Tóm tắt luận án Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009-2010

Đã 30 năm thếgiới vất vả đương đầu với đại dịch HIV/AIDS. Mặc dù đã có nhiều thành tựu vềy, sinh, xã hội học, thông tin giáo dục truyền thông, huy động cộng đồng . trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, nhưng nỗlực ấy vẫn chưa đủsức đểngăn chặn sựtấn công của đại dịch HIV/AIDS. Đặc biệt ởcác nước đang phát triển, nơi mà nguồn lực dành cho chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý người nhiễm HIV/AIDS còn hạn hẹp thì HIV/AIDS vẫn còn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của y tếcông cộng và của toàn xã hội . Đểhạn chếsựlan rộng của đại dịch HIV/AIDS và kéo dài cuộc sống cho những người bị mắc bệnh, nhiều biện pháp nhưtuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết vềHIV cho cộng đồng, điều trịdựphòng, điều trịnhiễm trùng cơhội và điều trịthuốc kháng vi rút (ARV) cho người nhiễm đã được triển khai. Trong các biện pháp trên, việc chăm sóc, hỗtrợvà điều trịbằng các thuốc ARV đóng một vai trò rất quan trọng. Mặc dù các thuốc ARV không điều trịkhỏi HIV/AIDS nhưng đã làm giảm đáng kểtỷlệbệnh tật và tửvong, kéo dài và cải thiện cuộc sống một cách có ý nghĩa cho nhiều người đang phải chung sống với AIDS. Tại Việt Nam, Để đáp ứng chống lại đại dịch HIV, năm 2000, BộY tế đã ban hành hướng dẫn quốc gia vềchẩn đoán và điều trịHIV/AIDS, được bổsung chỉnh sửa vào năm 2005, 2009. Bộ Y tếcũng có kếhoạch phân cấp điều trịbằng việc thiết lập các phòng khám ngoại trú tại các tỉnh, thành phố. Người nhiễm HIV/AIDS có thể đăng ký để được chăm sóc và điều trịmiễn phí tại một trong những phòng khám này. Việc mởrộng điều trịthuốc ARV và theo dõi điều trịtại các phòng khám ngoại trú đã được tiến hành từtháng 3 năm 2006 với sựhỗtrợcủa các dựán Quỹtoàn cầu, Quỹhỗtrợkhẩn cấp của Tổng thống Mỹ(Pepfar), QuỹBill-Clinton Việc triển khai điều trịnày đã mang lại hy vọng và tương lai cho nhiều người nhiễm HIV/AIDS, cũng nhưkịp thời ngăn chặn sựlây nhiễm HIV cho những đối tượng nguy cơvà cho cộng đồng. Tại những phòng khám này người nhiễm HIV/AIDS được cung cấp nhiều dịch vụcần thiết: được tưvấn đầy đủnhằm đảm bảo việc tuân thủ điều trịcó hiệu quảcao, giảm kỳthị, hoà nhập cộng đồng tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS có nhiều cơhội sống, tựlàm việc, tựchăm sóc, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

pdf25 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o - Bé y tÕ viÖn vÖ sinh dÞch tÔ trung ¬ng VŨ CÔNG THẢO THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, HỖ TRỢ, ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN AIDS TẠI CÁC PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ NGƯỜI LỚN Ở 3 TỈNH VIỆT NAM, 2009 - 2010 Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62 72 01 17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội 11/2011 2 Công trình được hoàn thành tại: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thanh Long 2. PGS.TS Hồ Bá Do Phản biện 1: GS.TS Đào Văn Dũng. Phản biện 2: PGS.TS Đoàn Huy Hậu. Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Đức Hiền. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án nhà nước họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, vào hồi ......... giờ ......., ngày ......... tháng ........ năm 20............ Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 3 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN _______________________ 1. Vũ Công Thảo, Nguyễn Thanh Long, Hồ Bá Do, (2011) “Một số đặc điểm và nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ, điều trị của người nhiễm tại phòng khám ngoại trú ở 3 tỉnh Việt Nam năm 2009”, Tạp chí Y học dự phòng – Số đặc biệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và Hội nghị khoa học nghiên cứu sinh năm 2011, của cơ sở đào tạo sau đại học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Tập XXI, số 7 (125). tr. 148 – 154. 