Bệnh chàm tay là một bệnh da nghề nghiệp phổ biến trên thế
giới: chiếm trên 50% bệnh da nghề nghiệp ở Liên Xô cũ, chiếm tỉ lệ từ
9% - 35% bệnh da nghề nghiệp tại Mỹ, chiếm đa số trong bệnh da nghề
nghiệp ở Đan Mạch năm 2012.
Bệnh chàm tay để lại các hậu quả to lớn về mặt kinh tế: đã có
những người lao động phải nghỉ việc từ 1 - 4 tuần hoặc chuyển nghề
do bệnh. Theo Mathias, chỉ riêng tại Mỹ, chi phí cho các vấn đề liên
quan đến bệnh chàm tay ước lượng từ 222 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm.
Nhân viên y tế (NVYT) thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao
mắc bệnh chàm tay, do công việc của họ phải dùng bàn tay tiếp xúc
với nước nhiều lần trong ngày, ngoài ra họ còn tiếp xúc với nhiều dị
ứng nguyên gây chàm tay như: dung dịch sát khuẩn, cồn I-ốt, bột talc
trong găng tay, điều này cho thấy họ tiếp xúc với nhiều dị ứng nguyên
gây chàm tay hơn các nghề khác.
Ở nước ta, tỉ lệ bệnh chàm tay trong dân số chung và ở đối tượng
nghề nghiệp có nguy cơ cao vẫn chưa được xác định. Để xác định mức
độ của bệnh chàm tay ở đối tượng nghề nghiệp là nhân viên y tế, cùng
với đi tìm những chứng cứ để có thể đưa bệnh chàm tay vào danh mục
bệnh nghề nghiệp cần được bảo hiểm, đề tài “Tỉ lệ và yếu tố liên quan
đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 thành phố Hồ Chí
Minh” được thực hiện với những mục tiêu sau đây:
(1) Xác định tỉ lệ hiện mắc và đặc điểm (thực trạng) bệnh chàm
tay của nhân viên y tế đang làm việc trong các bệnh viện công lập tại
quận 5 thành phố Hồ Chí Minh năm 2013.
(2) Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay như: cơ địa
dị ứng, nhóm tuổi nghề, mức độ rửa tay, vị trí công tác.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ NGỌC BÍCH
TỈ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
BỆNH CHÀM TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62720117
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
2
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN DŨNG
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
vào hồi . giờ. ngày. tháng. năm .
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề
Bệnh chàm tay là một bệnh da nghề nghiệp phổ biến trên thế
giới: chiếm trên 50% bệnh da nghề nghiệp ở Liên Xô cũ, chiếm tỉ lệ từ
9% - 35% bệnh da nghề nghiệp tại Mỹ, chiếm đa số trong bệnh da nghề
nghiệp ở Đan Mạch năm 2012.
Bệnh chàm tay để lại các hậu quả to lớn về mặt kinh tế: đã có
những người lao động phải nghỉ việc từ 1 - 4 tuần hoặc chuyển nghề
do bệnh. Theo Mathias, chỉ riêng tại Mỹ, chi phí cho các vấn đề liên
quan đến bệnh chàm tay ước lượng từ 222 triệu đến 1 tỉ USD mỗi năm.
Nhân viên y tế (NVYT) thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao
mắc bệnh chàm tay, do công việc của họ phải dùng bàn tay tiếp xúc
với nước nhiều lần trong ngày, ngoài ra họ còn tiếp xúc với nhiều dị
ứng nguyên gây chàm tay như: dung dịch sát khuẩn, cồn I-ốt, bột talc
trong găng tay, điều này cho thấy họ tiếp xúc với nhiều dị ứng nguyên
gây chàm tay hơn các nghề khác.
Ở nước ta, tỉ lệ bệnh chàm tay trong dân số chung và ở đối tượng
nghề nghiệp có nguy cơ cao vẫn chưa được xác định. Để xác định mức
độ của bệnh chàm tay ở đối tượng nghề nghiệp là nhân viên y tế, cùng
với đi tìm những chứng cứ để có thể đưa bệnh chàm tay vào danh mục
bệnh nghề nghiệp cần được bảo hiểm, đề tài “Tỉ lệ và yếu tố liên quan
đến bệnh chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 thành phố Hồ Chí
Minh” được thực hiện với những mục tiêu sau đây:
(1) Xác định tỉ lệ hiện mắc và đặc điểm (thực trạng) bệnh chàm
tay của nhân viên y tế đang làm việc trong các bệnh viện công lập tại
quận 5 thành phố Hồ Chí Minh năm 2013.
