Tóm tắt Luận án Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là một khái niệm không còn xa lạ với các nước trên thế giới, tuy nhiên khái niệm này mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra các cơ hội về tiếp cận thị trường và phát triển, bên cạnh những cơ hội là những thách thức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài bởi họ có lợi thế về trình độ công nghệ, về vốn và các nguồn lực khác. TNXHDN không phải là vấn đề mới nhưng cho đến nay khái niệm này vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn đối với DN, nhà đầu tư, người tiêu dùng và toàn xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng trong nhiều năm qua, càng nhiều DN nhận ra lợi ích kinh tế từ thực hiện các chính sách TNXH mang lại và họ đã sử dụng TNXH như một hướng kinh doanh mới khi nhận ra rằng đó là công cụ có thể giúp nâng cao vai trò của nhà quản trị, cải thiện tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của các nhân viên, đẩy mạnh lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng công ty đối với xã hội từ đó góp phần phát triển bền vững DN. Tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, khi mà lợi ích và sự tăng trưởng kinh tế đang được ưu tiên hàng đầu, họ chấp nhận đánh đổi các vấn đề về xã hội, môi trường nên hầu hết tại các quốc gia này hiểu biết của DN và cộng đồng về TNXH còn hạn chế. Đặc biệt là ở đây chỉ nhìn thấy chi phí do thực hiện TNXH bỏ ra mà chưa thấy được các lợi ích kinh tế từ việc thực hiện TNXH mang lại.

pdf26 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ PHƢƠNG LAN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ TRÁTRÁCHCH PHÁT ĐỒNG BẰNG SNG Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022 1 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trương Thị Nam Thắng 2. TS. Hoàng Ngọc Hải Phản biện 1: GS.TS Dương Văn Sao Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Tuấn Nghĩa Phản biện 3: GS.TS. Ngô Thắng Lợi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi .giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHDN) là một khái niệm không còn xa lạ với các nước trên thế giới, tuy nhiên khái niệm này mới xuất hiện ở Việt Nam những năm gần đây qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra các cơ hội về tiếp cận thị trường và phát triển, bên cạnh những cơ hội là những thách thức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài bởi họ có lợi thế về trình độ công nghệ, về vốn và các nguồn lực khác. TNXHDN không phải là vấn đề mới nhưng cho đến nay khái niệm này vẫn giữ nguyên tính hấp dẫn đối với DN, nhà đầu tư, người tiêu dùng và toàn xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững luôn phải tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên và phát triển cộng đồng. Dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng trong nhiều năm qua, càng nhiều DN nhận ra lợi ích kinh tế từ thực hiện các chính sách TNXH mang lại và họ đã sử dụng TNXH như một hướng kinh doanh mới khi nhận ra rằng đó là công cụ có thể giúp nâng cao vai trò của nhà quản trị, cải thiện tình hình tài chính, nâng cao động cơ làm việc của các nhân viên, đẩy mạnh lòng trung thành của khách hàng cùng danh tiếng công ty đối với xã hội từ đó góp phần phát triển bền vững DN. Tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, khi mà lợi ích và sự tăng trưởng kinh tế đang được ưu tiên hàng đầu, họ chấp nhận đánh đổi các vấn đề về xã hội, môi trường nên hầu hết tại các quốc gia này hiểu biết của DN và cộng đồng về TNXH còn hạn chế. Đặc biệt là ở đây chỉ nhìn thấy chi phí do thực hiện TNXH bỏ ra mà chưa thấy được các lợi ích kinh tế từ việc thực hiện TNXH mang lại. 2 Phú Thọ là địa phương có nền công nghiệp phát triển từ khá sớm, là cái nôi của nền công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Các ngành công nghiệp đặc trưng và mũi nhọn của Phú Thọ hiện nay là công nghiệp dệt, nhuộn, hoá chất, phân bón, giấy. Để giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích DN với lợi ích của các bên liên quan cụ thể là lợi ích với môi trường và xã hội. Quan trọng hơn, nhằm tăng cường thực hiện TNXH của DN, tăng cường nhận thức và sự hiểu biết về khái niệm, nội hàm TNXH nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu cho luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án Mục đích của luận án nhằm nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc phát triển các kiến nghị và khuyến nghị nhằm tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững. Để đạt được mục đích của luận án, NCS đã thực hiện các nhiệm vụ sau đây: (i) Xác định khoảng trống nghiên cứu thông qua việc tổng quan nghiên cứu trong nước và quốc tế; (ii) Phát triển khung nghiên cứu cho luận án; (iii) Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện TNXH tại các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trong đó bao gồm kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH đến hiệu quả tài chính của DN; (iv) Đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị nhằm tăng cường thực hiện TNXH của các doanh nghiệp Việt Nam góp phần thúc đẩy phát triển bền vững 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Việc thực hiện TNXH của các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Phú Thọ với người lao động và môi trường. