàn thành tại: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hoàng Văn Tân
2. PGS.TS. Khương Văn Duy
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án đước bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vòa hồi giờ , ngày tháng năm
2018
Có thể tìm luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) là phương pháp nuôi dưỡng trẻ tự nhiên mang lại lợi ích
tối ưu nhất cho sự sống còn, lớn lên và phát triển của trẻ. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau
sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho ăn bổ sung hợp lý và duy trì bú sữa mẹ đến 24
tháng tuổi bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ [1]. Nuôi con
bằng sữa mẹ là biện pháp can thiệp có hiệu quả nhất trong giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn góp phần quan trọng giảm tỷ lệ mắc viêm phổi và tiêu chảy là 2
nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ
Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) chỉ riêng với can thiệp cho trẻ bú sớm và bú mẹ hoàn toàn
(BMHT) trong 6 tháng đầu sẽ làm giảm 1,3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm trên toàn
thế giới [1].
Nuôi con bằng sữa mẹ còn có tác động tích cực đến sức khỏe bà mẹ. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng các bà mẹ cho con bú giảm nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng là 2 nguy cơ
hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ.
Tình trạng NCBSM ở Việt Nam cũng tương tự như các nước đang phát triển khác. Theo số
liệu thống kê gần đây nhất cho thấy chỉ có chỉ có 26,5% số bà mẹ cho con bú sớm và 24,3% số bà
mẹ cho con BMHT trong 6 tháng đầu.
Để góp phần cải thiện thực hành cho trẻ bú sớm và BMHT, đồng thời chuyển tải các chính
sách, hướng dẫn vào thực tế chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn và hiệu quả can thiệp truyền thông nâng cao kiến thức và thái độ nuôi con bằng sữa mẹ
cho các bà mẹ có con 0-25 tháng tuổi tại 3 tỉnh: Hà Nam, Lào Cai, Quảng Bình, năm 2012-
2015” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của phụ nữ có con từ 0 -
25 tháng tuổi tại tỉnh Hà Nam, Lào Cai và Quảng Bình năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ đối với kiến
thức, thái độ về nuôi con bằng sữa mẹ của các phụ nữ có con dưới 2 tuổi tại tỉnh Hà Nam, Lào Cai
và Quảng Bình từ năm 2013 đến 2015.
2
Những đóng góp mới của luận án
Kết quả của luận án sẽ là cơ sở khoa học cho các giải pháp can thiệp truyền thông nâng cao
tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ, một trong những ưu tiên trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ bà mẹ và
trẻ em.
Điểm mới của luận án là đúc kết ra mô hình sinh hoạt câu lạc bộ, truyền thông giáo dục
nâng cao nhận thức và tiến tới thay đổi hành vi của cộng đồng trong việc khuyến khích nuôi con
bằng sữa mẹ.
Luận án gồm 178 trang, 34 bảng, 9 biểu đồ và 181 tài liệu tham khảo, trong đó có 112 tài
liệu nước ngoài. Về bố cục, phần đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 30 trang, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu 21 trang, kết quả nghiên cứu 47 trang, bàn luận 26 trang, kết luận 2 trang,
khuyến nghị 2 trang.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả bảo vệ sức khỏe bà mẹ
và trẻ em. Kinh nghiệm thực tế và kết qủa của nhiều nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định các lợi
ích của NCBSM đối với sự lớn lên và phát triển toàn diện của trẻ; giảm nguy cơ bệnh tật cho mẹ và
lợi ích kinh tế cho cộng đồng.
1.1.1. Lợi ích đối với trẻ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất bảo đảm cho sự sống còn và phát triển tối ưu cho trẻ em mà
không có một loại thức ăn nào có thể thay thế được. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần
thiết và dễ cho trẻ tiêu hoá, hấp thu. Cùng với sự lớn lên của trẻ, sữa mẹ thay đổi số lượng để đáp
ứng nhu cầu thay đổi đó kể cả số lượng sản xuất trong ngày và cho từng bữa bú. Một số thành
phần trong sữa mẹ cũng thay đổi để đáp ứng phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.
