Tóm tắt luận án Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009-2010

Nhóm nam bán dâm đồng giới (NBDĐG) là một thành phần của nhóm NTDĐG. Những nghiên cứu Dịch tễ học và xã hội học về lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) trên nhóm NTDĐG/NBDĐG đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì NBDĐG là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV và STIs cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs của nhóm NBDĐG là do có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều loại bạn tình, số lượng bạn tình nhiều và sử dụng chất gây nghiện. Các kết quả nghiên nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của nhóm NBDĐG trong việc lây truyền HIV và STIs. Tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt về nhóm NBDĐG, vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: 1. Mô tả nhận dạng tình dục , kiến thức về HIV /STIs, hành vi tình dục , sử dụng chất gây nghiện và sử dụ ng dịch vụ y tế của nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009-2010. 2. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009-2010. 3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009-2010.

pdf14 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội, 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 bé gi¸o dôc ®µo t¹o Bé y tÕ ViÖn vÖ sinh dÞch tÔ trung ­¬ng ----------------*---------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÂY NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ NHIỄM TRÙNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI TẠI HÀ NỘI, 2009-2010 Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số : 62 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG ----------------*---------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÂY NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ NHIỄM TRÙNG LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở NHÓM NAM BÁN DÂM ĐỒNG GIỚI TẠI HÀ NỘI, 2009-2010 Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số : 62 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2014 3 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN TRẦN HIỂN 2. PGS. TS. ĐÀO THỊ MINH AN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện tổ chức tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Vào hồi........ giờ.........phút, ngày..........tháng.........năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện quốc gia - Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương 4 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Minh Giang, Nguyễn Trần Hiển và cộng sự (2012), “Đặc điểm nhân khẩu học và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/STIs của nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009-2010”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII, số 6(133), tr. 39-46. 2. Nguyễn Thị Phương Hoa, Lê Minh Giang, Nguyễn Trần Hiển và cộng sự (2012), “Nguy cơ nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009-2010”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXII, số 6(133), tr. 47-54. 