Malassezia spp là nấm men vật ưa lipid, sống hoại sinh
ở bề mặt da người và động vật máu nóng. Hiện nay, có tất cả
14 loài Malassezia spp trong đó có 3 loài gây lang ben thường
gặp nhất là M. furfur (ở các nước có khí hậu nhiệt đới), M.
globosa (ở các nước có khí hậu ôn đới) và M. sympodialis.
Ngoài ra, Malassezia spp còn là tác nhân thứ phát làm nặng nề
hơn tình trạng của một số bệnh da khác cũng như có thể là một
nguyên nhân gây nhiễm trùng toàn thân ở trẻ sơ sinh, người
được nuôi dưỡng bằng nhũ tương lipid, đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm và những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Malassezia spp thường gây bệnh lang ben là một bệnh
phổ biến ở người. Bệnh phân bố ở mọi nơi trên thế giới, nhất là
ở các nước nhiệt đới với tỷ lệ nhiễm là 30% - 50%. Mọi lứa
tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng gặp nhiều hơn ở lứa tuổi dậy
thì từ 11 - 15 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động mạnh
mẽ của tuyến bã nhờn đã tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm
lang ben phát triển. Các tổn thương thay đổi màu sắc trên da đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của học sinh.
Các loài nấm Malassezia spp được xác định dựa vào các
kỹ thuật truyền thống quá phức tạp và mất nhiều thời gian nên
các nghiên cứu hiện nay sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử
hiện đại.
Hải Phòng là thành phố công nghiệp nằm ở miền Bắc
Việt Nam với đặc điểm khí hậu thuận lợi cho các bệnh vi nấm
phát triển, chưa có một nghiên cứu nào về bệnh lang ben tại
cộng đồng cũng như thành phần loài nấm Malassezia spp gây
lang ben. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh
lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi tại Hải Phòng năm 2016.
2. Xác định thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh
lang ben.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp điều trị đặc hiệu và truyền
thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh lang ben năm 2016
- 2017.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng, một số yếu tố liên quan, thành phần loài nấm malassezia spp gây bệnh lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi và hiệu quả can thiệp tại Hải phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG
-------------------***-------------------
VÕ THỊ THANH HIỀN
THỰC TRẠNG, MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN,
THÀNH PHẦN LOÀI NẤM Malassezia spp
GÂY BỆNH LANG BEN Ở HỌC SINH
11 - 15 TUỔI VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
TẠI HẢI PHÒNG (2016 - 2017)
Chuyên ngành: Ký sinh trùng y học
Mã số: 62.72.01.16
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
Hà Nội - Năm 2018
CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƢƠNG
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Duy Bắc
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hƣơng
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện
Tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Vào hồi .. giờ .., ngày .. tháng .. năm ..
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Malassezia spp là nấm men vật ưa lipid, sống hoại sinh
ở bề mặt da người và động vật máu nóng. Hiện nay, có tất cả
14 loài Malassezia spp trong đó có 3 loài gây lang ben thường
gặp nhất là M. furfur (ở các nước có khí hậu nhiệt đới), M.
globosa (ở các nước có khí hậu ôn đới) và M. sympodialis.
Ngoài ra, Malassezia spp còn là tác nhân thứ phát làm nặng nề
hơn tình trạng của một số bệnh da khác cũng như có thể là một
nguyên nhân gây nhiễm trùng toàn thân ở trẻ sơ sinh, người
được nuôi dưỡng bằng nhũ tương lipid, đặt catheter tĩnh mạch
trung tâm và những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Malassezia spp thường gây bệnh lang ben là một bệnh
phổ biến ở người. Bệnh phân bố ở mọi nơi trên thế giới, nhất là
ở các nước nhiệt đới với tỷ lệ nhiễm là 30% - 50%. Mọi lứa
tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng gặp nhiều hơn ở lứa tuổi dậy
thì từ 11 - 15 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động mạnh
mẽ của tuyến bã nhờn đã tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm
lang ben phát triển. Các tổn thương thay đổi màu sắc trên da đã
làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của học sinh.
Các loài nấm Malassezia spp được xác định dựa vào các
kỹ thuật truyền thống quá phức tạp và mất nhiều thời gian nên
các nghiên cứu hiện nay sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử
hiện đại.
Hải Phòng là thành phố công nghiệp nằm ở miền Bắc
Việt Nam với đặc điểm khí hậu thuận lợi cho các bệnh vi nấm
phát triển, chưa có một nghiên cứu nào về bệnh lang ben tại
cộng đồng cũng như thành phần loài nấm Malassezia spp gây
lang ben. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh
lang ben ở học sinh 11 - 15 tuổi tại Hải Phòng năm 2016.