Các phân tích về thành phần và số lượng sữa, các nhà khoa học đã khẳng định là nếu bà
mẹ khỏe mạnh, dinh dưỡng, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng mà
không cần bất cứ thức ăn, nước uống nào khác [176], [171]. Chính vì thế, WHO khuyến khích các
bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể cải thiện sự tăng trưởng và phát
triển, kết quả học tập và thậm chí cả khả năng thu nhập của trẻ trong tương lai [170]. Đồng thời
WHO cũng chỉ ra rằng việc NCBSMHT trong 6 tháng đầu đời là cách tốt nhất phòng tránh tử
vong cho trẻ em, ước tính có thể giảm hơn một triệu ca tử vong ở trẻ trên toàn thế giới mỗi năm
[172]. Vì vậy, WHO khuyến cáo cho tất cả các bà mẹ cần cho con bú sớm trong vòng 1 giờ đầu
sau đẻ, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho ăn bổ sung hợp lý khi trẻ được tròn 6 tháng và
tiếp tục bú mẹ cho đến 24 tháng hoặc lâu hơn [171], [59].
1.1.2. Lợi ích đối với bà mẹ
Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên sản xuất oxytocin, vì thế cho con bú sớm ngay sau khi
đẻ sẽ giúp tử cung co hồi tốt, giảm nguy cơ chảy máu sau đẻ [171]. Các bà mẹ cho con bú thường
giảm cân nhanh hơn, đồng thời ít nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường type II, ung thư vú, ung
thư buồng trứng, loãng xương. Hàm lượng oxytocin trong máu cao hơn nên có thể giảm căng
thẳng và chứng trầm cảm ở bà mẹ sau khi sinh [138], [109]. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong vòng 6 tháng đầu làm ức chế hoạt động của buồng trứng, sẽ làm bà mẹ chậm có kinh trở lại,
vì vậy nuôi con bằng sữa mẹ có tác dụng như một biện pháp tránh thai tự nhiên [138]. Kết quả
của một số nghiên cứu cho thấy rằng nếu bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không
có dấu hiệu có kinh nguyệt trở lại thì khả năng mang thai là dưới 2% [128].
1.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.1. Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới
Lợi ích của sữa mẹ đã được khẳng định trong trong rất nhiều nghiên cứu và đã được chứng
minh rõ ràng trong thực tế. Phần lớn các bà mẹ ở các nước trên thế giới hiểu biết và ủng hộ
NCBSM, tuy nhiên kiến thức và thực hành về cho trẻ bú sớm và BMHT còn hạn chế.
Nhìn chung, thực hành NCBSM ở các ở các nước thu nhập thấp và trung bình tốt hơn ở
các nước thu nhập cao với hầu hết các bà mẹ đều cho con bú và có đến hơn 60% kéo dài đến 20-
23 tháng. Tuy nhiên, tỷ lệ cho con bú sớm không đạt được như mong muốn và cũng chỉ có 37%
số trẻ được BMHT trong 6 tháng [167].
4
Lý do số bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu thấp nhìn chung là giống nhau ở
hầu hết các nghiên cứu trên thế giới. Mẹ không đủ sữa, phải đi làm sớm, mẹ hoặc con bị bệnh là
những lý do chính bà mẹ không cho con bú hoàn toàn và cai sữa sớm [118], [133], [178]. Kết quả
một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 8% số bà mẹ không cho con bú vì không thích làm công
việc này [156].
1.2.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam
Kiến thức, niềm tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc cho con BMHT trong 6 tháng
đầu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nhiều bà mẹ không tin sữa mẹ có đủ chất cho trẻ phát triển
đến 6 tháng tuổi, ví dụ trong một khảo sát thực hiện online với 509 bà mẹ tham gia, có 30,3% bà
mẹ cho rằng sữa mẹ không đủ chất và lượng để cung cấp cho bé đến 6 tháng tuổi [54]. Trong khi
các quảng cáo của nhiều hãng sữa công thức ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và thực hành của bà mẹ
về cho trẻ BMHT [16]. Tác động của các thành viên trong gia đình, về các thực hành truyền thống
cũng ảnh hưởng nhiều đến việc cho bú sớm và BMHT. Các cặp vợ chồng ở cùng bố mẹ thường
phải theo hướng dẫn theo kinh nghiệm của mẹ chồng hoặc mẹ đẻ cho trẻ ăn sam sớm với nhận
thức là để trẻ cứng cáp hơn. Mặt khác, sự thiếu sự quan tâm từ phía gia đình như trong giai đoạn
cho con bú, hay các quan niệm cho rằng sữa mẹ không cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong 6
tháng đầu, sữa mẹ không tốt cũng là các rào cản đối với BMHT.
1.3. Tác động của truyền thông nâng cao kiến thức, thái độ thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng truyền thông đóng vai trò quan trọng đối với NCBSM cả
tác động tích cực lẫn tiêu cực. Những thông tin đúng sẽ cung cấp thêm kiến thức, thay đổi thái độ
và cải thiện thực hành theo hướng tích cực, ngược lại các quảng cáo hay những gói dịch vụ
khuyến mại của các hãng sữa thường làm giảm niềm tin vào sữa mẹ và ảnh hưởng nhiều đến các
thực hành NCBSM.