(2) Xác định các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay như: cơ địa
dị ứng, nhóm tuổi nghề, mức độ rửa tay, vị trí công tác.
2
(3) Xác định hiệu quả của can thiệp bằng truyền thông giáo dục
sức khỏe trong phòng ngừa bệnh chàm tay của nhân viên y tế.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh chàm tay gây ra tác hại rất nhiều, đã có người lao động
phải nghỉ việc từ 1 - 4 tuần hoặc chuyển nghề. Làm nghề y mà phải
chuyển nghề là một thiệt hại cho xã hội (người bệnh, ngành y) vì nghề
y là một nghề nghiệp được đào tạo lâu dài, kinh nghiệm được đúc kết
trong quá trình làm việc. Ở nước ta, cho đến hiện nay, bệnh chàm tay
vẫn chưa được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp. Do vậy đề tài có
tính cần thiết quan trọng và thực tiễn, giúp các nhà quản lý biết được
mức độ của bệnh chàm tay và có thêm những luận điểm, chứng cứ để
đưa bệnh chàm tay vào danh mục bệnh nghề nghiệp.
3. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã xác định được tỉ lệ hiện mắc thời khoảng 1 năm bệnh
chàm tay của nhân viên y tế tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh năm
2013 là 15,6%. Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của nhân viên
y tế gồm: cơ địa dị ứng, nhóm tuổi nghề (≥5 năm), số lần rửa tay (>5
lần) và vị trí công tác (bác sỹ khối ngoại). Truyền thông giáo dục sức
khỏe giúp nâng cao kiến thức phòng bệnh và tăng cường hành vi phòng
ngừa bệnh (hành vi đeo găng tay và dùng kem dưỡng da tay).
4. Bố cục luận án
Luận án dày 117 trang không kể phụ lục và tài liệu tham khảo;
gồm 4 chương; 37 bảng; 12 hình; 1 biểu đồ; 1 sơ đồ; 121 tài liệu tham
khảo (25 tài liệu tiếng Việt; 96 tài liệu tiếng Anh) và phụ lục. Bố cục
luận án gồm: đặt vấn đề: 2 trang; tổng quan tài liệu: 37 trang; đối tượng
và phương pháp nghiên cứu: 20 trang; kết quả: 21 trang; bàn luận: 35
trang; kết luận: 1 trang; kiến nghị: 1 trang và 3 bài báo có nội dung liên
quan với luận án đã được công bố.
3
1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về bệnh nghề nghiệp và bệnh da nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh phát sinh do điều kiện lao động
có hại của nghề nghiệp tác động đến người lao động. Ở nước ta, Bộ
Lao Động-Thương Binh và Xã Hội đã chia bệnh nghề nghiệp được bảo
hiểm thành 5 nhóm, trong đó bệnh da nghề nghiệp được xếp riêng
thành 1 nhóm (hiện tại có 4 bệnh được bảo hiểm). Bệnh da nghề nghiệp
gặp ở mọi ngành nghề từ công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp đến các
ngành dịch vụ (y tế), thể thao. Bệnh da nghề nghiệp được xếp theo 4
loại căn nguyên sau: cơ học, lý học, hóa học, sinh học. Thường gặp
nhất là do chất hóa học, chiếm tỉ lệ 90%.
1.2. Đại cương về bệnh chàm tay
Bệnh chàm tay là một dạng của bệnh chàm, liên quan đến các
ngón tay và lòng bàn tay. Bệnh thường ảnh hưởng cả hai bàn tay. Phần
lớn có khởi đầu là khô da tay, tay trở nên sần sùi, tróc vảy, viêm đỏ và
sau đó là nứt da tay. Bệnh chàm tay có 5 dạng lâm sàng chính (bảng
1.1)
Bảng 1.1. Các dạng lâm sàng của bệnh chàm tay
Phân loại Đặc điểm lâm sàng Cơ chế Chẩn đoán
Kích ứng Mọi vị trí Hiệu ứng gây
hại trực tiếp
không đặc
hiệu
Bằng cách loại
trừ
Dị ứng
Mặt lưng bị nhiều
hơn mặt lòng bàn tay
Hiện tượng
quá mẫn muộn
Làm Patch test
Thể tạng
Có thể lan đến cổ tay.