2. Vũ Công Thảo, Nguyễn Thanh Long, Hồ Bá Do và CS (2011), “Một số nhận xét về điều trị bệnh nhân HIV/AIDS bằng thuốc ARV tại 3 phòng khám ngoại trú ở Việt Nam, 2009-2010”, Tạp chí Y học Việt Nam – Tập 388, số 1, tháng 12 năm 2011. tr 30 – 34. 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Đã 30 năm thế giới vất vả đương đầu với đại dịch HIV/AIDS. Mặc dù đã có nhiều thành tựu về y, sinh, xã hội học, thông tin giáo dục truyền thông, huy động cộng đồng ... trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, nhưng nỗ lực ấy vẫn chưa đủ sức để ngăn chặn sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi mà nguồn lực dành cho chẩn đoán, điều trị, theo dõi và quản lý người nhiễm HIV/AIDS còn hạn hẹp thì HIV/AIDS vẫn còn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của y tế công cộng và của toàn xã hội . Để hạn chế sự lan rộng của đại dịch HIV/AIDS và kéo dài cuộc sống cho những người bị mắc bệnh, nhiều biện pháp như tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, hiểu biết về HIV cho cộng đồng, điều trị dự phòng, điều trị nhiễm trùng cơ hội và điều trị thuốc kháng vi rút (ARV) cho người nhiễm đã được triển khai. Trong các biện pháp trên, việc chăm sóc, hỗ trợ và điều trị bằng các thuốc ARV đóng một vai trò rất quan trọng. Mặc dù các thuốc ARV không điều trị khỏi HIV/AIDS nhưng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ bệnh tật và tử vong, kéo dài và cải thiện cuộc sống một cách có ý nghĩa cho nhiều người đang phải chung sống với AIDS. Tại Việt Nam, Để đáp ứng chống lại đại dịch HIV, năm 2000, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS, được bổ sung chỉnh sửa vào năm 2005, 2009. Bộ Y tế cũng có kế hoạch phân cấp điều trị bằng việc thiết lập các phòng khám ngoại trú tại các tỉnh, thành phố. Người nhiễm HIV/AIDS có thể đăng ký để được chăm sóc và điều trị miễn phí tại một trong những phòng khám này. Việc mở rộng điều trị thuốc ARV và theo dõi điều trị tại các phòng khám ngoại trú đã được tiến hành từ tháng 3 năm 2006 với sự hỗ trợ của các dự án Quỹ toàn cầu, Quỹ hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ (Pepfar), Quỹ Bill-Clinton Việc triển khai điều trị này đã mang lại hy vọng và tương lai cho nhiều người nhiễm HIV/AIDS, cũng như kịp thời ngăn chặn sự lây nhiễm HIV cho những đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng. Tại những phòng khám này người nhiễm HIV/AIDS được cung cấp nhiều dịch vụ cần thiết: được tư vấn đầy đủ nhằm đảm bảo việc tuân thủ điều trị có hiệu quả cao, giảm kỳ thị, hoà nhập cộng đồng tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS có nhiều cơ hội sống, tự làm việc, tự chăm sóc, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Sau 6 năm phát triển hệ thống phòng khám ngoại trú, tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2011, cả nước đã có 54.637 bệnh nhân AIDS được quản lý và điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV. Đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú là rất cần thiết để qua đó mở rộng chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu được chăm sóc, hỗ trợ, điều trị ngày càng tăng của bệnh nhân AIDS hiện nay. Xuất phát từ những cơ sở trên, trong khuôn khổ dự án “Dự phòng và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam – Life-Gap” của Bộ Y tế và Cục phòng, chống HIV/AIDS, chúng tôi tiến hành 5 nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh Việt Nam, 2009- 2010" nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở 3 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Nghệ An, Hồ Chí Minh. 