Tóm tắt Luận án Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình

Luận án nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên (TN), đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN), hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra 2 nhóm giải pháp nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Luận án được trình bày trong 152 trang; ngoài phần mở đầu, danh mục hình, bảng biểu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan đến công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên và kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chương 3: Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên

pdf7 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu luận án Luận án nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên (TN), đóng góp cho ngân sách nhà nước (NSNN), hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Từ kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra 2 nhóm giải pháp nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Luận án được trình bày trong 152 trang; ngoài phần mở đầu, danh mục hình, bảng biểu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu các công trình liên quan đến công trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên và kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chương 3: Thực trạng tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tỉnh Ninh Bình. Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên. 2. Lý do lựa chọn đề tài Tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người. Song tài nguyên hiện nay đang cạn kiệt do con người khai thác bừa bãi, hủy hoại môi trường, gây ra các ngoại ứng tiêu cực khó lường. Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào các quốc gia đang sa đà vào việc đào bới tài nguyên của cải dưới lòng đất hy vọng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Một trong những công cụ kinh tế quan trọng để vừa khai thác tiết kiệm tài nguyên, vừa tăng nguồn thu cho NSNN đó chính là thuế tài nguyên. Cho tới nay, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên thiên nhiên. Xuất phát từ đó, chủ đề: “Tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên - Qua khảo sát thực tế tại tỉnh Ninh Bình” được chọn làm đề tài luận án của tác giả. 3. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng của thuế tài nguyên, tác giả phân tích thực trạng tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình. Vận dụng kết quả nghiên cứu dựa trên mô hình, kết hợp với kinh nghiệm các nước luận án đề xuất giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên. 4. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên dựa trên những tiêu chí nào? Câu hỏi 2: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến thuế tài nguyên? Câu hỏi 3: Tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình như thế nào? Câu hỏi 4: Giải pháp nào cần được đưa ra đối với các chủ thể trong việc nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên khoáng sản gồm: Đá vôi, đất làm gạch, đất san lấp, than, nước khoáng. Về không gian: Ở địa bàn tỉnh Ninh Bình Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá tác động trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết 2015. 6. Những đóng góp mới của luận án. Những đóng góp mới về mặt lý luận Luận án xây dựng khung lý thuyết về tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tiết kiệm tài nguyên, tăng nguồn thu cho NSNN, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Dựa trên mô hình nghiên cứu luận án sử dụng các tiêu chí định tính và tiêu chí định 2 lượng để đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên. Luận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên, để thúc đẩy tác động của thuế tài nguyên cần thúc đẩy các nhân tố ảnh hưởng theo hướng tích cực. Những đóng góp về mặt thực tiễn. Thuế tài nguyên có tác động đến khai thác tiết kiệm và hạn chế sản lượng tài nguyên khai thác; tăng nguồn thu cho NSNN; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Khi tăng thuế suất và giá tính thuế đã làm thay đổi khối lượng tài nguyên khai thác và nguồn thu cho NSNN. Khi thuế suất tăng, giá tính thuế tăng trong giới hạn cho phép thì tiết kiệm khối lượng tài nguyên khai thác và tăng thu cho NSNN. Các kết quả nghiên cứu của luận án kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn các nước được vận dụng đề đưa ra giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng thu cho ngân sách nhà nước. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới Các công trình nghiên cứu trên thế giới về tác động của thuế tài nguyên có hai nhóm: Các công trình nghiên cứu về thuế tài nguyên và tác động của thuế tài nguyên về mặt lý thuyết và các công trình nghiên cứu về thuế tài nguyên và tác động của thuế tài nguyên về mặt thực nghiệm. Phát hiện chính của các công trình nghiên cứu trên thế giới đó là: Thuế tài nguyên như là đòn bẩy để hạn chế hay khuyến khích khai thác. Trên cơ sở một số nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên; các nghiên cứu đã chỉ ra một số kết quả tác động của thuế tài nguyên tới quy mô khai thác của các hãng khai khoáng; đóng góp nguồn thu cho NSNN; tác động mạnh tới bảo vệ môi trường, khắc phục được ngoại ứng tiêu cực do khai thác tài nguyên gây ra. Song các nghiên cứu chưa tổng hợp lý luận và thực tiễn về thuế tài nguyên đối với hành vi khai thác. Chưa phân tích đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên. Việc tính toán mức thuế tài nguyên hợp lý cần dựa vào căn cứ nào cũng chưa có cơ sở. Thuế tài nguyên tác động đến khai thác tiết kiệm tài nguyên và tăng nguồn thu ngân sách chưa được làm rõ. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Những nghiên cứu về thuế tài nguyên ở Việt Nam chưa nhiều; các công trình nghiên cứu trong nước có đề cập tới một số vấn đề chung về thuế; nghiên cứu sự tác động của các loại thuế đến môi trường; đến khắc phục các ngoại ứng tiêu cực do khai thác tài nguyên gây ra. Một số nghiên cứu đã xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên; phân tích thuế tài nguyên là công cụ của Nhà nước để điều tiết khai thác tiết kiệm tài nguyên và kiểm soát môi trường khai thác. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tổng hợp về cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên. Đánh giá tác động của thuế tài nguyên dựa vào những tiêu chí nào cũng chưa được chỉ rõ. Đây cũng chính là những nội dung mà luận án đề cập nghiên cứu. 1.2 Khoảng trống nghiên cứu Từ những vấn đề các nghiên cứu trước đã phát hiện và những vấn đề chưa đi sâu nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên; luận án xác định khoảng trống nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm tài nguyên và thu NSNN bao hàm những vấn đề gì. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên? Đánh giá tác động của thuế tài nguyên để đưa ra giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên. 1.3 thiết kế nghiên cứu 1.3.1 Mô hình nghiên cứu Xây dựng hai tiêu chí định tính và định lượng để làm cơ sở đánh giá tác động của thuế tài nguyên đến khai thác tài nguyên. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của thuế tài nguyên để đánh giá kết quả tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác. Vận dụng kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm các nước về tác động của thuế tài nguyên để đưa ra giải pháp nâng cao tác động của thuế tài nguyên. Toàn bộ nội dung nghiên cứu được mô hình hóa như sau: Mô hình nghiên cứu tác động của thuế tài nguyên Khối lượng TN khai thác Đóng góp cho NSNN Hiệu quả SXKD Thu nhập của người lao động Các giải pháp tăng cường tác động của thuế tài nguyên Kết quả tác động của thuế tài nguyên Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên Luật pháp liên quan, chính sách thuế TN Tổ chức quản lý thuế TN của Nhà nước Ứng xử của người khai thác