2. Xác định thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh
lang ben.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp điều trị đặc hiệu và truyền
thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh lang ben năm 2016
- 2017.
2
TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI VÀ TÍNH THỰC TIỄN
CỦA LUẬN ÁN
1. Tính mới
- Nghiên cứu về bệnh lang ben không mới nhưng xác
định chính xác loài Malassezia spp gây bệnh là một vấn đề
tương đối mới ở Việt Nam.
- Đây là đề tài lần đầu triển khai trên đối tượng học sinh
trung học cơ sở tại Hải Phòng.
- Đề tài lần đầu tiên tại Việt Nam có sự kết hợp giữa
phương pháp truyền thống với các phương pháp sinh học phân
tử hiện đại PCR - RFLP và giải trình tự trong việc định danh
loài nấm men Malassezia spp.
2. Tính khoa học
- Đề tài đã áp dụng phương pháp nghiên cứu khoa học
chuẩn mực hiện đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng
như tại Việt Nam.
- Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu là các kỹ thuật
thường quy hiện đang được áp dụng trong toàn ngành y tế. Đây
là nghiên cứu thứ hai sau nghiên cứu của Trần Cẩm Vân có sử
dụng môi trường nuôi cấy đặc trưng cho nấm Malassezia spp
và là nghiên cứu đầu tiên sử dụng kỹ thuật PCR - RFLP trên
gen đích là đoạn 5.8S, 26S và đoạn giao gen ITS2 với cặp mồi
chung ITS3, ITS4 và các enzyme giới hạn AluI, BanI, MspAI
trong định danh nấm Malassezia spp tại Việt Nam.
- Đề tài đã xác định được 2 loài gây lang ben cho học
sinh lứa tuổi 11 - 15 tại Hải Phòng là M. furfur và M. japonica
trong đó M. furfur là chủ yếu.
3. Tính thực tiễn
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp dữ liệu
làm tài liệu tham khảo dùng trong nghiên cứu khoa học và
giảng dạy đồng thời cũng là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp
theo.
3
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 124 trang: Đặt vấn đề (2 trang), chương 1.
Tổng quan tài liệu (32 trang), chương 2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu (25 trang), chương 3. Kết quả nghiên cứu (30
trang), chương 4. Bàn luận (32 trang), Kết luận (2 trang), Kiến
nghị (1 trang), 36 bảng số liệu, 13 hình, 126 tài liệu tham khảo
và 08 phụ lục.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nấm Malassezia spp
Nấm Malassezia thuộc giới Fungi, ngành Basidiomycota,
lớp Exobasidiomycetes, bộ Malasseziales, họ Malasseziaceae,
giống Malassezia.
Các tế bào nấm men có hình tròn hoặc hình bầu dục hay
hình trụ, kích thước 3 - 8 µm.
Trên các môi trường nuôi cấy khác nhau sẽ cho hình thể
khuẩn lạc khác nhau. Trên môi trường CHROMagar
TM
Malassezia khuẩn lạc có màu từ hồng đến tím và có thể
dùng để định loài.
Ngoại trừ M. pachydermatis, tất cả các loài Malassezia
spp đòi hỏi một nguồn lipid bên ngoài để tăng trưởng. Nhiệt độ
tăng trưởng tối ưu là khoảng 32 - 34oC. Nấm men Malassezia
spp không tồn tại ở nhiệt độ dưới 28oC. Tất cả các loài có thể
được lưu trữ ở nhiệt độ - 80oC trong glycerol 50%.
Malassezia spp sản xuất nhiều loại enzyme trong đó có 8
loại lipase và 3 loại phospholipase rất cần thiết cho sự hấp thu
các axit béo.
1.2. Các phƣơng pháp xác định thành phần loài nấm
Malassezia spp
1.2.1. Kỹ thuật xét nghiệm nấm trực tiếp
Sử dụng kính hiển vi quang học trong việc tìm nấm đã
được sử dụng từ thế kỷ XIX. Đây là phương pháp đơn giản, dễ
làm và cho kết quả nhanh giúp các bác sỹ lâm sàng chẩn đoán
4
và điều trị được bệnh nấm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm còn
phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của các cán bộ y tế.
