Cứ mỗi 2 phút trôi qua lại có thêm một phụ nữ (PN) trên
thế giới bị tử vong do ung thư cổ tử cung (UTCTC). Hàng năm
ước tính vẫn còn khoảng 500.000 trường hợp UTCTC mới được
chẩn đoán và hàng triệu PN chưa tiếp cận được với thông tin,
dịch vụ phòng ngừa và điều trị về UTCTC. Thực sự UTCTC là
một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được ưu tiên can thiệp dự
phòng và sàng lọc sớm, đặc biệt là các nước đang phát triển
Việt Nam không phải là ngoại lệ và hoạt động sàng lọc,
điều trị tiền ung thư để dự phòng UTCTC đã được đưa vào
trong chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 với một chỉ tiêu rất rõ ràng là “Tỷ lệ phụ nữ
(30-54 tuổi) được sàng lọc UTCTC đạt 20% vào năm 2015 và
50% vào năm 2020”. Đặc biệt gần đây Bộ Y tế đã ban hành kế
hoạch hành động riêng cho lĩnh vực này đó là “Kế hoạch hành
động quốc gia dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-
2025”. Mặc dù vậy kết quả triển khai thực hiện các văn bản
chính sách trên còn khá hạn chế và các thông tin về thực trạng
và hiệu quả của các giải pháp cũng chưa có nhiều đặc biệt ở các
vùng khó khăn và đồng bào dân tộc vì vậy kết quả của đề tài
này sẽ góp phần vào cung cấp các bằng chứng chính xác cho
công tác triển khai những định hướng và xây dựng kế hoạch của
ngành y tế nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến
kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ
15 - 49 tại tỉnh Bình Định năm 2017;
2. Đánh giá hiệu quả sau một năm can thiệp nâng cao kiến
thức, thực hành dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung ở
phụ nữ 15 – 49 tuổi bằng truyền thông và cải thiện cung cấp
dịch vụ tại một xã miền núi tỉnh Bình Định.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 901 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
---------
NGUYỄN THỊ NHƢ TÖ
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
PHÕNG BỆNH UNG THƢ CỔ TỬ CUNG CỦA
PHỤ NỮ TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62 72 03 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Hà Nội - 2019
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phan Trọng Lân
2. PGS.TS. Ngô Văn Toàn
Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Phong Túc
- Trường Đại học Y dược Thái Bình
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Khắc Lực
Phản biện 3:
- Học Viện Quân Y
PGS.TS. Hoàng Đức Hạnội
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp
Viện họp tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Vào hồi 9 giờ 00, ngày tháng năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. 1. Nguyễn Thị Như Tú, Ngô Văn Toàn, Trương Quang Đạt,
Phan Trọng Lân, Nguyễn Thị Thùy Dương, Võ Hồng Phong,
Trần Thị Xuân Tâm (2019), “Đánh giá hiệu quả can thiệp
nâng cao kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung
của phụ nữ 15-49 tuổi tại xã Canh Hoà, tỉnh Bình Định” Tạp
chí Y học dự phòng; Tập 27, số 8-2017, tr 246-2
2. Nguyễn Thị Như Tú, Ngô Văn Toàn, Trương Quang Đạt,
Phan Trọng Lân, Nguyễn Thị Thùy Dương, Võ Hồng Phong,
Trần Thị Xuân Tâm (2019), “Thực trạng kiến thức, thực hành
về dự phòng, phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của phụ nữ
15-49 tuổi tại tỉnh Bình Định, 2017”
1
2. .ĐẶT VẤN ĐỀ
Cứ mỗi 2 phút trôi qua lại có thêm một phụ nữ (PN) trên
thế giới bị tử vong do ung thư cổ tử cung (UTCTC). Hàng năm
ước tính vẫn còn khoảng 500.000 trường hợp UTCTC mới được
chẩn đoán và hàng triệu PN chưa tiếp cận được với thông tin,