Có thể bị từ nhỏ.
Không rõ
Dựa vào bệnh
sử và đặc điểm
lâm sàng
4
Phân loại Đặc điểm lâm sàng Cơ chế Chẩn đoán
Tổ đỉa
Mụn nước, bóng
nước ở lòng bàn tay
và rìa ngón tay
Không rõ
Dựa vào đặc
điểm lâm sàng
Tăng
sừng
Mảng dày sừng ở
lòng bàn tay > mặt
lưng tay
Không rõ
Dựa vào đặc
điểm lâm sàng
Chàm tay có thể trầm trọng hơn hoặc/và có thể khởi phát do một
số yếu tố chính như sau: tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng da như:
xà bông, dầu gội đầu, dầu xả, các hóa chất tẩy rửa và vệ sinh nhà cửa,
chất dung môi, xi-măng, dầu mỡ
1.3. Bệnh chàm tay của nhân viên y tế qua các nghiên cứu
1.3.1. Tỉ lệ hiên mắc bệnh chàm tay của NVYT
Có nhiều nghiên cứu về tỉ lệ mắc bệnh chàm tay liên quan đến
nghề y, đối tượng nghiên cứu bao gồm: nhân viên y tế, điều dưỡng,
bác sỹ hoặc sinh viên điều dưỡng. Các nghiên cứu về đề tài này được
thực hiện với bộ câu hỏi, hoặc vừa sử dụng bộ câu hỏi vừa khám lâm
sàng (khám da tay).
Bảng 1.2. Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của nhân viên y tế qua y văn
Quốc gia
Đối tượng
nghiên cứu
Cỡ mẫu % hồi đáp % bệnh
Hà Lan
NVYT
(2013)
1232 56,9 12
Đan
Mạch
NVYT
(2009)
3181 71 21
Trung
Quốc
ĐD (2004) 214 96,3 18,3
BS (2005) 361 79,2 12,9
Nhật Bản ĐD (2003) 363 84 35
5
Quốc gia
Đối tượng
nghiên cứu
Cỡ mẫu % hồi đáp % bệnh
ĐD (2006) 1162 74 53,3
BS (2004) 895 34,3 25,1
Úc
SVĐD
(2004)
232 85,9 18,5
ĐD (2005) 262 58,8 50,0
Hàn
Quốc
SVĐD
(2006)
270 74,8 10,4
BS: bác sỹ, ĐD: điều dưỡng, NVYT: nhân viên y tế, SVĐD: sinh viên điều dưỡng
1.3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của NVYT
Có nhiều đề tài nói về mối liên quan giữa bệnh chàm tay và các
đặc điểm của NVYT.
Các đề tài mô tả cho thấy bệnh có liên quan đến các yếu tố như:
cơ địa dị ứng, mức độ rửa tay (các kết quả này hằng định qua các
nghiên cứu) và tìm ra một số dị ứng nguyên gây bệnh chàm tay như:
ethanol, iode, chlorhexidine, acrylate, găng tay cao su.
Có 2 đề tài đoàn hệ theo dõi dọc bệnh chàm tay ở sinh viên điều dưỡng
được thực hiện tại Đức (2005) và Hà Lan (2013) xác định thâm niên
công tác có liên quan đến bệnh chàm tay. Điểm mạnh của các nghiên
cứu là chiều thời gian rõ rệt; xác định được số mới mắc bệnh chàm tay
theo bộ câu hỏi là 6,7%; theo khám lâm sàng là 4,8% (2005). Tỉ suất
mới mắc bệnh chàm tay ở sinh viên điều dưỡng năm 2013 (Hà Lan) là
13,7% người-năm học. Ngoài ra có một nghiên cứu bệnh chứng về
chàm tay ở điều dưỡng được thực hiện tại Đài Loan vào năm 2011 Kết
quả cho thấy chàm thể tạng là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh chàm
tay (OR hiệu chỉnh =3,763; KTC95%: 2,399 - 5,901 và p<0,001). Bên
cạnh đó thâm niên công tác cũng liên quan đến chàm tay (OR=1,524;
KTC95%: 1,067 - 2,177 và p=0,021). Giữa những người không bị
6
chàm thể tạng thì số lần rửa tay (trên 6 lần) là yếu tố liên quan đến
bệnh chàm tay (OR=3,02; KTC95%: 1,26 -7,23 và p =0,0131).