Tại Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu đã khẳng định về
ảnh hưởng lớn đến thực hành NCBSM. Kết quả nghiên cứu của Dương Văn Đạt và cộng sự cho
thấy có tới 98% bà mẹ tiếp cận với các hãng sữa trong thời kỳ mang thai và sau sinh, trong đó có
tới 53% bà mẹ quyết định mua sữa công thức sau khi nhận được những nội dung quảng cáo này
[96], [97], [95].
1.4. Một số chương trình can thiệp cải thiện kiến thức, thái độ, thực hành NCBSM
1.4.1. Một số mô hình trên thế giới
Có khá nhiều chương trình can thiệp thúc đẩy kiến thức và thực hành NCBSM ở nhiều
nước trên thế giới. Tìm hiểu các số liệu thứ cấp trên thư viện Pubmed, Medline, Cochrane
Library, EMBASE và của WHO từ tháng 5/2012 đến 27/11/2012 cho kết quả có 372 chương trình
can thiệp được thực hiện, trong đó có 111 nghiên cứu sử dụng can thiệp truyền thông dựa và cộng
đồng, 21 can thiệp tại cộng đồng và 43 nghiên cứu kết hợp can thiệp ở cộng đồng và ở các dịch
vụ y tế. Trong số 111 nghiên cứu can thiệp truyền thông dựa vào cộng động có 27 nghiên cứu ở
các nước đang phát triển. Các can thiệp ở những nghiên cứu này cũng chủ yếu tiến hành các
truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm, thăm hộ gia đình và có thêm hình thức gọi điện thoại
hỏi thăm, tư vấn, khuyến khích các bà mẹ.
Từ các nghiên cứu đã thực hiện ở các nước trên thế giới, có thể thấy rằng, hiệu quả các
can thiệp truyền thông dựa vào cộng đồng có ý nghĩa nâng cao nhận thức, kiến thức cho các bà
5
mẹ và những người thân để tạo lập một môi trường hỗ trợ cho các bà mẹ thực hành những hành vi
đúng.
1.4.2. Một số mô hình tại Việt Nam
Mô hình tư vấn dinh dưỡng “Mặt trời bé thơ” được thành lập dựa trên hệ thống y tế
công lập, thiết kế các hoạt động cộng đồng, truyền thông và hỗ trợ tiếp cận đến các phòng tư vấn
dinh dưỡng. Mô hình được triển khai tại 15 tỉnh, thành trên cả nước gồm: Hà Nội, Thái Nguyên,
Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắc Lắc,
Đắc Nông, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Tiền Giang và Cà Mau; nhiều địa phương đã ghi nhận những
cải thiện đáng kể trong cách thức nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ.
Sau 5 năm triển khai, Dự án đã hỗ trợ thành lập gần 800 phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” tại các cơ
sở y tế của 15 tỉnh trên cả nước (và mở rộng thêm 250 phòng vào cuối kỳ dự án năm 2014). Riêng
tại Hà Nội, đã có 121 phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” được thành lập trên 12 huyện, từ năm 2009
đến nay số lượng phòng tư vấn “Mặt trời bé thơ” đã tăng gấp 7 lần số lượng phòng tư vấn ban
đầu, với số lượt tư vấn trung bình tại mỗi phòng là trên dưới 100 lượt/tháng.
Mô hình “Tham gia của người cha về NCBSM ở Hải Dương”. Đây là một can thiệp sử
dụng thiết kế phỏng thực nghiệm có đối chứng và so sánh trước sau, được triển khai trong giai
đoạn từ tháng 5/2010 đến đến tháng 9/2011. Địa bàn can thiệp là CHILILAB, là thực địa của
Trường Đại học Y tế công cộng, thị xã Hải Dương. Nguyên tắc của triển khai can thiệp là lồng
ghép với các hoạt động chăm sóc sức khỏe thường quy của địa phương. Địa bàn can thiệp là 3
phường và 4 xã của thị xã Chí Linh - Hải Dương. Địa bàn đối chứng được chọn là 7 xã/thị trấn
của huyện Thanh Hà, nơi không được tiếp cận với các biện pháp can thiệp đặc thù của nghiên
cứu, có đặc điểm kinh tế văn hóa xã hội và các chương trình, hoạt động chăm sóc sức khỏe và
dinh dưỡng khá tương đồng nhưng không giáp với Chí Linh (CHILILAB).