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị trên bệnh nhân AIDS ở phòng khám ngoại trú người lớn tại địa điểm nghiên cứu. * Những đóng góp mới của luận án: - Mô tả được thực trạng hoạt động của mô hình phòng khám ngoại trú và những dịch vụ mà phòng khám ngoại trú cung cấp cho bệnh nhân AIDS và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân AIDS bằng thuốc kháng vi rút (ARV) cũng như một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc, hỗ trợ điều trị của phòng khám ngoại trú. - Mô hình phòng khám ngoại trú gắn kết với các cơ sở y tế sẵn có được chứng minh có hiệu quả tốt, phù hợp với những nước có mạng lưới y tế công lập như Việt Nam. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp các cơ quan quản lý nhàn nước về phòng, chống HIV/AIDS cũng như các dự án, các nhà tài trợ có căn cứ điều chỉnh các hoạt động phù hợp và hiệu quả hơn. * Bố cục của luận án: Luận án gồm 120 trang (không kể phần phụ lục, mục lục, các chữ viết tắt), kết cấu thành 4 chương: - Đặt vấn đề: 2 trang - Chương 1. Tổng quan: 33 trang - Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 21 trang - Chương 3. Kết quả: 38 trang - Chương 4. Bàn luận: 23 trang - Kết luận: 2 trang - Kiến nghị: 1 trang - Luận án gồm: 37 bảng, 10 biểu đồ - Tài liệu tham khảo: 137 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng nhiễm HIV/AIDS Theo báo cáo cuối năm 2010 của UNAIDS và WHO, trên toàn thế giới có khoảng 70 triệu người nhiễm, 30 triệu người đã tử vong và hiện còn khoảng 40 triệu người đang chung sống với HIV/AIDS. Cứ mỗi ngày có thêm khoảng 7.000 người nhiễm mới (trong đó có 6.000 người lớn và 6 1.000 trẻ em), 95% các ca nhiễm mới ở các nước chậm và đang phát triển, chủ yếu ở các nước châu Phi, cận Sahara, sau đó tới các nước Đông Nam Á. HIV/AIDS xếp hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong tại các nước châu Phi. Phụ nữ chiếm hơn 50% số người đang sống với HIV trên toàn thế giới. Trong số hơn 70 triệu người đã bị nhiễm HIV trên thế giới, 45% ở độ tuổi thanh niên từ 15 – 24 tuổi. Trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến ngày 30/6/2011, theo báo cáo của Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam, số ca nhiễm HIV được phát hiện là 190.902 người nhiễm HIV còn sống, trong đó có 46.056 bệnh nhân AIDS và 50.108 người đã tử vong do HIV/AIDS. Tỷ lệ hiện nhiễm là 224,6/100.000 dân. 1.2. Tình hình chăm sóc, hỗ trợ điều trị người nhiễm HIV/AIDS Hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đang được coi là một trọng tâm của chương trình phòng, chống AIDS. Chăm sóc, hỗ trợ, điều trị làm giảm đau đớn về thể chất, tinh thần, giúp kéo dài cuộc sống và tăng cường chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Zămbia là một trong những nước Châu Phi đầu tiên thực hiện dịch vụ chăm sóc HIV tại nhà. Dịch vụ này đã được quốc tế công nhận vì đạt chất lượng cao. Hiện nay,ước tính toàn cầu có 32,3 triệu người nhiễm HIV đang còn sống, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Vấn đề hỗ trợ thuốc điều trị kháng vi rút HIV hiệu quả cao (bắt đầu thực hiện từ năm 1996) đã mở ra những triển vọng mới, mang lại hy vọng kéo dài cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS. Đến nay một số nước khác thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương đã xây dựng chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS làm nền tảng cho việc mở rộng điều trị kháng HIV với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về chỉ đạo, tài chính và sự tham gia tích cực của các ban, ngành đoàn thể trong xã hội. Tại Việt Nam, hệ thống chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại cộng đồng đã được khởi động từ năm 1996 với chương trình Quản lý, Chăm sóc, Tư vấn tại 3 tỉnh, thành phố tới nay đã được thực hiện trên khắp cả nước. Đã thiết lập hệ thống các phòng khám ngoại trú, phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT), gắn