Tóm tắt Luận án Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam

Từ những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam chuyển từ giai đoạn kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi này đã làm cho kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật như tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Trong lĩnh vực tiêu dùng, SP hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, phong phú đa dạng về chủng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng (NTD) có quyền tự do lựa chọn theo nhu cầu. SP, hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều thì NTD càng quan tâm hơn tới chất lượng SP, mẫu mã và các giá trị sử dụng.

pdf31 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3977 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGUYỄN MINH THƯ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO SẢN PHẨM CÓ KHUYẾT TẬT GÂY RA – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ: 62 38 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH VĂN THANH TS. NGUYỄN MINH TUẤN Phản biện 1: TS. Hoàng Ngọc Thỉnh Phản biện 2: TS. Trần Văn Trung Phản biện 3: TS. Nguyễn Minh Hằng Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2015 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. “Pháp nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”, Bài viết hội thảo khoa học Khoa Quản trị kinh doanh tháng 10/2009; 2. “Một số hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số tháng 5/2011; 3. “Luật cạnh tranh và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” Hội thảo khoa học quốc tế: “Chế độ cạnh tranh kinh tế: những vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm từ CHLB đức - Economic Competition Regime: Raising Issues and Lessons from Germany” tháng 10/2013 (đồng tác giả với Ths. Nguyễn Thị Lan); 4. “Nghiên cứu pháp luật thế giới về phạm vi chủ thể trong trách nhiệm sản phẩm và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ pháp luật tháng 1/2013; 5. “Kiến nghị xây dựng khái niệm sản phẩm trong luật trách nhiệm sản phẩm Việt Nam”, Tạp chí Luật học tháng 8/2013; 6. “Nghiên cứu quy định về miễn trừ trách nhiệm của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng tại một số quốc gia trên thế giới – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Bài viết hội thảo khoa học Khoa Quản trị kinh doanh tháng 5/2013. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Từ những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam chuyển từ giai đoạn kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi này đã làm cho kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nổi bật như tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Trong lĩnh vực tiêu dùng, SP hàng hóa và dịch vụ tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, phong phú đa dạng về chủng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng (NTD) có quyền tự do lựa chọn theo nhu cầu. SP, hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều thì NTD càng quan tâm hơn tới chất lượng SP, mẫu mã và các giá trị sử dụng. Cuộc chay đua thương trường đã khiến cho những nhà sản xuất, nhà phân phối (NSX, NPP) phải liên tục đưa ra thị trường các loại sản phẩm (SP) mới với các thiết kế, tính năng và vật liệu đa dạng phù hợp với các xu thế của thị trường. Việc sản xuất liên tục các SP mới này một mặt đã đáp ứng được nhu cầu luôn thay đổi của NTD và mang lại lợi nhuận cho NSX, NPP, nhưng mặt khác, áp lực cạnh trạnh về giá cả cũng khiến các thiết kế hoặc việc thử nghiệm trên những SP đó đôi khi thiếu hoàn hảo và gây ra thiệt hại hoặc tai nạn không mong muốn cho người sử dụng SP. Đặc biệt, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO), bên cạnh những lợi ích là NTD Việt Nam được tiếp cận và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ chất lượng đến từ các nước khác nhau với công nghệ sản xuất hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, vẫn còn tồn tại hiện tượng nhiều NSX, NPP nước ngoài, đặc biệt là ở các nước phát triển coi Việt Nam là một “bãi rác thải” để lắp đặt những dây chuyền sản xuất lạc hậu, tiêu thụ những hàng hóa lỗi, hết hạn sử dụng, SP có khuyết tật gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ vi phạm với tính chất ngày càng tinh vi, phức tạp. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD) được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và đang được công luận coi là một vấn đề nóng bỏng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Không chỉ tại Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ NTD chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật của các nước. Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật với mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Tại Việt Nam, ngày 27 tháng 4 năm 1999, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh 2 BVQLNTD, cụ thể hóa các yêu cầu của nguyên tắc bảo vệ NTD nói chung trong Hiến pháp 1992 bằng việc quy định rõ các quyền cơ bản của NTD Việt Nam như quyền được an toàn, quyền được lựa chọn hàng hóa dịch vụ, quyền được cung cấp thông tin (Điều 8), quyền được bồi thường thiệt hại (Điều 4), quyền được khiếu kiện (Điều 9) Đây có thể coi là một bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo vệ NTD ở nước ta cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác này, là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của Luật BVQLNTD 2010. Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD Việt Nam hiện nay còn được quy định bởi rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự (BLDS); Bộ luật Hình sự; Luật Thương mại; Luật Cạnh tranh; Luật Chất lượng SP, hàng hóa, Luật An toàn SP Trong việc thực thi và áp dụng các quy định này, pháp luật Việt Nam đã có cả ba loại chế tài được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi xâm hại quyền lợi của NTD: (i) Chế tài về hành chính được áp dụng khi có hành vi của cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh vi phạm pháp luật về bảo vệ NTD và không nhất thiết là đã có thiệt hại xảy ra hay chưa; (ii) Chế tài dân sự được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc SP có khuyết tật gây thiệt hại cho NTD thông qua thỏa thuận hợp đồng, giải quyết khiếu kiện, khiếu nại vụ án dân sự; (iii) Chế tài hình sự được áp dụng khi hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cao và gây thiệt hại nghiêm trọng cho NTD. Trong ba loại chế tài trên, khi có hành vi vi phạm quyền lợi NTD của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thì việc trừng phạt những cá nhân, tổ chức đó bằng chế tài hình sự, chế tài hành chính vẫn chưa đủ và không phải lúc nào cũng làm được. Điều có ý nghĩa thiết thực hơn đối với NTD là làm thế nào để khắc phục được những thiệt hại mà họ phải gánh chịu, giúp đền bù tổn thất cho NTD, đó là sử dụng những chế tài dân sự, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại (TNBTTH) do SP có khuyết tật gây ra có thể coi là loại chế tài đặc trưng, có ý nghĩa trực tiếp đối với NTD khi bị thiệt hại. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại không phát huy và được thực thi một cách hiệu quả, công tác bảo vệ NTD hiện nay chủ yếu mới áp dụng phổ biến các chế tài hành chính. Thực trạng này đã phản ảnh sự mất cân bằng trong việc sử dụng biện pháp dân sự để giải quyết khiếu kiện, khiếu nại của NTD trong khi biện pháp này mới chính là mong muốn của NTD khi bị xâm phạm quyền và lợi ích. Ngoài việc phải đền bù thiệt hại một khoản tiền có thể rất lớn cho NTD, biện pháp này còn có một sức răn đe vô hình khiến các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh luôn phải lo sợ, dè chừng và cố gắng tránh những hành vi vi phạm vì 3 nếu bị áp dụng trách nhiệm này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến danh tiếng, uy tín của cá nhân, tổ chức đó cũng như thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ sẽ bị NTD tẩy chay, trực tiếp suy giảm lợi nhuận. Vì thế, NSX, NPP khi đưa SP ra thị trường sẽ phải nỗ lực để loại trừ những khiếm khuyết của SP, từ đó đem lại cho NTD những SP đảm bảo an toàn. TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là một phần quan trọng của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD nói chung, đã ra đời từ những năm 1970 và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản... Sau này, kế thừa kinh nghiệm các nước phát triển, hầu hết các quốc gia đều ban hành một đạo luật để điều chỉnh đối với loại trách nhiệm này: Luật TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra hay còn gọi là Luật Trách nhiệm sản phẩm (TNSP) quy định về TNBTTH của NSX, người nhập khẩu, người bán hàng đối với SP mà mình sản xuất, lưu thông có khuyết tật và gây nguy hiểm, thiệt hại về tài sản hoặc sức khỏe cho NTD, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi cho NTD, nâng cao ý thức kinh doanh chân chính cho những NSX, NPP SP. Tại Việt Nam những năm gần đây, trước hàng loạt các vụ việc xâm phạm nặng nề1, gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của NTD gia tăng cả về số lượng và mức độ nhưng chưa có trường hợp nào NSX, NPP phải bồi thường cho những SP có khuyết tật gây thiệt hại cho NTD và cũng chưa có trường hợp nào NTD lên tiếng khiếu kiện, khiếu nại bồi thường mà được chấp nhận khiến vấn đề TNSP ở Việt Nam chưa bao giờ thu hút được nhiều sự quan tâm của xã hội như hiện nay. Tuy đã được Luật BVQLNTD 2010 quy định các quyền được khiếu nại, khởi kiện, quyền được bồi thường thiệt hại của NTD đối với các hành vi vi phạm của NSX, NPP SP2 cũng đã phần nào chứng minh cho sự tồn tại của pháp luật về TNSP được thừa nhận ở Việt Nam nhưng có vẻ những nỗ lực luật hóa để những quy định này thực sự đi vào cuộc sống là điều không hề đơn giản. Vì không được ban hành một cách trực tiếp trong một đạo luật cụ thể như các nước trên thế giới nên khi xảy ra thiệt hại, NTD không đủ cơ sở pháp lí để đòi bồi thường thiệt hại hoặc có được bồi thường thì cũng không thỏa đáng, rất nhiều nội dung quan trọng liên quan đến loại trách nhiệm này thì lại không được luật quy định chi tiết như