6
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thoả mãn 1 trong các điều kiện sau:
- Những phụ nữ có con từ 0-25 tháng tuổi
- Những phụ nữ đã xây dựng gia đình đang mang thai
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được triển khai tại ba tỉnh Hà Nam, Lào Cai và Quảng Bình. Là những tỉnh có
vị trí địa lý thuận lợi, đặc trưng cả khu vực thành thị, nông thôn, có mức sống và điều kiện kinh
tế, xã hội tương đương nhau, có dân tộc thiểu số sinh sống là một đối tượng đặc thù để khai thác
khi tiến hành nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh sử dụng kết quả của chương trình “Nuôi
con bằng sữa mẹ” do Hội LHPN Việt Nam thực hiện tại các tỉnh này, do đó đây cũng là cách
chọn tỉnh thuận tiện, thuận lợi cho nghiên cứu sinh thực hiện đề tài và kiểm tra giám sát tại các
địa bàn này.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 12/2015. Chi tiết thời gian thực
hiện như sau:
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Giai đoạn 1: điều tra cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định tính
a) Điều tra cắt ngang
Cỡ mẫu nghiên cứu cho 03 tỉnh trong nghiên cứu này dựa vào công thức tính cỡ mẫu ước
lượng một tỷ lệ trong quần thể với độ chính xác tương đối:
n =
p
p
Z
2
2
2/1
1
Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ bà mẹ nuôi con hoàn toàn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là 10% (p = 0,10) với mức ý nghĩa 5% và với độ chính xác tương
đối của ε là 0,265. Cỡ mẫu tính được là 492 trường hợp đối tượng phụ nữ có con từ 0-25 tháng
tuổi, phụ nữ đang mang thai, nhưng để đảm bảo hiệu ứng thiểt kế, chúng tôi nhân đôi cỡ mẫu là
984, thực tế chúng tôi đã điều tra được 920 trường hợp phụ nữ đang có thai, và có con từ 0-25
tháng tuổi (đạt tỷ lệ 97,6%).
b) Nghiên cứu định tính
Bảng 2.1: Tổng hợp đối tượng nghiên cứu định tính giai đoạn 1
TT Nội dung Số lượng
1 Thảo luận nhóm bà mẹ có con dưới 24 tuổi, mỗi nhóm 8-10 người 12 nhóm/12 xã
2 Thảo luận nhóm bà mẹ đang mang thai, mỗi nhóm 8-10 người 12 nhóm/12 xã
3 Thảo luận nhóm chồng/mẹ chồng, mỗi nhóm 8-10 người 12 nhóm/12 xã
4 Thảo luận nhóm lãnh đạo địa phương, các tổ chức đoàn thể, mỗi
nhóm 3-5 người
12 nhóm/ 12 xã
7
2.3.2. Giai đoạn 2: nghiên cứu can thiệp giáo dục truyền thông nâng cao kiến thức và thái độ
cho con bú sớm và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ có con từ 0 - 24 tháng và
đánh giá sau can thiệp
2.3.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu trong nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu can thiệp cộng đồng
không có đối chứng, có nghĩa lấy số liệu điều tra ban đầu để xác định các chỉ số sau đó can thiệp
bằng truyền thông giáo dục để thay đổi kiến thức, hành vi của các bà mẹ đang cho con bú và các
bà mẹ có gia đình nhưng chưa có con, đang mang thai.
2.3.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
a) Nghiên cứu định lượng
Cỡ mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu này dựa vào công thức tính cỡ mẫu ước lượng nguy
cơ tương đối với độ chính xác tương đối:
𝑛 = 𝑍1−𝛼/2
2 [
(1−𝑝1)
𝑝1
+
(1−𝑝2)
𝑝2
] /[𝑙𝑜𝑔𝑒(1 − 𝜀)]
2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần thiết cho nhóm nghiên cứu
p1: là tỷ lệ ước tính ban đầu 0,19
p2: là tỷ lệ ước tính sau can thiệp là 0,25
ε: Mức độ chính xác mong đợi. ε = 0,20
Z21-α/2: Giá trị của hệ số giới hạn tin cậy. Với α = 0,05 thì hệ số tin cậy của ước lượng là
95% và Z1-α/2 = 1,96
Tra bảng tính được cỡ mẫu tối thiểu là 267 đối tượng cho can thiệp nhưng thực thế số đối
tượng bà mẹ được chọn vào nhóm nghiên cứu là 261 người (đạt 97,8%).