Hiện nay các tác giả cải tiến kỹ thuật xét nghiệm nấm
trực tiếp với KOH bằng cách dùng một chất màu có ái tính với
tế bào nấm men. Kỹ thuật này được áp dụng bởi ưu điểm cho
kết quả nhanh, nhận định rõ hình thái nấm, tránh bỏ sót. Chất
màu có thể sử dụng: mực Parker, xanh methylen. Các chất màu
này tạo nền màu xanh tương phản dễ quan sát hình thái nấm,
không bắt màu vách tế bào sừng và không gây mỏi mắt khi
quan sát lâu.
Hình thái nấm điển hình trên kính hiển vi quang học là
những sợi nấm thô ngắn như miến vụn, các tế bào nấm men
hình tròn đứng tập trung thành từng đám giống hình ảnh “mì
ống” và “thịt viên”.
1.2.2. Kỹ thuật nuôi cấy nấm
Nuôi cấy, định loại luôn được coi là “tiêu chuẩn vàng”
trong việc xác định căn nguyên vi sinh vật nói chung trong đó
đặc biệt xác định chính xác loài Malassezia spp gây bệnh. Nuôi
cấy là không cần thiết để chẩn đoán thông thường, nhưng nó là
điều cần thiết nếu muốn xác định các loài hiện diện trong các
tổn thương. Có nhiều môi trường thường được sử dụng để nuôi
cấy Malassezia spp: Sabouraud, Sabouraud có phủ dầu oliu,
Dixon, Leeming - Notman và CHROMagar
TM
Malassezia. Hiện
nay, các tác giả khuyến nghị sử dụng môi trường
CHROMagar
TM
Malassezia.
Tuy nhiên, để phân biệt hình thái khuẩn lạc giữa các
loài Malassezia spp là tương đối khó khăn do hình ảnh đại thể
của một số loài rất giống nhau. Vì vậy, sau khi nuôi cấy trên
môi trường, các tác giả phải dựa vào sự phát triển ở các điều
kiện nhiệt độ khác nhau và một số tính chất sinh hóa của từng
loài mới có thể định danh chính xác được.
1.2.3. Kỹ thuật sinh học phân tử
- Kỹ thuật sử dụng enzyme cắt giới hạn PCR - RFLP
PCR - RFLP (Polymerase Chain Reaction - Restriction
Fragment Length Polymorphisms) là một kỹ thuật trong sinh
học phân tử nhằm nhân một hoặc một vài đoạn DNA lên nhiều
bản sao. Kỹ thuật này với 2 lần phân tích, lần 1 khuếch đại gen
5
đích của vi nấm, lần 2 cắt giới hạn đoạn gen khuếch đại được
bằng enzyme cắt giới hạn. Dựa trên kích thước sản phẩm PCR,
số lượng và kích thước các mảnh cắt giới hạn mà các loài nấm
được xác định và phân biệt với nhau.
- Kỹ thuật giải trình tự
Giải trình tự gen giúp xác định được trình tự các
nucleotide của đoạn gen quan tâm. Dựa trên sự khác biệt về
nucleotide trong chuỗi DNA và sự tương đồng về nucleotide
với ngân hàng gen mà nấm được xác định loài và phân biệt với
nhau. Kỹ thuật này còn giúp xác định được các đặc điểm phân
tử của nấm. Tuy nhiên, do chi phí cao mà kỹ thuật này thường
được sử dụng để khẳng định lại giá trị của các kỹ thuật như
PCR thường, PCR - RFLP, nested - PCR, ...
1.3. Tình hình bệnh lang ben
1.3.1. Tình hình bệnh lang ben trên thế giới
Lang ben là một trong những bệnh da phổ biến nhất ở
một loạt các khu vực địa lý, nhưng thường gặp nhất ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới với tỷ lệ nhiễm là 30% - 40%, ở
vùng ôn đới là 14%. Tại khu vực hàn đới, một số nghiên cứu
nhỏ ước chừng tỷ lệ mắc bệnh dưới 1% dân số.
Các nghiên cứu đều ghi nhận bệnh có thể gặp quanh năm,
mùa hè nhiều hơn mùa đông. Bệnh thường gặp vào những
tháng cuối hè đầu thu. Theo Elham Zeinali và CS ở Iran, bệnh
thường gặp vào khoảng tháng 7, tháng 8 và tháng 9.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc cao nhất ở
trẻ lớn và người lớn trẻ tuổi.