cách tính thiệt hại, các 1 Trường hợp nước tương vượt quá hàm lượng chất 3-MCPD; sử dụng hàn the, formole trong bún phở và các thực phẩm khác; pha chế sữa bột bán sữa tươi 2 Điều 23, 24 Luật BVQLNTD 2010 4 trường hợp miễn trừ, miễn giảm thiệt hại, chủ thể có trách nhiệm bồi thường, chủ thể được yêu cầu bồi thường đều được quy định một cách chung chung, máy móc, “tuyên ngôn”, “hô khẩu hiệu”, thêm bớt quá nhiều theo pháp luật bảo vệ NTD nước ngoài nên không khả thi trên thực tế. Ngoài Luật BVQLNTD 2010, vấn đề TNSP cũng chỉ được BLDS 2005 quy định một cách chung chung, vẻn vẹn trong một điều luật: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho NTD thì phải bồi thường”3 và được áp dụng theo nguyên tắc về TNBTTH nói chung nên chưa thể hiện được tính đặc thù của loại trách nhiệm này. Trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì mới “nhắc tới” một cách tản mát, rời rạc, không hệ thống, chồng chéo và mẫu thuẫn. Vì vậy, trên thực tế, TNBTTH do SP có khuyết tật của NSX, NPP gây ra đối với NTD bị “phớt lờ”, tình trạng xâm phạm quyền lợi NTD chẳng những không giảm mà ngày càng có xu hướng gia tăng nhiều và nghiêm trọng hơn, trắng trợn ngang nhiên hơn cho thấy những quy định pháp luật mà Nhà nước ban hành trong thời gian qua vẫn chưa phát huy đầy đủ tác dụng mong muốn và còn rất nhiều lúng túng trong việc áp dụng, thực thi. Sự gia tăng các vụ kiện đòi bồi thường thịêt hại liên quan đến TNSP vẫn tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất và cả các cơ quan nhà nước (CQNN), đặc biệt là trong các vụ kiện TNBTTH do SP khuyết tật gây ra có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật BVQLNTD nói chung cũng như TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết, đáp ứng nhu cầu cấp bách và tầm quan trọng trước thực tế xã hội hiện nay. Việc tập hợp và tìm hiểu, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của loại trách nhiệm này một cách có hệ thống là điều rất cần thiết. Đó là lý do để đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm có khuyết tật gây ra – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật ở Việt Nam” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ luật học – chuyên ngành dân sự. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, không thể tránh được những sai sót nhất định, tác giả rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn đọc quan tâm. Xin chân thành cảm ơn! 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3 Điều 630 BLDS 2005 5 2.1. Các công trình khoa học ở trong nước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài 2.2. Các công trình khoa học ở ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài 2.3. Nhận xét và đánh giá những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài luận án Có thể nói rằng, TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra là một trong những phần quan trọng trong pháp luật BVQLNTD tại nhiều quốc gia. Tầm quan trọng của việc quy định loại trách nhiệm này đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách ứng xử của các NSX, NPP, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong nền kinh tế xã hội. Không ít các doanh nghiệp đã phải thận trọng và đầu tư kỹ lưỡng hơn trước khi đưa một SP mới ra thị trường, thậm chí có những doanh nghiệp còn phải từ bỏ việc đưa SP mới ra thị trường chỉ vì nỗi e ngại khả năng gặp rắc rối với những quy định về loại trách nhiệm này. Điểm lại các công trình nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành xuất bản ở Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốcvà những công trình nghiên cứu trong nước, ta có thể thấy chủ đề này luôn được coi là một trong những chủ đề được quan tâm của các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới. Mặc dù các công trình khoa học trên không trùng với tên đề tài luận án của tác giả nhưng cũng có chứa đựng những vấn đề có liên quan đến nội dung của đề tài. Nội dung của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được tác giả tổng hợp phía trên thực sự là những gợi mở quan trọng để tác giả tiếp tục triển khai, nghiên cứu về các vấn đề quan trọng trong luận án. . M c đ ch nhiệm nghi n cứu 3.1. c đ ch nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về TNBTTH nói chung và TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra; và thực tiễn thực hiện pháp luật về loại trách nhiệm này tại các CQNN; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SP; NTD, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (TCBVQLNTD) ở Việt Nam trong thời gian qua, luận án đề xuất những kiến nghị nhằm:  Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ quyền lợi NTD nói chung cũng như pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra nói riêng; 6  Đề xuất những kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện các quy định của Luật BVQLNTD Việt Nam 2010 và các văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra. 3.2. Nhiệ v nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:  Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, những