Hình 1.1. Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay của NVYT
1.3.3. Các nghiên cứu can thiệp nhằm thay đổi hành vi trong
phòng ngừa bệnh chàm tay của nhân viên y tế
Năm 1999, tại Đức, tác giả Loffler và cộng sự tiến hành nghiên
cứu can thiệp kéo dài 3 năm (1999 - 2002) tại 14 trường điều dưỡng
nhằm dự phòng nguyên phát bệnh da nghề nghiệp cho nhân viên y tế.
Nhóm can thiệp là nhóm được nhận một chương trình giảng dạy mọi
vấn đề liên quan đến phòng ngừa nguyên phát và nhóm chứng là nhóm
không có chương trình này. Đơn vị để chọn phân bố ngẫu nhiên vào
nhóm can thiệp là trường. Chương trình giảng dạy bao gồm các kiến
thức về: cấu trúc da, cách dự phòng bệnh chàm tay (dùng kem dưỡng
da, cách rửa tay, cách tẩy trùng bàn tay). Kem dưỡng da được cung cấp
cho mọi sinh viên (nhóm can thiệp và nhóm chứng), ghi nhận lượng
kem sử dụng và đánh giá việc sử dụng kem dưỡng da bằng kỹ thuật
huỳnh quang. Kết quả: ở nhóm can thiệp, tình trạng da tay tốt hơn so
với nhóm chứng. Trong khi ở nhóm chứng, sau 3 năm, da tay bị bệnh
7
nhiều (OR=4,8; KTC95% 2,9 - 7,8). Điểm mạnh của nghiên cứu đó là
thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng. Điểm hạn chế của đề
tài là thời gian can thiệp lâu (3 năm) đưa đến tỉ lệ mất mẫu cao (37,6%).
Năm 2001, tại Copenhagen, Held và cộng sự làm nghiên cứu
can thiệp để điều tra liệu một chương trình giáo dục sức khỏe có hiệu
quả trong việc phòng ngừa các bệnh da ở bàn tay. Nghiên cứu được
tiến hành ở 107 sinh viên điều dưỡng, nhóm can thiệp có 61 người,
nhóm chứng có 46 người, theo dõi trong 10 tuần thực tập tại bệnh viện.
Tất cả những người tham gia đều nhận được bộ câu hỏi, khám da tay,
đo chỉ số TEWL và làm patch test. Kết quả cho thấy: chỉ số TEWL
tăng ở nhóm chứng (p<0,005); làm patch test phát hiện dị ứng nguyên
gồm: nickel, hỗn hợp tạo mùi thơm, colophonium, hỗn hợp mercapto.
Điểm mạnh của nghiên cứu đó là thử nghiệm can thiệp có nhóm chứng,
có phân tích thông tin của nhóm bỏ cuộc. Điểm hạn chế của đề tài này
là không kiểm soát được sự lây nhiễu thông tin giữa 2 nhóm, không có
làm mù, không nêu được RR và NNT.
Vào năm 2005, tại miền Bắc nước Đức, Tác giả Dulon và cộng
sự, tiến hành nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có nhóm chứng ở đối
tượng là điều dưỡng khoa Lão để dự phòng bệnh da nghề nghiệp. Mục
đích của nghiên cứu này là để điều tra liệu một chương trình chăm sóc
da cho điều dưỡng khoa Lão bằng lời khuyên và huấn luyện cho điều
dưỡng cách làm giảm bệnh chàm tay, làm thay đổi hành vi có liên quan
đến công việc để bảo vệ da và tăng việc cung cấp các sản phẩm chăm
sóc da. Đo lường hiệu quả của can thiệp (hành vi bảo vệ da tay) tại thời
điểm ban đầu và 3 tháng sau can thiệp. Kết quả: tại thời điểm ban đầu,
không có sự khác biệt về hành vi giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng.