dịch vụ phòng ngừa và điều trị về UTCTC. Thực sự UTCTC là
một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần được ưu tiên can thiệp dự
phòng và sàng lọc sớm, đặc biệt là các nước đang phát triển
Việt Nam không phải là ngoại lệ và hoạt động sàng lọc,
điều trị tiền ung thư để dự phòng UTCTC đã được đưa vào
trong chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 với một chỉ tiêu rất rõ ràng là “Tỷ lệ phụ nữ
(30-54 tuổi) được sàng lọc UTCTC đạt 20% vào năm 2015 và
50% vào năm 2020”. Đặc biệt gần đây Bộ Y tế đã ban hành kế
hoạch hành động riêng cho lĩnh vực này đó là “Kế hoạch hành
động quốc gia dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-
2025”. Mặc dù vậy kết quả triển khai thực hiện các văn bản
chính sách trên còn khá hạn chế và các thông tin về thực trạng
và hiệu quả của các giải pháp cũng chưa có nhiều đặc biệt ở các
vùng khó khăn và đồng bào dân tộc vì vậy kết quả của đề tài
này sẽ góp phần vào cung cấp các bằng chứng chính xác cho
công tác triển khai những định hướng và xây dựng kế hoạch của
ngành y tế nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến
kiến thức và thực hành phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ
15 - 49 tại tỉnh Bình Định năm 2017;
2. Đánh giá hiệu quả sau một năm can thiệp nâng cao kiến
thức, thực hành dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung ở
phụ nữ 15 – 49 tuổi bằng truyền thông và cải thiện cung cấp
dịch vụ tại một xã miền núi tỉnh Bình Định.
2
Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về thực trạng,
một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng
UTCTC của PN (15 – 49) tại tỉnh Bình Định và đây cũng là
nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về các biện pháp can thiệp nâng
cao kiến thức, thực hành dự phòng và kiểm soát UTCTC trên
PN (15-49) tuổi người dân tộc và đã cho thấy việc áp dụng các
biện pháp truyền thông giáo dục và cải thiện cung cấp dịch vụ
khám sàng lọc bằng test VIA do y tế cơ sở thực hiện đã mang lại
hiệu quả cao trong việc nâng kiến thức và cải thiện thực hành
của PN (15-49) tuổi người dân tộc trong dự phòng và kiểm soát
UTCTC. Nghiên cứu có tính ứng dụng cao giúp ích cho ngành y
tế trong xây dựng các biện pháp truyền thông giáo dục và cải
thiện cung cấp dịch vụ khám sàng lọc.
CẤU TRÖC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 140 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục,
có 31 bảng, 14 hình.
Đặt vấn đề 2 trang; tổng quan 35 trang; đối tượng và phương
pháp nghiên cứu 25 trang; kết quả nghiên cứu 37 trang; bàn luận
38 trang; kết luận 2 trang và khuyến nghị 1 trang.
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Gánh nặng ung thƣ cổ tử cung
1.1.1. Khái niệm và sự phát triển của ung thư cổ tử cung
UTCTC xảy ra khi các tế bào ở cổ tử cung (CTC) bắt đầu
phát triển và nhân rộng một cách bất thường và không kiểm soát
được. Các tế bào này bị mất chức năng bình thường và hình
thành khối u. Các khối u ác tính ở CTC có thể di căn và phá huỷ
các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết các trường hợp UTCTC
3
đều bắt đầu từ các tế bào vùng chuyển tiếp bị tổn thương, nhiễm
HPV và biến đổi dần dần, phát triển thành tiền ung thư rồi
UTCTC. Sau lần nhiễm HPV đầu tiên, khoảng 5-10% có thể
hình thành các biến đổi. PN bị nhiễm HPV nguy cơ cao và phối
hợp thêm các nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và
tiến triển trong 10 - 20 năm để hình thành UTCTC.