vấn đề lý luận pháp luật về TNBTTH nói chung và TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra nói riêng;  Phân tích những yếu tố cơ bản của TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra, trong đó có sự nghiên cứu, so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc;  Phân tích thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành về BVQLNTD ở Việt Nam và các văn bản pháp luật khác quy định cụ thể về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra, để từ đó có sự đánh giá tổng quan nhất những ưu điểm và hạn chế, bất cập của hệ thống những văn bản pháp luật này, là cơ sở quan trọng để đưa ra những kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra;  Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra ở Việt Nam; trong đó nêu bật những thuận lợi, khó khăn, bất cập và nguyên nhân của bất cập trong công tác áp dụng và thực thi pháp luật về loại trách nhiệm này trong thời gian qua tại các CQNN; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SP; NTD; các TCBVQLNTD ở Việt Nam;  Đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra trong thời gian tới;  Đề xuất những kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra để từ đó quyền lợi của NTD cũng như những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SP được bảo vệ tốt nhất, các CQNN cũng như các TCBVQLNTD có thể phát huy tối đa vai trò và năng lực của mình trong việc thực thi pháp luật về loại trách nhiệm này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề liên quan tới pháp luật Việt Nam về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra. Đây là phần trọng tâm mà đề tài luận án cần phải làm rõ trên cơ sở nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của 7 những nước tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ, các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc... 4.2. Phạm vi nghiên cứu  Về nội dung: Luận án chủ yếu phân tích các yếu tố của TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra (Chương 1) theo nghĩa hẹp của khái niệm TNSP các nước trên thế giới. Bởi, theo nghĩa rộng thì phạm vi khái niệm TNSP có thể được hiểu là mọi trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh liên quan đến SP hàng hóa, dịch vụ; nó có thể là trách nhiệm trong hợp đồng nhưng cũng có thể là trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, có thể phát sinh từ trước, trong và sau quá trình sản xuất, phân phối SP cho NTD, bao gồm: trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác về SP; trách nhiệm giao SP đúng chất lượng cam kết; trách nhiệm hướng dẫn sử dụng SP đúng cách; trách nhiệm sửa chữa, bảo hành; trách nhiệm thu hồi SP có khuyết tật; trách nhiệm thay thế SP mới; trách nhiệm hoàn tiền, trách nhiệm bồi thường do SP có khuyết tật gây ra thiệt hại Trong phạm vi nghiên cứu có hạn của luận án, tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu TNSP theo nghĩa hẹp dưới góc độ là TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra. Theo đó, đây chỉ là một loại trách nhiệm bồi thường dân sự của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh SP đối với NTD bị thiệt hại do khuyết tật của chính SP đó gây ra. Các loại TNSP khác xin phép được trình bày trong các công trình nghiên cứu tiếp theo.  Về thời gian: Khi nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra ở Việt Nam (Chương 2), tác giả chủ yếu tập trung vào hai mốc thời gian chính là kể từ khi BLDS 2005 và Luật BVQLNTD 2010 có hiệu lực thi hành. Khi đề xuất định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (Chương 3), luận án đã đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra trong thời gian tới đến những năm 2020, thậm chí xa hơn nữa khi hoạt động xuất nhập khẩu SP tại Việt Nam ngày càng phát triển và cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nước phải đối mặt với những vụ kiện quốc tế yêu cầu TNBTTH có giá trị rất lớn so với giá trị thực tế của SP hàng hóa xuất khẩu  Về không gian: Những nội dung liên quan đến thực tiễn thực hiện pháp luật (Chương 2), luận án nghiên cứu giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Việc điều tra, khảo sát thực tế ở Việt Nam sẽ không bị giới hạn chủ thể NTD nhưng tuân thủ những nguyên tắc xã hội học trong lấy mẫu và điều tra điển hình. Ngoài ra có sự đan xen, học hỏi những kinh nghiệm pháp luật quốc tế như Hàn Quốc, 8 EU, Hoa Kỳ, Thái Lan nhằm giải quyết triệt để những điểm khuyết, bất cập trong các vấn đề lý luận (Chương 1) cũng như trong thực tiễn thực hiện pháp luật về TNBTTH do SP có khuyết tật gây ra ở Việt Nam. . Phư ng há nghi n cứu .1. hư ng pháp luận nghiên cứu của đề tài Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là Chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về nền kinh tế thị trường, về chính sách BVQLNTD là kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của đề tài luận án. .2. Các phư ng pháp nghiên cứu c thể của đề tài Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa, phương
Luận văn liên quan