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu việc thực hiện TNXH của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 đến 2019. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận án đã kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng nhằm khắc phục những hạn chế của từng phương pháp và gia tăng sự phong phú của nguồn dữ liệu trong nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu tại bàn, Phương pháp tham vấn chuyên gia, Phương pháp phân tích nội dung, Phương pháp so sánh Các phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, Phương pháp phân tích hồi quy: 5. Tính mới của luận án - Cung cấp các bằng chứng từ thực tiễn nghiên cứu về các DN công nghiệp tỉnh Phú Thọ, khái quát bức tranh thực trạng thực 4 hiện TNXH tại các doanh nghiệp này và kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH với người lao động và môi trường đến hiệu quả tài chính của DN - Xây dựng thang đo thực hiện TNXH với người lao động và môi trường theo thông lệ quốc tế - Xây dựng khung phân tích thực hiện TNXH với người lao động và môi trường trong các DN công nghiệp - Xây dựng mô hình nghiên cứu tác động giữa thực hiện TNXH với người lao động và môi trường đến hiệu quả tài chính của DN. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận nghiên cứu đã đóng góp vào việc khái quát hoá hệ thống cơ sở lý luận về TNXHDN. - Về mặt thực tiễn nghiên cứu đã đưa ra các kết luận phản ánh thực tiễn tình hình thực hiện TNXHDN với người lao động, với môi trường và mối quan hệ tác động giữa thực hiện TNXH với hiệu quả tài chính của DN. 7. Cơ cấu của luận án Luận án gồm có bốn chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương 2: Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khung nghiên cứu Chương 3: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chương 4: Kiến nghị, khuyến nghị và kết luận 5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1953 khi Howard Rothmann Bowen công bố cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội. Sau đó là các nghiên cứu của Milton Friedman (1970); Carroll (1999); Kotler and Lee (2008), Fuller & Tian (2006), Garriga & Melé (2004), Jenkins (2006), Lantos (2001), Maignan & Ferrell (2001); Maignan & Ferrell (2005), Thompson, Smith & Hood (2001). (i) Quan niệm truyền thống cho rằng TNXH cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và tạo ra giá trị cho các cổ đông trên cơ sở thực hiện kinh doanh có đạo đức và tuân thủ pháp luật. (ii) Theo quan điểm hiện đại, một số nhà nghiên cứu đã giới thiệu ý tưởng về TNXH của những người kinh doanh ở phạm vi rộng hơn. Trong giai đoạn này các nhà nghiên cứu cho rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là bổn phận đối với môi trường, các nhóm lợi ích và bổn phận về tài chính. (iii) Các nghiên cứu gần đây cho thấy, thuật ngữ TNXH đã được công nhận và ủng hộ ở hầu hết các tổ chức, tuy nhiên không có sự nhất trí chung nào về khái niệm và lý thuyết về TNXH, điều này đã tạo ra các rào cản cho các tổ chức tiếp cận các cơ hội và thách thức do TNXH mang lại. 6 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu về TNXHDN thường được tác giả dựa trên bốn cách tiếp cận: (1) theo mô hình kim tự tháp của A.Carroll (1999); (2) lý thuyết các bên liên quan; (3) theo quan điểm chiến lược; (4) theo hướng chi phí - lợi ích. 1.2. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với ngƣời lao động 1.2.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế Mặc dù có khá nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu về thực hiện TNXH đối với môi trường, song lại có rất ít nhà nghiên cứu đề cập đến tác động của TNXH đến người lao động 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Mặc dù ngày nay có rất nhiều nghiên cứu về tác động của TNXHDN đến khách hàng, các bên liên quan khác như nhà đầu tư, chính phủ, ... nhưng nghiên cứu về chủ đề TNXHDN với người lao động và môi trường còn khá khiêm tốn. Đây chính là lỗ hổng mà tác giả muốn khai thác và làm rõ, đặc biệt là đối với các DN công nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập và phát triển. 1.3. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trƣờng 1.3.