TN 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án. Phương pháp nghiên cứu chung của luận án là: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp trìu tượng hóa, lô- gich-lịch sử, phân tích-tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa và thống kê. Phương pháp nghiên cứu cụ thể là: 4 Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tài liệu thứ cấp: Luận án thu thập số lệu từ cơ quan thuế và các doanh nghiệp khai thác tài nguyên. Tài liệu sơ cấp: Luận án tiến hành điều tra, khảo sát từ 47 doanh nghiệp khai thác khoáng sản và 185 cán bộ quản lý các cấp. 1.3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập số liệu từ Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, Lào Cai, Thanh Hóa để có được các tài liệu về thuế, chính sách thuế của tỉnh và kết quả khai thác và đóng góp cho NSNN. Lập phiếu điều tra 185 cán bộ quản lý ở ba cấp tỉnh; huyện, thành phố; xã, phường. Thu thập số liệu từ doanh nghiệp thông qua phiếu điều tra 47 doanh nghiệp khai thác tài nguyên các loại. 1.3.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và thang đo Các chỉ tiêu đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên: Mức độ phù hợp của hệ thống pháp luật liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên, năng lực đội ngũ cán bộ... và nhận thức của người khai thác tài nguyên. Các chỉ tiêu và thang đo kết quả tác động của thuế tài nguyên: thuế tài nguyên đóng góp cho NSNN, khối lượng tài nguyên khai thác (quy mô khai thác), hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. 1.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu Phân tích định tính đối với các dự liệu mang tính chất định tính như: mức độ phù hợp về giá tính thuế, thuế suất, sản lượng tính thuế ...theo thang đánh giá likert, nhờ vào phần mềm SPSS và EXCEL. Phân tích định lượng đối với các dự liệu định lượng như: Số thuế tài nguyên nộp NSNN hàng năm của tỉnh Ninh Bình, một số địa phương khác và của từng doanh nghiệp khai thác tài nguyên, sản lượng tài nguyên khai thác...theo phương pháp trung bình cộng nhờ vào phần mềm SPSS và phần mềm EXCEL. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua nghiên cứu các công trình trên thế giới và ở Việt Nam; luận án xác định khoảng trống nghiên cứu và thiết kế khung nghiên cứu cho luận án. Tác giả đưa ra các chỉ tiêu thang đo đầu vào hay những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên và các chỉ tiêu thang đo kết quả tác động của thuế tài nguyên để đánh giá tác động của thuế tài nguyên ở chương 3 của luận án. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG THUẾ TÀI NGUYÊN ĐỐI VỚI KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 2.1 Những vấn đề lý luận chung về khai thác tài nguyên thiên nhiên và thuế tài nguyên 2.1.1 Tài nguyên thiên nhiên và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển kinh tế bền vững Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là nguồn năng lượng, vật chất hoặc thông tin được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người cần sử dụng để phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên có nhiều loại, nhưng tài nguyên không tái tạo đang ngày càng cạn kiệt; đặc tính cơ bản của tài nguyên thiên nhiên là tính chất quý hiếm. Nên khai thác tài nguyên không phải cho trước mắt mà phải tiết kiệm cho phát triển kinh tế bền vững lâu dài. Nhà nước thực hiện chức năng quản lý TNTN bằng luật pháp, bằng các công cụ, các chính sách vĩ mô nhằm khai thác tiết kiệm, hiệu quả TNTN. Trong tất cả các công cụ Nhà nước đưa ra để quản lý TNTN thì công cụ về kinh tế có tác động trực tiếp, hữu hiệu đó là là thuế tài nguyên. 