Tóm tắt Luận án Thực trạng và một số biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV / STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16 - 29 tuổi tại Hà Nội

Nhóm nam bán dâm đồng giới (NBDĐG) có tỷ lệ nhiễm HIV và mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) cao hơn nhiều nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (NTDĐG). Các nghiên cứu (NC) đã chỉ ra hành vi QHTD không an toàn, số lượng ban tình nhiều và sử dụng chất gây nghiện là nguy cơ lây nhiễm HIV và STI ở nhóm NBDĐG. Ở Việt Nam, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm NTDĐG/NBDĐG vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một số NC đã cho thấy hạn chế của nhóm NTDĐG trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV/AIDS và STI. Hà Nội có số NTDĐG đứng thứ 2 trong cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh), là điểm thu hút nhiều khách du lịch đồng tính nam quốc tế. Tuy nhiên, việc triển khai các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs cho nhóm NBDĐG chưa được quan tâm nhiều, các dịch vụ dự phòng và chăm sóc y tế cho nhóm này còn hạn chế, đối tượng bị kỳ thị, thiếu hiểu biết hoặc không có đầy đủ thông tin về lây truyền HIV/STIs dẫn đến hiệu quả can thiệp chưa cao. Đề tài Thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội, với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và một số yếu tố liên quan ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội, năm 2014. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, hành vi, tiếp cận và sử dụng dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng và một số biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV / STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16 - 29 tuổi tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ---------------------------------------- NGUYỄN VĂN HÙNG NGU HÙNG THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/STIs, SỬ DỤNG DỊCH VỤ DỰ PHÒNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP PHÒNG LÂY NHIỄM HIV/STIs Ở NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI 16-29 TUỔI TẠI HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: DỊCH TỄ HỌC MÃ SỐ: 62.72.01.17 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2018 Công trình được hoàn thành tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương : Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn 2. PGS.TS. Phạm Đức Mạnh 1. PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn Phản biện 1: . . Phản biện 2: . . Phản biện 3: . . Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, vào hồi ... giờ ... , ngày ... tháng ... năm 20.... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 3. .. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) BCS : Bao cao su BTTX : Bạn tình thường xuyên IBBS : Chương trình giám sát lồng ghép hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (HIV/STI Integrated Biological and Behavioral Surveillance) NC : Nghiên cứu NTDĐG : Nam quan hệ tình dục đồng giới NBDĐG : Nam bán dâm đồng giới QHTD : Quan hệ tình dục SCT : Sau can thiệp STI : Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexual Transmitted Infection) TCT : Trước can thiệp TCMT : Tiêm chích ma túy XN : Xét nghiệm 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhóm nam bán dâm đồng giới (NBDĐG) có tỷ lệ nhiễm HIV và mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) cao hơn nhiều nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (NTDĐG). Các nghiên cứu (NC) đã chỉ ra hành vi QHTD không an toàn, số lượng ban tình nhiều và sử dụng chất gây nghiện là nguy cơ lây nhiễm HIV và STI ở nhóm NBDĐG. Ở Việt Nam, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm NTDĐG/NBDĐG vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một số NC đã cho thấy hạn chế của nhóm NTDĐG trong việc tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị HIV/AIDS và STI. Hà Nội có số NTDĐG đứng thứ 2 trong cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh), là điểm thu hút nhiều khách du lịch đồng tính nam quốc tế. Tuy nhiên, việc triển khai các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs cho nhóm NBDĐG chưa được quan tâm nhiều, các dịch vụ dự phòng và chăm sóc y tế cho nhóm này còn hạn chế, đối tượng bị kỳ thị, thiếu hiểu biết hoặc không có đầy đủ thông tin về lây truyền HIV/STIs dẫn đến hiệu quả can thiệp chưa cao. Đề tài Thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội, với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng nhiễm HIV/STIs, sử dụng dịch vụ dự phòng và một số yếu tố liên quan ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội, năm 2014. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp nhằm thay đổi kiến thức, hành vi, tiếp cận và sử dụng dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam bán dâm đồng giới 16-29 tuổi tại Hà Nội. 2. Những đóng góp mới của luận án Kết quả NC cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV/STI ở NBDĐG 16-29 tuổi tại Hà Nội rất cao (nhiễm HIV: 6,1%; nhiễm ít nhất 1 bệnh STI: 48,7%; mắc giang mai: 21,0%, lậu: 14,7%, chlamydia: 16,7%). Kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV/STIs của đối tượng thấp (17,5% trả lời đúng về Đường/loại hình lây truyền, 11,8% trả lời đúng về Nguy cơ về hành vi lây nhiễm HIV/STI và 2,2% trả lời đúng về Dịch vụ y tế/xét nghiệm HIV). Đối tượng ngoài quan hệ tình dục (QHTD) với nam còn có với nhiều đối tượng khác (có 37,9% có QHTD với bạn tình nữ, 26,4% có QHTD với bạn tình nam không vì mục đích trao đổi và 24,5% có QHTD tập thể). Tỷ lệ sử 2 dụng bao cao su (BCS) khi QHTD thấp: Sử dụng BCS qua đường miệng của đối tượng với khách hàng nam (2,2%) và khách hàng nam với đối tượng (2,5%); Sử dụng BCS qua đường hậu môn của đối tượng với khách nam (14,6%) và khách nam với đối tượng (15,3%). Có gần 50% số đối tượng NBDĐG sử dụng ma túy. Tỷ lệ NBDĐG tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế dự phòng lây nhiễm HIV/STI chưa cao (khám chữa bệnh tại cơ sở y tế trong 6 tháng qua là 40,9%; Đã từng XN HIV là 54,2% và dự định tìm kiếm và sử dụng dịch vụ y tế trong thời gian tới là 27,7%). Các hoạt động can thiệp trên đối tượng NBDĐG có hiệu quả: Kiến thức về hành vi nguy cơ (tăng từ 11,8% lên 34,6%), kiến thức về dịch vụ y tế/xét nghiệm (tăng từ 2,2% lên 16,4%); Có QHTD bằng đường miệng với khách hàng nam (giảm từ 93,6% xuống 79,3%); Sử dụng BCS khi xuất tinh vào hậu môn khách hàng nam (tăng từ 7,3% lên 17,3%); Đối tượng nhận được dịch vụ y tế dự phòng HIV/STI từ bác sĩ hoặc phòng khám (tăng từ 17,5% lên 43,3%). Các biện pháp can thiệp ít có hiệu quả trong việc sử dụng ma túy ở những người tham gia nghiên cứu. 3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3.1. Ý nghĩa khoa học Luận án sử dụng thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có so sánh trước và sau can thiệp. Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu chính xác, tin cậy. Với số liệu được thu thập, luận án đã xác định được những chỉ số về tỷ lệ nhiễm HIV/STI, các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV/STI và chỉ số hiệu quả can thiệp trên nhóm NBDĐG tại địa bàn nghiên cứu. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn NC đánh giá thực trạng nhiễm HIV/STI, các yếu tố liên quan để có biện pháp can thiệp dự phòng phù hợp trên nhóm NBDĐG 16-29 tuổi tại Hà Nội - đây là nhóm quần thể rất khó tiếp cận, ít được quan tâm. NC triển khai có có giá trị thực tiễn, mang tính nhân văn cao. 4. Bố cục của luận án: Phần chính của luận án được trình bày 108 trang (không kể phần phụ lục, mục lục, các chữ viết tắt) và được chia ra: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1 - Tổng quan: 32 trang; Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu: 13 trang; Chương 3 - Kết quả nghiên cứu: 39 trang; Chương 4: Bàn luận 19 trang; Kết luận: 02 trang; Khuyến nghị: 01 trang và danh mục công trình nghiên cứu 01 trang. Luận án gồm 45 bảng, 04 biểu đồ. Tài liệu tham khảo gồm 99 tài liệu (22 tiếng Việt, 77 tiếng Anh). Phụ lục bao gồm các phiếu điều tra (Phiếu điều tra sàng lọc tại thực địa, Bộ phỏng vấn nhóm NTDĐG, Hướng dẫn phỏng vấn sâu nhóm NBDĐG, Thỏa thuận tham gia nghiên cứu, Thẻ hẹn trả kết quả XN). 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1. Đặc điểm nhóm nam tình dục đồng giới 1.1. Trên thế giới Hầu hết, các quốc gia vẫn chưa có cái nhìn cởi mở về vấn đề tình dục đồng giới, dẫn tới việc những người có quan hệ tình dục đồng giới thường bị cấm và xử phạt khi bị phát hiện. Những người có QHTD đồng giới nói chung và nam quan hệ tình dục đồng giới thường không bộc lộ thông tin về hành vi QHTD của mình. Độ tuổi của NTDĐG trong các nghiên cứu thường không có sự khác biệt, từ 14-70 tuổi, tập trung phần lớn vào nhóm 20-30 tuổi, độ tuổi trung bình khoảng 27. Trình độ học vấn của những đối tượng này từ bậc tiểu học đến đại học, nhưng tập trung chủ yếu là bậc trung học. Nghiên cứu tại Ấn Độ (2011) và tại Pakistan (2010) cho thấy, trình độ học vấn nhóm NTDĐG rất thấp tương ứng lần lượt là 37% và 52% không được đi học. Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm NTDĐG tương đối cao. Nhóm NTDĐG cũng thường có thu nhập thấp và điều kiện kinh tế khó khăn. Về tình trạng hôn nhân, đa số NTDĐG sống độc thân (chiếm từ 75% đến 85%). 1.2. Tại Việt Nam Theo báo cáo Ước tính và Dự báo HIV/AIDS của Việt Nam 2007 - 2012, số lượng người NTDĐG được ước tính có khoảng từ 160.544 đến 481.631 người và trung bình có khoảng 321.088 người, chiếm từ 3-8% trong tổng số nam giới. Tỷ lệ người NTDĐG dao động từ 22,0% -52,4% nam giới tùy theo tỉnh/thành phố. NC trên 300 NTDĐG tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 của Trường Đại học Harvard (HAIVN) cho thấy những người tham gia NC hiện đang bán dâm theo các loại hình hoạt động khác nhau: đấm bóp dạo (9,0%), nhà thổ/động (15,3%), masage/sauna (16,7%), công viên/đường phố (24,3%) và trai gọi (34,7%). Thời gian bán dâm trung bình là 2 năm (1 - 4 năm), số tiền nhận được cho một lần QHTD là 300.000đ (50.000đ - 1.000.000đ), thu nhập hàng tháng từ nghề bán dâm là 4.000.000đ (100.000đ - 20.000.000đ). Về tình trạng hôn nhân, phần lớn NTDĐG tại Việt Nam là còn độc thân. Trong NC của Huy Ha năm 2015 tại Hà Nội, tỷ lệ NTDĐG sống độc thân là 96,8%. Phần lớn NTDĐG sống cùng với gia đình, chiếm khoảng 80-90%, chỉ có một tỷ lệ thấp sống chung với bạn bè cùng cảnh ngộ hoặc bạn tình. 2. Thực trạng nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam tình dục đồng giới 2.1. Tỷ lệ nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam tình dục đồng giới Các NC trên thế giới cho thấy, ước tính có khoảng 5% - 10% các trường hợp NTDĐG nhiễm HIV là do lây truyền qua đường tình dục. Tỷ lệ nhiễm HIV 4 (2010) ở nhóm NTDĐG được ghi nhận ở một số quốc gia như Trung Quốc (5,8%); Lào (5,6%); Nhật Bản (4,4%); Hồng Kông (4,1%) và Indonexia (2,5%). Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất trong nhóm NTDĐG là giang mai và herpes. NC tại Lima, Peru cho thấy tỷ lệ nhiễm herpes lên tới 66,0% (2008); tại Kenya tỷ lệ nhiễm giang mai là 1,5%, lậu và chlamydia lần lượt là 10,3% và 5,9% (2015). NC tại Bắc Kinh, Trung Quốc (2015) cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV và STIs trong nhóm đối tượng NTDĐG lần lượt là 7,9% và 15,4%. Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam trong những năm gần đây ghi nhận có sự gia tăng trong nhóm NTDĐG. Năm 2009, tỷ lệ nhiễm HIV ở NTDĐG tại Việt Nam ngang bằng với tỷ lệ NTDĐG nhiễm HIV của toàn châu Á là 5%. NC điều tra giám sát kết hợp hành vi các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) năm 2009 cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NTDĐG đều trên 10% tại tất cả các tỉnh, thành tham gia nghiên cứu (từ 14%- 20%). Trong đó Hà Nội là tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong kể cả nhóm NTDĐG có QHTD nhận tiền (14%) hay QHTD không nhận tiền (20,0%). Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy tỷ lệ mắc STIs cao ở nhóm người này. NC năm 2014 trên nhóm NTDĐG cho thấy tỷ lệ nhiễm ít nhất một STI rất cao (48,8%) (HPV: 19,2%, lậu: 12,8%, Chlamydia: 12,0%, giang mai: 1,6%). 2.2. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs ở nhóm nam tình dục đồng giới 2.2.1. Hành vi quan hệ tình dục và sử dụng bao cao su Trên thế giới Hành vi QHTD nhiều bạn tình là một trong các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs trong nhóm NTDĐG. Nhóm đối tượng này không chỉ quan hệ với nam giới mà còn quan hệ với nữ giới. QHTD qua đường hậu môn là hình thức QHTD phổ biến nhất trong nhóm NTDĐG và là nguy cơ chủ yếu lây truyền HIV/STIs. Tại các nước Trung Phi, báo cáo tổng kết tại Bờ Biển Ngà (2012) cho thấy có 69,6% NTDĐG sử dụng BCS trong lần cuối QHTD và 34% sử dụng BCS thường xuyên trong QHTD. Tại Việt Nam Ngoài QHTD với nam giới, NTDĐG cũng có QHTD với bạn tình nữ. Kết quả một số NC cho kết quả khoảng 43% NTDĐG không sử dụng BCS hoặc khoảng 50% NTDĐG chưa bao giờ sử dụng BCS trong QHTD. Tỷ lệ sử dụng BCS với BTTX trong lần QHTD gần nhất với bạn tình nam giới đều trên 70% nhưng tỷ lệ thường xuyên sử dụng BCS trong vòng một tháng rất thấp với khoảng 30%. Mức độ sử dụng chất bôi trơn tan trong nước được khuyến cáo dùng trong QHTD hậu môn cùng BCS cũng rất thấp và không được sử dụng thường xuyên ở NTDĐG. NTDĐG cũng thường tham gia vào các hoạt động mại dâm, bao gồm cả 5 mại dâm nam và mại dâm nữ để nhận tiền cũng như để thỏa mãn nhu cầu tình dục. 2.2.2. Hành vi sử dụng ma túy và dùng chung bơm kim tiêm Tại Peru (2008), 36,0% NTDĐG sử dụng ma túy. Tại Pakistan (2011), trong số hơn 300 NTDĐG được phỏng vấn thì một nửa sử dụng ma túy, 42% sử dụng cần sa và 8,0% sử dụng heroin. Trên thế giới, nhóm NTDĐG có tỷ lệ tiêm chích ma túy (TCMT) dao động từ 4,1% - 8,0%. Việc dùng chung bơm kim tiêm (BKT) cũng rất phổ biến với lần lượt 13,6% và 61,7% NTDĐG tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã từng dùng chung BKT khi TCMT. Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này còn sử dụng các loại ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng. 2.2.3. Sử dụng rượu, bia và các chất gây nghiện khác Sử dụng rượu, bia là một trong những yếu tố thường được chú ý khi nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến QHTD không an toàn trong NTDĐG/NBDĐG. Một số kết quả NC cho thấy, yếu tố tuổi ảnh hưởng rõ ràng đến mối quan hệ giữa uống rượu và hành vi tình dục không an toàn, chẳng hạn như rượu có tác động đáng kể đến hành vi tình dục không an toàn ở nhóm NTDĐG già hơn (37 tuổi trở lên). Tại Việt Nam, sử dụng rượu bia dẫn tới tình trạng say xỉn cũng là một trong những nguyên nhân khiến NTDĐG không sử dụng BCS và chất bôi trơn khi QHTD. Theo thống kê, có 44,7% NTDĐG tại Hà Nội và 44,1% NTDĐG tại Thành phố Hồ Chí Minh đã từng có QHTD khi say rượu và trong đó lần lượt 35,4% và 21,7% NTDĐG tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng BCS khi QHTD lần gần nhất trong lúc đang say rượu. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs trong nhóm NTDĐG 2.3.1. Kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/STIs Nhiều NTDĐG tin tưởng rằng mình không có nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs. Một số NTDĐG khác có cảm nhận hoàn toàn sai về sự an toàn vì cho rằng nam QHTD đồng giới không làm lây nhiễm HIV. Tại Việt Nam, điều tra IBBS năm 2009 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng tránh HIV lần lượt là 45,7% và 18,2%; cho rằng mình có nguy cơ lây nhiễm chỉ có 53,8% và 30,1%. NTDĐG biết HIV có thể lây truyền qua đường tình dục âm đạo và đường máu, nhưng họ không biết hoặc không tin rằng HIV có thể lây truyền qua QHTD đường miệng hoặc QHTD đường hậu môn. Ngoài ra, kiến thức về STIs ở nhóm NTDĐG rất hạn chế. 2.3.2. Yếu tố gia đình 6 Trong nhóm NTDĐG trẻ, những hậu quả về sức khỏe tâm thần của sự kỳ thị có thể dẫn đến tâm trạng căng thẳng, đau buồn hay ý định tự tử, sử dụng ma túy và hành vi tình dục không an toàn. Những kết quả tiêu cực này có liên quan đến yếu tố gia đình. 2.3.3. Mối quan hệ với bạn tình Tại Việt Nam, Ngo và cộng sự (2009) phát hiện lý do cản trở việc sử dụng BCS khi QHTD thường do cảm giác tin tưởng bạn tình là chính. Yêu cầu sử dụng BCS sẽ bị đánh giá là không tin tưởng, không chung thủy, do đó có thể bất lợi cho mối quan hệ của họ. Vì vậy, BCS thường được sử dụng khi mua bán dâm nhưng hiếm khi được sử dụng khi QHTD với bạn tình thường xuyên (BTTX). 2.3.4. Định kiến và kì thị Định kiến và kì thị là một trong những yếu tố thúc đẩy hành vi nguy cơ cao ở nhóm NTDĐG. Việc bị kì thị và định kiến dẫn tới không được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe, điều này làm cho tỷ lệ QHTD không an toàn và tỷ lệ nhiễm HIV/STI trong nhóm đối tượng này tăng cao. 2.3.4. Tiếp nhận các can thiệp dự phòng Những nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm NTDĐG có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, việc tiếp nhận các dịch vụ van thiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự sẵn có của các dịch vụ. 3. Can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/STIs trong nhóm NTDĐG 3.1. Trên thế giới Các NC và báo cáo trên thế giới đều cho thấy tỷ lệ NTDĐG tiếp cận được với các dịch vụ dự phòng HIV và STIs đều ở mức rất thấp. Báo cáo của Diễn đàn MSM và HIV toàn cầu năm 2012 cho thấy, chỉ có 31% NTDĐG ở các nước thu nhập thấp tiếp cận được với BCS; 8% tiếp cận được với chất bôi trơn; 32% tiếp cận được với dịch vụ XN HIV/STIs và 14% tiếp cận được với dịch vụ điều trị HIV. Trong khi đó, ở các nước thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ tiếp cận với các dịch vụ dự phòng HIV/STIs dao động trong khoảng từ 14% - 32%. 3.2. Tại Việt Nam NTDĐG là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs cao nhưng họ lại không mong muốn nhận dịch vụ tư vấn XN HIV, cũng như khám và điều trị STIs. Tỷ lệ NTDĐG chưa từng XN HIV vẫn còn ở mức cao. Theo báo cáo châu Á năm 2010, Việt Nam có 41% NTDĐG chưa từng XN HIV và 33% NTDĐG đã từng làm XN HIV trong 6 tháng trước đó. NC của Nguyễn Thị Phương Hoa tại Hà Nội trên nhóm NTDĐG cho thấy tỷ lệ đối tượng tiếp cận 7 và sử dụng các dịch vụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV và STIs không cao: đã từng XN HIV (47,8%), khám và điều trị STIs (15,0%) và HIV (9,6%). 