5 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhóm nam bán dâm đồng giới (NBDĐG) là một thành phần của nhóm NTDĐG. Những nghiên cứu Dịch tễ học và xã hội học về lây nhiễm HIV và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) trên nhóm NTDĐG/NBDĐG đã chỉ ra rằng, trong nhóm NTDĐG thì NBDĐG là nhóm có tỷ lệ nhiễm HIV và STIs cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs của nhóm NBDĐG là do có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều loại bạn tình, số lượng bạn tình nhiều và sử dụng chất gây nghiện. Các kết quả nghiên nghiên cứu trên cho thấy tầm quan trọng của nhóm NBDĐG trong việc lây truyền HIV và STIs. Tuy nhiên tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt về nhóm NBDĐG, vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu với mục tiêu: 1. Mô tả nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất gây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế của nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009-2010. 2. Xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009-2010. 3. Phân tích một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số nhiễm trùng lây qua đường tình dục ở nhóm nam bán dâm đồng giới tại Hà Nội năm 2009-2010. 6 2. Những đóng góp mới của luận án Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống đầu tiên về các đặc trưng nhân khẩu, tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI, các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội. Luận án đã xác định được tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội năm 2009-2010, đã mô tả được một số hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện và đưa ra được yếu tố dự báo nguy cơ nhiễm ít nhất 1 STI. Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho công tác lập kế hoạch can thiệp phòng nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học: Luận án sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp nghiên cứu định tính (điều tra xã hội học) và định lượng, kỹ thuật thu thập số liệu và phân tích số liệu chính xác tin cậy luận án đã cho thấy nhóm NBDĐG tại Hà Nội là nhóm có các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV và STIs, đồng thời cũng xác định được một số yếu tố dự báo nguy cơ nhiễm ít nhất một STI ở nhóm NBDĐG tại Hà Nội Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án góp phần đề xuất các biện pháp can thiệp phòng ngừa và kiểm soát HIV và STIs cho nhóm NBDĐG. Cung cấp các số liệu thực tiễn phục vụ giảng dạy và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo 7 4. Bố cục của luận án: Luận án được trình bày trên 102 trang (không kể phần phụ lục, mục lục, các chữ viết tắt) và được chia ra: Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1-Tổng quan: 30 trang; Chương 2-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 15 trang; Chương 3-Kết quả nghiên cứu: 32 trang; Chương 4-Bàn luận 20 trang; Kết luận: 2 trang; Khuyến nghị: 1 trang. Luận án gồm 17 bảng, 13 biểu đồ, 1 hình, 1 sơ đồ. Phần phụ lục gồm 77 tài liệu tham khảo (16 tiếng Việt, 61 tiếng Anh), danh sách các địa điểm lấy mẫu, các bảng hướng dẫn PVS, phiếu sàng lọc, thỏa thuận tham gia nghiên cứu, phiếu câu hỏi, thẻ hẹn trả kết quả xét nghiệm, danh sách đối tượng tham gia phỏng vấn. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan các khái niệm 1.1.1. Giới tính và Giới 1.1.1.1. Giới tính (sex): Chỉ các đặc điểm sinh học của cơ thể nam và nữ. 1.1.1.2. Giới (gender): Là quan niệm xã hội về vai trò, hành vi, hoạt động, đặc điểm được coi là phù hợp với nam và nữ. 1.1.2. Tình dục và các khái niệm liên quan 1.1.2.1. Khuynh hướng tình dục (Sexual orientation): Là chỉ sự bị hấp dẫn một cách lâu dài về tình cảm và/hoặc tình dục bởi người khác giới tính hoặc người cùng giới tính với mình hoặc cả hai. Từ đó, phân ra 3 loại khuynh hướng tình dục thường gặp là: Khuynh hướng tình dục khác giới, đồng giới và lưỡng giới 1.1.3. Các khái niệm về chuyển giới, chuyển giới tính, lưỡng giới tính, đồng tính nam, nam quan hệ tình dục đồng giới, nam bán dâm đồng giới 8 1.1.3.1. Chuyển giới (Transgender): Là tình trạng mà một người có các đặc điểm cơ thể hoàn toàn bình thường về mặt giới tính (nam hoàn toàn hay nữ hoàn toàn) nhưng lại tin rằng họ thuộc về giới tính khác (nam nhưng nghĩ mình là nữ, hay nữ nghĩ mình là nam) và sống như giới tính mà họ tin. 1.1.3.2. Chuyển giới tính (transsexual): Là thực hiện phẫu thuật, điều trị hóc môn...