Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian ngầm dịch vụ công cộng gắn với bộ hành khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội

Cùng hoàn cảnh các TP lớn ở VN, tốc độ ĐT hóa nhanh, mạnh nhưng vẫn hướng tâm của một TP lịch sử như HN luôn tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn. Đặc biệt rõ nét trong khu vực NĐLS, nơi hạ tầng DV và GT quá tải, xuống cấp trầm trọng - môi trường sống cần được cải thiện thì quỹ đất đã cạn kiệt. Khai thác KGN là xu hướng không thể đảo ngược của phát triển ĐT hiện đại, là phương cách duy nhất để phát triển ĐT bền vững đã được khẳng định bằng thực tế trên thế giới và các nhà chuyên môn tổng kết.

pdf28 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tổ chức không gian ngầm dịch vụ công cộng gắn với bộ hành khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------- NGUYỄN TUẤN HẢI TỔ CHỨC KHÔNG GIAN NGẦM DỊCH VỤ CÔNG CỘNG GẮN VỚI BỘ HÀNH KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HÀ NỘI -------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC MÃ SỐ: 62.58.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KIẾN TRÚC HÀ NỘI-2015 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: 1: PGS.TS. Lê Quân 2: TS. Bùi Đức Dũng Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quốc Thông Phản biện 2: PGS.TSKH. Nguyễn Văn Đỉnh Phản biện 3: TS. Nguyễn Xuân Hinh Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội --------------------- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt trong Luận án HN Hà Nội TPHN Thành phố Hà Nội NĐLS Nội đô lịch sử NĐLS TPHN Nội đô lịch sử Thành phố Hà Nội DV Dịch vụ DVCC Dịch vụ công cộng GT Giao thông KG Không gian KGN Không gian ngầm KGNDVCC Không gian ngầm Dịch vụ công cộng ĐT Đô thị VN Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Cùng hoàn cảnh các TP lớn ở VN, tốc độ ĐT hóa nhanh, mạnh nhưng vẫn hướng tâm của một TP lịch sử như HN luôn tồn tại mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn. Đặc biệt rõ nét trong khu vực NĐLS, nơi hạ tầng DV và GT quá tải, xuống cấp trầm trọng - môi trường sống cần được cải thiện thì quỹ đất đã cạn kiệt. Khai thác KGN là xu hướng không thể đảo ngược của phát triển ĐT hiện đại, là phương cách duy nhất để phát triển ĐT bền vững đã được khẳng định bằng thực tế trên thế giới và các nhà chuyên môn tổng kết. TPHN đã bước đầu sử dụng KGN cho sự phát triển củaTP nhưng chưa thật sự hiệu quả vì chỉ khai thác đơn năng. Cần nghiên cứu để áp dụng 1 loại hình KGN kết hợp DV với GT và thích ứng với hoàn cảnh TPHN, nhằm đáp ứng nhu cầu thời đại song song với bảo tồn và duy trì tính đặc trưng của KG ĐT khu vực NĐLS TPHN – di sản văn hóa VN. Vì vậy Luận án chọn đề tài “Tổ chức không gian ngầm dịch vụ công cộng gắn với bộ hành khu vực Nội đô lịch sử thành phố Hà Nội” bởi tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu : - Xác định khả năng tổ chức khai thác KGN và tìm kiếm mô hình KGNDVCC thích hợp với khu vực NĐLS TPHN. - Định hướng phát triển hệ thống KGNDVCC trong khu vực NĐLS TPHN - Đề xuất những giải pháp có tính tổng hợp cho việc tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành thích ứng với đặc thù NĐLS TPHN 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 Đối tượng nghiên cứu: KGNDVCC gắn với bộ hành thích ứng với hiện trạng không gian và khả năng đáp ứng nhu cầu DV các vị trí trong khu vực NĐLS TPHN. Phạm vi nghiên cứu: Khu vực NĐLS TPHN được xác định theo Quy hoạch HN đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như khảo sát thực địa, điều tra xã hội học, hồi cứu, phân tích-tổng hợp, bản đồ... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Ý nghĩa về mặt lý luận: góp phần cụ thể hóa, bổ sung các lý luận khoa học về khai thác KGNDVCC cho phát triển, chỉnh trang ĐT. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng trong công tác nghiên cứu và giảng dạy. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: góp phần định hướng và xây dựng chiến lược tứng bước hình thành hệ thống DVCC Ngầm kết hợp Nổi gắn với bộ hành trong khu vực NĐLS TPHN, góp phần hoàn thiện cơ cấu ĐT hướng đến phát triển bền vững. 6. Những đóng góp mới của luận án - Xác lập mô hinh KGNDVCC như là một cấu trúc xen cấy và đa năng được thiết lập nhằm phục vụ cho việc cải tạo, nâng cấp vùng ĐT cũ, khác với mục đích thiết lập KGNDVCC ở nhiều ĐT trên thế giới hoặc sử dụng KGN đơn năng hiện nay ở nước ta. - Định hướng phát triển hệ thống KGNDVCC, tổng hợp các địa điểm tiềm năng nhằm hình thành mạng lưới DVCC “ngầm kết hợp nổi” thông qua GT bộ hành cho khu vực NĐLS TPHN. - Đề xuất các Cấu trúc KG và tổng hợp các giải pháp tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành thích ứng với điều kiện khu vực NĐLS TPHN. 7. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận án gồm: 3 - Chương 1: Tổng quan về tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành trong ĐT, 42 trang. - Chương 2: Cơ sơ khoa học cho tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành khu vực NĐLS TPHN, 36 trang. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu về tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành khu vực ĐT NĐLS TP.HN, 67 trang. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KGNDVCC GẮN VỚI BỘ HÀNH ĐT 1.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển của KGN ĐT. Loài người đã khai thác KGN phục vụ cuộc sống từ rất lâu. Các giai đoạn khai thác được phân ra các thời kỳ “từ tự phát đến tự giác”: mới đầu họ sử dụng KGN thiên tạo, rồi tới cải tạo chúng và cuối cùng chủ động XD KGN. KGN ĐT đã bắt đầu được chú ý từ đầu thế kỷ XX. Quá trình “tịnh tiến vào lòng đất” bắt đầu thịnh hành tại các nước như Pháp, Phần Lan, Hoa Kỳ, Canada. Trong đó, KGN dân dụng dành cho sinh hoạt của con người có liên quan mật thiết đến hoạt động ĐT. Hiệp hội Hầm và KGN thế giới (ITA-AITES) đã được thành lập vào năm 1974, gồm 71 quốc gia thành viên hiện tại và 310 thành viên liên kết, nhằm khuyến khích việc sử dụng KGN vì lợi ích của cộng đồng, môi trường và phát triển bền vững; thúc đẩy tiến bộ trong việc lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì và an toàn của đường hầm và KGN. Bắt đầu từ năm 1983, KGN đã chính thức được công nhận là một loại tài nguyên. Năm 1991, tại một hội thảo do ITA tổ chức, Tuyên ngôn Tokyo đã ra đời với nội dung “Thế kỷ XXI là thế kỷ sử dụng KGN”. 4 1.2. Tổng quan về KGNDVCC gắn với bộ hành tại các ĐT trên thế giới hiện nay. KGNDVCC ĐT đã phát triển qua nhiều giai đoạn, từ đơn lẻ đến và liên kết với nhau thông qua kết nối bằng GT bộ hành. Nổi bật nhất là hệ thống ngầm PATH Toronto và Montreal ở Canada đã trở thành nhứng TP ngầm rộng lớn. Xuất hiện trước và mạnh nhất ở Châu Âu và Bắc Mỹ, KGNDVCC cũng được sử dụng ở các châu lục khác với mức độ khác nhau. Trong đó vùng Đông Bắc Á và ngay cạnh VN, vùng Đông Nam Á đang là những địa điểm