3.3. Yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/STIs ở nhóm NTDĐG Các yếu tố liên quan tới sử dụng dịch vụ dự phòng HIV/STIs ở nhóm NTDĐG như: Đặc điểm cá nhân, yếu tố tâm lý, kiến thức và nhận thức về HIV/STIs, hành vi nguy cơ, yếu tố quan hệ gia đình và xã hội, yếu tố về tiếp cận dịch vụ y tế, kỳ thị và phân biệt đối xử. 4. Các mô hình can thiệp dự phòng HIV/STIs ở nhóm NTDĐG Các hoạt động can thiệp can thiệp dự phòng HIV/STIs ở nhóm NTDĐG trên thế giới gồm: Hoạt động giáo dục viên đồng đẳng; Mô hình phổ biến quan điểm thông qua thủ lĩnh; Mô hình Khai thác giáo dục đồng đẳng trực tuyến; Mô hình Naz (do Naz Foundation International phát triển); Mô hình 3MV (Many Men, Many Voices); Mô hình tiếp thị xã hội; Tại Việt Nam, hiện tại chưa có hướng dẫn can thiệp toàn diện về HIV và STIs cho nhóm NTDĐG. Tuy nhiên, tại một số tỉnh, thành phố đã triển khai các mô hình can thiệp giảm tác hại cho nhóm NTDĐG gồm: Mô hình truyền thống; Mô hình tiếp cận theo mạng lưới; Mô hình tiếp cận NTDĐG trực tuyến; Mô hình hỗ trợ liên tục; Mô hình chi trả dựa trên hiệu suất. Các mô hình can thiệp chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả và còn gặp không ít khó khăn, thách thức. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Những người tham gia NC đảm bảo các tiêu chuẩn: Nam giới, tuổi từ 16 - 29, sống tại Hà Nội ít nhất 1 tháng qua, có QHTD với nam giới khác nhằm trao đổi tiền hoặc bất cứ loại vật chất nào trong 90 ngày qua, đồng ý tham gia NC. 2. Địa điểm nghiên cứu: NC được tiến hành tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và Cầu Giấy cảu Hà Nội. 3. Thời gian nghiên cứu: tháng 6/2014 đến tháng 12/2017. 4. Thiết kế nghiên cứu: NC can thiệp cộng đồng, không có nhóm đối chứng, đánh giá trước và sau can thiệp. 5. Cỡ mẫu: Áp dụng phương pháp tính cỡ mẫu cho thiết kế NC can thiệp cộng đồng có so sánh trước can thiệp (TCT) và sau can thiệp (SCT). Cỡ mẫu hai lần điều tra TCT là 314 người và SCT 275 người. 6. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thời gian - địa điểm (Time Location Sampling - TLS). 8 7. Nội dung chương trình can thiệp Hoạt động can thiệp được thực hiện tại cộng đồng nơi tập trung các đối tương NBDĐG và tại Phòng khám Sức khỏe tình dục, Trường Đại học Y Hà Nội. Các hoạt động can thiệp bao gồm cung cấp thông tin, kiến thức về HIV/STI, các chất gây nghiện (rượu, thuốc là, thuốc phiện, ma túy tổng hợp), hành vi tình dục an toàn và cung cấp các vật dụng giảm hại như BCS, BKT; Tư vấn cho đối tượng NBDĐG hiểu biết về lây nhiễm HIV/STI; Tại Phòng khám Sức khỏe tình dục, Trường Đại học Y Hà Nội, đối tượng được khám lâm sàng, XN HIV/STI. 8. Chỉ số nghiên cứu: Dựa theo mục tiêu nghiên cứu. 9. Công cụ nghiên cứu: Bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp. 10. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn đối tượng NBDĐG bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn: NC không sử dụng các bộ câu hỏi in ra giấy để thu thập thông tin. Thay vào đó, nghiên cứu sẽ tiến hành hoạt động điều tra và thu thập thông tin sử dụng dịch vụ của website để đảm bảo các số liệu sẽ được cập nhật thường xuyên. 11. Kỹ thuật xét nghiệm Các kỹ thuật XN: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, lậu, chlamydia, HPV được tiến hành bởi Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai. 12. Phương pháp quản lý và phân tích số liệu Số liệu được phân tích bằng SPSS 16.0. Các kết quả được so sánh giữa hai vòng điều tra bằng kiểm định bằng test χ2 hai phía. Phân tích đơn biến mô tả mối liên quan với tỷ lệ nhiễm HIV, STIs với các biến độc lập; mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi dự phòng lây nhiễm HIV/STI và các yếu tố nguy cơ. Phép hồi quy Logistic ước tính tỷ suất chênh cho kiến thức, thái độ, hành vi và các yếu tố nguy cơ. 13. Vấn đề về đạo đức trong nghiên cứu NC đã được Hội đồng Đạo đức
Luận văn liên quan