Tóm tắt Luận án Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo

Theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động–Thương binh và xã hội (LB-TB&XH), đầu giai đoạn 2011-2015 Việt Nam có trên 3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,20% so tổng số hộ dân và trên 1,6 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,49% so tổng số hộ dân. Tại một số vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Bắc, Tây Nguyên và khu vực miền núi ở một số tỉnh miền Trung có những huyện, xã tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50% hộ nghèo, thậm chí có một số địa phương trên 70%. Số lượng hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 50% tổng số hộ nghèo của cả nước. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của hệ thống tài chính vi mô (TCVM) và tín dụng vi mô (TDVM) đối với chương trình giảm nghèo của quốc gia tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đánh giá cụ thể về tác động của TDVM đối với người nghèo ở các khía cạnh là gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn) và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng do đó việc lựa chọn để thực hiện đề tài luận án nhằm mục đích đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam đối với người nghèo ở các khía cạnh nêu trên. Ngân hàng CSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách (ĐTCS) khác thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ. Trải qua các giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo, theo đánh giá của các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp và bản thân người nghèo thì tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động tích cực đối với người nghèo và được xem là một trong những giải pháp chủ lực, góp phần mang lại thành công cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới vì vậy chúng ta phải tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo để góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam đến năm 2020

pdf41 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ MẠNH CHÍNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Hoàng Đức 2. PGS. TS Trương Thị Hồng Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018 2 Chương 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 1.1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài Theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động–Thương binh và xã hội (LB-TB&XH), đầu giai đoạn 2011-2015 Việt Nam có trên 3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,20% so tổng số hộ dân và trên 1,6 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,49% so tổng số hộ dân. Tại một số vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Bắc, Tây Nguyên và khu vực miền núi ở một số tỉnh miền Trung có những huyện, xã tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50% hộ nghèo, thậm chí có một số địa phương trên 70%. Số lượng hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 50% tổng số hộ nghèo của cả nước. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của hệ thống tài chính vi mô (TCVM) và tín dụng vi mô (TDVM) đối với chương trình giảm nghèo của quốc gia tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đánh giá cụ thể về tác động của TDVM đối với người nghèo ở các khía cạnh là gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn) và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng do đó việc lựa chọn để thực hiện đề tài luận án nhằm mục đích đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam đối với người nghèo ở các khía cạnh nêu trên. Ngân hàng CSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách (ĐTCS) khác thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ. Trải qua các giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo, theo đánh giá của các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp và bản thân người nghèo thì tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động tích cực đối với người nghèo và được xem là một trong những giải pháp chủ lực, góp phần mang lại thành công cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới vì vậy chúng ta phải tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo để góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Với mục đích đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo nhằm không ngừng gia tăng thu nhập, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho người nghèo, góp phần nâng cao cuộc sống của người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo và mang lại thành công cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia: giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, 3 thực hiện đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát: Việc thực hiện đề tài luận án nhằm đạt được mục tiêu tổng quát sau đây: Nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo ở Việt Nam trong việc gia tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể: Việc thực hiện đề tài luận án nhằm đạt được 4 mục tiêu cụ thể sau đây: (1) Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo thông qua việc gia tăng thu nhập. (2) Đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo thông qua hiệu quả sử dụng vốn vay thể hiện qua việc trả nợ vay đúng hạn. (3) Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo. (4) Đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án được trả lời bằng các câu hỏi sau đây: (1) Tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam có tác động đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo hay không? (2) Tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn (việc trả nợ vay đúng hạn) của người nghèo hay không? (3) Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng CSXH cho người nghèo? (4) Giải pháp cơ bản nào góp phần tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo để gia tăng thu nhập, trả nợ vay đúng hạn và gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng CSXH? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo trong mối quan hệ về gia tăng thu nhập, tăng cường khả năng trả nợ vay đúng hạn và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cho người nghèo. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1. Về không gian: Nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đối với người nghèo ở Việt Nam. 1.3.2.2. Về thời gian: Số liệu được sử dụng trong giai đoạn 2011 – 2016. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 4 Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và phân tích định lượng để phân tích, đánh giá tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo qua 3 mô hình nghiên cứu là mô hình đánh giá tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đến việc gia tăng thu nhập của người nghèo, mô hình ước lượng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đến việc trả nợ vay đúng hạn của người vay và mô hình đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng CSXH của người nghèo. 1.4.1. Phương pháp định tính Thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định tính để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo dựa trên 3 mô hình nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo) được dựa trên các nghiên cứu của Duvendack và cộng sự (2011), Stewart và cộng sự (2010) và Stewart và cộng sự (2012). Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp đối với 4 chuyên gia trong lĩnh vực giảm nghèo và 6 nhóm khách hàng vay vốn ngân hàng CSXH. 1.4.2. Phương pháp định lượng Thực hiện nghiên cứu bằng phân tích định lượng để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. Luận án xây dựng 3 mô hình nghiên cứu để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH đến gia tăng thu nhập, đến hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ vay đúng hạn) và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng CSXH của người nghèo. Số liệu nghiên cứu được điều tra, khảo sát với mẫu đại biểu là 1.994 hộ gia đình nghèo vay vốn ngân hàng CSXH. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Thông qua việc vận dụng kết quả triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ và việc xây dựng, kiểm định 3 mô hình nghiên cứu, luận án cho thấy tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo trong việc gia tăng thu nhập và sử dụng vốn vay hiệu quả (trả nợ vay đúng hạn). Đồng thời chỉ ra khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH của người nghèo. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Đóng góp thêm một số giải pháp khả thi cho việc tăng cường tín dụng ngân hàng CSXH nhằm gia tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay (trả nợ vay đúng hạn) và mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng CSXH cho người nghèo. 1.6. Những điểm mới của luận án: Luận án có những điểm mới so với các nghiên cứu trước đây là: (1) Luận án nghiên cứu tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo ở Việt Nam mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. 5 (2) Luận án xây dựng đồng thời 3 mô hình nghiên cứu (đánh giá việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ vay đúng hạn và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo) để đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. 1.7. Kết cấu của luận án: Luận án gồm 6 chương. Chương 1: Giới thiệu luận án tiến sĩ kinh tế Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu và lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo Chương 3: Cơ sở lý thuyết về tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo và mô hình nghiên cứu. chương 4: Thực trạng tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. Chương 5: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. Chương 6: Giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo. Kết luận chương 1 Chương 1 đã cho chúng ta thấy những nội dung của luận án tiến sĩ kinh tế như: sự cần thiết và lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, những điểm mới và kết cấu luận án. Từ những nội dung trong chương 1, chúng ta đã thấy rõ mục tiêu nghiên cứu của luận án về tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo ở Việt Nam, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu của việc nghiên cứu tác động tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo và những điểm mới mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện. 6 Chương 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO Chương 1 đã giới thiệu cho chúng ta các nội dung chính của luận án tiến sĩ kinh tế. Để có cơ sở cho việc đánh giá tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo, chương 2 sẽ giới thiệu tổng quan tình hình nghiên cứu và lược khảo những công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến tác động của tín dụng đối với người nghèo trên thế giới và Việt Nam. 2.1. Theo các chương trình giảm nghèo Thứ nhất, Imai và cộng sự (2002) thực hiện nghiên cứu về TCVM và nghèo đói: Một quan điểm vĩ mô. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu của 48 quốc gia đang phát triển vào thời điểm 2007 và được hồi quy theo mô hình OLS và 2SLS. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp cận các dịch vụ TCVM (vay vốn tín dụng) và việc gia tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và (2) Không thực hiện nghiên cứu về khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng của người nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất. Thứ hai, Matin và Hulme (2003) thực hiện nghiên cứu về chương trình cho người nghèo nhất: Bài học từ chương trình phát triển cho nhóm dễ bị tổn thương (IGVGD) ở Bangladesh với kết quả là Việc kết hợp giữa viện trợ lương thực và đào tạo kỹ năng, cung cấp dịch vụ TCVM đã giúp gia tăng thu nhập cho những người nghèo dễ bị tổn thương và giúp giảm nghèo hiệu quả. Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa làm rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng các dịch vụ TCVM và việc gia tăng thu nhập cho người nghèo và (2) Chưa đánh giá việc trả nợ của người nghèo sau sử dụng vốn từ các tổ chức TCVM và gia tăng thu nhập. Thứ ba, Uganda Ministry of Finance, Planning and Economic Development (2004) thực hiện nghiên cứu về kế hoạch hành động giảm nghèo ở Uganda với kết quả là Chính phủ Uganda đã đẩy mạnh thực hiện giảm nghèo bằng việc thực hiện kế hoạch hành động chống đói nghèo và kế hoạch này đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói từ 56% vào năm 1992 xuống còn 38% vào năm 2003. Kế hoạch này đã giải quyết các thách thức trọng điểm của nghèo đói ở Uganda bằng việc tăng năng suất lao động nông nghiệp và thu nhập hộ gia đình. Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Nghiên cứu chưa giới thiệu các dịch vụ từ các tổ chức TCVM của chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ để người nghèo có thể tiếp cận và gia tăng thu nhập góp phần giảm nghèo cho quốc gia 7 và (2) Nghiên cứu không đề cập đến việc tiết kiệm của người nghèo. Trong cuộc sống, người nghèo cũng cần phải tiết kiệm để mở rộng quy mô đầu tư từ đó gia tăng thu nhập. Thứ tư, Khandker SR (2005) thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa TCVM và giảm nghèo bằng việc sử dụng dữ liệu bảng được điều tra đối với 1.798 hộ gia đình tại 87 ngôi làng của Bangladesh trong giai đoạn 1991/92 và 2.599 hộ gia đình trong giai đoạn 1998/99 (bao gồm cả các hộ trong giai đoạn 1991/92) với kết quả là: TCVM được thành lập và phát triển mạnh mẽ ở Bangladesh vào năm 1980 và hiện nay là quốc gia có hệ thống TCVM phát triển rộng nhất thế giới. Các tổ chức TCVM phi chính phủ và ngân hàng Grameen chiếm 86% thị phần của thị trường TCVM và hệ thống ngân hàng thương mại chỉ chiếm 14%. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc tiếp cận các dịch vụ TCVM và việc gia tăng thu nhập của người nghèo. (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM của người nghèo và (3) Chưa đánh giá vai trò của vay vốn tín dụng để gia tăng thu nhập bên cạnh các yếu tố khác. Thứ năm, Ledgerwood và White (2006) thực hiện nghiên cứu về việc chuyển đổi các tổ chức TCVM: Cung cấp cho người nghèo đầy đủ các dịch vụ tài chính với kết quả là: Việc chuyển đổi các tổ chức TCVM (sáp nhập các tổ chức phi lợi nhuận vào tổ chức TCVM) nhằm đa dạng hoá các sản phẩm TCVM, các loại hình cung cấp dịch vụ TCVM, cải thiện hệ thống phân phối, và quan trọng nhất là cung cấp dịch vụ tiền gửi tiết kiệm cho người nghèo giúp người nghèo có thể gửi tiết kiệm và thanh toán các dịch vụ ngoài các khoản vay tín dụng. Hoạt động này đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia như: Bolivia, Keynea, Uganda, Mông Cổ và một số quốc gia khác, Bên cạnh những kết quả nêu trên, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Nghiên cứu chưa chỉ ra mối quan hệ giữa cung cấp dịch vụ tài chính của các tổ chức TCVM chuyển đổi với việc gia tăng thu nhập của người nghèo, góp phần thực hiện giảm nghèo và (2) Nghiên cứu chưa chỉ ra mối quan hệ giữa việc vay vốn, gửi tiết kiệm và gia tăng thu nhập của người nghèo. Thứ sáu, Nguyen VC (2008) thực hiện nghiên cứu về chương trình TDVM của chính phủ cho người nghèo có thực sự chống đói nghèo: Bằng chứng của Việt Nam bằng việc thực hiện nghiên cứu định lượng (các công cụ hồi quy) với dữ liệu được lấy từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam (VHLSS) vào năm 2002 và 2004 (năm 2002: 30.000 hộ gia đình tại 61 tỉnh, năm 2004: 9.000 hộ gia đình). Kết quả nghiên cứu cho thấy: TDVM là công cụ quan trọng để thúc đẩy sản xuất, gia tăng thu nhập (chủ yếu trong nông nghiệp và phi nông nghiệp) và tiêu dùng, cải thiện phúc lợi cho hộ nghèo, giảm mức độ nghèo đói, giảm khoảng cách chênh lệch nghèo đói, bất bình đẳng. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy tác động của TDVM đối với việc gia tăng thu nhập của người nghèo. (2) Chưa đề xuất các giải pháp gia tăng khả năng tiếp cận TDVM của người nghèo vì tỷ lệ người nghèo ở nông 8 thôn tiếp cận TDVM rất thấp (Năm 2004, tỷ lệ này chỉ có 12%) và (3) Chưa đánh giá việc trả nợ của người nghèo đề từ đó đánh giá hoạt động của ngân hàng CSXH. Thứ bảy, Stewart và cộng sự (2010) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về tác động của TCVM đối với người nghèo với dữ liệu được lấy từ 24 tổ chức ở châu Phi (vùng cận Sahara). Kết quả là: TCVM nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người nghèo, người có thu nhập thấp mà ít có cơ hội tham gia các dịch vụ tài chính chính thức. Hiện nay, ngoài việc cung cấp các khoản vay nhỏ, TCVM còn thực hiện huy động tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán, chuyển tiền, Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa TDVM, tiết kiệm vi mô và việc gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn vốn TDVM của người nghèo. Thứ tám, Ikenna và Ofoegbu (2013) thực hiện nghiên cứu về nghèo đói ở khu vực nông thôn Nigeria và vai trò của TCVM với kết quả là: Nigeria là quốc gia có tỷ lệ người nghèo rất cao, khoảng 69,4% dân số (112 người nghèo/163 triệu dân). Theo dự báo của cục thống kê quốc gia, tỷ lệ này sẽ tăng rất cao nếu các chương trình can thiệp chống đói nghèo và giải quyết việc làm của chính phủ không tiếp cận đến các đối tượng này. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM và việc gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đề cập đến việc tiết kiệm của người nghèo bên cạnh việc vay vốn TDVM để gia tăng thu nhập. Thứ chin, Duong HA và Nghiem HS (2014) thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng về tác động của TCVM trên giảm nghèo ở Việt Nam với dữ liệu từ khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) giai đoạn 1992-2010, cỡ mẫu 15.000 hộ gia đình tại 300 xã. Kết quả là: TCVM là công cụ hiệu quả để thực hiện giảm nghèo ở Việt Nam và TDVM tác động tích cực đến thu nhập của người nghèo: Các hộ vay vốn khoản vay lớn thì có thu nhập và mức tiêu dùng cao hơn những người vay các khoản vay nhỏ. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM và việc gia tăng thu nhập của người nghèo và (2) Chưa đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM của người nghèo. Thứ mười, Okezie và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu về tác động hệ thống TCVM đối với việc giảm nghèo đói ở Nigeria: Kinh nghiệm của bang Imo. Nghiên cứu được thực hiện tại 3 vùng của bang Imo với 382 bảng câu hỏi. Kết quả là: Từ những năm 1970, đặc biệt là sau 1990, TCVM được coi là một chính sách phát triển quan trọng, là công cụ để thực hiện giảm nghèo và là công cụ để đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (MDGs). Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa vay vốn TDVM, gửi tiền tiết kiệm và việc gia tăng thu nhập 9 của người nghèo và (2) Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo có thể gia tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM. 2.2. Theo các vấn đề xã hội Thứ nhất, Pitt và Khandker (1998) thực hiện nghiên cứu về tác động từ các chương trình tín dụng theo nhóm cho những hộ gia đình người nghèo ở Bangladesh và xác định giới tính là vấn đề quan trọng trong giảm nghèo dựa trên hoạt động của ngân hàng Grameen và 2 tổ chức cung cấp TDVM là Uỷ ban tiến bộ nông thôn và Ban phát triển nông thôn Bangladesh. Nghiên cứu thực hiện tại 87 làng bao gồm: 15 làng không có các chương trình tín dụng, 40 làng có cả nam và nữ tham gia, 22 làng chỉ có nữ và 10 làng chỉ có nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ngân hàng Grameen, Uỷ ban tiến bộ nông thôn và Ban phát triển nông thôn là những tổ chức chuyên cung cấp các chương trình tín dụng quy mô nhỏ phục vụ cho sản xuất và các dịch vụ của người nghèo. Trong đó, Grameen được coi là ngân hàng thành công nhất về cho vay thông qua nhóm mà hoạt động của ngân hàng này đã được phổ biến ở hơn 40 quốc gia trên thế giới. Đến cuối năm 1994, ngân hàng Grameen đã phục vụ hơn 2 triệu người vay (94% là phụ nữ) và tỷ lệ thu hồi vốn trên 94%. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số lĩnh vực mà nghiên cứu chưa đề cập đến đó là: (1) Chưa cho thấy mối quan hệ giữa gửi tiền tiết kiệm và việc gia tăng thu nhập của người nghèo. (2) Chưa giới thiệu cách thức để người nghèo có thể khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM và (3) Chưa đề cập đến trình độ học vấn của người vay vốn. Thứ hai, Nguyen HC (2007) thực hiện nghiên cứu về những yếu tố quyết định đế
Luận văn liên quan