1.3.2. Tình hình bệnh lang ben ở Việt Nam
Cho đến nay, ở nước ta có rất ít tác giả quan tâm đến
bệnh lang ben một cách toàn diện. Các nghiên cứu về bệnh chủ
yếu đề cập đến thực trạng nhiễm, ứng dụng một số phác đồ
điều trị bằng thuốc chống nấm đường uống, nghiên cứu khả
năng chống nấm lang ben của một số cây thuốc y học dân tộc,
nghiên cứu về vấn đề miễn dịch trong bệnh lang ben. Tỷ lệ mắc
bệnh lang ben ở cộng đồng khác nhau tùy từng khu vực và đối
tượng nghiên cứu.
6
Ngiên cứu của Nguyễn Quý Thái vào năm 2002 trên đối
tượng có nguy cơ cao là công nhân mỏ than Làng Cẩm - Thái
Nguyên tỷ lệ bệnh lang ben 5,28%. Một nghiên cứu tương tự
vào năm 2004 tại 4 mỏ than ở Thái Nguyên, tỷ lệ nhiễm nấm
lang ben từ 6,5% đến 7,4% tùy thuộc theo mùa.
Theo NC của Nguyễn Đinh Nga năm 2005 tại Trường
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ bệnh lang ben
của học viên trung học lứa tuổi 17 - 19 là 20,87%.
1.4. Thành phần loài Malassezia spp gây bệnh lang ben
Hiện nay, 14 loài Malassezia spp đã xác định được
trong đó có 3 loài gây lang ben thường gặp là M. furfur, M.
globosa và M. sympodialis.
Một số nghiên cứu cho rằng M. globosa là loài chiếm
ưu thế trong bệnh lang ben thường được nghiên cứu ở châu Âu
và một số nước châu Á có khí hậu ôn đới. Tại Việt Nam, mặc
dù là một nước có khí hậu nhiệt đới nhưng bằng phương pháp
giải trình tự gen, Trần Cẩm Vân đã xác định được 4 loài
Malassezia từ vảy da lang ben trong đó phổ biến nhất là
M.globosa, sau đó là M.restricta, M.sympodialis, M.cuniculi.
Một số nghiên cứu khác được thực hiện ở khu vực có
khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới cho thấy sự vượt trội của
M. furfur trong tổn thương lang ben. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Đinh Nga đã xác định được 4 loài nấm Malassezia
gây lang ben bằng phương pháp nuôi cấy trong đó nhiều nhất
là M. furfur, sau đó là M. sympodialis, M. globosa và M.
restricta.
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng M. sympodialis là
loài chiếm ưu thế gây lang ben.
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh trung học cơ sở lứa tuổi 11 - 15.
7
- Nấm lang ben Malassezia spp phân lập từ học sinh được
xác định nhiễm nấm.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại 4 trường trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố Hải Phòng:
+ Khu vực nội thành: Trường THCS Vĩnh Niệm, phường
Vĩnh Niệm, quận Lê Chân và Trường THCS Lạc Viên, phường
Máy Chai, quận Ngô Quyền.
+ Khu vực ngoại thành: Trường THCS Quang Hưng, xã
Quang Hưng, huyện An Lão và Trường THCS Đoàn Xá, xã
Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy.
- Phòng xét nghiệm của Bộ môn ký sinh trùng - Trường
Đại học Y Dược Hải Phòng, labo sinh học phân tử của Bộ môn
Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Học viện Quân Y và công
ty First BASE Laboratories Sdn Bhd (Malaysia).
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2017.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích và
nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đánh giá trước - sau.
2.2.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh lang ben
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt
ngang, cỡ mẫu tối thiểu là 192 x 4 khu vực = 768. Thực tế, do
sự nhiệt tình ủng hộ của Ban giám hiệu các trường, mong
muốn được khám phát hiện bệnh của học sinh và phụ huynh
học sinh, chúng tôi đã đưa vào nghiên cứu 1357 học sinh.
2.2.2. Cỡ mẫu cho nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến
bệnh lang ben của học sinh
Để thuận tiện cho nghiên cứu, chúng tôi sử dụng cỡ
mẫu cho nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh lang ben. Chúng tôi đã
phỏng vấn 1357 học sinh theo phiếu điều tra đã được thiết kế
sẵn.
2.2.3. Cỡ mẫu cho nghiên cứu xác định loài nấm
Chọn ngẫu 1/3 số học sinh mà mẫu bệnh phẩm có mọc
nấm trên môi trường nuôi cấy để thực hiện kỹ thuật PCR -
RFLP, chọn mỗi loài 3 mẫu gửi giải trình tự. Thực tế chọn 113
8
mẫu nấm lang ben của 100 học sinh để xác định loài bằng
phương pháp PCR - RFLP và 07 mẫu nấm giải trình tự.