1.1.2. Gánh nặng ung thư cổ tử cung trên thế giới
Khu vực Châu Á và Châu Đại Dương thì tỷ lệ mắc
UTCTC (ASR) chung (15,2), thấp nhất Australia (4,9), cao nhất
gồm Ấn Độ (27), Campuchia (27,4), Mông Cổ (28,0) và Nepal
(32,0). Tại các nước có thu nhập trung bình và thấp cao nhất là
Đông Phi (Zimbabwe) và thấp nhất Tây Á. Gần 90% trường hợp
tử vong do UTCTC trên thế giới xảy ra ở các khu vực đang phát
triển trong đó 60.100 trường hợp ở Châu Phi và Châu Mỹ Latin,
vùng Caribê (28.600) và Châu Á là 144.400.
1.1.3. Gánh nặng ung thư cổ tử cung tại Việt Nam
UTCTC là một trong những loại ung thư phổ biến ở nữ
giới Việt Nam. Đối với PN (15-44) tuổi thì UTCTC mắc phổ
biến thứ 2 và tử vong xếp thứ 6. Uớc tính mỗi năm có 5.146
trường hợp mắc mới và 2.423 PN tử vong do UTCTC. Mỗi ngày
tại Việt Nam có 9 PN chết vì UTCTC và ước tính cứ 100.000
PN thì có 22 người bị UTCTC. Theo IARC (2012) tỷ lệ UTCTC
tại Việt Nam tương đương so với các nước trong khu vực như
Indonesia, Philippines, Brunei. Năm 2016, tại Việt Nam có
khoảng 36,91 triệu PN từ 15 tuổi trở lên có nguy cơ bị UTCTC.
1.2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ung thƣ cổ tử cung
Nhiễm HPV là nguyên nhân cần thiết gây UTCTC. Một số
yếu tố được xem làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển
UTCTC như phụ nữ (PN) có quan hệ tình dục (QHTD) sớm,
hoặc quan hệ với nhiều người, sinh nhiều con, vệ sinh sinh dục
không đúng cách, viêm CTC mạn tính, mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục STDs, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm
Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus
type 2 (HSV2); điều kiện dinh dưỡng kinh tế xã hội thấp, sử
4
dụng thuốc tránh thai đường uống loại phối hợp kéo dài, hút
thuốc lá, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV.
1.3. Dự phòng và kiểm soát ung thƣ cổ tử cung
UTCTC là bệnh nguy hiểm nhưng có thể làm giảm tử vong
và gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu được phát hiện sớm và
điều trị kịp thời. Tuy nhiên hàng năm ước tính vẫn còn khoảng
500.000 trường hợp UTCTC mới được chẩn đoán và hàng triệu
PN chưa tiếp cận được với thông tin, dịch vụ phòng ngừa và
điều trị về UTCTC. Trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu
can thiệp được phát triển nhằm mục đích làm tăng tỷ lệ PN tham
gia khám sàng lọc hoặc tham gia điều trị các tổn thương tiền
UTCTC hoặc triển khai các nghiên cứu can thiệp nhằm tăng tỷ
lệ PN tiêm vắc xin HPV phòng UTCTC, nhưng hiệu quả của các
loại can thiệp khác nhau vẫn chưa rõ ràng. Tại Việt Nam phần
lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh, một lĩnh
vực của UTCTC như xác định tỷ lệ nhiễm HPV, định danh các
tuýp HPV, tỷ lệ mắc UTCTC, tỷ lệ tổn thương tế bào cổ tử cung
hoặc nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về tầm soát
UTCTC và tiêm vắc xin HPV. Nghiên cứu một cách toàn diện
về UTCTC bao gồm cả kiến thức và thực hành tầm soát UTCTC
thì rất hiếm đặc biệt các nghiên cứu can thiệp nhằm cải thiện
kiến thức và thực hành phòng UTCTC lại càng hiếm hơn. Tại
Bình Định chưa có Chương trình phòng chống UTCTC nên việc
nghiên cứu đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm dự phòng và
kiểm soát UTCTC là vô cùng cần thiết.
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu: PN (15-49) tuổi, có hộ khẩu hoặc
tạm trú lâu dài tại Bình Định.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng 01 đến
tháng 3 năm 2017 tại Bình Định.