b) Nghiên cứu định tính
Bảng 2.2: Tổng hợp đối tượng nghiên cứu định tính giai đoạn 2
TT Nội dung Số lượng
1 Thảo luận nhóm bà mẹ có con dưới 24 tuổi, mỗi nhóm 10-12 người 3 nhóm/3 huyện
2 Thảo luận nhóm bà mẹ đang mang thai, mỗi nhóm 10-12 người 3 nhóm/3 huyện
3 Thảo luận nhóm lãnh đạo địa phương, các tổ chức đoàn thể, mỗi
nhóm 3-5 người
12 nhóm/ 12 xã
4 Phỏng vấn sâu 01 chủ nhiệm CLB 24 PVS/24 CLB
8
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
3.1.1. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 3.1: Kiến thức về lựa chọn nuôi con tốt nhất sau sinh
Kiến thức lựa chọn nuôi con
sau sinh tốt nhất
Tỉnh
Cộng
Hà Nam Quảng Bình Lào Cai
n % n % n % n %
Con bú sữa mẹ hoàn toàn
Vừa bú mẹ, ăn sữa ngoài
Cho ăn sữa pha
Không biết
289
17
0
6
92,6
5,5
0,0
1,9
300
9
1
4
95,5
2,9
0,3
1,3
283
9
0
2
96,3
3,1
0,0
0,7
872
35
1
12
94,8
3,8
0,1
1,3
Cộng 312 100 314 100 294 100 920 100
Trong 920 bà mẹ được hỏi về kiến thức lựa chọn nuôi con tốt sau sinh, 94,8% bà mẹ có
kiến thức đúng là việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn sau sinh là tốt nhất. Tuy nhiên vẫn còn 3,8%
bà mẹ cho rằng nên vừa cho trẻ bú mẹ vừa ăn sữa ngoài và 0,1% cho trẻ ăn sữa pha ngay sau khi
sinh, 1,3% bà mẹ không biết. Không có sự khác nhau về kiến thức lựa chọn nuôi con sau sinh tốt
nhất của bà mẹ giữa 3 tỉnh, p > 0,05.
χ2 test: p<0,001
Biểu đồ 3.1: Kiến thức về thời gian cho con bú sữa mẹ hoàn toàn (n = 920)
Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu rất
cao (74,0%), trong đó cao nhất là tỉnh Quảng Bình (82,5%), thấp hơn ở 2 tỉnh Hà Nam và Lào Cai
(lần lượt là 69,9% và 69,4%). 26,0% bà mẹ có kiến thức sai là chỉ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn
dưới 6 tháng hoặc từ 7 tháng trở lên. Sự khác biệt về kiến thức của bà mẹ về thời gian cho con bú
sữa mẹ hoàn toàn là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
69,9
82,5
69,4 74
30,1
17,5
30,6 26
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Hà Nam Quảng Bình Lào Cai Chung
Không đúng
Đúng
9
Bảng 3.2: Kiến thức về lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ
Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ
Tỉnh
Cộng
Hà Nam Quảng Bình Lào Cai
n % n % n % n %
Giúp trẻ khỏe mạnh
Bảo vệ sức khỏe cho trẻ
Giúp phát triển thể lực, trí não
Tốt cho hệ tiêu hóa
Giúp trẻ thông minh hơn
Tạo kết gắn giữa mẹ con
Là biện pháp tránh thai tốt
Giảm bệnh tiêu chảy ở TE
Phù hợp phong tục VN
134
87
48
144
43
27
8
33
10
42,9
27,9
15,4
46,2
13,8
8,7
2,6
10,6
3,2
100
46
38
43
30
15
0
10
4
34,7
14,7
12,1
13,7
9,6
4,8
0
3,2
1,3
93
25
31
39
16
4
0
13
0
31,6
8,5
10,5
13,3
5,4
1,4
0
4,4
0
336
158
117
226
89
46
8
56
14
36,5
17,2
12,7
24,6
9,7
5,0
0,9
6,1
1,5
Một số lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ được các bà mẹ nhắc đến là giúp trẻ khỏe mạnh
(36,5%), tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ (24,6%), bảo vệ sức khỏe cho trẻ (17,2%), giúp trẻ phát triển
thể lực và trì não (12,7%), giúp trẻ thông minh hơn (9,7%) và giảm bệnh tiêu chảy ở trẻ em
(6,1%). Bên cạnh đó còn 1 số tác dụng quan trọng mà chưa nhiều bà mẹ biết tới là tạo sự kết gắn
giữa mẹ và con (5%), là biện pháp tránh thai tốt (0,9%).
Bảng 3.3: Nguồn thông tin v