2.2.4. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp điều trị
Bốc thăm ngẫu nhiên 1 trường ở nội thành và 1 trường
ở ngoại thành. Toàn bộ học sinh mắc bệnh lang ben được điều
trị. Thực tế đã điều trị cho 138 học sinh trong đó có 103 học
sinh trường Vĩnh Niệm và 35 học sinh trường Quang Hưng.
Tất cả học sinh mắc bệnh lang ben tại trường Lạc Viên và
Đoàn Xá được kê đơn và hướng dẫn điều trị.
2.2.5. Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông
giáo dục sức khỏe
Toàn bộ học sinh của trường Lạc Viên, trường Đoàn
Xá, trường Vĩnh Niệm và trường Quang Hưng đều được tham
gia các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe. Đánh giá
hiệu quả can thiệp được thực hiện trên 1322 học sinh.
2.3. Các kỹ thuật đƣợc sử dụng trong nghiên cứu
- Khám lâm sàng.
- Xét nghiệm trực tiếp với xanhmethylen.
- Nuôi cấy nấm trên môi trường CHROMagarTM
Malassezia. Các mẫu nấm được lưu trong nước muối sinh lý và
glycerol 50%.
- Kỹ thuật PCR-RFLP: dùng cặp mồi ITS3, ITS4 và
enzyme cắt giới hạn AluI, BanI, MspAI.
- Giải trình tự gen định danh các loài nấm.
- Kỹ thuật phỏng vấn cộng đồng: phỏng vấn đối tượng
NC về kiến thức - thái độ - thực hành về bệnh lang ben theo bộ
câu hỏi đã được thiết kế sẵn ở thời điểm trước và sau can thiệp.
- Điều trị cho học sinh mắc bệnh lang ben bằng thuốc bôi
etoral (ketoconazole), mỗi ngày bôi 1 lần vào buổi tối trong 3
tuần, theo dõi kết quả điều trị sau 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng.
- Truyền thông GDSK về bệnh lang ben cho học sinh tại
địa điểm nghiên cứu trong thời gian 6 tháng: truyền thông trực
tiếp tại từng lớp học, phát tờ rơi, phát thanh măng non, dán tờ
rơi tại bảng tin và phòng y tế của từng trường. Đánh giá hiệu
quả can thiệp sau 6 tháng.
9
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liêu được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê y sinh
học SPSS 20.0.
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong nghiên
cứu y sinh học.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh lang
ben ở học sinh lứa tuổi 11 - 15 tại Hải Phòng năm 2016
3.1.1. Một số thông tin về đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới
(n = 1357)
Khu vực
Thông tin
Ngoại thành Nội thành Tổng
SL (%) SL (%) SL (%)
Nam 290 50,2 400 51,3 690 50,8
Nữ 288 49,8 379 48,7 667 49,2
Tổng 578 100,0 779 100,0 1357 100,0
Nhận xét: Tổng số đối tượng nghiên cứu là 1357 học
sinh trong đó có 578 học sinh ở ngoại thành và 779 học sinh ở
nội thành. Nhìn chung số học sinh nam và học sinh nữ là tương
đương (50,8% và 49,2%).
3.1.2. Thực trạng bệnh lang ben ở học sinh lứa tuổi 11 - 15
Hình 3.3. Tỷ lệ bệnh lang ben của học sinh (n = 1357)
Nhận xét: Có 305 học sinh mắc bệnh lang ben trong
tổng số 1357 học sinh được khám và làm xét nghiệm trực tiếp
Mắc
bệnh
22,5%
Không
mắc bệnh
77,5%
10
chiếm tỷ lệ 22,5%, học sinh không mắc bệnh lang ben chiếm tỷ
lệ 77,5%.
Hình 3.4. Phân bố vị trí tổn thƣơng lang ben (n = 305)
Nhận xét: Hình 3.4 mô tả phân bố vị trí tổn thương
lang ben. Lưng là vị trí thường gặp nhất trong bệnh lang ben
chiếm tỷ lệ 41,7%. Mặt, cổ, ngực chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt
là 20,0%, 14,4% và 12,1%. Các vị trí khác ít gặp hơn chiếm tỷ
lệ thấp. Có 16 học sinh có tổn thương lang ben ở hai vị trí trên
cơ thể chiếm tỷ lệ 5,2%.