2.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có
phân tích
5
2.1.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức sau để tính cỡ
mẫu
+ n: cỡ mẫu
+ Z(1-/2): Hệ số tin cậy (Với độ tin cậy 95% thì Z(1-/2)= 1,96).
+ p: Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng vể UTCTC.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú (2010) tỷ lệ
PN có kiến thức đúng vể UTCTC tại Bình Định là 31,5%, nên
chọn p = 0,315.
+ d: Sai số tuyệt đối giữa mẫu nghiên cứu và quần thể (d= 4%).
+ DE: Hệ số hiệu quả thiết kế (DE = 2).
Thay vào công thức trên ta có cỡ mẫu n=1.038, dự kiến tỷ
lệ bỏ cuộc 15% nên tổng số PN cần điều tra 1.194 PN. Thực tế,
nghiên cứu bao gồm 1.200 PN.
2.2. Nghiên cứu can thiệp
2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
2.2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu phía sử dụng dịch vụ y tế: PN
trong độ tuổi từ 15 – 49, có hộ khẩu tại 02 xã Canh Hòa và Vĩnh
Kim của tỉnh Bình Định, có khả năng hiểu và trả lời các câu hỏi
nghiên cứu. Tự nguyện, đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu bên cung cấp dịch vụ y tế
- Lãnh đạo Sở Y tế và Trưởng Phòng Nghiệp vụ Y;
- Lãnh đạo Trung tâm CSSKSS tỉnh và TTYT huyện
Vân Canh;
- Lãnh đạo Đội BVBMTE&KHHGĐ huyện Vân Canh;
- Trưởng trạm y tế xã Canh Hòa và chuyên trách
CSSKBMTE xã Canh Hòa;
- Tất cả cán bộ y tế trạm y tế (TYT) xã Canh Hòa.
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2017 đến tháng
10/2018
6
2.2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: Vĩnh Kim là xã đối chứng và
Canh Hòa là xã can thiệp.
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng, có
đánh giá trước, sau can thiệp và có đối chứng.
2.2.4. Cỡ mẫu
2.2.4.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lƣợng
Áp dụng công thức sau để tính cỡ mẫu
{ √ ̅ ̅ √ }
Trong đó:
n: Cỡ mẫu can thiệp tối thiểu
p1: Ước tính tỷ lệ % PN có kiến thức đúng vể
UTCTC
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Như Tú (2010)
tỷ lệ PN có kiến thức đúng vể UTCTC tại Bình Định là 31,5%,
nên chọn P1 = 0,315
p2 : Giả thiết là can thiệp có thể làm tăng tỷ lệ PN có
kiến thức đúng về UTCTC sau can thiệp là 41,5% (tăng lên
10% so với trước can thiệp)
: Độ tin cậy là 5%
: Lực mẫu mong muốn 80%
Cỡ mẫu tối thiểu tính từ công thức trên là 286, dự kiến tỷ lệ
bỏ cuộc 5% nên tổng số PN (15-49) cần điều tra tại mỗi xã là
300. Thực tế điều tra được 300 PN cho mỗi xã.
2.2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định đính: 07 phỏng vấn sâu và
03 thảo luận nhóm
2.2.5. Hoạt động can thiệp tại xã Canh Hòa: Bao gồm ba hoạt
động: (1) Giám sát hỗ trợ hoạt động cung cấp dịch vụ phòng
UTCTC của TYT xã; (2) hoạt động cung cấp dịch vụ phòng
chống UTCTC gồm hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp
và thực hiện kỹ thuật VIA tại TYT xã và (3) hoạt động sử dụng
dịch vụ phòng UTCTC của PN trong độ tuổi sinh đẻ (15-49).