có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất. Để đạt được những thành tựu trong khai thác và sử dụng KGNDVCC như hiện nay, các ĐT trên thế giới đã phải trải qua những bước đi mò mẫm. Đa số diện tích trong KGNDVCCđược dành cho chức năng thương mại, từ quy mô nhỏ tới lớn và bao trùm nhiều mặt trong cuộc sống. KGN cho DV ĐT càng ngày càng có mối liên quan chặt chẽ với các thể loại công trình công cộng khác.thông qua Ngầm bộ hành Dù cho lịch sử khai thác KGN đã hơn 100 năm, so với các lĩnh vực xây dựng ĐT khác, các nghiên cứu về KGN nói chung và KGNDVCC nói riêng khá khiêm tốn. Năm 1993 2 tác giả Raymond Sterling và John Carmody xuất bản cuốn “Thiết kế KGN” được coi như tài liệu “kinh điển”. Gần đây mới có nhiều tác giả nghiên cứu về các mặt của khai thác KGN, từ những nghiên cứu cơ bản tới những vấn đề chuyên biệt như thoát người, phòng hỏa - Phân loại KGNDVCC: Có nhiều cách để phân loại, trong đó phân loại theo hoàn cảnh hình thành phù hợp với các TP mới bắt đầu khai thác KGN ĐT nhất bởi nó thể hiện được mối qua hệ của KGN DV với GT và quy mô phục vụ. 5 - Xu hướng phát triển và nghiên cứu, thiết kế KGNDVCC trên thế giới bao gồm: + Xu hướng phát triển hướng đến phát triển bền vững trong mục đích sử dụng + Xu hướng mở rộng phạm vi chức năng + Xu hướng đa chức năng hóa KG và liên kết các tính năng khác nhau thành một thể thống nhất + Xu hướng ứng dụng công nghệ và vật liệu mới 6 1.3. Tình hình NĐLS TPHN và thực trạng khai thác, sử dụng các KGNDVCC ĐT Phát triển từ ĐT lịch sử, Thủ đô HN mở rộng không ngừng. Đến nay đã hình thành 3 vùng ĐT với các đặc thù hình thái KG và hạ tầng rõ rệt: vùng Lõi (phố cũ, phố cổ), vùng Đệm (phát triển thời bao cấp) và vùng Phát triển mới. Khu vực nghiên cứu là khu vực NĐLS có giới hạn từ phía Nam sông Hồng đến đường vành đai 2, bao gồm 7 phân khu. Tại vùng NĐLS TPHN, dân số tăng mạnh trên nền cơ sở vật chất cũ dẫn đến hệ thống các công trình hạ tầng xã hội quá tải, bị xâm lấn và thiếu hụt, phân bố thiếu đồng đều, là 1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng giao thông và dịch vụ xuống cấp nặng nề. Tiện ích ĐT đã ít lại bị co hẹp, di sản bị xâm lấn, cảnh quan ĐT bị phá vỡ, KG xanh ngày càng thu hẹp trong khi quỹ đất cạn kiệt là mâu thuẫn khó giải quyết giữa nhu cầu phát triển và bảo tồn của khu vực. Hiện trạng KG NĐLS có thể chia làm 3 khu vực với khả năng cải thiện DV và GT khác nhau. Hình 1.23. Sơ đồ các hình thái KG NĐLS TPHN với vấn đề GT bộ hành và DVCC. (nguồn: tác giả tổng hợp) 7 Khai thác KGN là tất yếu, HN đã xuất hiện 1 số công trình ngầm bộ hành cùng với 1 số tổ hợp DVCC dưới tầng hầm công trình kiến trúc. Tuy nhiên chỉ khai thác đơn năng, chúng chưa phát huy hiệu quả, chưa đóng góp nhiều cho hoạt động ĐT. Các dự án đường Tàu điện ngầm đã được lên kế hoạch, có thể thúc đẩy quá trình khai thác KGN nhưng việc xây dựng còn quá chậm và cũng không phủ khắp TP được. Nhìn chung, việc thiết kế, khai thác và sử dụng các KGN ĐT tại HN đang ở mức sơ khai dù tiềm năng rất lớn. Trong bối cảnh đó, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào được công bố để có thể áp dụng KGN sao cho phù hợp với điều kiện TPHN. Do vậy, Luận án tập trung nghiên cứu TỔ CHỨC KGNDVCC GẮN VỚI BỘ HÀNH KHU VỰC NĐLS TPHN nhằm xác lập các dạng KGNDVCC theo chức năng, quy mô, đặc thù địa điểm phù hợp với các điều kiện văn hóa, xã hội, lối sống đặc thù ĐT nội đô cũ của HN. Từ đó đề xuất các quan điểm, nguyên tắc, giải pháp tổ chức KG của các dạng KGNDVCC trên cơ sở định vị các vị trí có khả năng thiết lập KGN cho vùng NĐLS TPHN. CHƯƠNG 2: CƠ SƠ KHOA HỌC CHO TỔ CHỨC KGNDVCC GẮN VỚI BỘ HÀNH KHU VỰC NĐLS TPHN 2.1. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 2.2. Cơ sở pháp lý - Quy hoạch chung TPHN đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 và Định hướng phát triển đã xác định vùng NĐLS TPHN và đề ra Xác định cơ sở pháp lý Xây dựng cơ sở lý luận Đưa ra yêu cầu tổ chức KGNDVCC Đề xuất các quan điểm, nguyên tắc và giải pháp tổ chức các dạng KGNDVCC 8 nhiệm vụ phải cải tạo nâng cấp hạ tầng song song với bảo tồn KG ĐT truyền thống. - Hệ thống Luật và Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn tuy chưa đầy đủ nhưng là tiền đề cho xây dựng, quản lý KGN dân dụng ĐT. 2.3. Cơ sở lý thuyết tổ chức KGNDVCC trong ĐT Đặc tính “ngầm” của KG với việc tổ chức KGNDVCC 3 đặc tính cơ bản của KGN: Cách ly, Ẩn dấu và Linh hoạt có tác động lớn tới việc thiết lập KGN. - Đặc tính “ngầm” với vấn đề khai thác KGN, liên quan đến Phân loại nông sâu, vị trí và giá thành xây dựng; Phương thức và quy trình xây dựng; Lập kế hoạch xây dựng KGN - Đặc tính “ngầm” và vấn đề thiết lập KGN cho DVCC, liên quan đến Tính chất môi trường của KGN với tâm sinh lý con người và Nhận thức về KG bị ẩn trong lòng đất. - Cấu trúc KGN dân dụng cơ bản trong ĐT, bao gồm Các dạng cấu trúc hình khối của KGN dân dụng ĐT và Các dạng cấu trúc KG KGN dân dụng trong quy hoạch ĐT - Các thành phần KGN dân dụng như Nội thất; Hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị; Hệ thống kết cấu và các giải pháp kỹ thuật thi công công trình ngầm trong ĐT. Lý thuyết về DV và GT phục vụ cho tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành ĐT - Lý thuyết về DVCC trong ĐT, trong đó yêu cầu về 3 nhóm DVCC cơ bản trong đô thị có tác động lớn tới việc tổ chức KGNDVCC kết hợp với hệ thống DVCC hiện hữu. Kết hợp với đặc tính KGN, xác định được Các loại hình DV thích hợp với KGN tương ứng với 3 nhóm DVCC cơ bản. - GT bộ hành là hình thức di chuyển truyền thống trong ĐT, trở lại đóng vai trò kết nối đầu cuối quan trọng trong GT ĐT hiện đại. 9 - Mối quan hệ giữa DV và GT bộ hành trong KGNDVCC mang tính quy luật cần được tôn trọng, đã được kiểm nghiệm qua quá trình phát triển KGN dân dụng các nước. - Vấn đề mật độ: khi xen cấy cơ sở DV trong vùng NĐLS mật độ cao TPHN không tăng sức ép lên hạ tầng mà giúp mạng lưới DVCC phân bố đồng đều, đáp ứng nhu cầu DV và tiện nghi tại chỗ, giảm cự ly đi lại cho người dân. 2.4. Cơ sở thực tiễn tổ chức KGNDVCC vùng NĐLS TPHN Động lực thiết lập KGNDVCC cho khu vực NĐLS TPHN: So sánh đối chứng với 4 yếu tố chính để khai thác KGN bộ hành được tổng kết từ các ĐT trên thế giới cho thấy sự tương đồng của HN nằm ở quy mô đô thị và sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, động lực chính để thiết lập KGN của TPHN nằm ở nhu cầu cải tạo chỉnh trang đô thị hướng đến phát triển bền vững: hoàn thiện chức năng hệ thống DVCC, kết nối bằng (và bổ trợ cho) GT bộ hành trong khi vẫn duy trì (và góp phần cải thiện) di sản và cảnh quan ĐT lịch sử. 10 Loại hình khai thác KGN dân dụng thích hợp với NĐLS TPHN Luận án đã điều tra nguyện vọng người dân, kết hợp với phân tích hiện trạng đô thị và nhận thấy KGNDVCC là loại hình khai thác KGN thích hợp với nhu cầu cải tạo, nâng cấp vùng ĐT cũ, mang lại lợi ích nhiều mặt cho NĐLS TPHN. Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất so với phần lớn ĐT các nước. Mối quan hệ giữa DV và GT bộ hành trong KGN mang tính quy luật, hoàn toàn phù hợp với thói quen sinh hoạt của người dân HN. Tỉ suất giữa DV và GT được dùng làm căn cứ để hình thành các mô hình khác nhau với yêu cầu kết nối và đa năng hóa trong thiết lập KGNDVCC trong khu vực NĐLS. Hình thái ĐT khu vực NĐLS TPHN với thiết lập KGNDVCC - Phân tích hiện trạng KG ĐT về hạ tầng và công trình của vùng NĐLS cho thấy vị trí thiết lập KGNDVCC phù hợp nhất là dưới khoảng trống ĐT (lòng đường, quảng trường, vườn hoa) và chỉ nên khai thác KGN nông mà thôi. - Xét theo mục đích thiết lập KGN nhằm chia tải với mặt đất, bổ sung DV và kết nối bộ hành cho vùng NĐLS, cả 7 tiểu phân khu trong khu vực NĐLS đều xuất hiện 3 dạng hình thái KG tương ứng với khả năng quỹ đất ngầm. 11 Luận án đã tiến hành khảo sát thực địa để xây dựng Cơ sở dữ liệu Quỹ đất ngầm tương ứng với 3 hình thái KG ĐT vùng NĐLS. Kết quả khảo sát cho thấy quỹ đất ngầm phân bố ở hầu khắp các địa điểm trong 7 tiểu phân khu vùng NĐLS. Sự phong phú đa dạng của quỹ đất ngầm đáp ứng được hầu hết các yêu cầu bổ xung KG DVCC và kết nối bộ hành. Bảng 2.9. Số liệu khảo sát quỹ đất ngầm khu vực NĐLS TPHN (trích 1 trang đại diện mỗi Quận). (Nguồn: Tác giả) 12 2.5. Yêu cầu tổ chức KG của KGNDVCC khu vực NĐLS TPHN - Quy hoạch và lựa chọn địa điểm - Yêu cầu về chức năng và quy mô của KNGDVCC - Yêu cầu về tổ chức KG và thẩm mỹ - Yêu cầu về kĩ thuật, kết cấu, vật liệu và trang thiết bị CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN VỀ TỔ CHỨC KGNDVCC GẮN VỚI BỘ HÀNH KHU VỰC NĐLS TPHN 3.1. Quan điểm và nguyên tắc định hướng tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành tại khu vực NĐLS TPHN Quan điểm tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành NĐLS TPHN 1, Mạng lưới KGNDVCC không hoạt động độc lập mà chỉ đóng vai trò bổ trợ cho mặt đất. 2, Thiết lập KGNDVCC nhằm phát triển bền vững ĐT nhưng KGN cũng cần được khai thác “bền vững”. 3, Không thể có mẫu hình duy nhất cho các KGNDVCC Các nguyên tắc chung để tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành NĐLS TPHN 1, Sử dụng cơ cấu quy hoạch, kiến trúc linh hoạt theo từng khu vực 2, Tổ chức KG thích ứng với hiện trạng ĐT và quỹ đất ngầm 3, Tổ chức KG theo hướng khai thác đa ngành, kết nối đa hướng 4, Thiết lập KG phù hợp với tính chất đặc thù của KGN 3.2. Phân loại các KGNDVCC gắn với bộ hành thích ứng với vùng NĐLS TPHN Các thành phần chức năng KGNDVCC gắn với bộ hành NĐLS TPHN Bao gồm các thành phần Trên, Dưới mặt đất và KG kết nối chúng với nhau tại 3 hình thái KG ĐT 13 Cấu trúc KGNDVCC thích ứng với vùng NĐLS TPHN Xen cấy các KGNDVCC tại khu vực NĐLS TPHN không cần căn cứ theo quy mô dân số, cũng không thể xác định quy mô, chức năng như công trình DV thông thường. Phải căn cứ trên cấu trúc kinh tế xã hội, hình thái KG và sức chứa của quỹ đất ngầm tại từng địa điểm cụ thể. Cấu trúc KGNDVCC được phân loại thành 3 dạng: Theo chức năng KG; theo loại hình phục vụ; theo quy mô KG. 14 3.3. Hệ thống giải pháp tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành khu vực NĐLS TPHN 3.3.1. Hệ thống giải pháp Quy hoạch - Xác lập Quỹ đất ngầm vùng NĐLS TPHN: Gồm 7 loại tương ứng với hiện trạng, với các địa điểm khác nhau nằm rải trong 3 hình thái KG khu vực NĐLS. - Xây dựng mạng lưới KGNDVCC vùng NĐLS TPHN: Phân tích hiện trạng hệ thống DVCC sẵn có và các yếu tố