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế Trách nhiệm môi trường doanh nghiệp theo định nghĩa của Jamison et al. (2005) có tính đến cam kết về môi trường, nhờ đó mà công ty có thể nắm bắt được tính bền vững và có tác động tích cực đến môi trường và xã hội. Lyon và Maxwell (2008) đã xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường là "hành động thân thiện với môi trường mà luật pháp không yêu cầu", cũng được gọi là vượt quá sự tuân thủ, sự cung cấp tư nhân về hàng hoá công 7 cộng hoặc “tự nguyện tiếp nhận các tác động bên ngoài". 1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo các tài liệu mà NCS tiếp cận được, các nghiên cứu trong nước về trách nhiệm xã hội với môi trường còn khá khiêm tốn, nghiên cứu được tìm thấy rõ ràng và có gía trị khoa học hơn cả là nghiên cứu của WB “đánh giá và phân tích tác động ô nhiễm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam” năm 2008. 1.4. Các nghiên cứu về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với phát triển bền vững 1.4.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế Các nghiên cứu đã đưa các kết quả gây tranh cãi và nghịch lý (McGuire, Sundgren, & Schneeweis, 1988; Cochran & Wood, 1984; Griffin & Mahon, 1997; Orlitzky, Schmidt, & Rynes, 2003; Moneva, Rivera -Lirio, & Munoz-Torres, 2007). 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo nghiên cứu khảo sát của Viện khoa học Lao động và Xã hội Việt Nam nhờ thực hiện các chương trình TNXH, doanh thu và năng suất lao động, tỷ lệ hàng xuất khẩu đều tăng Ngoài hiệu quả kinh tế, các DN còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Từ những kết quả như trên sẽ thúc đẩy DN phát triển bền vững. 1.5. Khoảng trống và hƣớng nghiên cứu của luận án Chưa có nghiên cứu nào đứng từ góc độ Kinh tế Phát triển, trong bối cảnh yêu cầu giảm thiểu tác hại đến con người và ô nhiễm môi trường, cùng với các vấn đề thực tiễn thực hiện TNXH ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tại Phú Thọ. Đây chính là các lý do NCS lựa chọn vấn đề “Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu trong 8 luận án này. CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2.1.1. Nguồn gốc, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Theo Michel Capron & Francoise Quairel – Lanoizelée (2002); La Décuorvete (2007) tại Mỹ, mặc dù gốc gác của khái niệm TNXHDN đã có từ rất xa xưa, trước Thế chiến thứ Hai xuất phát từ khuynh hướng dân chủ - xã hội, tuy nhiên người có công đầu tiên trong việc đưa ra thuật ngữ về TNXHDN chính là tác giả Bowen (1953). Xuất thân là một mục sư của giáo hội tin lành và là người có ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về TNXHDN tại Mỹ. NCS ủng hộ và sử dụng khái niệm của WBCSD. Theo đó TNXHDN được hiểu là: “những cam kết của DN đóng góp cho việc phát triển bền vững thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp và của xã hội”. 2.1.2. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Freeman chia các bên liên quan thành hai nhóm chính là nhóm liên quan chủ yếu và nhóm liên quan thứ yếu. Nhóm liên quan chủ yếu gồm có: Khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, các nhà tài trợ, cộng đồng. Nhóm liên quan thứ yếu gồm: Chính phủ, các đối thủ cạnh tranh, nhóm ủng hộ người tiêu dùng, nhóm có lợi ích đặc biệt, giới truyền thông. 2.1.3. Vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với phát 9 triển bền vững Thực hiện tốt TNXHDN không chỉ giúp bản thân các DN hoàn thành nghĩa vụ với các bên liên quan, mà còn làm tăng năng lực cạnh tranh, giảm thiểu các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động để từ đó gia tăng lợi nhuận, đóng góp vào sự phát triển bền vững 2.1.4. Các lý thuyết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Lý thuyết các bên liên quan - Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực - Lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững - Lý thuyết đạo đức kinh doanh - Lý thuyết lợi tức cổ đông 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp: Nhận thức về TNXH của lãnh đạo, quy mô và năng lực tài chính của DN, mức độ hội nhập quốc tế của DN, nhận thức của người lao động trong DN. - Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: Hệ thống pháp luật, nhận thức của cộng đồng về TNXH, trình độ phát triển của quốc gia. 2.2. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 2.2.1. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với người lao động - Tiêu chuẩn ISO 26000: - Tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 - Bộ quy tắc ứng xử BSCI 2.0: 2.2.2. Các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội với môi trường - Tiêu chuẩn ISO 14001 - Bộ nguyên tắc CERES của Liên minh các nền kinh tế có trách nhiệm với môi trường CERES - Tiêu chuẩn ISO 26000: 10 2.3. Khung nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu định lƣợng nhằm kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Khung nghiên cứu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỰC HIỆN TNXHDN THỰC HIỆN TNXHDN KẾT QỦA THỰC HIỆN TNXH VÀO DOANH NGHIỆP Yếu tố bên trong Yếu tố bên ngoài Với người lao động Với môi trường Kinh tế Xã hội Môi trường Nhận thức của lãnh đạo DN Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước Việc làm và các môi quan hệ lao động Phòng ngừa ô nhiễm môi trường Kết qủa tài chính tăng Tạo việc làm Giảm chất thải từ sản xuất gây ô nhiễm môi trường Quy mô, ngành nghề KD của DN Nhận thức của cộng đồng Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội Sử dụng tài nguyên bền vững Nâng cao năng lực sản xuất Gia tăng phúc lợi xã hội Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học Năng lực tài chính của DN Tốc độ phát triển của quốc gia Đối thoại xã hội Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu Mở rộng thị trường Tăng mức độ hài lòng của người dân Tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng Mức độ hội nhập của DN Mức độ hội nhập của quốc gia Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên Phát triển kinh tế địa phương Tăng sự hiểu biết và hội nhập Phục hồi môi trường sống tự nhiên Nhận thức của người lao động Văn hoá vùng miền Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc Tăng nguồn thu cho nhà nước 11 Mô hình nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu H1: Việc làm và các mối quan hệ lao động tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN H2: Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN H3: Đối thoại xã hội có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính H4: Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của DN H5: Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN H6: Phòng nghừa ô nhiễm tác động tích cực đến hiệu quả tài chính H7: Sử dụng tài nguyên bền vững có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của DN H8: Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của DN H9: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính của DN. 12 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ và các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 3.1.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là tỉnh có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp với Vĩnh Phúc, phía Tây giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp Hoà Bình, phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Chính những đặc điểm của vị trí điạ lý đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong và ngoài nước 3.1.2. Khái quát về doanh nghiệp công nghiệp Bảng 3.1: Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế ĐVT: Doanh nghiệp 2010 2015 2016 2017 Tổng số 1.918 2.716 3.192 3.680 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản 29 28 36 40 Công nghiệp 439 639 726 858 Xây dựng 339 480 511 570 Dịch vụ 1.111 1.569 1.919 1.212 (nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2017) 3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội với ngƣời lao động và môi trƣờng tại các doanh nghiệp công nghiệp Phú Thọ 3.2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh 13 nghiệp với người lao động Như vậy, thông qua nghiên cứu đã cho thấy, các DN công nghiệp Phú Thọ đã thực hiện tốt các vấn đề sau: các quy định của pháp luật về lao động; Đối xử công bằng và bình đẳng; ký kết hợp đồng lao động; bảo mật thông tin cá nhân; hỗ trợ người lao; khám và theo dõi sức khoẻ định kỳ; chi trả lương công bằng; đào tạo để đáp ứng vị trí việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề các DN tại đây thực hiện chưa tốt như: làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ; thực hiện chê độ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ tết; đào tạo sức khoẻ và an toàn lao động; các vấn đề về đối thoại xã hội, tự do hiệp hội và giúp đỡ để tìm việc mới. 3.2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường Thể hiện qua biểu đồ 3.6 đến 3.9. cho thấy các DN công nghiệp Phú Thọ mới chỉ thực hiện ở mức trung bình và yếu, thực hiện ở mức tối thiểu theo quy định của Nhà nước, chưa sử dụng nước và năng lượng tiết kiệm, ít sử dụng vật liệu tái chế trong sản xuất. 3.3. Kết quả nghiên cứu định lƣợng nhằm kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp 3.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát Về đối tượng khảo sát là nam chiếm tỷ tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_trach_nhiem_xa_hoi_cua_cac_doanh_nghiep_cong.pdf
  • pdfQD_VuThiPhuongLan.pdf
  • pdfTT Eng VuThiPhuongLan.pdf
  • docxTrichyeu_VuThiPhuongLan.docx
Luận văn liên quan