)2/1( Z
)1( Z
7
0,7%
99,3%
1,8%
98,2%
1,8%
98,2%
5,0%
95,0%
15,9%
84,1%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Yếu tố nguy cơ Kiến thức chung Dấu hiệu nghi ngờ Biện pháp phòng Cách phát hiện sớm
Kiến thức đạt Không đạt
84,8%
15,2%
Không đạt
Đạt
2.5. Đạo đức của nghiên cứu:Đề cương nghiên cứu cũng đã
được chấp thuận của Hội đồng đạo đức của Viện Vệ sinh dịch tể
trung ương được thành lập theo Quyết định số 278/QĐ-
VSDTTU ngày 23/3/2016 về các khía cạnh khoa học và đạo đức
trong nghiên cứu; Các thông tin do đối tượng cung cấp được
cam kết giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích của nghiên cứu.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thƣc trạng kiến thức và thực hành phòng ung thƣ cổ tử
cung của phụ nữ (15 – 49) tuổi tại tỉnh Bình Định
Hình 3.1. Kiến thức chung/toàn diện của phụ nữ (15-49) về
bệnh ung thƣ cổ tử cung (n=1200)
Kiến thức chung/toàn diện của PN (15-49) tuổi về
UTCTC ở mức độ đạt rất thấp chiếm 1,8%.
Hình 3.2. Kiến thức của phụ nữ (15-49) về nhiễm HPV và
tiêm vắc xin HPV (n=1200)
8
3,0%
97,0%
18,7%
81,3%
26,5%
73,5%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Khám VIA Khám Pap Smear Khám sàng lọc
Có Không
Kiến thức của PN về nhiễm HPV và tiêm vắc xin HPV
xếp mức độ đạt 15,2%.
Hình 3.3. Tỷ lệ khám phát hiện sớm ở phụ nữ (21-49) đã
quan hệ tình dục (n=980)
Tỷ lệ PN (21-49) tuổi đã có QHTD đã tham dự khám
sàng lọc chiếm 26,5%. Tỷ lệ PN khám phát hiện tổn thương
CTC bằng Pap smear và Test VIA lần lượt là: 18,7% và 3%.
Hình 3.4. Tỷ lệ tiêm vắc xin của phụ nữ (15-49) đã từng nghe
có vắc xin HPV
9
Tỷ lệ PN đã tiêm vắc xin HPV chiếm 4,4% trong số
51,1% PN (15-49) tuổi đã từng nghe thông tin về vắc xin HPV.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành
phòng UTCTC của phụ nữ (15 – 49) tuổi tại tỉnh Bình Định
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa kiến thức phòng UTCTC và
các loại nguồn cung cấp thông tin (n=1200)
Nguồn cung cấp
thông tin
Đạt kiến thức chung
về UTCTC
Đạt kiến thức về nhiễm
HPV và tiêm HPV
SL
(%)
OR (95%
CI)
SL (%)
OR (95%
CI)
Cán bộ y tế
xã
Không
11
(1,1)
1
122
(12,2)
1
Có
11
(5,4)
5,1*** (2,2-
12,01)
60 (29,6)
3,0 ***(2,11-
4,30)
Bác sĩ
Không
15
(1,4)
1
158
(14,5)
1
Có
7
(6,4)
4,9** (2,0-
12,35)
24 (22,0)
1,7 * (1,03-
2,70)
Đài truyền
hình
Không
11
(1,2)
1 99 (11,1) 1
Có
11
(3,6)
3,0* (1,27-
6,91)
83 (26,9)
3,0 ***
(2,13-4,10)
Đài phát
thanh
Không
18
(1,6)
1
159
(14,4)
1
Có
4
(4,0)
2,5 (0,84-
7,64)
23 (23,2)
1,8* (1,09-
2,94)
Loa xã
Không
18
(1,6)
1
161
(14,1)
1
Có
4
(6,5)
4,3* (1,41-
13,09)
21 (33,9)
3,1***(1,79-
5,40)
Internet
Không
10
(0,9)
1
130
(12,1)
1
Có
12
(9,4)
11,1***
(4,69-26,24)
52 (40,9)
5,0 ***(3,38-
7,49)
Tờ rơi, tờ
gấp
Không
19
(6,8)
1
165
(14,3)
1
Có
3
(6,8)
4,4* (1,25-
15,39)
17 (38,6)
3,8***(2,02-
7,09)
(*): p<0,05; (**): p<0,01; (***): p<0,001
10
Bảng trên chỉ ra những PN được tư vấn từ các CBYT,
bác sĩ hoặc được nhận thông tin từ internet, tờ rơi, loa phát thanh
xã và đài truyền hình có kiến thức xếp mức độ đạt cao hơn riêng
PN có tiếp cận thông tin với đài phát thanh có kiến thức về
nhiễm HPV và tiêm vắc xin HPV cao hơn so với PN khác.