liên quan, lập bảng so sánh khả năng thiết lập KGNDVCC tại các địa điểm đã khảo sát. Sử dụng phương pháp tính điểm để xếp loại mức độ ưu tiên (khả năng hiện thực) cho mỗi vị trí. Từ đó, xác lập bản đồ mạng lưới KGNDVCC trên cơ sở quỹ đất ngầm cho tổ chức KGNDVCC gắn với bộ hành khu vực NĐLS TPHN. 15 - Đồng bộ hóa hệ thống KGDVCC kết hợp ngầm và nổi gắn với giao thông bộ hành NĐLS HN: Hiện trạng NĐLS HN không cho phép hình thành mạng lưới ngầm liên tục hoạt động song song với bề mặt và cũng không nên hình thành theo điểm độc lập, Luận án đề xuất giải pháp kết hợp các KGNDVCCvới hệ thống DVCC phần nổi và gắn kết chặt chẽ với các tuyến giao thông ĐT, giao thông tĩnh ở các cấp độ. Trong đó mỗi KGNDVCC phải đạt được 3 kết: Kết hợp (tích hợp, đa chức năng trong KG); Liên kết (liên kết trên và dưới mặt đất); Kết nối (địa điểm và giao thông) 16 Bằng phương pháp chồng lớp, xác định được bản đồ định vị các điểm DVCC Ngầm kết hợp Nổi sẵn có vùng NĐLS TPHN với các dạng khác nhau. 17 3.3.2. Hệ thống giải pháp Kiến trúc cho tổ chức KGNDVCC vùng NĐLS TPHN Hệ thống giải pháp kiến trúc để tổ chức KGNDVCC thích ứng với đặc điểm 3 hình thái ĐT và các dạng quỹ đất ngầm vùng NĐLS TPHN bao gồm 3 nhóm giải pháp - Nhóm giải pháp A: Tận dụng cơ sở vật chất công trình giao thông đô thị, lồng ghép chức năng DVCC trong công trình GT. Hệ thống giao thông các đô thị đang được nâng cấp với hàng loạt dự án đã và sắp hoàn thành, trong đó có khá nhiều công trình ngầm: đường ngầm bộ hành, Metro... Tận dụng cơ sở vật chất công trình giao thông đô thị đã và sắp có để hình thành không gian ngầm đa chức năng. Tổ chức dịch vụ kết hợp với giao thông dưới ngầm vừa tạo thêm không gian phục vụ công cộng cho hành khách, đồng thời song song hỗ trợ cho mặt đất. Bao gồm 3 giải pháp tương ứng với các dạng cơ sở vật chất công trình giao thông: 18 + Giải pháp A1: Lồng ghép chức năng dịch vụ trong đường bộ hành ngầm: + Giải pháp A2: Kiến tạo Trung tâm dịch vụ kết hợp ngầm bộ hành dưới vòng xoay nút giao thông 19 + Giải pháp A3: Lồng ghép dịch vụ dưới ngầm trong công trình đầu mối giao thông: - Nhóm giải pháp B: xen cấy KGNDVCC nhằm chia tải cho mặt đất trong khu vực thiếu quỹ đất Vùng trung tâm cũ sầm uất cũng là các khu vực có hạ tầng cũ kỹ, không gian nhỏ hẹp. Mật độ dân số cao, lại là điểm đến của mọi người làm cho tình trạng quá tải trở nên nặng nề, rõ nhất là giao thông và dịch vụ. Trong khi đó, không thể cơi nới cải tạo bởi yêu cầu bảo tồn giá trị lịch sử của khu vực. Thiết lập KGN cho dịch vụ là giải pháp thích hợp nhất nhằm giữ nguyên mật độ, tăng hệ số sử dụng đất, tôn trọng các yếu tố cảnh quan hiện có, chỉnh trang lại bộ mặt tuyến phố. Nhóm này gồm 3 giải pháp tương ứng với các dạng sau: 20 + Giải pháp B1: Thiết lập KGNDVCC dưới không gian xanh + Giải pháp B2: Thiết lập KGNDVCC dưới lòng đường phố 21 + Giải pháp B3: Khai thác lợi thế của ngầm cho bảo tồn di sản đô thị nội đô - Nhóm giải pháp C: kiến tạo KGNDVCC đồng bộ tại các khu tái thiết. Các lô đất tái thiết và phát triển mới là cơ hội thuận lợi để thiết lập các Trung tâm ngầm lớn dạng Tổ hợp không gian ngầm-nổi có khả năng gắn bó hữu cơ, thực hiện đồng bộ cùng lúc với công trình trên mặt đất nhằm vừa có thêm công trình công cộng phúc lợi xã hội lại vừa tạo thêm không gian mở cho nội đô vốn quá chật hẹp. Chúng phải là những tổ hợp ngầm đa chức năng nhằm đáp ứng song song cả nhu cầu giao thông lẫn dịch
Luận văn liên quan