để đổi giới tính sinh học từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam. 1.1.3.3. Lưỡng giới tính (intersex): Là những người có bất thường thật sự về biệt hóa giới tính, bất thường về hình thể và cơ quan sinh dục. Có thể có những đặc điểm sinh học của cả nam và nữ hoặc không rõ nam hay nữ. 1.1.3.4. Đồng tính nam (gay): Một người nam giới bị hấp dẫn, hoặc có ham muốn tình dục với người nam giới khác. Đồng tính nam chỉ khuynh hướng tình dục đồng giới của một người nam giới. 1.1.3.5. Nam quan hệ tình dục đồng giới - MSM (Men who have sex with men): Nam quan hệ tình dục đồng giới là một thuật ngữ chỉ hành vi quan hệ tình dục của những người nam giới với những người nam giới khác với bất kì hoàn cảnh nào, không phụ thuộc vào khuynh hướng tình dục, nhân dạng tình dục và nhân dạng giới 1.1.3.6. Nam bán dâm đồng giới: Bán dâm là hành vi QHTD của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác. Nam bán dâm đồng giới được định nghĩa là nam giới (về mặt giới tính) có QHTD với một người nam giới khác để nhận tiền hoặc vật chất (chỗ ở, thức ăn, ma túy). 9 1.1.3.7. Một số từ ngữ/khái niệm được sử dụng trong nhóm NTDĐG/NBDĐG Gay, đồng cô, bóng kín, bóng lộ, trai thẳng/đàn ông/cọng (straight men), Pê-đê, xăng pha nhớt, hai thì, hai phai, đa hệ, đĩ đực. 1.1.4. Khái niệm về các nhiễm trùng lây qua đường tình dục Là các nhiễm trùng do các tác nhân là vi khuẩn, virút, đơn bào, nấm, kí sinh gây nên và lây truyền từ người này sang người khác qua QHTD. 1.2. Một số đặc điểm của nhóm NTDĐG/NBDĐG trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Kích cỡ quần thể nhóm NTDĐG/NBDĐG Trên thế giới tỷ lệ NBDĐG trong nhóm NTDĐG dao động từ 20,0%-74,0%, tùy theo từng quốc gia. Tại Việt Nam, tỷ lệ này dao động từ 22,0%-52,4% tùy theo tỉnh/thành phố. 1.2.2. Đặc điểm nhân khẩu-xã hội, nhận dạng tình dục, nhận dạng giới Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đã chỉ ra rằng nhóm NBDĐG trên thế giới không thuần nhất và đa dạng về độ tuổi nhưng phổ biến ở nam giới trẻ, trình độ văn hóa, chủng tộc/dân tộc, nơi cư trú, nghề nghiệp...Phần lớn NBDĐG đến từ các nơi khác. Nhóm NBDĐG bao gồm những người đồng tính nam (gay), lưỡng tính và dị tính. 1.3. Tình hình nhiễm HIV và STIs ở nhóm NBDĐG Cho đến nay, vẫn chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra những số liệu thống kê về mức độ nhiễm HIV và STIs trong nhóm NBDĐG trên toàn thế giới. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NBDĐG tại một số quốc gia trên thế giới dao động từ 2,1%-33,3%, tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI dao động từ 2,0%-60,0%. 10 1.4. Các hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện 1.4.1. Hành vi tình dục: Nguy cơ lây nhiễm HIV và STIs thể hiện qua số bạn tình cũng như sự đa dạng của các loại bạn tình trên nhóm NBDĐG cũng đã được nhiều nghiên cứu đề cập. Nhóm NBDĐG không chỉ QHTD với nam mà còn QHTD với nữ. Nói cách khác, tình dục lưỡng giới ở nhóm NBDĐG là khá phổ biến, đồng thời càng nhiều khách nam giới trong năm qua thì nguy cơ nhiễm HIV và STIs càng cao. QHTD qua đường miệng thường được thực hành phổ biến trong QHTD đồng giới nam, tuy nhiên mức độ sử dụng BCS thấp. QHTD qua đường hậu môn là nguy cơ chủ yếu lây truyền HIV và STIs trong nhóm NTDĐG/NBDĐG. Nhiều nghiên cứu chuyên sâu về NBDĐG cho thấy tỷ lệ QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ tương đối cao từ 13,0% đến 78,5% và cao hơn đáng kể so với nhóm không bán dâm (22,4% so với 4,6%). 