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa thực hành phòng UTCTC của
PN (21-49) tuổi và các loại nguồn cung cấp thông tin (n=980)
Nguồn cung cấp
thông tin
Số PN đã làm XN Pap
smear
Số PN đã làm Test
VIA
SL (%) OR (95% CI) SL (%) OR (95% CI)
Cán bộ
y tế xã
Không 142 (17,9) 1
16
(2,0)
1
Có 41 (21,8)
1,3 (0,86-
1,89)
13(6,9)
3,6
***(1,70-
7,63)
Bác sĩ
Không 150 (17,1) 1
22
(2,5)
1
Có 33 (31,4)
2,2** (1,42-
3,47)
7 (6,7)
2,8 * (1,15-
6,65)
Đài
truyền
hình
Không 130 (1,8,3) 1
14
(2,0)
1
Có 53 (19,8)
1,1 (0,77-
1,58)
15
(5,6)
3,0 ** (1,41-
6,21)
Internet
Không 143 (16,0) 1
20
(2,2)
1
Có 40 (47,1)
4,7***
(2,95-7,42)
9
(10,6)
5,2***(2,28-
11,77)
Tờ rơi,
tờ gấp
Không 182 (19,3) 1
28
(3,0)
1
Có 1 (2,9)
0,12* (0,02-
0,91)
1 (2,9)
0,9 (0,13-
7,29)
(*): p<0,05; (**): p<0,01; (***): p<0,001
Những PN được tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ hoặc nhận
thông tin từ internet thì tham dự xét nghiệm Pap smear nhiều
hơn so với PN không được cung cấp thông tin từ các nguồn trên
với OR lần lượt là 2,2 lần và 4,7 lần so với PN khác. Những PN
11
được nhận thông tin từ cán bộ y tế, bác sĩ, đài truyền hình và
internet, có tham dự làm test VIA cao hơn so với PN không
được cung cấp thông tin từ các nguồn trên với OR lần lượt là:
3,6 lần; 2,8 lần; 3,0 lần; 5,2 lần.
Bảng 3.3. Mô hình hồi quy logistic về mối liên quan giữa
kiến thức chung về UTCTC với một số yếu tố (n=1200)
Biến độc lập
Số PN
KT đạt
(%)
OR
(95% CI)
aOR
(95% CI)
Nhóm
tuổi
15-17 4 (5,2) 1 1
18-29 10 (2,9) 0,6 (0,17-1,81) 0,2 (0,02-1,99)
30-49 8 (1,0) 0,2* (0,06-0,65)
0,05* (0,01-
0,75)
Nơi sống
Thành thị 17 (4,3) 1 1
Nông thôn 5 (0,6) 0,1* (0,05-0,39)
0,2** (0,04-
0,55)
Mức độ
tiếp cận
các
nguồn
thông
tin về
UTCTC
Chưa tiếp xúc 5 (0,7) 1 1
1 nguồn 2 (0,9) 1,2 (0,23-6,09) 1,3 (0,23-7,28)
2 nguồn 4 (2,5) 3,5 (0,92-13,16)
2,9 (0,71-
12,12)
3 nguồn 7 (9,2)
13,9*** (4,17-
46,01)
19,4***(4,65-
81,22)
≥4nguồn 4 (10,0)
15,2*** (3,81-
60,53)
17,1***(3,59-
81,57)
(*): p<0,05; (**): p<0,01; (***): p<0,001
Phân tích hồi quy logistic loại các yếu tố nhiễu là hôn nhân, học
vấn, nghề nghiệp tìm thấy những PN (30-49) tuổi có kiến thức
thấp hơn PN trẻ dưới 18 tuổi (OR=0,05; 95%CI:0,01-0,75); PN
sống ở nông thôn kiến thức thấp hơn thành thị (OR=0,2; 95%CI:
(0,04-0,55); PN tiếp cận với 1 hoặc 2 nguồn thông tin có sự khác
biệt nhưng không có nghĩa so với những PN chưa được tiếp xúc
với nguồn thông tin nào (p>0,05). Tuy nhiên PN tiếp cận với 3
nguồn hoặc trên 3 nguồn thông tin trở lên làm cho kiến thức
12
chung về UTCTC của PN tốt hơn rất nhiều, với aOR cao gấp
(17,1-19,4 lần ) lần lượt là (aOR=19,4; 95%CI: 4,65-81,22) và
(aOR=17,1; 95%CI: 3,59-81,57).