2.1.2 Mô hình kinh tế tài nguyên thiên nhiên Mô hình kinh tế TNTN được mô tả bằng hình vẽ dưới đây: Đường cầu 2 Đường cầu 1 Tổ kinh tế (economic rent) Lượng cung cố định Tài nguyên Giá 5 Cân bằng thị trường TNTN và khái niệm tô kinh tế Đặc tính của nhiều nguồn TNTN là khối lượng cung cấp hầu như là cố định. Cho nên, khi cầu của thị trường tăng lên, cân bằng thị trường sẽ tạo ra một thặng dư kinh tế ròng mà các nhà kinh tế thường gọi là tô kinh tế. Thực chất của việc đánh thuế tài nguyên là thu hồi tô kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, các doanh nghiệp đóng thuế tài nguyên như là hình thức mua TNTN của Nhà nước. Nhà nước đánh thuế tài nguyên là một biện pháp kinh tế nhằm tăng cường nguồn thu cho NSNN, đảm bảo công bằng xã hội. 2.1.3 Cơ sở lý luận, bản chất và những vấn đề chung về thuế tài nguyên. Cơ sở lý luận về thuế tài nguyên: Dựa trên cơ sở lý luận về địa tô, điều kiện cụ thể của địa phương, định hướng, quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nhà nước đại diện sở hữu toàn dân nên thu địa tô là hoàn toàn cần thiết để đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết phân phối lại thu nhập cho người lao động. Địa tô là cơ sở lý luận để Nhà nước thu thuế tài nguyên. Vấn đề này cho thấy địa tô hầm mỏ là cơ sở lý luận để tính thuế tài nguyên hiện nay. Bản chất của thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên của các tổ chức, cá nhân, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm nguồn thu cho NSNN, bảo vệ môi trường, khắc phục các ngoại ứng tiêu cực do khai thác gây ra, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên nhằm phát triển kinh tế xã hội bền vững. Bản chất của thuế tài nguyên về mặt lý luận nó là lợi nhuận siêu ngạnh, về mặt thực tiễn nó là một khoản chi phí mà doanh nghiệp khai thác phải trả cho Nhà nước thay cho người tiêu dùng và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. Như vậy giữa lý luận và thực tiễn chưa ăn khớp vấn đề này cần phải tiếp tục được nghiên cứu. Những vấn đề chung về thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên có tác động mạnh mẽ rõ rệt vượt trội đối với hoạt động khai thác so với các loại thuế khác. Do đó thuế tài nguyên chính là chủ đề chính của nghiên cứu. Nguyên tắc tính thuế tài nguyên được tính căn cứ vào sản lượng tài nguyên khai thác, giá tính thế và thuế suất. 2.2 Cơ sở lý luận về tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên 2.2.1 Tính hai mặt của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên. Khi chính sách thuế tài nguyên phù hợp với thực tiễn nó sẽ có tác động tích cực: Điều tiết khối lượng tài nguyên khai thác đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người lao động. Nâng cao nhận thức cộng đồng về khai thác tiết kiệm tài nguyên. Ngược lại nếu mức thuế không hợp lý thì thuế tài nguyên có tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế xã hội. Mức thuế quá thấp hay mức huy động cho NSNN không đáng kể thì các doanh nghiệp không nhận thức đúng đắn về khai thác tiết kiệm tài nguyên cho trước mắt và lâu dài. Nếu mức thuế quá cao sẽ không thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp để khai thác các loại tài nguyên cần khai thác nhất là các loại tài nguyên tái tạo. 2.2.2 Tiêu chí đánh giá tác động của thuế tài nguyên đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên Tiêu chí định tính là dựa trên việc mô tả giải thích dựa vào kinh nghiệm, nhận thức, xây dựng giả thuyết và phân tích các mối quan hệ trong quá trình khai thác tài nguyên giữa các chủ thể. Tiêu chí định tính xây dựng dựa vào tham khảo các nghiên cứu trước và khung nghiên cứu của luận án, gồm các tiêu chí: Mức độ phù hợp của giá tính thuế tài nguyên, thuế suất thuế tài nguyên, quy định sản lượng khai thác và mức độ phù hợp của các loại tài nguyên đưa vào tính thuế. Tiêu chí định lượng được xây dựng dựa vào tham khảo các nghiên cứu trước, khung nghiên cứu của luận án và kết hợp với thực tiễn. Xác định bằng các chỉ tiêu cụ thể và được đánh giá qua các tiêu chí: Sản lượng tài nguyên khai thác; số tiền thuế tài nguyên thu về cho NSNN; lợi nhuận của doanh nghiệp; thu nhập người lao động. 2.