Sau 3 tháng theo dõi, bệnh chàm tay ở nhóm can thiệp giảm từ 26%
xuống còn 17% (p=0,02); tình trạng chàm tay ở nhóm chứng không
8
thay đổi; hành vi dùng kem dưỡng da (p=0,002) và lót bông gòn dưới
găng tay (p=0,001) ở nhóm can thiệp tăng so với nhóm chứng.
Năm 2009, tại Đan Mạch, tác giả Ibler và cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có làm mù để so sánh hiệu
quả giữa giáo dục sức khỏe (giáo dục chăm sóc da và tư vấn cá nhân)
so với điều trị thông thường bệnh chàm tay của nhân viên y tế. Mục
đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả phòng ngừa thứ phát (giáo
dục sức khỏe) so với điều trị thông thường trong bệnh chàm tay của
nhân viên y tế. Biện pháp can thiệp là giáo dục sức khỏe về chăm sóc
da và tư vấn cá nhân dựa trên kết quả tìm dị ứng nguyên của patch test
và prick test. Kết quả (sau 5 tháng): chỉ số HECSI giảm ở nhóm can
thiệp so với nhóm chứng (p<0,001); chỉ số chất lượng cuộc sống ở
nhóm can thiệp cải thiện hơn so với nhóm chứng (p<0,003); hành vi
bảo vệ da (cách rửa tay, đeo găng tay) ở nhóm can thiệp tốt hơn so với
nhóm chứng.
1.3.4. Các công trình nghiên cứu về chàm tay ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu bệnh chàm tay vẫn còn
ít. Có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh da (từ bệnh da nhiễm trùng đến
bệnh da miễn dịch dị ứng, tân sinh) ở các ngành nghề nhưng riêng về
bệnh chàm tay thì số lượng rất ít. Cụ thể là có đề tài nghiên cứu về chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân bị chàm tay, chàm tay ở công nhân xây
dựng; riêng đối tượng là nhân viên y tế thì chưa có.
2. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu là các nhân viên y tế bao gồm bác sỹ và điều
dưỡng/nữ hộ sinh đang làm việc trong các bệnh viện công lập tại quận
5 thành phố Hồ Chí Minh. Dân số chọn mẫu gồm nhân viên y tế đang
làm việc trong các bệnh viện công lập tại quận 5 thành phố Hồ Chí
9
Minh năm 2013 (44 khoa phòng). Đối tượng nghiên cứu gồm nhân
viên y tế được chọn ngẫu nhiên từ danh sách, thỏa theo tiêu chí đưa
vào và loại ra.
Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu bao gồm các đối tượng sau đây:
- Các nhân viên y tế đang làm việc không phân biệt biên chế hay hợp
đồng.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời bảng thu thập thông tin.
- Có thời gian làm việc trong ngành y tối thiểu 6 tháng.
Tiêu chuẩn loại ra bao gồm các đối tượng sau đây:
- Không trực tiếp tham gia hoạt động khám chữa bệnh.
- Không có mặt trong ngày khám da tay
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Giai đoạn 1: mô tả cắt ngang có phân tích. Giai
đoạn 2: can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khỏe dựa vào mô
hình niềm tin sức khỏe.
10
Cỡ mẫu nghiên cứu giai đoạn 1: cỡ mẫu được tính theo công thức
sau:
n =
Z1−α/2
2 P(1 − P)
d2
Trong đó: với độ tin cậy 95%
α = 0,05 (xác suất sai lầm loại 1)
d = 0,04 (sai số cho phép)
Z 1 – α /2 = 1,96 (với α = 0,05)
Có 2 đề tài nghiên cứu bệnh chàm tay ở nhân viên y tế, tỉ lệ hiện
mắc thời khoảng 1 năm bệnh chàm tay là 21% và 12%. P được chọn
là 21%, thay vào công thức ta có: n ≈ 399
Dự trù mất mẫu là 10%, do đó cỡ mẫu sẽ là: 399/0,9 ≈ 444
Cỡ mẫu nghiên cứu giai đoạn 2: cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp
được tính theo công thức kiểm định hai số trung bình:
n =
(Z
1−
α
2
+ Z1−β)
2
(𝜎1
2 + 𝜎2
2/r)
(𝜇1 − 𝜇2)2
Giả định có 80% cơ hội, ở mức ý nghĩa 5% để so sánh 2 trung bình
của mẫu cặp (trước và sau can thiệp): α=0,05 và Z975=1,96; 1-β=0,8 và
Z0,8=0,84
Cỡ mẫu cho kiến thức: n1=n2=57
Cỡ mẫu cho hành vi: n1=n2=48
Cỡ mẫu cho thiết kế can thiệp: n1=n2=57
Kỹ thuật chọn mẫu: ngẫu nhiên hệ thống.