Bảng 3.4. Mô hình hồi quy logistic về mối liên quan giữa một
số yếu tố với kiến thức nhiễm HPV, tiêm vắc xin HPV
(n=1200)
Các yếu tố
Số PN có
KT đạt
(%)
OR
(95% CI)
aOR
(95% CI)
Nơi
sống
Thành thị 121 (30,2) 1 1
Nông thôn 61 (7,6)
0,2*** (0,14-
0,27)
0,3*** (0,16-
0,37)
Học vấn
Mù chữ, tiểu
học
22 (5,7) 1 1
PTCS-PTTH 105 (16,2)
3,2*** (1,95-
5,13)
2,2** (1,29-
3,73)
Khác 55 (32,9)
8,1*** (4,52-
14,35)
3,6*** (1,80-
7,08)
Mức độ
tiếp cận
các
nguồn
cung
cấp
thông
tin
Chưa 57 (8,3) 1 1
1 nguồn 42 (17,9)
2,4*** (1,56-
3,72)
2,4***(1,50-
3,84)
2 nguồn 50 (31,1)
5,0*** (3,19-
7,80)
4,2***(2,64-
6,78)
3 nguồn 16 (21,1)
3,0*** (1,59-
5,49)
3,8***(1,88-
7,86)
≥4nguồn 17 (42,5)
8,2*** (4,03-
16,60)
5,5***(2,58-
11,53)
(*): p<0,05; (**): p<0,01; (***): p<0,001
Phân tích hồi quy đa biến loại các yếu tố nhiễu là dân
tộc, hôn nhân, nghề nghiệp và kinh tế tìm thấy có mối liên quan
giữa nơi sinh sống, học vấn và tiếp cận các nguồn thông tin với
kiến thức về nhiễm HPV, tiêm vắc xin HPV của PN (15-49) tuổi
tại tỉnh Bình Định. Những PN sống ở thành thị có kiến thức cao
hơn các PN sống ở nông thôn gấp 3,3 lần; Những PN học vấn
cao trên tiểu học, PN có tiếp cận với các nguồn thông tin có kiến
thức tốt hơn với aOR lần lượt là (2,2-3,6 lần) và (2,4-5,5 lần ) so
13
với những PN học từ tiểu học trở xuống hoặc chưa được tiếp
xúc với nguồn thông tin nào. PN tiếp xúc với nhiều nguồn thông
tin thì kiến thức tốt hơn, mức độ đạt cao hơn.
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thực hành sàng lọc phát hiện
sớm UTCTC với kiến thức của PN (21-49 tuổi) đã có
QHTD (n=980)
Các yếu tố
Xét nghiệm Pap
Smear
Xét nghiệm VIA
SL (%)
OR (95%
CI)
SL
(%)
OR (95%
CI)
Kiến thức
chung về
UTCTC
Không
đạt
176
(18,2)
1
26
(2,7)
1
Đạt 7 (46,7)
3,9* (1,4-
10,96)
3
(20,0)
9,0 **(2,4-
33,93)
Kiến thức
về nhiễm
HPV và
tiêm vắc
xin
Không
đạt
132
(15,8)
1
13
(1,6)
1
Đạt
51
(35,9)
3,0*** (2,0-
4,43)
16
(11,3)
8,1***(3,8-
17,2)