1.4.2. Hành vi sử dụng chất gây nghiện Việc sử dụng chất gây nghiện trong nhóm NBDĐG xảy ra khá phổ biến. Các nghiên cứu đã chỉ ra các dạng chất gây nghiện khác nhau được sử dụng bao gồm: rượu, thuốc lá, marijuana (bồ đà/tài mà), cocain, cần sa, heroin, benzodiazepines, thuốc giảm đau, ecstasy (thuốc lắc).Trên thế giới, nghiên cứu tại Kenya năm 2008 cho thấy uống rượu liên quan đến QHTD qua đường hậu môn không bảo vệ (OR=1,63; 95%CI=1,05-2,54). Trong nhóm NBDĐG, tỷ lệ có TCMT dao động từ 1,5%-11,1%. Nghiên cứu năm 2009 của Vũ Ngọc Bảo chỉ ra mối liên kết giữa bán dâm và sử dụng chất gây nghiện-đặc biệt là tiêm chích heroin. 11 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục nguy cơ Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục nguy cơ trong nhóm NBDĐG có thể chia thành 3 nhóm: yếu tố cá nhân, yếu tố môi trường-xã hội và hoàn cảnh cụ thể của việc bán dâm. 1.6. Sử dụng dịch vụ y tế Ở Việt Nam, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của nhóm NBDĐG vẫn chưa được quan tâm nhiều, một số nghiên cứu trong nhóm NTDĐG đã cho thấy hạn chế của nhóm này trong việc tiếp cận dịch vụ y tế. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Là nam có QHTD bán dâm đồng giới tại Hà Nội, tuổi từ 16 đến 35, sống tại Hà Nội ít nhất 1 tháng qua, tự nhận có hành vi QHTD miệng hoặc hậu môn với một nam giới khác trong vòng 90 ngày qua mà trong mối quan hệ đó có sự mong đợi một phần hay toàn bộ về mặt vật chất hoặc sự đền bù (tiền, ma túy, chỗ ở, quần áo, quà tặng hoặc các trao đổi có giá trị kinh tế khác) để trao đổi QHTD. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2010. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu là những địa điểm tập trung nhóm NBDĐG được chọn thông qua nghiên cứu xã hội học định tính gồm: hồ Hoàn Kiếm, hồ Thiền Quang, công viên trước cổng trường Đại học Thủy Lợi, vườn ổi-Mỹ Đình, phố tẩm quất Quán Thánh- Nguyễn Trường Tộ, phòng tắm hơi ngõ Quan Thổ phố Khâm Thiên, câu lạc bộ Hale phố Nguyễn Du, Bar GC-Bảo Khánh. 12 2.3. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp nghiên cứu định tính (điều tra xã hội học) và định lượng. 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu n = 2 )2/1( Z DEd pp   2 )1( Trong đó: p là tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NTDĐG có QHTD nhận tiền tại Hà Nội năm 2006 (p= 0,088), Z1-α/2 = 1,96, d = 0,044, DE=1,5 Cỡ mẫu tính được và làm tròn số 250 đối tượng. Chọn mẫu theo phương pháp địa điểm-thời gian. 2.5. Các biến số/chỉ số: các biến số và chỉ số theo mục tiêu nghiên cứu. 2.6. Công cụ nghiên cứu: Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu, phiếu sàng lọc đối tượng tham gia phỏng vấn, thỏa thuận tham gia nghiên cứu, bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng, phiếu xét nghiệm máu và dịch hầu họng, bộ phận sinh dục và hậu môn. 2.7. Phương pháp thu thập số liệu 2.7.1. Điều tra xã hội học định tính Sử dụng phương pháp quan sát và ghi chép nhật ký thực địa, phỏng vấn sâu 12 đối tượng NBDĐG và 7 đối tượng có mối quan hệ và hiểu biết về nhóm NBDĐG và gắn bó với từng loại hình địa điểm để thu thập được thông tin về các địa điểm nơi có nhóm NBDĐG thường xuất hiện (đặc điểm của địa