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến thuế tài nguyên Thuế tài nguyên chịu ảnh hưởng của các nhân tố: Hệ thống luật pháp liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên, tổ chức quản lý thuế tài nguyên của Nhà nước, nhận thức của người khai thác. 6 Trong các nhân tố nêu trên thì cơ chế chính sách thuế tài nguyên có ảnh hưởng mạnh nhất. Giá tính thuế và thuế suất trong cơ chế chính sách thuế tài nguyên có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới thuế tài nguyên. Giá tính thuế, thuế suất thay đổi sẽ làm thay đổi tác động của thuế tài nguyên mạnh nhất. 2.3 Kinh nghiệm các nước và địa phương về sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên 2.3.1 Kinh nghiệm cụ thể một số nước và địa phương Các nước trên thế giới sử dụng thuế tài nguyên để tác động đến hành vi khai thác bằng cách: Phân quyền cho các bang quy định mức thuế suất, các bang chi tiết mức thuế cho từng loại tài nguyên để điều tiết trong quá trình khai thác tiết kiệm tài nguyên. Phần lớn các loại thuế tài nguyên của tỉnh (tiểu bang) được tính trên đơn vị tài nguyên hay giá hàng bán ra. Có nghĩa là mức thuế tài nguyên được tính bằng cách: Số thuế phải nộp = Đơn vị khối lượng x với số tuyệt đối. Cách tính này nhằm linh hoạt mức thuế tài nguyên để nâng cao tác động của thuế tài nguyên trong việc đóng góp nguồn thu cho Chính phủ. Để khuyến khích hay hạn chế khai thác một số nước áp dụng miễn giảm thuế linh hoạt, những vùng điều kiện khai thác khó khăn thì được miễn, giảm hoặc gia hạn nộp thuế tài nguyên. Như vậy việc áp thuế tài nguyên ở các nước trên thế giới rất linh hoạt theo vùng lãnh thổ để điều tiết khai thác hoặc điều chỉnh nguồn thu cho Chính phủ. Đối với địa phương: Thanh Hóa, nhằm nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên đối với khai thác, tỉnh thường xuyên điều chỉnh giá khi giá trên thị trường thay đổi trên, dưới 10% so với giá hiện hành. Một số mỏ nhỏ, lẻ phân bố trên riện rộng, hoặc những mỏ có nhiều doanh nghiệp có nhu cầu khai thác thì tổ chức thực hiện đấu giá quyền khai thác. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trưởng tổng hợp kết quả khai thác để giám sát chặt chẽ việc kê khai sản lượng tài nguyên khai thác. 2.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm thực tiễn các nước và địa phương tỉnh. Qua nghiên cứu và phân tích cách sử dụng thuế tài nguyên ở một số nước trên thế giới và địa phương, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc sử dụng thuế tài nguyên đối với khai thác tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên ở Việt Nam và Ninh Bình là: Một là: Mở rộng diện tài nguyên chịu thuế để bao quát hết hoạt động khai thác tài nguyên và tăng thu cho ngân sách. Đảm bảo công bằng xã hội giữa các doanh nghiệp Hai là: Sử dụng thuế suất linh hoạt bằng cách Chinh phủ qui định khung thuế suất và phân cấp cho chính quyền địa phương qui định cụ thể để điều tiết hoạt động khai thác từng loại tài nguyên. Ba là: Áp dụng giá tính thuế đơn giản, linh hoạt để dễ thực hiện. Đơn giản thủ tục quản lý thuế, điều chỉnh nguồn thu kịp thời đối với hoạt động khai thác. Bốn là: Thông qua miễn, giảm thuế để khuyến khích hay hạn chế khai thác đối với từng loại tài nguyên, từng vùng khai thác. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Thuế tài nguyên là công cụ kinh tế của Nhà nước, là biện pháp can thiệp kinh tế đảm bảo bằng xã hội. Thuế tài nguyên chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Hệ thống pháp luật liên quan, cơ chế chính sách thuế tài nguyên,...Trong đó cơ chế chính sách thuế tài nguyên là nhân tố quan trọng nhất; trong chính sách thuế tài nguyên thì thuế suất và giá tính thuế là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất. Để nâng cao tác động tích cực của thuế tài nguyên cần thúc đẩy các nhân tố ảnh hưởng, đặc biệt là các nhân tố thuế suất và giá tính thuế theo hướng tích cực. Từ kinh nghiệm thực tiễn về sử dụng thuế tài nguyên ở một
Luận văn liên quan