Bảng 3.5. Triệu chứng cơ năng của bệnh lang ben (n = 305)
Triệu chứng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Ngứa
Ngứa thường xuyên 20 6,5
Ngứa khi ra mồ hôi 57 18,7
Không ngứa 228 74,8
Tổng 305 100,0
Nhận xét: Đa số học sinh mắc bệnh lang ben không có
biểu hiện ngứa chiếm 74,8%, 18,7% học sinh ngứa khi ra mồ
hôi và có rất ít học sinh ngứa thường xuyên chiếm tỷ lệ 6,5%
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Lưng Mặt Cổ Ngực Bụng Tay Vai Hai vị
trí
41,7
20,0
14,4
12,1
4,3
1,3 1,0
5,2
Tỷ lệ %
11
Bảng 3.6. Đặc điểm lâm sàng của bệnh lang ben (n=305)
Triệu chứng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Dát thay đổi
màu sắc da
Trắng 296 97,0
Hồng 9 3,0
Tổng 305 100,0
Tính
chất
Rải rác 255 83,6
Khu trú 39 12,8
Liên kết thành đám 11 3,6
Tổng 305 100,0
Nhận xét: Tất cả học sinh mắc bệnh lang ben đều có dát
thay đổi màu sắc trên da trong đó 97,0% có dát tổn thương là
màu trắng, chỉ có 3,0% có dát tổn thương là màu hồng. Đa số
các trường hợp tổn thương lang ben nằm rải rác chiếm tỷ lệ
83,6%, chỉ có 3,6% có tổn thương lan rộng thành đám.
Bảng 3.7. Thời gian mắc bệnh lang ben (n = 305)
Thời gian mắc bệnh Số lƣợng Tỷ lệ (%)
< 3 tháng 28 9,2
3 - 6 tháng 7 2,3
> 6 tháng 25 8,2
Không nhớ 245 80,3
Tổng 305 100,0
Nhận xét: Phần lớn học sinh không biết và không nhớ là
mình mắc bệnh lang ben từ khi nào chiếm tỷ lệ 80,3%. Chỉ có
một số ít xác định được thời gian mắc bệnh.
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh lang ben ở học sinh
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa bệnh lang ben
với cơ địa của học sinh
Bệnh
Cơ địa
Bệnh lang ben
Tổng
Có Không
Ra mồ hôi
nhiều
Có 200 599 799
Không 105 453 558
Tổng 305 1052 1357
OR = 1,44; CI95% = 1,10 - 1,88; p < 0,01
12
Nhận xét: Có mối liên quan giữa bệnh lang ben với cơ
địa ra mồ hôi nhiều của học sinh. Học sinh ra mồ hôi nhiều có
nguy cơ mắc bệnh lang ben cao gấp 1,44 lần có ý nghĩa thống
kê với p < 0,01, CI95% = 1,10 - 1,88.
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa bệnh lang ben với yếu tố
dùng xà phòng, sữa tắm khi tắm
Bệnh
Thực hành
Bệnh lang ben
Tổng
Có Không
Dùng xà
phòng,
sữa tắm
Không 47 116 163
Có 258 936 1194
Tổng 305 1052 1357
OR = 1,470; CI95% = 1,020 - 2,119); p < 0,05
Nhận xét:
- Có mối liên quan giữa việc dùng xà phòng, sữa tắm khi
tắm với bệnh lang ben. Học sinh không dùng xà phòng, sữa
tắm khi tắm có nguy cơ mắc bệnh lang ben cao gấp 1,47 lần có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (CI95% = 1,020 - 2,119).
3.2. Thành phần loài nấm Malassezia spp gây bệnh lang ben
Hình 3.6. Kết quả điện di sản phẩm PCR
với mồi ITS3 và ITS4 của một số mẫu nấm lang ben
Nhận xét: Các mẫu nấm lang ben số 1, 2, 3, 4, 5, 7 có
kích thước sản phẩm PCR với mồi ITS3 và ITS4 khoảng 548
bp. Riêng mẫu nấm lang ben số 6 có kích thước sản phẩm PCR
với mồi ITS3 và ITS4 khoảng > 500 bp nhưng nhỏ hơn các
mẫu nấm khác.
13
(1) (2)
Hình 3.7 (1) và 3.8 (2). Kết quả điện di sản phẩm PCR cắt
giới hạn bằng enzyme giới hạn AluI và BanIcủa một số mẫu
nấm lang ben
Nhận xét:
- Khi cắt sản phẩm PCR bằng enzyme giới hạn AluI các
mẫu nấm lang ben số 1, 2, 3, 4, 5 cho 2 band