Công cụ thu thập số liệu: bộ câu hỏi cấu trúc tự điền, bảng điểm
HECSI
Phân tích số liệu: Phương pháp phân tích thống kê sẽ theo sát với các
mục tiêu đề ra như sau:
11
- Giai đoạn 1 (thiết kế cắt ngang): báo cáo tần số và % các biến số:
giới, cơ địa dị ứng, nhóm tuổi nghề, mức độ rửa tay, bệnh chàm tay;
báo cáo PR và KTC95% của PR; báo cáo OR và KTC95% của OR;
hồi qui logistic đa biến để khử các yếu tố gây nhiễu và tương tác.
- Giai đoạn 2 (thiết kế can thiệp): báo cáo tần số và % các biến số:
giới, nhóm tuổi nghề, cơ địa dị ứng, mức độ rửa tay; mô tả số trung
bình và độ lệch chuẩn của kiến thức, hành vi trước và sau can thiệp;
xác định hiệu quả của can thiệp đến kiến thức và hành vi phòng ngừa
bệnh.
Kiểm soát sai lệch: để kiểm soát sai lệch chọn lựa, dân số chọn mẫu
phải theo đúng như các tiêu chí được đề ra ở phần đối tượng nghiên
cứu; theo đúng các tiêu chí đưa vào và loại ra.
Để hạn chế sai lệch do hồi tưởng, các yếu tố tiền căn bệnh và
các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay được giới hạn trong khoảng
thời gian 12 tháng gần nhất.
Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu này tuân thủ đạo đức nghiên cứu y
khoa. Các đối tượng nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích
và ý nghĩa của nghiên cứu, và chỉ có đối tượng đồng thuận tham gia
vào nghiên cứu mới được nhận bộ câu hỏi và khám bệnh da. Tất cả đối
tượng tham gia nghiên cứu đều được khám bệnh da và trong trường
hợp phát hiện mắc bệnh (chàm tay hoặc bệnh da) sẽ được điều trị,
khuyến cáo và tư vấn đúng chuyên khoa. Biện pháp can thiệp không
xâm lấn: truyền thông sức khỏe nhằm gia tăng hành vi phòng ngừa
bệnh. Đề tài đã được hội đồng đạo đức của đại học Y Dược thành phố
Hồ Chí Minh chấp thuận cho nghiên cứu theo công văn số 60/ĐHYD-
HĐ ngày 12 tháng 02 năm 2015.