điểm, các nhóm đối tượng xuất hiện tại địa điểm) và thu thập thông tin về nhóm NBDĐG (cách tiếp cận, ước lượng số lượng 13 theo các khung giờ và theo các ngày khác nhau, các hình thức QHTD, các hành vi nguy cơ, các vấn đề về sức khỏecủa nhóm NBDĐG) nhằm thiết kế bộ câu hỏi cho phù hợp và đảm bảo mọi đối tượng đích đều có cơ hội tham gia vào nghiên cứu. 2.7.3. Điều tra cắt ngang định lượng Sàng lọc các đối tượng tại các địa điểm được xác định có hoạt động bán dâm nam. Khi những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được đọc và ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu và được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn và lấy 3 ml máu tĩnh mạch, dịch hầu họng, bộ phận sinh dục và hậu môn để làm các xét nghiệm. Quy trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm được thực hiện theo quy định và được cán bộ lấy mẫu vận chuyển tới các phòng xét nghiệm ngay trong ngày. 2.8. Kỹ thuật xét nghiệm Xét nghiệm HIV, HBV, HCV và giang mai được thực hiện tại Khoa Vi sinh-Bệnh viện Bạch Mai Xét nghiệm lậu, chlamydia và HPV được thực hiện tại khoa xét nghiệm-Bệnh viện đại học Y Hà Nội Các kỹ thuật xét nghiệm đều được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 2.9. Xử lý và phân tích số liệu 2.9.1. Số liệu định tính: Các cuộc ghi âm PVS được gỡ băng và lưu vào máy tính dưới dạng file Word, các thông tin ghi chép trong NKTĐ và các thông tin thu thập qua các cuộc PVS được mã hóa theo các chủ đề. Sau đó được xử lý và phân tích bằng phần mềm NVivo 8. 14 2.9.2. Số liệu định lượng: Thông tin thu thập được làm sạch trước khi nhập liệu bằng phần mềm Epi Data 6.04, Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0, Sử dụng test 2 , sử dụng mô hình hồi quy logistic. 2.10. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng đạo đức của trường Đại học Y Hà Nội. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các đặc trưng nhân khẩu cơ bản của nhóm đối tượng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số đối tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi trẻ từ 20-24 (52,8%); Hầu hết chưa kết hôn (94,4%); 87,2% có trình độ học vấn từ THPT trở lên; Đa số là người ngoại tỉnh (78,0%); Mức thu nhập chủ yếu từ 2-5 triệu đồng (53,6%). 3.2. Nhận dạng tình dục, kiến thức về HIV/STIs, hành vi tình dục, sử dụng chất gây nghiện và sử dụng dịch vụ y tế. 3.2.1. Nhận dạng tình dục: Chủ yếu đối tượng tự nhận mình là nam giới (68,8%), chỉ có 5,2% tự nhận mình là nữ giới và 5,2% tự nhận mình là người chuyển giới; Phần lớn (56,0%) đối tượng thích QHTD với nữ, hơn 1/3 đối tượng thích QHTD với nam và 12,4% thích QHTD với cả nam và nữ. 3.2.2. Kiến thức về HIV/STIs Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các đối tượng có kết quả trả lời đúng các câu hỏi kiến thức về HIV/AIDS/STIs cao. Vẫn còn một tỷ lệ nhỏ đối tượng trả lời sai câu hỏi về đường lây nhiễm HIV. 15 3.2.3. Hành vi tình dục và sử dụng chất gây nghiện 3.2.3.1. Hành vi tình dục Các đối tượng nghiên cứu đã từng có QHTD bạn tình nữ, PNBD, bạn tình nam không vì mục đích trao đổi, khách hàng nam. Bảng 3.5. Các hình thức QHTD và sử dụng BCS với các loại bạn tình trong lần đầu tiên Đặc trưng Có sử dụng BCS Số lượng Tỷ lệ (%) Với bạn tình nữ QHTD qua đường miệng (n=159) 133 83,6 QHTD qua đường âm đạo (n=209) 96 45,9 QHTD qua đường hậu môn (n=41) 21 51,2 Với bạn tình nam không vì mục đích trao đổi QHTD qua đường miệng (n=81) 10 12,3 QHTD qua đường hậu môn (n=77) 32 41,6 - Kết quả bảng 3.5 cho thấy: Tỷ lệ sử dụng BCS khác nhau giữa các hình thức QHTD và giữa các loại bạn tình. 5,47,0 28,630,3 0 20 40 60 80 100 Khách hàng Việt Nam Khách hàng nước ngoài % QHTD đường miệng có sử dụng BCS QHTD đường hậu môn có sử dụng BCS Biểu đồ 3.2. Sử dụng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với Khách hàng người Việt Nam và nước ngoài. 