tư vấn xét nghiệm HIV với dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) tại 40 tỉnh. Bên cạnh đó, để người nhiễm HIV có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc hỗ trợ và điều trị, với sự hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu về HIV/AIDS, Bộ Y tế đã triển khai mô hình chăm sóc hỗ trợ điều trị tại 100 huyện thuộc 20 tỉnh trong đó đã có 60 phòng khám ngoại trú tuyến huyện triển khai điều trị AIDS bằng thuốc kháng HIV. CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Bệnh nhân AIDS người lớn (được xác định từ đủ 18 tuổi trở lên). - Cán bộ Y tế trực tiếp tham gia công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân AIDS tại các phòng khám ngoại trú và tại cộng đồng. - Đồng đẳng viên, cộng tác viên. 7 - Người thân của bệnh nhân AIDS: Bố, mẹ, vợ/chồng, anh chị em. - Các báo cáo về HIV/AIDS của Bộ Y tế, của 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu; hồ sơ bệnh án của bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu. 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành có chủ đích tại 3 phòng khám ngoại trú đang cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân AIDS người lớn tại 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nghệ An và Hồ Chí Minh. Phòng khám ngoại trú tại các tỉnh nghiên cứu được lựa chọn tham gia nghiên cứu trên cơ sở thuận tiện, là những phòng khám đã và đang cung cấp dịch vụ điều trị thuốc ARV được ít nhất 1 năm. Có ít nhất 300 bệnh nhân hiện đang được chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thuốc ARV. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Tiến hành điều tra, can thiệp trên đối tượng nghiên cứu từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2010. - Điều tra lần 1: 6/2009 - 9/2009 (nghiên cứu mô tả thực trạng). - Điều tra lần 2: 10/2010 - 12/2010 (đánh giá sau can thiệp điều trị bằng thuốc ARV). 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Là phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích (kết hợp định lượng và định tính) và nghiên cứu can thiệp lâm sàng có so sánh trước và sau can thiệp. 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra mô tả cắt ngang. - Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp. - Phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. - Phương pháp thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. 2.2.4 Mẫu nghiên cứu 2.2.4.1 Nghiên cứu định lượng + Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả được tính theo công thức tính cỡ mẫu tối thiểu của phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả: p(1 – p) n1 = Z2(1-α/2) x __________________ (p.ε)2 n1: Cỡ mẫu tối thiểu; α: Mức ý nghĩa thống kê (0,05); p: tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS được quản lý (p=0,5 để cỡ mẫu lớn nhất); Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, với độ tin cậy mong muốn là 95% (Z(1-α/2) = 1,96); ε: Giá trị tương đối (ε = 0,1); Do chọn mẫu có chủ đích, nhân thêm hệ số ảnh hưởng thiết kế DE = 2; ước tính tỷ lệ từ chối tham gia nghiên cứu là 10%. Với các tham số nêu trên, cỡ mẫu cần cho nghiên cứu là 844, thực tế khi tiến hành nghiên cứu đã lấy 300 bệnh nhân AIDS ở mỗi phòng khám ngoại trú vào nghiên cứu, do đó tổng số đối tượng nghiên cứu là 900. + Cỡ mẫu cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng: Đánh giá hiệu quả can thiệp, cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu thuần tập (cohort study) không đối chứng: [(1 – p1)/p1 + (1 – p2)/p2] n2 = Z2(1-α/2) ______________________________________ [ℓn(1 – ε)]2 n2: Cỡ mẫu nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng; Z(1-α/2): Hệ số tin cậy, với độ tin cậy mong 8 muốn là 95% (Z(1-α/2) = 1,96); P1: Tỷ lệ bệnh nhân AIDS được chăm sóc, hỗ trợ điều trị trước can thiệp p1 = 35% = 0,35; P2 : Tỷ lệ bệnh nhân AIDS được chăm sóc, hỗ trợ, điều trị sau can thiệp p2 = 80% = 0,8; ε : Độ chính xác tương đối (sai số chấp nhận), lấy mức 10%;Ước tính tỷ lệ từ chối tham gia nghiên cứu là 10%. Với các tham số nêu trên, tính được n2 = 730 là cỡ mẫu được tính chung cho cả 3 phòng khám ngoại trú. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi đã lấy 300 bệnh nhân AIDS ở mỗi phòng khám ngoại trú vào nghiên cứu, tổng số đối tượng nghiên cứu là 900. 2.2.4.2 Nghiên cứu định tính Tại mỗi phòng khám chọn 5 đối tượng phỏng vấn sâu (tổng số có 15 cuộc phỏng vấn sâu) và 20 đối tượng cho TLN trọng tâm (mỗi nhóm từ 8 đến 10 người, một nhóm cho bệnh nhân AIDS; 1 nhóm cho cán bộ, nhân viên y tế, công tác viên tại phòng khám và người chăm sóc). Thực tế đã có 75 đối tượng tham gia nghiên cứu này. 2.2.5 Phương pháp chọn mẫu 2.2.5.1 Đối tượng nghiên cứu mô tả * Nghiên cứu định lượng: Chọn mẫu có chủ đích, mỗi tỉnh, thành phố chọn 01 phòng khám ngoại trú có số lượng bệnh nhân AIDS đang quản lý, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị n >300, số liệu được thu thập từ một mẫu ngẫu nhiên 300 bệnh nhân. Thực tế nghiên cứu, do chọn mẫu chủ đích, các phòng khám ngoại trú tham gia nghiên cứu đều có số lượng bệnh nhân AIDS đủ lớn nên số bệnh nhân tham gia nghiên cứu ở mỗi phòng khám là 300. Tổng số bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu là 900. * Nghiên cứu định tính: Đối tượng tham gia thảo luận nhóm trọng tâm được chọn có chủ định, riêng bệnh nhân AIDS được chọn trong tổng số 300 đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng. Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu được chọn có chủ đích. 2.2.5.2 Đối tượng nghiên cứu can thiệp lâm sàng Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân AIDS được đưa vào nghiên cứu theo đợt, là những bệnh nhân được duyệt đưa vào điều trị thuốc ARV do Ban xét duyệt điều trị thuốc ARV của Ban quản lý dự án tỉnh, thành phố và quận/huyện lựa chọn cho tới khi đạt cỡ mẫu 300 cho mỗi phòng khám và được theo dõi liên tục trong thời gian 1 năm. 2.2.6 Công cụ thu thập thông tin và chỉ số, biến số nghiên cứu Bộ chỉ số nghiên cứu gồm 5 phần với 43 chỉ số nhằm mô tả thực trạng, các yếu tố liên quan và đánh giá hiệu quả hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, quản lý điều trị bệnh nhân AIDS trước và sau 1 năm điều trị bằng thuốc ARV. Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Bảng kiểm trang thiết bị, cơ sở vật chất. Chỉ số hiệu quả (CSHQ), để so sánh hiệu hiệu quả trước và sau can thiệp tăng lên được bao nhiêu %, cách tính như sau: ׀Chỉ số trước can thiệp - chỉ số sau can thiệp׀ Chỉ số hiệu quả = ____________________________________________________________ x 100 Chỉ số trước can thiệp 2.2.7 Kỹ thuật thu thập số liệu 9 Số liệu được thu thập qua: bảng kiểm, phiếu điều tra cắt ngang; hồ sơ bệnh án nội, ngoại trú; sổ theo dõi, chăm sóc bệnh nhân AIDS; kết quả xét nghiệm cận lâm sàng về huyết học, sinh hoá, về vi sinh vật theo các chỉ số nghiên cứu. 2.3. Xử lý số liệu Số liệu được nhập sử dụng phần mềm EPI - Info chương trình SAS sẽ được sử dụng để so sánh và xử lý bất kỳ sự không tương đồng nào giữa 2 cơ sở dữ liệu. Sau khi nhập xong, các bộ số liệu được chuyển sang chương trình phần mềm STATA bản 8.2 (Stata Corp, 2004). 2.5. Hạn chế của đề tài 2.5.1. Giới hạn của đề tài Địa điểm nghiên cứu của đề tài được chọn chủ đích, chưa thực sự đại diện cho các tỉnh, thành phố, các vùng miền, đặc điểm hình thái dịch cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi địa phương. Các phòng khám ngoại trú được lựa chọn là những phòng khám được tài trợ từ các dự án, do vậy, kết quả nghiên cứu có thể không phản ánh đúng thực tế hoạt động chăm sóc, hỗ trợ, điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS hiện nay. 2.5.2 Hạn chế của đề tài Đề tài được thực hiện trên phạm vi hẹp, chưa đại diện, đối tượng nghiên cứu được chọn chủ đích chưa mang tính ngẫu nhiên. Áp dụng phương pháp nghiên cứu thuần tập cho nghiên cứu can thiệp lâm sàng nhưng không có đối chứng. 