12
3. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ
Giai đoạn 1 của nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ
tháng 02/2013 đến tháng 7/2013 các bệnh viện quận 5. Có 415 nhân
viên y tế đã trả lời bộ câu hỏi và có mặt đầy đủ trong ngày khám da
tay. Trong đó, 100% thỏa tiêu chí nghiên cứu với đầy đủ thông tin được
đưa vào phân tích. Tỉ lệ nhân viên y tế tham gia vào nghiên cứu là 93%
(415/483). Giai đoạn 2 được tiến hành từ 11/2016-04/2017. Có 107 đối
tượng tham gia với đầy đủ thông tin được đưa vào phân tích. Tỉ lệ tham
gia 94% (107/114). Kết quả được thể hiện như sau:
3.1. Tỉ lệ hiện mắc bệnh chàm tay của nhân viên y tế
Bảng 3.1. Tỉ lệ bệnh chàm tay và đặc điểm chung của nhân viên y tế
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Giới
Nữ 240 57,8
Nam 175 42,2
Vị trí công tác
Điều dưỡng 230 55,4
BS khối nội 102 24,6
BS khối ngoại 83 20,0
Cơ địa dị ứng
Không 324 79,1
Có 91 21,9
Nhóm tuổi nghề
Dưới 5 năm 120 28,9
≥ 5 năm 295 71,1
Mức độ rửa tay
0-5 lần 88 21,2
6-10 lần 136 32,8
>10 lần 191 46,0
Dùng dung dịch sát khuẩn nhanh
Không 333 80,2
Có 82 19,8
13
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Tỉ lệ hiện mắc thời khoảng 1
năm bệnh chàm tay
65 15,6
Bảng 3.1 cho thấy: nữ nhiều hơn nam; điều dưỡng nhiều hơn
bác sỹ; nhóm tuổi nghề trên 5 năm chiếm đa số; tỉ lệ bệnh chàm tay
qua khám da tay là 6,5%; tỉ lệ hiện mắc thời khoảng 1 năm bệnh chàm
tay của NVYT là 15,6%.
3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay
Bảng 3.2. Các yếu tố liên quan đến bệnh chàm tay qua bộ câu hỏi
Bệnh
chàm tay
n (%)
Không
bệnh
n (%)
PR (KTC95%) p
Giới tính
Nữ 41 (17,1) 199 (82,9) 1,2 (0,8 - 1,9) 0,3
Nam 24 (13,7) 151 (86,3) 1
Cơ địa dị ứng
Có 21 (23,1) 70 (76,9) 1,7 (1,1 - 2,7) 0,03
Không 44 (13,6) 280 (86,4) 1
Nhóm tuổi nghề
≥ 5 năm 54 (18,3) 241 (81,7) 2,0 (1,1 - 3,7) 0,02
Dưới 5 năm 11 (9,2) 109 (90,8) 1
Mức độ rửa tay
>10 lần 39 (20,4) 152 (79,6) 3,6 (1,5 - 8,8) 0,002
6-10 lần 21 (15,4) 115 (84,6) 2,7 (1,1 - 6,9) 0,03
0-5 lần 5 (5,7) 83 (94,3) 1
Vị trí công tác
BS ngoại 19 (22,9) 64 (77,1) 2,6 (1,2 - 5,4) 0,008
Điều dưỡng 37 (16,1) 193 (83,9) 1,8 (0,9 - 3,6) 0,08
BS nội 9 (8,8) 93 (91,2) 1
Bảng 3.2 cho thấy chàm tay có liên quan có ý nghĩa thống kê
với cơ địa dị ứng, nhóm tuổi nghề, mức độ rửa tay và vị trí công tác.
3.3 Hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khỏe
14
Bảng 3.3. Đặc điểm mẫu ở thời điểm T0 và T1
Đặc điểm NCT (n=57) NC (n=50) p
Thời điểm T0
Giới
Nam 15 (26,3) 20 (40)
0,13*
Nữ 42 (73,7) 30 (60)
Nghề nghiệp
Điều dưỡng 37 (64,9) 32 (64)
0,9*
Bác sỹ 20 (35,1) 18 (36)
Mức độ rửa tay
0 - 5 lần/ngày 4 (7,0) 5 (10)
0,5*
6 - 10 lần/ngày 13 (22,8) 12 (24)
11 - 20lần/ngày 29 (50,9) 14 (28)
> 20 lần/ngày 11 (19,3) 19 (38)
Nhóm tuổi nghề
0 - 5 năm 13 (22,8) 10 (20)
0,7*
>5 năm 44 (77,2) 40 (80)
Chàm tay
Không 55 (96,5) 47 (94)
0,5*
Có 2 (3,5) 3 (6)
HECSI 17 ±1,4 13,6 ± 5,5 0,7**
Kiến thức phòng bệnh 5,4 ± 2,2 5,7 ± 1,2 0,4**
Dùng kem dưỡng da 0,7 ± 0,7 0,4 ± 0,4 0,003**
Đeo găng tay 1,0 ± 0,7 0,9 ± 0,8 0,4**
Thời điểm T1
Mất mẫu 2 (3,5) 2 (4) 0,8*
Bệnh chàm tay 0 4 (8) 0,03*