16 - Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy: Tỷ lệ đối tượng sử dụng BCS qua các hình thức QHTD thấp. - Trung bình mỗi đối tượng có 9,5 khách mua dâm (1-90) và 11,7 lần QHTD (1-90) trong 30 ngày qua. - Số khách mua dâm trung bình trong QHTD đường miệng là 9,2 khách; số khách mua dâm trung bình trong QHTD đường hậu môn cho là 3,5 khách và nhận là 3,9 khách. - Đặc điểm hoạt động bán dâm: Đa số (52,8%) đối tượng bán dâm nam lần đầu ở nhóm tuổi 20-24 (tuổi trung bình là 20); Phần lớn đối tượng có thâm niên bán dâm từ 1 năm đến dưới 5 năm (54,0%); Hầu hết các đối tượng bán dâm vì tiền (86,8%); Trong 30 ngày qua các đối tượng nghiên cứu gặp gỡ khách hàng nam tại các địa điểm khác nhau; Phần lớn đối tượng có khách hàng nam là người Việt Nam trong lần QHTD lần đầu tiên và lần gần đây nhất (95,2% và 77,6%). Đa số khách mua dâm người Việt Nam là những người có độ tuổi lớn hơn 5 tuổi so với tuổi đối tượng (trên 70,0%). 3.2.3.2. Hành vi sử dụng chất gây nghiện 52,0% đối tượng đã từng sử dụng ít nhất một loại ma túy, có tới 42,2% đối tượng đã từng sử dụng ma túy tổng hợp. 8,4% đối tượng đã tiêm chích ma túy và chỉ có 0,4% (1 đối tượng) khai báo đã dùng chung BKT trong 90 ngày qua. Hầu hết đối tượng nghiên cứu sử dụng rượu/bia (97,6%). 3.2.4. Sử dụng dịch vụ y tế Phần lớn các đối tượng đã từng sử dụng dịch vụ y tế (80,4%); Tuy nhiên chỉ có 1/4 (20,8%) nói chuyện với nhân viên y tế về QHTD đồng giới; Tỷ lệ đối tượng đã tiêm phòng vắc 17 xin viêm gan B tương đối thấp (25,6%); Tỷ lệ đối tượng đã xét nghiệm HIV không cao (47,8%); Tỷ lệ khám và điều trị HIV và STIs thấp (9,6% và 6,8%); Tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu đã tiếp cận với chương trình can thiệp phòng chống HIV/AIDS ở mức độ trung bình, 50,4% đối tượng đã nhận được BCS, tỷ lệ thấp hơn nhận được chất bôi trơn (45,2%) và 36,0% đối tượng tham gia vào các CLB trong 12 tháng. 3.3. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và một số STI ở nhóm NBDĐG 12,8 48,8 12,0 19,2 1,65,2 14,0 2,0 7,64,41,64,0 0,4 0 20 40 60 80 100 HI V HB V HC V Gi an g m ai HP V Ch lam yd ia HI V/ ST I % Qua kết quả xét nghiệm Đối tượng nghiên cứu tự khai báo Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV và STIs qua kết quả xét nghiệm và qua đối tượng tự khai báo Kết quả biểu đồ 3.7 đã chỉ ra rằng: Tỷ lệ nhiễm HIV và một số STI qua kết quả xét nghiệm từ nghiên cứu cao hơn nhiều so với kết quả nhiễm HIV và một số STI mà đối tượng tự khai báo qua bảng hỏi (48,8% so với 7,6%). 18 14,4 4,43,2 6,87,65,2 2,83,68,0 20,4 12,815,6 0 20 40 60 80 100 Hầu họng Sinh dục Hậu môn % HPV Chlamydia Lậu Ít nhất 1 bệnh Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm một số STI theo các bộ phận được xét nghiệm Kết quả biểu đồ 3.8 cho thấy: xét riêng tại ba bộ phận có QHTD xâm nhập trong QHTD bán dâm, có tới 20,4% đối tượng nhiễm ít nhất một STI tại hậu môn, 15,6% tại hầu họng và 12,8% tại bộ phận sinh dục. Khi phân tích tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI theo các đặc điểm nhân khẩu học cho thấy: hơn ½ đối tượng nghiên cứu trong nhóm tuổi từ 25 trở lên nhiễm ít nhất 1 STI (55,5%); Nhóm Mù chữ, tiểu học có tỷ lệ nhiễm ít nhất 1 STI cao nhất (68,8%); Nhóm đã có vợ
Luận văn liên quan