2.5.3. Khắc phục hạn chế đề tài - Điều tra viên và giám sát viên được tuyển chọn và tập huấn thống nhất về phương pháp điều tra, được thử nghiệm bộ công cụ và thực hành kỹ năng điều tra (điều tra thử). - Quá trình điều tra được giám sát chặt chẽ thông qua hoạt động giám sát thực địa và kiểm tra chất lượng phiếu điều tra cũng như hồ sơ bệnh án. 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu Chỉ tiến hành nghiên cứu các đối tượng đồng ý tham gia. Các thông tin, dữ liệu được được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và điều chỉnh nội dung can thiệp cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS ngày càng có hiệu quả. Giúp cho những người nhiễm HIV/AIDS khác tại địa bàn nghiên cứu được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ chương trình. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu 3.1.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu Phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu có đủ các phòng làm việc theo quy định, gồm: phòng đón tiếp, phòng khám, phòng lấy máu/xét nghiệm, phòng dược, phòng tư vấn, phòng hành chính; trung bình có 5,6 phòng/1 phòng khám ngoại trú. Cán bộ, nhân viên của phòng khám ngoại trú gồm: Bác sĩ, y tá, tư vấn viên, kỹ thuật viên, cán bộ dược, nhân viên hỗ trợ, nhân viên khác; trung bình có 16 cán bộn, nhân viên/1 phòng khám ngoại trú. 10 Phòng khám ngoại trú tại địa điểm nghiên cứu còn được hỗ trợ bởi các đồng đẳng viên (người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người mại dâm) và các cộng tác viên. Trung bình có 27,3 đồng đẳng viên và 28,3 cộng tác viên hỗ trợ cho 1 phòng khám ngoại trú ở địa điểm nghiên cứu. 8,2 85,6 6,2 0 20 40 60 80 100 Số lượng 1-2 buổi 3-6 buổi >6 buổi Tỷ lệ (%) Biểu đồ 3.1 Số buổi tham gia tập huấn của bệnh nhân AIDS được nghiên cứu 100% bệnh nhân nghiên cứu được tập huấn trước khi tham gia điều trị ARV; trong đó 85,6% tham gia tập huấn từ 3 đến 6 buổi, 6,2% tham gia trên 6 buổi. 3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị bệnh nhân AIDS tại phòng khám ngoại trú người lớn ở địa điểm nghiên cứu 3.1.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu trước can thiệp 32,6% bệnh nhân AIDS ở độ tuổi 20 – 29, trong khi ở độ tuổi 30 – 39 là 54,5%. Nam giới vẫn chiếm chủ yếu: 72,8%, nữ 27,2%. Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn thấp (từ bậc tiểu học trở xuống) chiếm 15,1%. Có sự khác biệt giữa trình độ trung học phổ thông, cao đẳng đại học giữa Nghệ An với hai thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (THPT: HN 44,5%, HCM 38,8%, NA 16,4%). 54,5% số bệnh nhân AIDS có vợ/chồng, còn lại (45,5%) sống độc thân hoặc ly dỵ, góa, ly thân. 71,1% đối tượng nghiên cứu sống cùng bố, mẹ, vợ/chồng; 28,9% sống cùng bạn bè, sống một mình hoặc lang thang. Nghề nghiệp không ổn định hoặc thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao: 72,9%, tiếp đến là lái xe: 16,3%; công nhân: 6,3%; nhân viên hành chính: 4,5%. Tỷ lệ bệnh nhân AIDS tham gia nghiên cứu không xác định được nguy cơ lây nhiễm HIV khá cao 25,2%. 74,8% xác định được nguy cơ, trong đó lây nhiễm do tiêm chích ma túy: 43,4%, qua quan hệ tình dục: 29,4%. Bảng 3.8 Nơi giới thiệu bệnh nhân nghiên cứu đến phòng khám ngoại trú Địa điểm NC Nơi giới thiệu Hà Nội (n= 300) Nghệ An (n= 300) HCM (n= 300) Tổng (n= 900) (%) (%) (%) (%) - Phòng XNTN - Nhóm TCCĐ - PKNT khác - Tự đến - Khác - Không biết 6,3 23,7 35 21,7 4,0 0,0 3,3 2,4 18,3 21,7 12,7 17,6 62,0* 4,7** 35,7*** 34,
Luận văn liên quan